Nhiều ngày sau, từ sáng sớm tinh mơ Nhan Thi đã rời phủ tướng quân. Lấy cớ muốn đi dạo một vòng kinh thành, nàng bảo Bội Hỉ nên ở lại phủ, rồi một mình leo lên yên ngựa.
Không ngăn được lòng nhung nhớ, nàng âm thầm quay về Mục gia. Nhưng cũng chỉ dám đứng nhìn từ xa, tránh việc bị người khác chú ý.
Cánh cổng lớn của nhà họ Mục vắng bóng người canh giữ. Trước hiên như đã lâu chẳng ai buồn quét dọn, lá khô rơi đầy đất, mỗi khi gió đông đột ngột ùa qua cuốn theo từng chiếc lá lảo đảo vào không trung, rồi lại sõng soài tiếp đất. Âm thanh xào xạc tiêu điều, khiến lòng kẻ nhớ nhà càng thêm tê tái. Nhan Thi cứ đứng lặng ở góc đường hồi lâu, hai mắt đỏ hoe nhìn về chốn cũ, hoài niệm cùng đau thương lần lượt bủa vây.
"Mỹ nhân có tấm lòng Bồ Tát, xin hãy cho ta một ít ngân lượng đổi lấy thức ăn." Bàn tay đen nhém run run của một bà lão cẩm chiếc bát cũ, miệng bát đầy vết mẻ chìa đến trước mặt nàng.
Âm giọng thấp và khàn khàn của bà lão đã kéo tâm trí nàng từ ký ức trở về. Nhan Thi sực tỉnh, lau lệ. Trông thấy ánh mắt đẩy hy vọng của bà, nàng thương cảm móc ra ít bạc vụn, nhẹ nhàng đặt vào trong bát:
"Ta chỉ còn bấy nhiêu thôi, bà hãy đi tìm mua chút thức ăn."
Người phụ nữ đói khổ lộ rõ vui mừng, tay cầm bát liên tục làm động tác xá, tay còn lại nắm chặt gậy gỗ giữ thăng bằng:
"Đa tạ nữ Bồ Tát, đa tạ nữ Bồ Tát."
Miệng vừa lẩm bẩm vừa quay đầu bằng đôi chân bủn rủn không có sức, như đã phải trải qua cơn đói khát rất nhiều ngày. Thân thể thấp nhỏ gầy gò tới mức nhìn bằng mắt thường cũng chỉ thấy da bọc xương.
Trông dáng đi của người ăn xin chệnh choạng sắp ngã, nàng vội vàng đưa tay đỡ:
"Cẩn thận."
Nhan Thi dìu bà lão lùi vào gốc cây to ở ven đường:
"Bà ngồi xuống đây trước đã."
Nàng lấy túi nước bằng da treo bên yên ngựa tới, bón từng chút một vào miệng người ăn xin.
Ngó sang hướng đối diện có một quầy bánh bao đang bày bán, khói trắng trong lồng hấp bốc lên nghi ngút, từ những khe nhỏ tỏa ra mùi hương thơm ngon nóng hối. Nhan Thi mượn lại số bạc đã cho vào bát của bà lão ăn mày:
"Đợi ta một lát."
Người phụ nữ thật thà gật đầu, ánh mắt lừ đừ thiếu linh hoạt, cố gắng dựa lưng vào gốc cây giữ sức.
Lúc sau Nhan Thi quay lại với hai chiếc bánh bao to. Nàng đưa cho bà lão:
"Vẫn còn nóng, hãy ăn đi."
Người phụ nữ gấp gáp chụp lấy, ăn ngấu nghiến. Nhan Thi vén lại mái tóc rối cho bà, gương mặt già nua lấm lem dần hiện ra.
Nàng ngồi xuống bên cạnh:
"Ăn từ từ thôi."
Nhan Thi bỗng trở nên yên tĩnh, lằng lặng thả hồn về hướng đối diện. Đoán nàng như mang nhiều tâm sự, bà lão nuốt vội thức ăn trong miệng:
"Cô nương đến tìm người nhà họ Mục phải không?"
Nàng thoáng giật mình:
"Sao bà biết?"
Lão vụng về mở túi nước, uống một ngụm cho thông giọng mới đáp:
"Từ nãy đến giờ ta thấy cô nương luôn trồng về hướng cổng nhà họ Mục. Ánh mắt của cô, dáng vẻ buồn thảm của cô."
Nàng chỉ im lặng. Nghĩ đến việc không thể đứng trước bài vị phụ thân mình, quỳ lạy, thắp hương khiến lòng Nhan Thi thắt nghẹn.
"Cô và người nhà họ Mục có quan hệ gì?" Bà lão hiếu kỳ.
Nàng lựa lời:
"Là người quen cũ của Mục tiểu thư. Nhiều năm rồi không gặp nhau, đến nay tìm lại thì mới hay tin người đã chẳng còn."
Bà lão nói với nàng:
"Ta nghe nói sau khi Mục đại nhân gặp nạn ở núi Ngự Vân, Mục tiểu thư cũng không rõ tung tích."
Nhan Thi tạm gác lại tâm tình. Nhìn dáng vẻ khắc khổ trên mặt bà cùng mái tóc đã phai màu bạc trắng:
"Sao bà lâm vào tình cảnh này? Bà còn người thân chứ?"
Nghe hỏi tới đây ánh mắt bà lão bỗng dừng lại ở khoảng không một lúc. Có nỗi đau thương nào đó dần phủ mờ đôi đồng tử của bà:
"Ta còn một đứa cháu gái, dáng người xinh đẹp mĩ miều, nước da trắng ngần như hoa giấy. Có lẽ cũng trạc tuổi với cô nương."
"Thế cô nương ấy đâu? Sao lại để bà chịu tình cảnh nhếch nhác, khó khăn thế này?"
Bà lão cúi mặt, không có tiếng thút thít nào lọt qua sống mũi, nhưng nước mắt đã lã chã rơi. Thấy bà ngồi khóc mãi chẳng màng chiếc bánh bao ăn dở trong tay, thứ mà chỉ vài giây trước bà đã vô cùng vui mừng khi có được.
Nàng gặng hỏi:
"Đã xảy ra chuyện gì? Bà có thể kể cho ta nghe không?"
Nhan Thi dịu dàng vuốt vai bà lão, kiên nhẫn đợi cơn xúc động lắng xuống. Hồi sau bà lão mới lên tiếng:
"Ta vốn không phải người kinh thành, mà quê nhà ở huyện Yên Châu."
Yên Châu là một huyện nhỏ nằm ở biên giới phía tây của nước Tịch.
Bà lão sụt sùi:
"Nửa năm trước, bởi vì chiến tranh mà phu quân, con trai và con dâu của ta đều đã tử nạn, để lại đứa cháu gái duy nhất. Hai người chúng tôi nương tựa vào nhau, cùng rời khỏi Yên Châu đi đến nơi khác sinh sống. Sau đó thì lưu lạc tới huyện An Châu."
"Có một người phụ nữ đến gặp chúng tôi, nói là nhìn thấy cháu gái tháo vát, lanh lợi, nên muốn giới thiệu việc làm cho nó, giúp hai bà cháu sống yên ổn ở nơi xa lạ."
Nhắc tới đầy giọng bà lão nghẹn lại:
"Nhưng nào có ngờ, đứa cháu gái của ta đi theo bọn chúng thì không về nữa. Ta đi khắp nơi tìm nó, cuối cùng mới biết được người phụ nữ kia là kẻ buôn người. Chuyên dụ dỗ các thiếu nữ xinh đẹp rồi bán cho Ngọc Hoa Lâu."
Nhan Thi bàng hoàng, bất bình thay:
"Sao lại có chuyện như vậy?"
Bà lão nói trong nước mắt:
"Ta hằng ngày đều đến ngồi trước cửa Ngọc Hoa Lâu, khóc lóc, cầu xin, làm loạn ầm ĩ mặc cho bọn chúng xua đuổi, chửi mắng. Nhưng họ nhất quyết không trả người."
Nàng hỏi:
"Bà có thể đến quan phủ báo án mà."
Bà lão gật gật đầu:
"Có. Ta từng đến quan phủ của huyện An Châu báo án, sau khi gặp được huyện lệnh An Châu, ngài ấy lại bảo ta hãy quay về đợi tin, họ sẽ tiến hành điều tra. Nhưng rất lâu sau đó quan phủ An Châu vẫn chưa hề có một câu trả lời."
"Cho nên ta quyết định vào kinh thành, mong rằng sẽ nhìn thấy chút cơ hội gặp được vị quan thanh liêm nào đó, yêu dân như con. Giúp ta cứu cháu gái của mình."
Ba lao ao nao noi:
"Ta đã lang thang suốt nửa năm trời ở kinh thành, nhưng tuyệt nhiên không gặp được một người nào đáng tin cậy. Có phải cả đời này, ta và cháu gái cũng không thể trùng phùng?"
Nhan Thi bỗng nghẹn lòng:
"Bà đừng bi quan như thế, nhất định sẽ có cách cứu cô ấy ra ngoài."
Nàng ngẫm nghĩ:
"Huyện An Châu nằm ở phía tây ngoại thành. Ta cũng đang định đi tới đó một chuyến."
Nhan Thi ngỏ ý:
"Bà có muốn trở về đó không. Ta đưa bà quay về."
Ba lao lac dลื่น, than sac tieu tuy:
"Không, nếu ta bỏ cuộc sẽ chẳng còn hy vọng nào nữa."
Nàng do dự khá lâu, cuối cùng cũng không ngăn được động lòng:
"Ta nghĩ ta có thể giúp được bà."
Bà lão ngước lên nhìn nàng, đôi mắt ngẫn nước lập tức tràn đầy tinh thần:
"Thật ư?"
"Nhưng bây giờ ta còn có chuyện cần làm. Hơn nữa ta cũng cần biết tình hình hiện tại của cô nương ấy, vậy nên vẫn phải đến An Châu một chuyến."
Bà lão lập tức mượn sức của chiếc gậy đứng lên:
"Không sao. Chỉ cần có hy vọng ta đều đợi được."
Bà hỏi dồn:
"Cô định sẽ làm thế nào, đưa ta đi gặp quan lớn hay đến hình bộ để báo án?"
Nhan Thi đang trong tư thế đỡ bà, nghe vậy thì ngơ ngác.
Bà lão thấy vẻ bối rối của nàng, bắt đầu nghi hoặc:
"Không phải sao?"
Bà bảo:
"Nhìn cô nương ăn mặc sang trọng, lại đoan trang thể này chắc là con nhà quyền thể. Nếu có quen biết với quan phủ ở kinh thành thì cũng là chuyện dễ hiểu."
Biết bà vì hiểu lầm mà đã kỳ vọng quá nhiều, nàng lựa lời giải thích:
"Ta bây giờ cũng chỉ là một người bình thường, ở nơi này không còn điểm tựa nữa. Tất cả mọi sự đều phải tự dựa vào chính bản thân mình."
Bà ấy kinh ngạc:
"Cô nói thế..."
Bỗng vỡ òa một cách thất vọng:
"Vậy thì làm sao mà báo án? Những kẻ thấp cổ bé họng như chúng ta làm sao được quan trên để ý chứ?"
Nhan Thi cố gắng khuyên:
"Trước mắt bà hãy theo ta quay về huyện An Châu. Đợi sau khi ta tìm hiểu rõ sự tình, gặp mặt cô nương ấy rồi sẽ suy nghĩ cách cứu cô ấy ra."
Bà lão thở dài:
"Nếu gặp được thì khi đó ta đâu cần phải làm kẻ ăn mày ngày ngày ngồi giữ cửa ở Ngọc Hoa Lâu."
Nhan Thi tư tin nói:
"Họ không cho bà gặp mặt cô nương ấy là vì họ biết bà là ai, nhưng ta thì khác."
Bà lão như ngộ ra điều gì, tròng mắt lóe lên tia sáng:
"Phải rồi."
"Bây giờ ta đưa bà về huyện An Châu trước." Nhan Thi đề nghị.
Bà lão đắn đo mới gật đầu:
"Da ta co nudng."
Sau khi đến huyện An Châu, Nhan Thi mang ít trang sức phòng thân đem bán đổi lấy chút bạc, sắp xếp chỗ ở cho bà lão nghỉ tạm. Rồi một người một ngựa âm thầm chạy đến thạch thất.
Theo những gì nàng quan sát, trước cửa thạch thất Lôi Hiển đang cử người canh giữ. Cho thấy hắn vẫn chưa đạt được ý đồ, mật chỉ bên trong xem như tạm thời vẫn an toàn.
Nhập nhoạng tối, trước khi trở về phủ tướng quân. Nhan thi đã lén lút tìm tới mộ của Mục Chiêu Anh. Ở đó nàng phát hiện Lôi Hiền dùng danh nghĩa tiếc thương trung thần, cho người ngày đêm canh giữ nghiêm ngặt. Mục đích là đề phòng nàng quay lại sẽ lập tức bắt lấy, tra hỏi về chìa khóa thạch thất.