Bách nói ngay:
- Đây chính là việc triều đình phải lo, điều phối canh tác, thúc đẩy thương nhân buôn bán, lúc ấy ta nghĩ giá lương thực trong nước sẽ trở thành rẻ nhất trong các loại mặt hàng, huynh cứ chờ lời ta nghiệm chứng.
- Hay lắm! chỉ mong có ngày như đệ nói. Lương thực trở nên rẻ mạt nhất trong các mặt hàng, lúc ấy ta sẽ cúi đầu chịu phục đệ.
- Đệ không dám, cũng chỉ mong đóng góp chút ít cho Đại Việt, đệ quả thật không thể chịu được cảnh đất nước tươi đẹp, khí hậu ôn hoà như thế này mà còn có dân chết đói.
- Đấy cũng đâu phải do quân dân Đại Việt, cũng còn do lũ ngoại bang lom lom nhìn vào. Quốc lực cứ mạnh lên một chút là chúng tìm cách làm chúng ta suy yếu.
- Thế nên lần này, chúng ta phải làm mọi cách để áp đặt chúng, Đại Việt không chỉ là Đại Việt mà còn phải trở thành một thế lực, để khi chúng có ý định xâm phạm luôn phải suy trước tính sau, rồi sợ hãi mà co vòi lại.
- Nếu giá lương thực được như đệ nói, việc hải quân mà thành nữa thì Quốc Tuấn ta đây đảm bảo, ngày đấy không còn xa đâu. Ta nghiên cứu binh pháp, chiêu nạp tráng sĩ, luyện quân ngày đêm, đâu phải để chơi …
Thiên Thành thấy hai người mải mê bàn bạc, nhẹ giọng:
- Hai người lúc ăn cơm còn bàn chính sự cái gì? Cơm canh nguội hết cả rồi. Hoàng Bách ăn đi, ngươi đã từng dùng món bánh này chưa?
- Là bánh gai sao? Quê đệ cũng có thứ này, nhưng bánh gai ở Vạn Kiếp vẫn là nhất. Vỏ mềm, nhân đỗ thơm bùi, quê đệ không làm ra được phong vị này.— QUẢNG CÁO —
- Vậy ăn nhiều một chút, đừng tiếp chuyện Quốc Tuấn nữa, chàng ấy một ngày chỉ có hai việc, luyện binh đánh trận và đọc binh thư, nói chuyện với chàng ấy có mà chán chết.
- Không thế nói vậy được, ngoài hai việc ấy còn biết trèo tường trộm hoa nữa đấy?
Thái Đường dẩu môi lên nói. Khiến cả nhà cười vang, Quốc Tuấn nghiêm mặt.
- Ta không làm như vậy có bọn Nghiễn nhi, Uy Nhi, Tảng nhi lớn thế này rồi không? Còn có Trinh nhi cho muội bế không?
Bách chắp tay:
- Chuyện của hai người thật khiến đệ hâm mộ, chuyện này sẽ còn được lưu danh sử sách.
- Chuyện xấu hổ khiến người ta chê cười thì có, ta lúc đó là tuổi trẻ khí thịnh, bí quá làm liều. Cô mẫu nguyên đi giải quyết hậu quả cho ta cũng đã làm bà già đi mấy tuổi.
- Nam tử phải có cái khí khái như vậy. Sau này nếu đệ có con trai cũng phải dạy nó theo gương huynh. Vì người con gái mình yêu quý, “Chọc trời khuấy nước mặc dầu, Dọc ngang nào biết trên đầu có ai?”
Quốc Tuấn nghe hai câu thơ nôm, lẩm bẩm trong miệng, lại khen:— QUẢNG CÁO —
- Hay, thơ hay … vậy mới biết đệ không chỉ biết làm thơ con gà.
Cả nhà nghe vậy lại cười vang …
Hôm sau thì Cao lão mà mấy học sinh đến nơi, Bách sắp xếp bọn học sinh, lại kiểm tra kiến thức của chúng, lần này hắn đã mang theo rất nhiều hạt giống. Hắn giao lại hạt giống cho người trông coi thái ấp của Trần Quốc Tuấn. Giới thiệu 10 tên học sinh nông nghiệp. Đám gia nô ở Vạn Kiếp háo hức lắm, bọn họ đã được nghe Tam Giang Lộ có giống lúa mới, mong chờ giống lúa này được đưa xuống vùng mình đã lâu.
Bách chẳng có gì lo lắng, vùng Hải Dương là vùng đồng bằng trù phú, cái nôi của việc nghiên cứu cây lương thực cả nước. Hắn mong chờ những thành tựu mà 10 tên học sinh này làm ra, cũng coi như một thử thách với chúng. Hắn không quên nhắc nhở chúng phát triển cây vải, đây chính là đặc sản của vùng Thanh Hà, Hải Dương.
Cây vải nước ta đã có lịch sử lâu đời, từ thời Hán Vũ Đế đã sai đem 100 cây vải từ nước ta về Trung Quốc trồng. Song không cây nào còn sống sót, từ đó, vua Hán bắt nước ta hàng năm phải cống nạp vải. Dương Quý Phi đời Đường thích ăn vải đến nỗi ưu ái đặt tên cho vải là “phi tử tiếu”. Đường Huyền Tông muốn chiều lòng ái phi, nên thường xuyên bắt cống nạp vải, sai phu trại phi ngựa hỏa tốc để vận chuyển. Quả vải được ướp mật hoặc muối để tươi ngon suốt chặng đường dài.
Người xưa quả thật vất vả, đến thời Tự Đức mà một nông dân tên Hoàng Văn Cơm mang cây vải đi nhân giống vẫn chỉ sống được 3 cây. Hắn đã ra đề bài cho mấy tên học sinh, nếu trong 2 năm mà không ghép được cây vải quý, lại làm được nó ra quả thì đừng có về Trang viên tham gia lễ báo công. Bọn này dạ ran, lại tự tin nhận việc, chỉ mong được bắt tay vào công việc sớm.
Bách bàn giao xong thì cùng Trần Quốc Tuấn xuôi dòng ra Vân Đồn. Lần này có lúc phải ra biển nên chuyển sang đi thuyền lớn. Hắn có dịp chứng kiến lâu thuyền được đánh giá là đệ nhất của Đại Việt bây giờ. Loại thuyền này những năm 1205 (thời Lý) Đàm Dĩ Mông đã chế tạo, hiện nay các vua quan nhà Trần cũng vẫn thường dùng thuyền lầu làm tướng phủ (Sở chỉ huy) khi chiến đấu.
Đây là một thuyền lớn có hai tầng, đóng đinh sắt, có hai sàn (boong) chia tàu thành hai tầng: tầng trên giấu lính chiến đấu, tầng dưới chứa lính chèo thuyền. Tuy nhiên theo Bách thấy được thiết kế nặng về hình thức hơn là công năng vận chuyển. Thuyền này dài khoảng 20 m rộng 4 m, lâu tháp cao hơn chục mét. Hai đầu thuyền nhô cao nhưng phần thân không cao quá mặt nước 1 m, đó cũng là chỗ để binh lính ra vào. Có một cột buồm và khả năng di chuyển chậm. Thuyền được trang bị nỏ lớn ở mũi thuyền và đuôi thuyền, thân thuyền có vị trí để quân lính có thể sử dụng cung tên.
Bách ngán ngẩm nhìn thuyền này nhưng chợt nhớ lại, đấy là do hắn đã được chứng kiến thuyền lớn thời hiện lại. Hắn vội điều chỉnh lại tâm lý, cố gắng lấy những khó khăn về kỹ thuật thời nay để đánh gia con thuyền. Hắn mừng rỡ nhận ra rằng, chỉ bằng kiến thức nửa mùa của mình có nhiều điểm góp ý để cải tiến con thuyền này.— QUẢNG CÁO —
Cao lão cũng đi phía sau, từ hôm qua đến, lão biến đi đâu mất, khi quay lại đưa theo mấy người. Lão giới thiệu với Bách đây là những người thợ đóng tàu lành nghề nhất mà lão tìm được. Họ có kỹ thuật cao hơn những thợ đóng tàu ở xưởng Vân Đồn nhiều. Bách cảm ơn Cao lão đã chu đáo, hỏi han từng người trong bọn họ. Mọi người sắp xếp xong xuôi thì Bách lên thuyền, chia tay Đinh Tú và Thái Đường. Hẹn khi nào công việc hoàn tất mới đón các nàng xuống Vân Đồn.
Vân Đồn Sơn tức Đoạn Sơn ở huyện Vân Đồn trong biển, hai ngọn núi đứng đối nhau, một dải nước chảy thông ở giữa gọi là sông Mang. Tại đó đóng kè gỗ, dựng làm cửa biển, nhà dân dọc hai bên bờ.
Vì là cửa biển, sông Mang không có thượng nguồn và hạ du, không có chiều của dòng chảy, con nước tuỳ thuộc vào thuỷ triều lên xuống. Trên đất liền nước từ chỗ cao chảy xuống chỗ thấp, chảy mãi thì thành sông suối. Trên biển cũng có thuỷ triều, hải lưu. Sông Mang sinh ra từ thuỷ triều, tồn tại để tự khẳng định mình.
Bắt đầu từ cửa Đối, sông Mang uốn lượn làm duyên với núi non thành một dải, như thể cái thắt lưng xanh khổng lồ của cô gái làng Liễu Mai sơ ý bỏ quên trong một đêm trăng tình tự. Gọi là sơ ý thôi, chứ thực ra có tình ý trong đó cả. Chỉ tội cho chàng thôn dân quê mùa, không biết đó là vật làm tin mà giữ chặt vào lòng, để đến nỗi khăn rơi xuống biển, hoá thành một dòng sông xanh mênh mang. [1]
Vân Đồn lúc này đang ở đỉnh cao của phát triển. Từ thời Lý Anh Tông thuyền buôn ba nước Trảo Oa, Lộ Lạc, Xiêm La đã vào đây xin ở lại buôn bán. Các vua nhà Lý bèn cho tập trung ở Vân Đồn để mua bán hàng quý dâng hiến sản vật địa phương.
Đến dưới thời Trần, Vân Đồn mới thực sự vươn mình phát triển mạnh mẽ để trở thành thương cảng lớn và có vị trí quan trọng nhất của Đại Việt. Vân Đồn đã được mở rộng địa giới hành chính, từ trang được nâng lên thành một trấn, trực thuộc lộ Hải Đông, sau đổi thành lộ An Bang.