Điền Duyên

Chương 134




Đỗ Quyên lại nghiêm khắc dặn dò Hoàng Ly nói: "Hoàng Ly, ta và nương đi, ngươi phải thông minh chút. Đại tỷ bận rộn việc nhà, ngươi phải theo cha, cẩn thận trông hắn. Đừng xem cha vừa rồi đáp ứng dứt khoát, gia gia nãi nãi là cha mẹ ruột của hắn. Nếu gia gia nãi nãi nổi giận, nói không chừng cha sẽ quên lời hứa với chúng ta. Ngươi đi theo hắn, nếu gia gia nãi nãi bức cha, ngươi liền gào thét cho lớn lên! Muốn chết muốn sống gào! Có thể khóc lớn tiếng bao nhiêu thì lớn tiếng bấy nhiêu."

Đỗ Quyên đang đánh cược, cược một khi xuất hiện tình hình đó, xem trong lòng Lão Thực cha, cha mẹ quan trọng hay là khuê nữ quan trọng.

Không phải nàng không biết lượng sức.

Ở riêng lâu như vậy, vì gia gia nãi nãi chán ghét nương, dần dần đối với Lão Thực cha cũng thờ ơ. Lúc có chuyện thì yêu cầu đòi hỏi thập phần hà khắc, mặc dù có thể bắt ép đại nhi tử, lấy được bất quá là danh nghĩa tình thân và hiếu đạo mà thôi.

Mà mấy khuê nữ cho Lão Thực cha toàn là ôn nhu, làm cho người đàn ông trung thực thô kệch trở nên thập phần nhi nữ tình trường. Bình thường Hoàng Ly muốn làm gì, bất luận đúng sai, hắn luôn đáp ứng. Nếu không nhờ Phùng Thị và Đỗ Quyên quản, khẳng định Hoàng Ly bị hắn sủng vô pháp vô thiên.

Cho nên, Đỗ Quyên cảm thấy Hoàng Ly có thể cùng gia gia nãi nãi ganh đua ưu khuyết điểm.

Hoàng Ly trịnh trọng gật đầu.

Đỗ Quyên lại nói: "Tuy ngươi thông minh, nhưng vẫn còn nhỏ. Nên làm như thế nào phải nghe đại tỷ tỷ. Ngươi phải để tâm làm xong chuyện này, ta thưởng hậu. Đồ mới là khẳng định có, còn có đồ chơi. Trừ bỏ cái này, nếu ta thấy bên ngoài núi đồ ăn ngon mới lạ, ta sẽ cùng người học, trở về làm cho ngươi ăn."

Hoàng Ly mừng rỡ, lặp lại cam đoan, nàng nhất định không phụ nhờ vả.

Đỗ Quyên và Hoàng Tước Nhi nghe xong mỉm cười nhìn nhau.

Nghỉ xong, Lâm Xuân tới nói với Đỗ Quyên: "Đỗ Quyên, buổi tối nấu cơm ăn sớm chút. Ăn rồi chúng ta đi bờ sông trong thôn xem đèn. Đêm nay tháng đủ trăng tròn, lại có đèn, chiếu trên sông, cảnh sắc đó mới đẹp."

Cảnh tượng này, năm rồi Đỗ Quyên cũng đã thấy, đích xác rất đẹp, vội đáp ứng.

Sau bữa cơm chiều, Phùng Thị và Phùng Minh Anh như cũ thu thập hành trang, chuẩn bị mang cho nhà mẹ đẻ thổ sản vùng núi, vừa cẩn thận thu thập vừa nghĩ xem còn sót thứ gì.

Tỷ muội Đỗ Quyên cùng Lâm gia, con nhà Quả Cân đi vào thôn chơi.

Tối nay thôn Thanh Tuyền thật là đẹp!

Vầng trăng tròn treo cao giữa vùng trời nước một màu, lặng lẽ toả sáng khắp cổ thôn Thanh Tuyền.

Hai bên bờ sông, những gia đình có điều kiện như Lâm gia đều treo đèn lồng to màu đỏ trước cửa viện, thậm chí treo lên cả cây hoè, cây dương già bên bờ sông. Nhà có điều kiện kém một chút cũng đốt đuốc cắm bên bờ.

Cứ như vậy, dọc theo hai bờ sông đèn đuốc sáng trưng.

Ngọn đèn, ánh lửa và ánh trăng trên trời hoà lẫn nhau, phản chiếu trên sông, quang ảnh bị dòng nước xiết phá thành mảnh nhỏ, theo con sóng dập dờn trôi xuống hạ du.

Thu hồi tầm mắt, ánh sáng chỗ cũ như trước bị phá thành mảnh nhỏ.

Nhìn về phía thượng du, một dòng ánh sáng như rồng bơi từ phía trên chạy tới, phảng phất như một phố thị. Trong bóng cây tùng, bóng người lắc lư, từ xa lại gần, tiếng cười nói to nhỏ nối liền không dứt, còn có tiếng trẻ con kêu gọi không ngừng.

Dưới ánh trăng, đó đây vẳng đưa tiếng sáo du dương.

Đỗ Quyên say sưa. Cảnh tượng này tương tự như cảnh đêm ở cổ thành Lệ Giang Vân Nam kiếp trước, bất quá nó tự nhiên hơn, đầy hương vị cổ xưa, thần bí, tràn ngập phong tình nông thôn. Cổ thành Lệ Giang đã bị thương nghiệp hóa.

Trên hai cây cầu đá, dòng người đông đúc đi qua.

Lâm Xuân nói bên tai nàng: "Chúng ta đi tới bờ sông chơi. Tối qua ta... bên cạnh miếu nương nương, nước trong xanh hơn. Ánh trăng chiếu thật sáng."

Trong lòng Đỗ Quyên vừa động, nói: "Xuân giang Hoa Nguyệt Dạ. Trễ thêm một tháng thì tốt rồi."

Lâm Xuân vội hỏi "Cái gì xuân giang Hoa Nguyệt Dạ?"

Đỗ Quyên thấy tiếng người quá ồn ào, liền nói: "Lát nữa sẽ nói ngươi nghe."

Không biết từ lúc nào, trên cầu vang lên tiếng trống, trợ hứng cho thuyền chống xào giữa sông.

Mỗi khi có ngày hội, người trong thôn đều ra góp vui. Đêm 30 và mùng một có múa sư tử, hôm nay ở giữa sông biểu diễn chống thuyền, không vì giải thưởng thắng thua, mà thuần túy là tìm niềm vui.

Trong sông có rất nhiều đá cục, dòng nước chảy xiết, chống thuyền dưới sông không phải là chuyện dễ dàng, bởi vậy người tham gia đều là thanh tráng niên.

Lúc Đỗ Quyên bọn họ chạy tới, phát hiện ở dưới cầu đá có trên hai chiếc thuyền gỗ có hơn mười thiếu niên, đang ra sức chống đỡ, ổn định con thuyền nhỏ đang phập phồng lắc lư trong dòng nước xiết. Trên cầu bày ba cái trống lớn. Ba thiếu niên chỉ mặc áo đơn, đang liều mạng gõ mạnh.

Cửu Nhi là một trong số đó.

Ngày hội như vậy, già trẻ thôn Thanh Tuyền đều ra chơi.

Trong bầu không khí nhộn nhịp này hấp dẫn những cặp tình nhân hẹn hò nhất, cũng là cơ hội cho các trưởng bối xem xét lựa chọn cho bọn tiểu bối.

Dưới cầu các thiếu niên biểu diễn mạnh mẽ mười phần, không biết ra sức vì ánh mắt của ai. Trên cầu, bên bờ sông, âm thanh ủng hộ liên tục vang lên xen lẫn tiếng cười thanh thúy của thiếu nữ, cũng không biết đang trầm trồ khen ngợi ai.

Thu Sinh vừa đến đã bị Lâm Đại Mãnh gọi xuống sông chống thuyền.

Hạ Sinh đi đầu mở đường, vừa quay đầu nhìn Hoàng Tước Nhi cười, lại ân cần dặn dò: "Tước Nhi, đi theo ta. Đỗ Quyên, nắm tay Hoàng Ly, đừng để cho người ta chen lấn. Xuân Nhi, coi chừng Đông Sinh, đừng để hắn chui loan khắp nơi, lỡ bị rớt xuống sông không phải là chuyện chơi. Tiểu Cân, ngươi ở phía sau coi chừng các nàng. Đều đi theo ta, chúng ta qua bên kia lên trên cầu."

Mọi người đồng loạt đáp ứng, cười đùa đi theo sau hắn về hướng cầu đá.

"Nhìn, Cửu Nhi ca ca đang ở đằng kia."

Đông Sinh dùng sức hét, duỗi cổ hô to.

Trong đám người cũng ồ lên cùng tiếng cười vang.

Bọn họ đã chen gần đến cầu đá cạnh bờ sông. Tình cảnh dưới sông, trên cầu, bên bờ đều nhìn rõ ràng không sót gì.

Xuyên qua cành liễu rũ bên bờ, Đỗ Quyên nhìn thấy Cửu Nhi chỉ mặc áo đơn, đeo đai lưng, chân trần nhảy lên một cái trống lớn, dùng sức nhảy.      

Hắn mạnh mẽ đứng vững, tiếng trống "thùng thùng, đông  đông", mang theo tiết tấu mạnh mẽ nhanh đều truyền ra như đánh vào lòng người, làm cho trái tim không tự chủ nhảy cùng hắn.

Thiếu niên kia, vừa nhảy vừa rống to: "Ôi! Ôi!"

Hai thiếu niên bên cạnh thấy hắn xung mãn như thế, cảm thấy ngứa, cũng nhảy lên mặt trống, dùng chân đạp lên.

Nhưng bọn họ lại dẫm không vang như Cửu Nhi, cũng không nắm giữ tốt tiết tấu, đạp loạn một hồi cảm thấy không được, nhảy xuống vung lên dùi trống gõ như cũ.

Đỗ Quyên xem cao hứng vạn phần, lớn tiếng kêu: "Tốt!"

Đám người Lâm Xuân cũng vỗ tay ủng hộ.

Cửu Nhi đứng trên trống, trên cao nhìn xuống, lập tức phát hiện bọn họ, kích động hô lớn một tiếng "Đỗ Quyên". Cùng với tiếng kêu, chân dẫm mạnh một cái, "đông" một tiếng trống vang rung trời như đệm cho tiếng kêu lúc nãy.

Vì thế dọc theo hai bờ sông, mọi người đều biết Đỗ Quyên tới.

Đám người Hạ Sinh cười ngửa tới ngửa lui. Đỗ Quyên cũng không nhịn được.

Nhất thời, mấy chỗ đều có người kêu Đỗ Quyên.

Đều là thanh âm của con gái, chỉ nghe tiếng mà không thấy người.

Không dễ dàng chen đến bên cầu đá, một bé gái kéo lấy Đỗ Quyên cười to hô lớn: "Đỗ Quyên, sao các ngươi bây giờ mới đến?"

Đây là Quế Hương, biểu muội của Cửu Nhi, khuê nữ của Vương thợ đá.

Năm nay nàng 10 tuổi, rất thích chơi với Đỗ Quyên.

Cả Nhị Nha nhà Quả Cân, các nàng xem Đỗ Quyên như khuê mật.

Lập tức, Lâm Xuân bị Cửu Nhi kéo đi đánh trống trợ uy. Quế Hương lôi kéo tỷ muội Đỗ Quyên cùng Nhị Nha tới nhà mình ngồi chơi. Nhà nàng ở ngay bên bên kia sông, đứng ở trong sân có thể nhìn thấy toàn cảnh trên sông, không cần đi ra ngoài chen lấn.

Đỗ Quyên ngại người nhiều, bởi vậy cầu còn không được, đoàn người liền theo nàng.

Vào viện xong, trong chớp mắt Hoàng Tước Nhi phát hiện không thấy Hạ Sinh.

Đang ngạc nhiên đã thấy Hạ Sinh mỗi tay xách một băng ghế dài, cười ha hả từ nhà Vương gia chạy đến, nhìn các nàng nói: "Ta tìm đại cô mượn hai băng ghế. Các ngươi trông có vẻ mệt mỏi, ngồi đi."

Vừa nói chuyện vừa đi tới gần, nhanh nhẹn đem băng ghế bày ra.

Đỗ Quyên liếc mắt nhìn Hoàng Tước Nhi, ý vị thâm trường cười.

Hoàng Tước Nhi thấy mặt phát sốt, ngực đập thình thịch, vừa vui sướng lại thẹn thùng.

Ngay cả Quế Hương cũng cười nhạo nói: "Hạ Sinh ca ca, ngươi thật tỉ mỉ như đàn bà. Ta còn không nhớ về nhà lấy băng ghế đâu. Đứng như vậy mới nhìn thấy a. Đợi lát nữa còn muốn đi chỗ khác chơi, ai mà ngồi chứ?"

Hạ Sinh cũng không thèm để ý, cười nhìn Hoàng Tước Nhi nói: "Không bắt các ngươi ngồi ngay bây giờ. Đứng mệt mỏi thì ngồi thôi."

Hoàng Ly lại hô: "Ta nhìn không thấy. Ta muốn đứng trên ghế xem."

Hạ Sinh đắc ý nói: "Như thế nào? Còn không phải là có công dụng sao!"

Rồi ôm Hoàng Ly và Đông Sinh lên trên ghế đứng ổn. hắn và Hoàng Tước Nhi đứng cạnh đỡ một đứa bé.

Quế Hương trêu ghẹo nói: "Hạ Sinh ca ca, ngươi thận trọng như vậy, tương lai ai gả cho ngươi là hưởng phúc."

Một câu nói làm Hạ Sinh không có thanh âm, quay mặt qua hướng khác.

Tỷ muội Đỗ Quyên không dám nói tiếp, làm Quế Hương cảm thấy kỳ quái.

Vừa lúc Cửu Nhi và Lâm Xuân đánh trống mệt mỏi, đến tìm bọn họ. Quế Hương hô to "Cửu Nhi ca ca! Xuân Sinh ca ca!" Bọn họ đến nhập bọn.

Cửu Nhi nóng đến bốc hơi, miệng hét lên: "Khát quá. Đến nhà Đại cô uống chút trà. Đỗ Quyên, đi vào bên trong nghỉ một lát đi! Nương và tỷ tỷ ta cũng bên Đại cô. Bên ngoài ồn chết, coi cũng không có ý tứ gì."

Đỗ Quyên hỏi Hoàng Tước Nhi và Nhị Nha có đi hay không.

Hai người đều gật đầu, vì thế mọi người đi về hướng nhà Vương gia.

Vừa vào nhà chính, chợt nghe một phụ nữ lớn giọng nói: "... Đến cùng Đỗ Quyên định cho Cửu Nhi hay là định cho Lâm Xuân? Muốn định thì định, không thì cũng nói rõ ra. Nhà vệ sinh không có thỉ, tính là cái gì?"

Đỗ Quyên nghe xong há hốc mồm.

Người xấu cũng sẽ có người thích. Người tốt cũng sẽ có người ghét.

Đỗ Quyên cũng giống vậy.

Đa số thôn dân thôn Thanh Tuyền đều thích nàng, nhưng cũng có thật nhiều người ghét nàng; ghét nàng làm cho người ta thích, thậm chí có người cảm thấy nàng hoa ngôn xảo ngữ dỗ người, chỉ là có mắt nhìn người thôi.

Trước mắt có một người, chính là nhị thẩm của Quế Hương, gọi là Hòe Hoa nương.

Hòe Hoa nương dĩ nhiên có khuê nữ gọi Hòe Hoa, cỡ tuổi Cửu Nhi, bộ dạng có vài phần nhan sắc. Nàng coi trọng Lâm gia, muốn đem Hòe Hoa hứa cho Cửu Nhi.

Nàng thăm dò ý tứ em dâu Lâm thị, muội muội của Lâm Đại Mãnh, nhưng Lâm thị nói đại tẩu trúng ý con gái nuôi Đỗ Quyên làm con dâu.

Hòe Hoa nương nghi hoặc, nói không phải Đỗ Quyên đã hứa cho Lâm gia nhị phòng, Lâm Xuân con trai của Lâm Đại Đầu sao? Năm đó người lớn hai nhà đều nói xong, Lâm Đại Đầu còn giúp Đỗ Quyên làm tiệc đầy tháng nữa.

Lâm thị hàm hồ cho qua, nói năm đó chỉ là nói thồi chưa quyết định.

Hòe Hoa nương liền ghét Đỗ Quyên.

Bởi nàng nghĩ, nếu Cửu Nhi định thân với Đỗ Quyên, đem Hòe Hoa hứa cho Lâm Xuân cũng không sai. Nhưng nay cả hai thanh niên đều lơ lửng, con rể nàng chưa định, có thể không ghen ghét Đỗ Quyên sao?