Đi Một Lần Về Thời Trịnh - Nguyễn Phân Tranh

Chương 67: Sự Du Nhập Hỏa Khí Thời Chúa Trịnh.




Kiếm được nhiều tiền thế này Quang Anh cũng không ngờ tới , số tiền 6 lạng bạc này nhiều nhà có ruộng còn chưa tiết kiệm ra đến , nói gì đến mấy nhà tá điền thì chắc cả đời cũng chưa được sờ vào.

Nhưng tỉ mỉ mà tính thì số tiền này vẫn chỉ hơn nửa con trâu .

Nghĩ đến tác phẩm hay như vậy suất bản lần 1 vẫn không bằng con trâu thì hắn thấy hơi lỗ , lần sau phải mạnh tay hơn mới được.

Còn một điều nữa mà hắn thấy khá chối đấy là người ta trả tiền cho hắn toàn bằng tiền đồng .

Hai người cầm những 3500 đồng xu trên người kêu lẻng xẻng chỉ sợ bị cướp. làm Quang Anh phải cắn răng mua một tấm vải thô để bọc nó lại cho đỡ kêu.

Mỗi đồng khoảng 3 gam , ngần này tiền tương đương với 10 kg tiền đồng, cầm đi bảo sao không mệt .

Sở dĩ không đổi ra bạc vì bạc thời này rất khan hiếm , triều đình quy định là 1 quan tiền bằng 1 lạng bạc . Nhưng có nơi giá bạc chênh lệch đến 1 quan 30 -40 đồng đổi một lạng bạc.

Sở dĩ bạc hiếm như vậy là do triều đình mạnh tay thu hồi phục vụ cho chiến tranh , vàng -bạc là đồng tiền mạnh nên chúng rất ít khi bị rớt giá như tiền đồng .

Triều đình cần những đồng tiền mạnh này dùng để giao thương với nước ngoài như nhà Minh , Nhật Bản , Bồ Đào Nha ,..

Đặc biệt Bồ Đào Nha !!

Trong sử sách thì bọn họ đã đến nước ta từ đầu nhà Lê Sơ , nhưng mãi đến nhưng năm 1700 hơn các chúa Trịnh mới mở của giao thương cho họ buôn bán .

Từ thời nhà Lê , tuy chưa phát triển cảng khẩu để giao thương với các nước ngoài nhưng vua Thái Tổ , Thái Tông cũng cổ vũ thương nghiệp trong nước, cho mở chợ cùng các luật lệ trong luật Hồng Đức cấm những kẻ trộm cắp .

Tuy là thương nhân vẫn địa vị vẫn xếp sau thương nhân nhưng họ không còn bị khinh bỉ nữa .

Đến thời nhà Mạc thì chưa kịp thay đổi gì nhiều đã bị nhà Lê vực dậy đem quân đuổi ngược lên Cao Bằng .

Sau đấy thì đến thời Trịnh -Nguyễn đánh nhau .

Thời đại này là đỉnh cao trong việc dùng hỏa khí của Đại Việt trong khu vực , thậm chí còn sánh ngang với nhà Minh về hỏa khí.

Đừng thấy trong phim cổ trang chỉ toàn đánh nhau bằng đao thương , kỵ binh , hiếm lắm thì cho thêm vài khẩu đại bác trên tường thành mà nghĩ rằng chiến tranh ngày xưa chỉ có mấy thứ vậy .

Nước Việt đã bắt đầu dùng hỏa khí trong quân đội từ cuối thời nhà Trần với súng thần công cùng súng hỏa mai điểm hỏa bằng sợi đốt .

Đến thời nhà Hồ sau khi được Hồ Nguyên Trừng cải tiến lại thành súng Thần Cơ càng đa dạng về kiểu dáng và uy lực hơn , Những phát minh của ông khi bị đem về nhà Minh vẫn được dùng đến hiện tại và được gọi là súng Giao Chỉ.

Đến cuối nhà Hồ thì cả hai nước Đại Ngu và Đại Minh đều có những thành tựu về súng pháo đáng nể trong quân đội , trở thành những yếu tố quyết định trong chiến tranh.

Đặc biệt là trận chiến thành Đa Bang , sử sách có ghi rằng " Hai bên nã đại bác vào nhau với tấp , tiếng nổ như sấm , ánh lửa ngập một mảng trời " .

Đến thời Lê Thái Tổ đã tiếp thu hỏa khí và phát triển rộng trong quân đội , thậm chí đến thời Lê Trung Hưng đã thay thế nỏ binh bằng súng .

Họ thậm chí còn có đại bác thần công to lớn và để giữ hoặc công phá thành trì hay nhỏ hơn chút thì có súng nhỡ bắn đạn to bằng nắm tay mang lên tuyền chiến , thậm chí còn có cả súng phun lửa gọi là ống đồng ( Hỏa Hổ) nữa .

Binh lính đằng ngoài đã được được trang bị xen lẫn súng hỏa mai điểm hỏa bằng dây và điểu thương điểm hỏa bằng đá lửa, hai loại loại súng này được cải tiến để tăng tốc độ bắn và hạn chế ảnh hưởng của trời mưa phùn nhỏ .

Trong các trận đánh thì những binh lính này đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch chỉ sau pháo binh , tượng binh cùng kỵ binh.

Chính vì lực lượng Thần Cơ này mà các chúa tốn rất nhiều tiền vào thuốc nổ và sắt thép đúc vũ khí, đến nổi khi trong nước không đáp ứng đủ như cầu thì họ phải mua thuốc súng của người Bồ Đào Nha .

Nhưng nhà buôn người nước ngoài đã mang vào nước ta một lượng lớn thuốc nổ đen cũng như súng và chì. Các chúa thì trả lại cho họ vàng -bạc , hương liệu cùng gấm lụa, thuốc nhuộm ,..

Chiến tranh kéo dài dẫn đến lượng nhu cầu về vũ khí càng cao, triều đình càng phải vơ vét lượng bạc trong nước trả cho người phương Tây dẫn đến lượng bạc trong nước rất khan hiếm .

Không chỉ bạc mà gang , đồng , chì để đúc và làm đạn súng, đại bác cũng rất thiếu thốn .

Việc giao thương và buôn bán vũ khí với Bồ Đào nha khiến các chúa phải nới lỏng một số quy định về thương mại từ thời Lê Sơ , cho phép họ neo đậu thuyền ở bến cảng và trao đổi buôn bán hàng hóa với dân chúng ở đấy.

Việc này dẫn đến việc họ cũng chính là những người đầu tiên đưa những giáo sĩ và linh mục Thiên Chúa đến Việt Nam.

Sẽ chẳng bất ngờ khi một ngày nào đấy đi ra bến cảng mà nhìn thấy một vị cha xứ da trắng đang cầm tránh giá cùng kinh thánh đi trên đường , hay thay vì bị một đám lính cầm đao kiếm vây quanh thì lại bị một đống súng điểu thương chĩa vào đầu .

Đừng nhìn hơn 200 năm sau các nước Chấu Á bị Châu Âu đánh bại mà nghĩ rằng chúng ta luôn thua họ về súng ống , nếu tính vào giai đoạn này thì hỏa khí của ta với họ đều xêm xêm nhau .

Cả hai đều dùng súng điểu thương điểm hỏa bằng đá lửa và nạp đạn bằng nòng trước , đại bác của họ đến bây giờ cũng là loại nạp đạn đằng trước và bắn bằng gang , nó chỉ nhẹ hơn đại bác của ta nhưng tầm bắn không hơn bao nhiêu .

Họ chỉ có hai thứ duy nhất vượt trội hơn đấy là kỹ thuật luyện kim kiến súng pháo nhẹ hơn cùng với kinh nghiệm tác chiến và giao thương hàng hải trước hàng trăm năm trong khi ta học theo Trung quốc bế quan tỏa cảng để bảo vệ bản thân .

Nhưng bù lại quân ta bấy giờ lại có kinh nghiệm hơn hẳn họ về tác chiến trên đất liền cũng như xây thành lũy trú đóng.