Không còn gì bận lòng nữa nên cả hai bắt tay vào việc .
Nguyễn Bành cầm thoi mực tàu mài mực , lấy giấy bút trải sẵn ra , ngồi ngay ngắn nghe Quang Anh đọc .
Thời nay người ta vẫn hay dùng một loại giấy làm bằng cỏ tranh nên có màu trắng ngà ngà , trên giấy còn thơm mùi cỏ .
Quang Anh nhắm mắt ngẫm nghĩ lại một lần trong đầu , sau đấy mới từ từ mà đọc .
Trước đèn xem truyện Tây minh,
Ngẫm cười hai chữ nhân tình éo le.
Hỡi ai lẳng lặng mà nghe,
Dữ răn việc trước lành dè thân sau.
Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh là câu trau mình.
Có người ở quận Đông Thành,
Tu nhân tích đức sớm sinh con hiền.
Đặt tên là Lục Vân Tiên,
....
Vì thời này không có máy in, nên mọi thứ đều phải chép tay nắn nót , giấy thời này rất đắt mà chữ Nôm lại lắm nét nên Nguyễn Bành ghi chép rất cẩn thận , sai một từ thôi là phải bỏ cả tờ giấy thì phí lắm .
Ấy vậy mà cuối cùng vẫn bị phí mất 4,5 tờ vì bị lem mực , cũng tại thời này người ta dùng bút lông ,viết bút này thỉnh thoảng hay bị lem mực , chữ nhiều lúc nhạt lúc đậm.Nên ngày xưa những người nào chữ tốt thì chắc chắn luyện chữ rất nhiều nên văn hay.
Mấy bức tranh chữ hay thư pháp của các nhà Nho lớn thường có rất nhiều người từ xa đến mua chữ với giá cao mà không được .
Phải đến tận chiều muộn mới chép được có hơn 400 câu nhưng hắn vẫn bảo Nguyễn Bành dừng tay lại .
Mới ban đầu thì chỉ cần viết ngần đấy để xem phản ứng của người đọc trước đã , phải biết giữ lại phần sau để còn bán buôn dài dài .
Tuy chỉ có 400 câu thơ nhưng nếu tính theo dòng thì được tận hơn 1000 dòng thơ , vì mỗi dòng chỉ có sáu hoặc tám chữ nên nhiều khi không viết đủ ý được , Ông Chiểu đã rất tài năng làm cho nhưng câu thơ vừa nối tiếp nhau được mà vẫn giữ được vần thơ không bị ngang .
Vì viết bút lông nên chữ nào chữ nấy to bằng ngón tay cái nên 1000 dòng thơ viết được tận hơn 20 tờ giấy , vừa đủ làm thành một tập thơ mỏng.
Sách hời này sách được viết từng trang một, đợi cho khô mực lại sau đấy sỏ chỉ đóng thành tập .
Bắt buộc phải vậy vì nếu mua sách trắng về viết thì lật qua lật lại sẽ lem mực , mà đợi nó khô sẽ rất mất thời gian.
Đến chiều tối thì ông Lúy cùng thằng Sứt cũng mệt mỏi về đến nhà , chỉ có Thị Linh nhảy nhót là ôm đống trang sức với phấn son vào khoe hắn với Nguyễn Bành .
_ Anh Bành thấy đẹp không , hôm nay thầy mua cho em đấy !!
_ Ừ , đẹp nhất nhà rồi .
Thị Linh nghe vậy thì cười tít mắt , quên luôn ở nhà chỉ có mỗi thị là con gái .
Nguyễn Bành thấy em gái vui như vậy thì càng tin bọn con gái thích những thứ thế này , quyết tâm kiếm ra tiền để rước người đẹp về nhà.
Quang Anh nhìn ông Lúy với thằng Sứt về mệt đến mức ngồi tu hết cả ấm chè thì cảm thán .
Đúng là ở thời nào đi mua sắm cùng con gái cũng vất vả cả , võ nghệ đầy mình như ông Lúy cũng phải chào thua.
Hắn kéo Nguyễn Bành ra một bên rồi bảo thanh niên tìm ông Lúy nhờ đọc thử bản thảo xem có hay không , tuy là hắn rất tự tin vào tác phẩm của ông Chiểu , nhưng hai thời đại khác nhau xa quá , hắn sợ thị hiếu không giống.
Nguyễn Bành nghe xong cũng không nghĩ gì , hai người cùng kéo ông Lúy vào phòng , ông Lúy nghe xong đầu đuôi rồi nhìn mấy tờ giấy trên bàn .
Thở dài một cái rồi ngồi xuống giường .
_ Bọn mày đọc cho thầy nghe xem nào.
Ông Lúy trước kia cũng từng đọc thử cái văn kiếm hiệp của Nguyễn Bành nên cũng biết nó chán đến múc nào , cũng chẳng chông mong gì nhiều.
Phải nói là Nguyễn Bành viết thơ ca tả non sông cảnh đẹp cùng luận sách nghe rất hay , không hiểu sao lại cố tình đâm đầu vào cái văn kiếm hiệp này .
Chắc đây là cái mà người ta gọi là đam mê.
Nguyễn Bành cầm bài tập thơ lên rồi đọc .
Ông Lúy vốn ban đầu định nhắm mắt làm ngơ , nhưng khi nghe được mấy chục câu đầu thì bị bất ngờ vì lời thơ lục bát có vần điệu nghe rất êm tai , vừa có sự sâu sắc của thơ ca lại vừa lại dễ hiểu như đọc văn xuôi.
Hình tượng nhân vật khôi ngô , văn võ toàn tài có lòng hiệp nghĩa rất phù hợp hình tượng anh hùng trong lòng người bấy giờ. Nguyễn Bành đọc đến đoạn Lục Vân Tiên từ dã thầy để xuống núi đua tài cùng hào kiệt trọng thiên hạ , lại được thầy ban cho bùa phép phòng thân thì đã ngồi thẳng dậy.
Người thời nay rất tin sợ quỷ thần , những cũng đặc biệt thích nghe truyện tiên dị,giống như trẻ con hồi bé thích xem hoạt hình với Tây Du Ký , đặc biệt là trong thời kỳ thiếu thốn giải chí tinh thần như này càng khiến người ta tò mò hơn.
Ông Lúy thấy Nguyễn Bành đọc xong rồi thì hai người bốn mắt nhìn nhau, đưa tay cầm tấy sấp giấy trên tay con trai.
_Đưa đây thầy xem nào !
Quang Anh với Nguyễn Bành nhìn nhau lại quay ra nhìn ông Lúy đang say sưa đọc bản thảo, ông Lúy chỉ là hay viết sai chính tả chữ Nôm thồi chứ nhìn mấy chữ quen vẫn đọc được tuốt .
Ông thầy vừa đọc vừa vuốt râu rung đùi , mãi đến khi đọc xong vẫn còn thòm thèm .
Ông Lúy nhìn hai đứa nhìn mình đợi cho ý kiến thì "E hèm " một cái.
_Đúng là tác phẩm của đại thi hào viết có khác , dúng là hiếm có lại sâu sắc , bọn mày nên nhìn vào đấy mà học hỏi .
Nguyễn Bành mừng rỡ nhìn Quang Anh , vậy là thành công , đến cả thầy cũng khen hay thì chắc chắn người ta sẽ mua thôi.
Hai người bàn nhau là ngày mai đợi Nguyễn Bành tan học thì đi tim chỗ để in sách.
Đây cũng là lần đầu tiên hắn buôn bán ở thời này nên cũng hơi hồi hộp nên mãi cũng chưa ngủ được nên .
Sau đấy phải ra sân vừa chạy vừa chống đẩy đến khi mệt lử , hao hết tinh thần cho dễ ngủ .
Lúc này đang định xuống bếp xem có gì ăn không , thì thấy có người đang nấu nướng loạch xoạch .
Hóa ra là Thị Linh đang nấu thuốc.
_ Cô nấu cái gì đấy .
Thị Linh nhìn thấy hắn đứng ở cửa bếp hỏi thì trả lời.
_ Mấy hôm nay trở trời , thầy thấy hơi ho nên mua thuốc về bảo tao xuống đun lên .
_ Thầy bị ho có nặng không ?
Thị Linh lắc đầu .
_ Trái gió trở trời thôi , uống bát thuốc rồi nghỉ một hôm là khỏi.
Quanh Anh nhẹ nhàng "à' một cái .
Thị Linh thấy hắn nửa đêm còn mò vào bếp thì biết chắc định tìm đồ ăn rồi nên gọi hắn vào .
_ Mày đói à ? vào đây .
Xong rồi lấy que móc trong đống lửa ra hai củ khoai lang nướng hơi cháy cháy . đưa cho hắn một củ .
_ Cho mày một củ đấy .
Vừa cười vừa cầm củ khoai lang vừa thổi vừa bóc vỏ , khoai vừa nướng xong còn thơm và nóng lắm , nhưng hắn đang đói.
_ Con xịn ! hì hì !!
Thị Linh nhìn bộ dạng của hắn thì bật cười , nhìn vào hàm răng trắng tinh mọc đều đang gặm khoai của của hắn thì nói.
_ Mà mày cũng nhuộm răng đi , răng mọc đủ rồi đấy .
_ Nhuộm răng ấy ạ!!?
Cũng đang có ý định nhuộm răng, tính ra từ lúc xuyên không đến bây giờ hắn rất chú ý răng miệng, vì trước kia hắn bị sâu răng một lần rồi nên ám ảnh lắm , nó tê buốt không chịu được .
Nhưng dù hắn có chú ý răng miệng đến mấy thì thời này cũng không bằng kem đánh răng ,mà thời này không có , người xưa vệ sinh răng miệng cũng chỉ bằng cách súc miệng nước muối hặc là dùng một cành cây non cắn tòe ra rồi chà sát lên răng , người giàu hay quý tộc dùng kiểu gì thì không biết nhưng mọi người nhà ông Lúy đều dùng như vậy .
Có nhà nào cao cấp hơn thì ngậm cam quýt , mít , đào ... vào cho thơm miệng .
Mà cách trực tiếp nhất vẫn là nhai trầu cho the mát thơm tho.
Tuy điều kiện vệ sinh răng miệng kém như vậy nhưng chất lượng răng của người xưa cực kỳ tốt , đấy là nhờ nhuộm răng đen , người xưa đã biết dùng các loại thảo dược và thuốc để nhuộm răng giúp tranh sâu và hôi miệng rất hiệu quả .
Nhà ai có cụ già 70-80 tuổi mà nhuộm răng đen thì khác thấy , các cụ có tuổi rồi mà răng vẫn còn nhiều và đủ hơn những cụ không nhuộm.
Tuy là sau này người ta thích răng trắng nhưng Quang Anh thấy răng đen cũng rất đẹp , quan trọng hơn là hắn không muốn sâu răng nên chắc chắn sẽ nhuộm.
Thường thì trẻ con 10 tuổi thay xong răng sữa là sẽ nhuộm để bảo quản răng , hắn cũng vừa thay răng xong , đúng là lúc thích hợp để nhuộm.
Hắn gật đầu nói với Thị Linh.
_ Con cũng đang định nhuộm đây !!
Thị Linh bảo với hắn.
_Thế hay là mai mày nhuộm luôn đi , mai tao nấu thuốc cho mày với thằng Sứt nhuộm cùng luôn.
Trâu gật đầu .
_ Thế thì may quá , nhưng mai con phải đi với cậu Bành có việc rồi , tận chiều mới về được , cô nấu thêm thuốc hộ con với .
_ Ừ , mai tao nấu thêm cho , lúc nào về thì nhuộm .
Nói xong thì thuốc cũng nấu xong , Thị Linh chắt ra một bát đem lên cho ông Lúy.
Mùi thuốc sắc xông lên nồng nặc khiến hắn nhăn mũi lại , thấy Thị Linh lên nhà thì bắn cũng ngoạm nốt miếng khoai rồi chạy đi ngủ , mai còn bao việc .