Điền Duyên

Chương 60




Sau khi trở về, cả nhà Lâm Đại Đầu đi chúc tết gia gia nãi nãi hắn —— chính là gia gia nãi nãi Lâm Đại Mãnh. Phùng Thị nhờ vợ Đại Đầu ôm Đỗ Quyên đi chung, "Hôm nay là mùng một, khẳng định nhà bọn họ thật đông người. Lâm tẩu tử, ngươi mang Đỗ Quyên đi cùng. Chờ thêm vài ngày, ta sẽ đi thăm Lâm gia gia và Lâm nãi nãi."

Vợ Đại Đầu nghĩ cũng phải, đáp ứng.

Lâm gia là nhà giàu, tuổi tác Lâm gia gia và Lâm nãi nãi lại cao, dĩ nhiên hôm nay con cháu sẽ đông cả sảnh đường. Phùng Thị lo lắng không phải không có đạo lý.

Đỗ Quyên sợ Hoàng Tước Nhi ở nhà một mình buồn, lại giở tiểu kỹ xảo, nháo cho nàng không thể không đi theo, thế này mới bỏ qua.

Đi nhà mẹ nuôi!

Lập tức, Lâm Đại Đầu cõng Lâm Xuân, vợ hắn ôm Đỗ Quyên, trên cánh tay mỗi người còn cầm theo một bao lớn —— đó là quà lễ đầu năm, bước trên con đường nhỏ uốn lượn phủ đầy tuyết hướng vào thôn.

Hoàng Tước Nhi đi bên cạnh vợ Đại Đầu, thỉnh thoảng đùa Đỗ Quyên cười. Lâm Xuân không ngừng kêu "Đỗ Quyên! Đỗ Quyên!". Thu Sinh và Hạ Sinh đã sớm chạy mất dạng.

Tuy thôn Thanh Tuyền chỉ có chừng trăm gia đình. Bởi vì mỗi nhà đều có sân phơi, mọi người không chen chúc một chỗ, nên phạm vi thôn rất lớn.

Lần đầu tiên Đỗ Quyên đi vào sâu trong cổ thôn. Nhà bà nội chỉ có thể tính là ở bên ngoài.

Nhìn thấy những ngôi nhà gỗ hoặc tường đá, nàng thích mà nói không được.

Sở dĩ thôn Thanh Tuyền được gọi là thôn Thanh Tuyền bởi vì suối nước dồi dào. Ba bước hai chuyển, trong đám tuyết trắng xoá sẽ xuất hiện một con suối nhỏ hơn một mét rộng màu đen. Suối nước róc rách, hai bên là bờ ghềnh bằng đá xanh song song nhau. Người ta lèn đá bên bờ thật vững chắc. 

Chỉ một hồi công phu, bọn họ đã đi qua ba bốn suối nước như vậy.

Lúc Đỗ Quyên quay tới quay lui nhìn đến choáng váng đầu, cuối cùng nghe thím Lâm nói phía trước chính là vườn sau của nhà mẹ nuôi, có tường đá vây quanh.

Bọn họ đi về phía trước, tai nghe được tiếng nước chảy ầm vang, là nhìn thấy một con sông rộng khoảng hai trượng.

Đi dạo dọc theo sông về phía thượng nguồn, liếc mắt trông qua, cách xa không đến nửa dặm có một cái cầu đá bắt qua sông. Trong đám tuyết trắng bám trên cầu, lộ ra vòm cầu ngăm đen. Dưới sông nước lao nhanh. Mùa đông nước cạn, những tảng đá lớn trong lòng sông lộ rõ ra, dòng nước chảy xuôi đập vào đá phát ra tiếng gầm vang dội.

Dọc hai bên bờ sông kín nguơì. Trước cửa nhà gia gia có một bậc thang đá thoai thoải xuống bờ sông, dùng để giặt đồ, đong gạo rửa rau. Những nhánh cây to bên bờ sông bị tuyết đọng thành những nhánh cây thuỷ tinh trong suốt.

Đang đánh giá chung quanh, bọn họ quẹo vào cửa viện bên tay trái, mọi người liền bị vây trong âm thanh xôn xao. Thanh âm chúc tết hoà với tiếng trẻ con khóc gọi thúc kêu thẩm.

"Tam ca, tam tẩu, sao bây giờ mới đến?"

"Mau vào, gia gia vừa mới hỏi đó."

"Yêu, Xuân Nhi mặc đồ mới!"

"Đây là... Đỗ Quyên? Ha ha, đại tẩu, ngươi cho khuê nữ đến bái niên!"

..............

Mắt, lỗ tai của Đỗ Quyên đều không đủ dùng. Trước mắt, nhà cửa, phòng ở, vào nhà thấy gia cụ, cùng với tứ đại đồng đường, đều làm cho nàng cảm thấy: nàng đi tới "Hào môn quý tộc" của thôn Thanh Tuyền.

Đây không phải là lời nói đùa, mà là chân chính hào môn.

Vô luận là phòng ốc hay là vật trang hoàng trong nhà đều rất có giá trị, khó so sánh cùng phú hào chân chính, thậm chí còn vượt qua bọn họ.

Nhưng vì sao muốn nói là hào môn thôn Thanh Tuyền?

Bởi vì so sánh với khu nhà cao cấp trong thành, Lâm gia không có sự tráng lệ phú quý. Khắp nơi đều lộ ra vẻ nguyên sơ và mùi xưa cũ, cùng với cổ thôn trong núi sâu cực kỳ phối hợp.

Về phần nói "quý tộc", là Đỗ Quyên định vị cho bọn họ.

Ở cổ đại, nhà quý tộc chân chính hẳn là thư hương môn đệ, thi thư gia truyền. Mà nhà Lâm Đại Mãnh lại là tay nghề thủ công dân gian tinh xảo, cũng là nghề gia truyền. Đỗ Quyên cảm thấy bọn họ chính là "quý tộc dân gian".

Trước hết nói về căn nhà: sân phơi rộng lớn, phía sau hai cây cổ thụ to khoảng hai người ôm mới hết là một gian phòng chính to bằng tám gian, hai tầng lầu. Chân tường do phiến đá lớn màu than chì xây thành, trên mặt có khắc hoa văn nồng đậm phong cách dân dã, hoa chim trùng thú đều có. Phía trên là lầu gỗ, ngoại trừ trên nóc bị tuyết đọng che lấp không thấy rõ, lan can song cửa sổ đều điêu khắc hoa, kiểu dáng bất phàm. Sương phòng cũng chỉnh tề giống như vậy.

Quả nhiên tại thôn Thanh Tuyền, thợ mộc và thợ đá quá nổi tiếng!

Sau khi vào nhà nhìn những dụng cụ bằng gỗ thô sắc màu thanh nhã, Đỗ Quyên nuốt nước miếng. Tất cả đều là hàng thượng đẳng, đặc biệt nam mộc chiếm đa số.

Đáng thương Đỗ Quyên cảm thấy mình là người trong thành lại giống như Lưu mỗ mỗ vào nhà đại quan.  Đời trước nàng cũng chưa từng thấy qua nhiều như vậy, gia cụ kiểu cổ xưa tự nhiên, tinh điêu tế mài, vừa nhìn là biết không phải vật phàm.

Phía trên sảnh đường chính không treo tranh, mặt tường khảm một bản đá lớn, trên mặt điêu khắc người, núi, sông trông rất sống động. Giữa phòng là một cái bàn vuông, hai bên trái phải là ghế thái sư phủ da báo.

Mỗi cái bàn ghế trong phòng khách những không có gì là không mang phong cách tự nhiên cổ xưa. Bàn trà và ghế đẩu gỗ chạm trổ không theo quy tắc nào. Ngay cả khay trà cũng không ngay ngắn hoặc là hình tròn, mà là dùng rễ cây cắt tạo thành, hoa văn tự nhiên cùng màu gỗ thô. Dựa vào tường phía đông là một cái giường La Hán, phía trên phủ hai tấm da hổ...

Đỗ Quyên không chịu nổi: điền viên sinh hoạt cũng quá Thái Thượng đẳng cấp!

Lúc trước Lâm Đại Đầu cũng không có chém gió. Ba đứa con trai của hắn quả nhiên muốn học thợ mộc, thợ đá và thợ săn, tương lai cuộc sống dễ chịu là nhất định. Đương nhiên tiền đồ còn phải dựa vào tay nghề tinh xảo.

Đỗ Quyên chỉ lo nhìn khắp nơi, vẻ mặt ly kỳ làm mọi người đều cười rộ lên.

Vợ Đại Mãnh đùa nàng nói: "Đỗ Quyên, lần đầu đến nhà mẹ nuôi, ngạc nhiên lắm hả?"

Nghe thế Đỗ Quyên mới chú ý nhìn mọi người: nam nhân lấy Lâm gia gia là chủ, ngồi trên một cái bàn phía Tây uống trà nói chuyện. Nhậm Tam Hòa cũng ngồi đó đang nhìn nàng. Nhóm phụ nữ tụ tập ở giường La Hán phía đông, đang vây quanh chậu than sưởi ấm. Lâm nãi nãi ngồi ở trên giường, đám nhỏ đều như khỉ ở trên giường đùa nháo.

Vợ Đại Đầu cũng thả Đỗ Quyên lên giường chơi cùng những đứa bé khác.

Cửu Nhi và Lâm Xuân đánh nhau đến nảy sinh giao tình, nay rất thân thiết.

Hắn giống như một tiểu chủ nhân, đối với Lâm Xuân và Đỗ Quyên nói: "Xuân Nhi, Đỗ Quyên, mau dập đầu với thái gia, thái nãi nãi, nhận lì xì."

Lâm Đại Đầu kêu con trai dập đầu với gia gia nãi nãi.

Lâm Xuân tự mình cúi đầu, cầm hồng bao xong, lập tức dạy Đỗ Quyên cúi đầu. Sợ nàng không làm, còn tận tâm tận lực làm mẫu mấy lần, kêu nàng bắt chước mình.

Vui vẻ náo nhiệt như thế mới là năm mới ở nông thôn nha!

Đỗ Quyên cực kỳ vui mừng, dứt khoát quên mất tuổi thật trong lòng của mình, rất chân chó dựa vào giường La Hán, đối với Lâm nãi nãi lạy ba lần; lại cách không đối với Lâm gia gia chắp tay ôm quyền, làm động tác "Chúc mừng phát tài", cười thật sáng lạn!

Dập đầu với lão nhân gia hơn chín mươi tuổi là phải rồi.

Nhưng nàng mới hơn chín tháng, còn chưa biết đi, cử động này làm mọi người ồ lên. Mọi người đều nhìn như xem xiếc vậy, đều vây quanh, hiếm lạ vừa sờ, lại ôm, rồi đùa nàng, cười không ngừng.

Lâm nãi nãi an tường cười, xoay người mở một cái bách bảo tương màu đỏ sậm bên ngườI, lấy ra một cái khoá trường mệnh bằng vàng, chầm chập tự mình giúp nàng đeo vào cổ.

Khóa vàng lủng lẳng trước ngực, Đỗ Quyên cảm thấy nằng nặng.

Nàng cầm lấy nhìn nhìn, nghĩ rằng có phải quá quý trọng không?

Thấy mọi người đều hài hước nhìn nàng, coi nàng muốn thế nào. Nàng nghĩ, cự tuyệt cũng cần thích hợp, vì thế nhìn khắp nơi.

Chợt thấy bên người Lâm nãi nãi có một miếng gỗ chạm khắc, là một con trâu. Bởi vì thuận thế gỗ mà hình thành nên một chân sau của con trâu có chút nghiêng lệch, phảng phất như một cước dẫm vào lầy lội, đang cố gắng rút chân lên.

Nàng vội đem khóa vàng từ trên cổ xuống, còn đưa cho Lâm nãi nãi, lại đưa tay lấy con trâu gỗ, ôm trước ngực, sau đó cười híp mắt nhìn lão nhân gia, giống như đang nói "Ta muốn cái này có được hay không?", bộ dáng như đang chờ đợi quyết định.

Đỗ Quyên thừa nhận mình kiến thức hạn hẹp.

Con trâu gỗ chạm khắc kia thật là một tác phẩm nghệ thuật. Nếu ở kiếp trước so với khóa vàng đáng giá hơn.

Nhưng tại đây chắc là không.

Gia cụ và vật trang trí của Lâm gia đều làm bằng gỗ, ngay cả cái giá gỗ treo quần áo cũng có một phong cách riêng. Cửu Nhi càng cố cầm ra thật nhiều món đồ chơi bằng gỗ ra cho Lâm Xuân chơi. Đỗ Quyên nhìn thấy chảy nước miếng.

Vợ Đại Mãnh kinh ngạc cười nói: "Nàng không cần khóa vàng, muốn cái này?"

Bên kia Lâm gia gia đập bàn, lớn tiếng nói: "Tốt! Đó là ta lúc còn trẻ làm giường La Hán này, ta dùng gỗ hương nam làm bàn trà, phía dưới có một khúc cây ta thấy có chút giống trâu, nên phí chút tâm tư làm cho cha Đại Mãnh chơi."

Nhưng là đồ cổ? Còn có lai lịch.

Đỗ Quyên cuống quít buông trâu xuống, ngượng ngùng lấy.