Đi Một Lần Về Thời Trịnh - Nguyễn Phân Tranh

Chương 81: Phủ Lâm an huyện Hà Tĩnh.




Ban đầu định rằng sáng hôm sau là có thể lên đường nhưng không mày một trong 4 người bị thương nặng tối qua không qua khỏi , mọi người lại phải giành chút thời gian chốt cất cho người này .

Trong điều kiện không có thuốc men cùng thầy lang như vậy may mà vẫn còn 3 người khác gắng gượng qua được thì đúng là tổ tiên phù hộ , đêm qua cuối cùng cũng gắng gượng hạ sốt coi như giữ lại được cái mạng.

Đã chậm trễ mất một ngày rưỡi nên đoàn xe dù vẫn còn nhiều người mang thương cũng phải gấp rút lên đường , ngã một lần khôn ra, ông Lúy luôn cho hai người cưỡi trâu đi trước chú ý quan sát có chuyện gì lạ thường phải lập tức chạy về báo cáo .

May mà cả con đường dù căng thẳng nhưng không có thêm đám cướp nào xuất hiện , mọi người đi một mạch đến phủ Trà Lân .

Từ đoạn đường này tuy rằng không gặp phải cướp đường nữa nhưng lại thường xuyên gặp được binh lính cùng kỵ bịnh đi tuần , khi đi qua các huyện thành cũng bị kiểm tra rất gắt gao .

Nói là kiểm tra phòng ngừa kẻ địch cùng nội gián tấn công chứ mọi người thừa biết là mấy tên này muốn kiếm trác tí chút , có tên lòng tham còn định nuốt luôn hàng .

May mà ông Lúy đứng ra bốc phét nói là đây là hàng của mấy bị tướng quân đặt trước cho đoàn xe rồi kể ra tên mấy vị tướng quân có tiếng trong quân đội , do từng là người trong quân nên ông Lúy há miệng ra là kể tên vanh vách mấy tướng lĩnh . Sau đấy lại mềm mỏng đưa tiền hối lộ để xin qua .

Bọn này còn đáng sợ hơn bọn cướp , gặp cướp ít nhất còn đánh lại được chứ gặp mấy tên này léng phéng vừa bị cướp mà còn bị giết oan mạng .

May mà cuối cùng sau bao nhiêu lần hối lộ tiền bạc thì mọi người cũng đến được mục tiêu cần đến .

Phủ Lâm An huyện Hà Tĩnh .

Càng tiến về phía trước thì càng gần chiến trường nên lượng binh lính canh phòng càng nhiều thậm chí cả tường thành nhỏ của huyện cũng có đên 200-250 lính canh gác.

Thường thì người ta sẽ chỉ xây tường thành ở trấn , phủ cùng nhưng nơi có địa thế hiểm yếu còn các huyện thì rất ít xây thành .

Từ thời Lê Sơ thậm chí chỉ có vài chục tòa thành thì sau đến thời Lê- Mạc đã lên đến hàng trăm , không được bao lâu nhà Lê giành lại đất thì đánh thêm lần nữa lại tiếp tục xây thành, cuối cùng dẫn đến hiện trạng là kể cả mấy huyện trọng điểm cũng đắp thành .

Tường thành của huyện Hà Tĩnh khác so với các huyện khác , các huyện từ Trà Lân đến Ngọc Ma tường thành tuy xây thiều nhưng cao chỉ tầm 2m-2m5 phía trên rộng hơn 1,5m được đóng bằng cọc tre rồi đắp đất lên nhưng tường thành huyện Hà Tĩnh là huyện duy nhất thuộc Phủ Lâm An nên rất rộng lớn , lại còn phải tỉnh thoảng hứng chịu phản công bằng hỏa lực của quân Nguyễn nên tường thành xây cao hơn 3m5 tường trên rộng 2m đủ để đặt súng thần công lên , bên ngoài lát thêm đá để ăng sức phòng thủ .

Từ lúc lên đường tới bây giờ Quang Anh gặp rất nhiều phủ thành nhưng từ phủ Thiệu Thiên - Thanh Hóa đi qua mười mấy phủ cũng không thấy súng thần công thủ thành vậy mà chỉ riêng tường thành huyện Hà Tĩnh đã có 4 khẩu thần công hài hơn 2m, còn đầu tường các thành phủ còn có 6-10 khấu kích cỡ từ 3-5m các loại .

CMN !! Nhìn nòng súng to bằng quả dưa hấu thế này thì ai mà đỡ được ,bắn vào người chỉ có nước tan xác .

Trên đường đi đâu đâu cũng thấy binh lính cầm gươm giáp đi tuần tra , tỉnh thoảng còn có binh lính cõng súng hỏa mai sau lưng phi ngựa đi qua , dân chúng xung quanh nếu không phải là đinh phu các kiểu thì cũng là thợ lành nghe trong việc khí giới .

Quân lính tuy rằng không cao to nhưng ai đấy đều nghiêm túc kỷ luật vừa nhìn đã biết là quân lính tinh nhuệ từng đánh trận , cả tòa thành phủ giống như một doanh trại quân đội cỡ lớn.

Hắn không biết trong phủ Lâm An có bao nhiêu quân đồn trú nhưng chắc chắn không ít hơn 5000 lính trong đấy còn không thiếu súng thần công , hỏa mai cùng kỵ binh.

Nói thật từ lúc bước vào đây thì hắn hơi căng thẳng lúc nào cũng có cảm giác rất nhiều ánh mắt đang nhìn mình , chính xác hơn là nhìn vào đoàn xe .

Ông Lúy thấy mắt hắn nhìn láo liên sợ hắn lại gây chuyện nên còn cố ý đi chậm lại để hai người ở sát nhau .

Tuy ngoài miệng nói ông thầy lo xa nhưng mắt hắn vẫn láo lác nhìn xung quanh xem có tìm được con voi nào không .

Voi thời này không phải như kiểu mấy con voi nuôi nhốt uể oải trong sở thú, voi thời này là voi bẫy trên rừng về rồi thuần hóa nên rất dữ , ngoài trừ dùng để kéo vật nặng ra thì chúng còn kiêm luôn cả xe tăng thời bấy giờ .

Mỗi con voi cao gần 5m nặng từ 5-6 tần ngà voi dài từ 1 cánh tay với voi nhỡ hoặc đến 1 chân ( 1m-1m2) cá biệt có con ngà dài gần chấm đất lên tới 1m7 , cái loại này mỗi khi ra trận là cũng theo một cái lều nhỏ trở theo 4,5 lính từ quản tượng , lính cung , lính giáo dài , lính quang quang bom ( loại bọc thuốc nổ trong bọc lớn có dây dẫn cháy rồi quăng đi ) hoặc lính bắn hỏa mai, thậm chí người ta còn có giáp riêng cho voi nữa.

Chỉ nghe thôi là đã muốn nhìn tận mắt rồi, thêm cả Lũy Thầy nữa , hắn cũng muốn chạy đi xem cái lũy bảo vệ cơ nghiệp cho nhà Nguyễn cả trăm năm nó trông như thế nào .

Tiếc là đây không phải đi du lịch hắn sợ chạy lung tung người ta tóm lại coi hắn là nội gián bắt đi thì toang.

Tính ra đoàn xe chỉ được đi vào phủ Lâm An không được đến nơi trọng điểm như huyện Hà Tinh.

Ông Bình tìm một nhà trọ cho mọi người nghỉ ngơi trước dặn dò mọi người tốt nhất không được ra ngoài sau đấy mới cùng ông Lúy liên hệ với người mua hàng .

Cũng chẳng ai tò mò mà lao đầu ra ngoài để làm gì , ngoài đường đầy lính lác lao ra nó lại bắt cho.

Sau khi sắp sếp hàng hóa cùng cho trâu bò ăn no xong mọi người ai về phòng nấy .

Một phòng ở 4 người trong phòng cũng chẳng có gì ngoài cái bàn tròn với mấy cái ghế thêm một cái giường dài đủ 4,5 người ngủ nữa là hết , nhà xí ở dưới còn muốn tắm thì tự ra giếng múc nước rồi mang vào nhà tắm ở dưới mà tắm , tất nhiên ông nào lắm tiền muốn hưởng thụ thì kêu quán trọ đem thùng nước ấm lên tận phòng tắm cũng được .

Nghỉ ngơi được một đêm sóng êm biển lặng thì hôm sau ông Bình bảo mọi người kéo xe đến quân doanh để giao hàng.

Địa điểm giáo hàng là cho bên quân nhu , mọi người kéo hàng đến đấy thì đã có mấy nhóm người khác kéo xe hàng đến trước đợi ở đấy .

Trừ một số thứ như sắt cùng muối bị triều đình độc quyền ra thì nhưng thứ như da và lương thực vẫn được thu mua số lượng lớn từ phía dân chúng .

Lương thực không nói cũng biết quan trọng thế nào vì ai cũng phải ăn còn da thì không thể thiếu trong chế tác áo giáp .

Áo giáp da thời này cho binh lính thì đa số có để che phần ngực cùng bụng mà không bảo vệ thân dưới hay hai tay nhưng được cái là nó nhẹ.

Áo giáp được chế biến từ da trâu hoặc bò cắt thành miếng nhỏ rồi dùng keo và mấy thứ khác dính lấy thật chặt 2,3 miếng lên nhau rồi đóng vào áo quân phục, loại giáp này có tác dụng giảm đáng kể lực bắn từ mũi tên hoặc đao kiếm đâm chém lại còn nhẹ và linh hoạt nên được dùng rất nhiều cho bộ binh cùng kỵ binh .

Số hàng này nếu mua từ nơi khác rồi vận chuyển đến nơi này có thể bán giá cao gấp 2-2,5 lần giá cũ , nghe thì nhiều phết nhưng với những nguy hiểm trên đường phải đối mặt cùng với vật tư khan hiếm của tiền tuyến thì giá tiền hoàn toàn xứng đáng .