Võ kỹ tiên thiên, Long Hổ Quyền!
Đã có hai chữ tiên thiên thì chắc chắn là võ kỹ chỉ có thể tu luyện sau khi đạt đến cảnh giới Tiên Thiên.
Lâm Nhất không biết nhiều về cảnh giới Tiên Thiên.
Nếu không phải trước đây đọc nhiều sách cổ về Tiên Thiên thì có lẽ hắn càng ít biết về cảnh giới Tiên Thiên hơn.
Sức mạnh cảnh giới Tiên Thiên thì không cần nói nữa.
Nghe nói trong cả Thanh Vân Môn chỉ có một mình môn chủ là đạt đến cảnh giới Tiên Thiên, nhưng thật hay không thì chẳng ai chứng minh được.
Với hiểu biết hiện giờ của Lâm Nhất thì rất khó để tưởng tượng rốt cuộc võ giả cấp bậc Tiên Thiên mạnh như thế nào như trong miêu tả.
Nhìn cuốn sách cũ trong tay, Lâm Nhất thầm cảm thấy vô cùng kính cẩn.
“Cứ đọc trước đã”.
Để thắng được Chu Vân, dù có mạo hiểm hắn cũng phải thử.
“Chiêu thức thứ nhất của Long Hổ Quyền là Long Hổ Sinh Uy. Rồng là thần thú thượng cổ, có thể lên trời xuống biển, ngao du khắp nơi, có thể tranh đấu với Chu Tước, lặn xuống vực sâu, là vua trong biển. Ngày xưa thần thú Bạch Hổ là vua của hàng trăm thần thú ở lục địa, giang sơn cả hàng chục ngàn dặm không ai dám đấu với nó. Gió từ rồng, mây từ hổ, gió mây kết hợp, Long Hổ Sinh Uy…”
Chỉ là chiêu thức đầu tiên, Lâm Nhất đã hơi chấn động, vô cùng mừng rỡ.
Người sáng tạo ra Long Hổ Quyền này đúng là nhân tài làm kinh thiên địa, có khí phách nắm giữ cả thiên hạ.
Khi ở trên trời và dưới nước rồng đều có quyền uy của vua, chỉ hơi kém khi ở trên đất liền. Nhưng nếu kết hợp với hổ thì không có một khuyết điểm nào.
Trên trời dưới biển không ai dám tranh giành giang sơn.
Long Hổ Sinh Uy là sự kết hợp rồng và hổ, hoàn toàn có thể uy hiếp được vạn vật về uy lực lẫn khí thế.
“Hay cho một Long Hổ Sinh Uy!”
Lâm Nhất lộ ra vẻ phấn khích, nếu có thể nắm được Long Hổ Sinh Uy dù chỉ một chút thì còn sợ gì sức mạnh võ đạo tầng tám của Chu Vân đó nữa chứ?
Hắn nghĩ mình có thể giành chiến thắng, thậm chí là trong tổ nhỏ.
Hắn muốn liên tục giành chiến thắng, chèn ép đối phương đến mức bị động, chưa đánh là đã thất bại thảm hại.
“Chiêu thức thứ hai là Long Hành Hổ Bộ, là thân pháp dùng tư thế Long Hổ, tổng cộng có chín bộ, mỗi bộ đều chứa uy thế của rồng và hổ. Sau khi đi xong chín bộ thì có thể tạo ra dị tượng khí thế mạnh mẽ, nuốt gọn sơn hà. Thức thứ ba…”
Lâm Nhất tiếp tục đọc phần sau, Long Hổ Quyền không hoàn chỉnh cả quyền, chỉ riêng thức thứ nhất là đã không có pháp môn tu luyện đầy đủ.
Nhưng ai ngờ mấy chiêu thức phía sau lại ít được ghi chép hơn cả chiêu thức đầu tiên, có thức còn bị lược bỏ.
Sau khi đọc lướt qua, Lâm Nhất cũng hiểu được chút ít.
Long Hổ Quyền là quyền pháp nhưng bên trong còn bao gồm bộ pháp, công pháp, uy nghiêm, dị tượng, mênh mông vô cùng.