Đông A Mạn Lục - Kiếm Vấn Hồng Trần

Chương 21: Bên hồ Hoàng Đình, có người đọc “cổ thi” (1)




Hồ Hoàng Đình nằm dưới chân núi Hoàng Đình Sơn, một nửa mặt phía bắc dựa vào núi Hoàng Đình, mặt phía nam của hồ là vùng đất bằng heo hút chỉ có vài hộ dân làm nghề chài lưới trên hồ sinh sống. Trải qua hàng trăm năm vật đổi sao dời, vài hộ dân nghèo năm xưa đã phát triển thành trấn nhỏ Hoàng Đình có quy mô hơn vạn nhân khẩu, dân cư nơi này cũng không còn lấy nghề chài lưới mưu sinh, mà chủ yếu kinh doanh khách điếm, hàng ăn để phục vụ những du khách thập phương tới đây vãn cảnh của hồ Hoàng Đình.

Trấn Hoàng Đình bởi vì cảnh sắc của hồ Hoàng Đình, hàng năm thu hút rất nhiều du khách ghé thăm nên trở nên khá phồn hoa, nhộn nhịp; người dân trong trấn cũng vì vậy mà có cuộc sống ấm no, không lo cái ăn cái mặc. Tuy nhiên, mấy ngày nay, trấn Hoàng Đình vốn đã nổi tiếng nhộn nhịp giờ đây lại càng trở nên đông đúc, tấp nập vì dòng người từ các nơi đổ đến để quan sát trận chiến giữa hai trong số “thiên hạ thất công tử”; cũng là hai người đại diện cho thế hệ trẻ của hai đại phái trong “thiên hạ ngũ tông”.

Trên con phố trung tâm của trấn Hoàng Đình, tất cả các khách điếm, trà lâu đều đã kín chỗ từ mấy hôm trước, thậm chí có những người đến muộn không thuê được phòng chỉ có thể dựng lều ở bãi đất trống phía Đông trấn để nghỉ lại.

Trấn nhỏ mặc dù đông người nhưng cũng không quá mức hỗn loạn, bởi vì từ rất sớm, hai phái Côn Sơn Kiếm Phái và Cuồng Đao Môn đã phái rất nhiều nhân thủ đến giữ gìn trật tự trị an nơi này. Đặc biệt là trên hồ Hoàng Đình, từ một tuần trước, toàn bộ các thuyền lâu du ngoạn cảnh hồ đều đã được hai phái bao chọn, đậu ở bờ không ra khơi. Hai phái cũng liên thủ nghiêm cấm người lạ tự ý đi thuyền trên hồ, cho nên mấy ngày này, hồ Hoàng Đình phá lệ thanh bình.

Lúc này ở một gò đất nhỏ bên ngoài Hoàng Đình Sơn, một người thanh niên nam tử mặc một bộ quần áo thư sinh màu trắng, sau lưng đeo giỏ trúc lớn, bên trong đựng một thanh kiếm được quấn vải cùng với mấy cuộn giấy buộc bằng dây mây khô. Giỏ trúc không cao lắm, mấy cuộn giấy dựng đứng không cách nào nằm gọn trong giỏ, lộ ra một nửa thò ra khỏi giỏ trúc, mỗi khi người thanh niên nam tử bước đi, mấy cuộn giấy lắc lư trong giỏ trúc như có thể rơi ra ngoài bất cứ lúc nào, nhưng người thư sinh không để ý tới chúng, chỉ chăm chú đi về phía trước, càng thêm kỳ lạ là nhưng cuộn giấy lắc lư rất mạnh nhưng cả quá trình lại chưa từng rơi ra ngoài.

Không biết qua bao lâu, người thư sinh trẻ tuổi đi tới một tảng đá nằm bên bờ hồ Hoàng Đình, hắn không có bước tiếp mà dừng lại, cúi đầu suy nghĩ, không ai biết hắn đang suy nghĩ cái gì. Lát sau, người thư sinh trẻ ngẩng đầu nhìn mặt hồ nước mênh mông, lại nhìn bốn xung quanh hồ lại mọc đầy các loại hoa dại màu sắc rực rỡ, quả thực không khắc gì tiên cảnh chốn nhân gian.

Hồ Hoàng Đình rất rộng lớn, đứng ở bờ bên này không cách nào nhìn thấy bờ bên kia, hơn nữa khí hậu khu vực này có phần đặc biệt, trung tâm hồ thường xuyên có mây mù bao phủ cho nên đã có không ít những câu chuyện thần tiên, thậm chí là ma quái về nơi này.

Người thư sinh nhìn thấy mây mù vẫn vũ ở giữa hồ, lại nhìn vô số đóa hoa đang đưa hương tỏa sắc ven hồ, ánh mắt sáng lên; hắn ngồi xuống tảng đá đang đứng, lấy từ trong giỏ trúc sau lưng ra một vò rượu nhỏ, mở miệng nghêu ngao một bài cổ thi.

“Cổ tự thê lương thu ái ngoại,
Ngư thuyền tiêu sắt mộ chung sơ.
Thuỷ minh sơn tĩnh bạch âu quá,
Phong định vân nhàn hồng thụ sơ.”

Hồ nước vẫn yên ả như lúc trước, không có bất kỳ hồi âm nào, ngươi thư sinh cũng không sốt ruột, nhàn nhã ngắm cảnh vật, hoa cỏ quanh hồ.

- Đường đường là Đại sư huynh thế hệ này của Côn Sơn Kiếm Phái - một trong Thiên hạ thất công tử, lại thích giả bộ làm thư sinh, ngươi không cảm thấy nhàm chán sao? – Một giọng nói lãnh đạm từ phía trung tâm hồ nước truyền tới tai người thư sinh, hắn quay đầu nhìn lại, chỉ có một người trẻ tuổi chắp tay sau lưng đứng trên chiếc thuyền gỗ cũ kĩ, rẽ nước đi tới bờ chỗ hắn đứng. Thuyền gỗ đã cũ, trên thân còn có mấy vết nứt lớn, không có cánh buồm, cũng không có mái chèo nhưng lại có thể rẽ nước di chuyển với tốc độ rất nhanh, chẳng mấy chốc đã đến tới chỗ hắn đứng.

- Đạo làm khách, chủ nhà chưa đồng ý làm sao có thể tự tiện đi vào, nếu không chẳng phải là hành vi của Ma đạo hay sao? – Người thư sinh không khách khí bước lên thuyền, bật cười nói.

Người trẻ tuổi trên thuyền kia không đáp lại lời của người thư sinh, dường như không muốn cùng người thư sinh tranh cãi vấn đề nhỏ kia, nhưng đợi một lúc sau vẫn không thấy hắn động thân, rốt cuộc không nhịn được lên tiếng.

- Sao? Thuyền cũng đã mang đến cho ngươi, còn muốn ta phải bước xuống bế ngươi lên thuyền?

- Ngươi không thấy một thư sinh như ta yếu ớt, trói gà còn không chặt sao? – Người thư sinh lấy từ trong giỏ trúc một cuốn sách, cầm trên tay, bình thản đọc, không có bất cứ dấu hiệu gì là muốn đi lên thuyền. – Phải biết hồ Hoàng Đình này lớn như vậy, cái thuyền của ngươi lại cũ như vậy, ta không quá yên tâm, ngươi đi kiếm một cái thuyền khác đến chở ta, thế nào?

- Trong thiên hạ này, độ mặt dày của ngươi có lẽ chỉ kém tiểu tử kia của Cuồng Đao Môn mà thôi! – Chủ nhân của thuyền gỗ im lặng mồi hồi, cuối cũng cũng lên tiếng. – Ta thật không hiểu một đại phái lịch sử mấy trăm năm như Côn Sơn Kiếm Phái lại có thể chọn ngươi làm người truyền thừa, quả thật không hiểu nổi?

- Nếu ngươi khó hiểu có thểm tìm Chưởng môn của chúng ta hỏi thử xem. - Người thư sinh lắc đầu cưởi mỉm, không cho điều đối phương nói là đúng. - Nếu ta mà biết trở thành “thiên hạ thất công tử” mang lại nhiều phiền phức như vậy, ta nhất định sẽ không đồng ý.


Ngô Cảnh Hàn ngồi xuống tấm ván gỗ giữa thuyền, một tay cầm sách ngồi đọc, tay còn lại bắt chéo sau lưng, quả thật không khác gì một thư sinh bình thường nơi học đường. Người chủ nhân của chiếc thuyền không nói gì thêm, nhưng mấy hơi thở sau, một cơn gió đột nhiên nổi lên thổi vạt áo người thư sinh bay lất phất, chiếc thuyền không buồm, không mái chèo rẽ sóng tiến về phía trước.

- Coi như ngươi giỏi! – Trong không trung vang lên giọng nói hậm hực, không vui của chủ nhân thuyền gỗ.

- Có thể được Dư Thanh ngươi mở miệng khen một câu, ta chuyến này lặn lội đường xa tới đây xem như không uổng! – Ngô Cảnh Hàn ha ha cười lớn, vui vẻ nói.

Chiếc thuyền gỗ rẽ nước di chuyển với tốc độ rất nhanh, qua không bao lâu, một ngôi đình cổ đã xuất hiện trong tầm mắt của Ngô Cảnh Hàn. Ngôi đình không lớn lắm, chỉ rộng chừng hai trượng, do bốn cột đá dựng lên, ngay cả lan can chắn quanh cũng không có, vô cùng sơ sài. Lâm Hiền Minh thực sự cũng không biết đây có thể coi là một ngôi đình không, so với đình nó càng giống một cái lều làm thì đúng hơn. Chiếc thuyền tới gần đình cổ, tốc độ liền bắt đầu chậm lại, chậm rãi trôi đi, người thiếu niên tóc bạc trắng tên Dư Thanh đứng lên, mũi chân điểm nhẹ trên mặt nước không tạo ra bất cứ biến hóa nào, bước lên bờ.

Chính giữa đình cổ đặt chiếc bàn gỗ cao tầm nửa thước, bên trên để sẵn một khay đựng ấm trà và mấy chiếc cốc nhỏ làm từ một loại ngọc thạch nào đó màu lục nhạt. Dư Thanh đi đến bên bàn gỗ, ngồi quỳ trên một tấm bồ đoàn cũng làm từ cỏ khô tết lại, thản nhiên rót trà vào trong cốc ngọc, sau đó nhấp miệng một ngụm nhỏ, giống như không phát hiện ra có khách nhân tới nơi này.