Đêm đến, bên ngoài bìa rừng tiếng côn trùng không ngừng kêu lên rả rít. Bên trong hang động, ánh sáng của ngọn lửa lập lòe hắt ra bên ngoài, làm sáng lên một vùng xung quanh.
Tiểu Điệp trải nhúm rơm, cẩn thận đặt hắc cẩu lên đó, để gần bên người. Nhìn thấy hắc cẩu yên yên ổn ổn nằm trên đống rơm, hơi thở đều đều, nàng chợt nhớ đến khoảng thời gian trước đây.
Vì là côi nhi, nên Tiểu Điệp không được đi học như bao người khác. Nàng chỉ có thể làm những việc lao động chân tay như nhặt ve chai, lụm sắt vụn. Nàng còn nhớ lúc ấy nàng chỉ khoảng 6, 7 tuổi. Có lần, người ta nghi ngờ nàng ăn cắp, họ liền đem nàng ra đánh đập mà không cho nàng giải thích, những người đi đường không ngừng chỉ trỏ, xì xầm to nhỏ về nàng. Tiểu Điệp nhớ rõ, lúc ấy nàng ước gì mình có cha mẹ, nếu có cha mẹ nhất định họ sẽ không để nàng bị người ta khinh thường như thế. Ít nhất nàng cũng không phải một mình cô đơn lẻ bóng, bị uất ức, bị đánh đập, vết bầm khắp người nhưng không thể nói. Nàng đau lắm, nhưng vết đau trên da đã thấm gì với vết đau trong lòng nàng. Bởi thế, khi nhìn thấy hắc cẩu bị thương, một mình nằm đó, nàng không thể bỏ đi xem như chưa có chuyện gì được, nó như gợi lại cuộc sống trước đây của nàng, mặc dù về sau nàng được người nhận nuôi và cho ăn học. Nhưng 6,7 năm đó quả thật không dễ dàng gì với nàng, nó như vết cắt luôn âm ĩ trong tim, chỉ cần có gì đó gợi nhớ lại thì nó lại nhói lên.
Tiểu Điệp thuận tay đút củi vào đống lửa, hai tay hơi lửa cho ấm, sau đó áp lên người hắc cẩu, sợ rằng hắc cẩu sẽ bị lạnh.
Chợt cái bụng Ọt... ọt... vang lên. Tiểu Điệp ôm bụng khẽ nhíu mày, cảm giác cứ như da bụng sắp dính vào lưng. Nàng khó chịu làu bàu: