Đôi Ta Chưa Từng Hẹn Ước

Chương 34




Tối đến sau cuộc vui lúc chiều cô về nhà với nổi hổn độn ngỗn ngang.

Ngồi trên ghê số pha cô bó gối trước mặt lên trần nhà mà thở dài

Mất việc nữa rồi sắp tới lại phải dọn đi thôi căn nhà này cô gồng gánh không nổi . Cô thích một không gian thoải mái thoáng đãng nên mới lựa chọn ở đây dù sao đi làm có tiền cũng không quá khó khăn .

Bây giờ không có tiền mà lại còn là kẻ thất nghiệp nên e là ...

Ngồi thật lâu mãi đến tận giữa khuya cô mới thôi suy nghĩ nữa dù sao thì có nỗ lực có ý chí phấn đấu vẫn là tốt hơn .

Đôi khi sự thất bại hay vấp ngã của cuộc sống cũng giống như việc ta đi trên một con đường vậy đường dài kiệt sức ta dừng lại nghỉ ngơi thất bại cũng là lúc ta dừng lại lấy thêm động lực mà đi tiếp vậy nên không có gì phải nản

hết.

Tiếng chuông điện thoại lại vang lên trong màn đêm hiu vắng .

Mỗi lần thấy số điện thoại này cô vừa chờ đợi vừa chán nản nữa muốn nghe nữa muốn không.

Tiếng điện thoại cũng vang lên từng hồi trong không gian im ắng nó hối thúc cô phải bắt máy cho bằng được .

-

- Con nghe nè mẹ .



- Chuyện mẹ nói lúc chiều con định làm sao rồi ?

- Con đang cố

- Con lo đi . Mẹ không chờ được đâuKhi gắt máy cô lặng người một chút ? Nước mắt cũng bắt đầu rơi lã chã .

Lại nữa cô chịu hết nổi rồi .

Ba mẹ cô lại thiếu nợ người ta số tiền lần này đâu phải ít là hai tỷ ! hai tỷ cô phải đi làm tới khi nào mới có tiền mà trả cho họ đây .Nếu họ làm ăn thua lỗ cô cũng sẽ gắng làm trả cho họ mà không hề có lời trách móc đằng này họ cờ bạn rượu chè nên mới ra cớ sự như vậy .

Thuở nhỏ lúc mẹ sinh cô ra vì cô là con gái nên ba đã không mấy yêu thương ông làm một người chồng không tốt lại làm một người cha chẳng tròn .

Chưa bao giờ quan tâm hay chăm sóc cho vợ con đúng sứ mệnh ông đến với thế giới này chỉ là làm sao cho sòng bạc này thắng trọn để có tiền còn chén chú chén anh .

Lại nhắc đến mỗi khi nhậu về ông hay đánh đập vợ con còn không tiếc thương mà buông lời sĩ vả nào là lũ vô dụng chã có tích sự gì .Mẹ cô thoạt đầu cũng là người vợ tốt gắng gượng chăm lo cho chồng cho con dần dà bà sinh ra chán nản bỏ mặt cho đám trẻ bọn cô thích làm gì thì làm.

Đồng vợ đồng chồng tát biển đông cũng cạn, họ đồng lồng tới nổi nhà cô thiếu trước hụt sau trong nhà cũng không có cái gì giá trị đến bữa no bữa đói.

Năm cô lên lớp chín mẹ bắt cô nghĩ học không cho cô đi học nữa nhưng cô nào chịu .

Cô van xin ỉ ôi bà mới chịu nhưng tiền học phí thì cô tự giải quyết bà không tham dự vào với lí do bà không nuôi nổi nữa .

Sinh song thằng bé Út là bà giáo hẳn nó cho cô muốn làm gì thì làm .



Bà chỉ coi đó là nghĩa mình phải làm còn trách nhiệm nuôi nấng bà không màn đến .

Từ năm lên lớp chín cô phải vất vả ngược xuôi tự mình với đứa em gái là Nhã Trân đi nhặt phế liệu bán lấy tiền.

Một ít để dành cho hai đứa đi học một ít để dành mua thức ăn nếu để cha mẹ cô mà biết được thì họ sẽ đem đi đánh bạc hết .

Mỗi buổi chiều ông bà về mà cơm nước chưa có thì thế nào hai chị em cũng thương tích đầy mình bây giờ ngay lưng cô vẫn còn vết sẹo lồi do ba cô đánh lúc đó tách đến toét cả da thịt vết thương này mấy bữa cô đi nhặt phế liệu ngoài nắng nó nóng rát làm cô ứa cả nước mắt .

Chật vật lắm mới hết năm mười hai cha mẹ cô nhất quyết bắt cô nghĩ học rồi đi qua nước ngoài lấy chồng theo môi giới hôn nhân tiền sính lễ cũng hậu hĩnhHọ bắt ép cho bằng được lúc đầu cô không chịu cãi chày cãi cối nhưng biết như thế cũng không phải là cách nên lúc sau cô cũng gật đầu đồng ý rồi nhất quyết gom theo đồ đạc giấy tờ tùy thân mà bỏ trốn trong đêm .

Đi thì rãnh bản thân thôi nhưng lại lo cho hai đứa nhỏ Nhã Trân bây giờ mới chỉ mười bốn nên không có chuyện mẹ ép gả nó được chỉ lo sợ nó thiếu thốn với chúng bạn con gái mà dậy thì cũng nên cần thứ này thứ kia cô khổ thì được nhưng cô sót ruột cho nó, còn thắng Thắng nữa nhỏ xíu bây giờ chỉ bốn tuổi cỡ đó người ta còn trong sự bao bộc của cha mẹ thì thằng bé nay lại phải theo chân chị ba đi kiếm phế liệu.

Trốn lên thành phố, cô đậu vào trường đại học may mắn nó học phí không quá cao nhưng để đi làm thêm đóng tiền thì quá là khó khăn nên cô vay vốn sinh viên một ít số còn lại cô làm thêm vất vả để trả nói chung thời sinh viên dù cực nhọc nhưng cô cảm thấy khá thoải mái cô may mắn có bạn đồng hành lại không phải vất vả lúc nắng mưa nữa .

Cô không dám liên lạc về cho gia đình chỉ dám nhờ người quen khi còn quê nhắn cho họ biết cô vẫn còn sống .

Suốt bốn năm cô tích góp được một ít trả được tiền vay lúc đó, ra trường có việc làm cô mới dám gọi điện về cho ba mẹ hỏi thăm tình hình tụi nhỏ .

Họ đến bây giờ cũng không thèm hỏi cô được một tiếng con lâu nay có ổn không, bấy lâu nay sống chết thế nào .

Cũng từ khi làm ra tiền cô gửi một ít cho họ nuôi hai đứa nhỏ, một ít cho họ nhưng chỉ là một ít thật nhỏ .

Chuyện cô lo sợ cũng đã đến rồi bây giờ cô cũng gắng gượng hết nổi nữa rồi .