Chương 30 : Thuận Thiên Hoàng Đế
Tháng mười hai âm lịch tiết trời đã vào cuối đông bầu không khí giá rét cũng bao trùm trên toàn Đại Việt . Nhờ công nghiệp hoá lò rèn than củi đã trở nên phổ biến hơn trước thị trường tiêu thụ được mở rộng thành ra nhiều nhà đều sử dụng than để sưởi ấm qua mùa đông này.
Bê tông cốt thép ra lò kết hợp công nghệ ròng rọc xe trượt bằng gỗ đẩy tốc dộ xây dựng nhanh đến chóng mặt . Chỉ trong vòng hai tháng thành Thăng Long đã được xây dựng hoàn tất đầy nguy nga tráng lệ . Kinh thành Thăng Long được xây dựng theo mô hình Tam trùng thành quách gồm: vòng ngoài cùng gọi là La thành hay kinh thành, vòng thành thứ hai là Hoàng Thành, giữa hai lớp thành này là nơi sinh sống của cư dân, lớp thành còn lại là Tử cấm thành hay Cấm thành hay Long Phượng thành là nơi ở của nhà vua.
Vòng thành ngoài được xây dựng hoàn toàn bằng gạch trát xi măng theo hình chữ nhật mặt thành rộng gần mười mét, chân thành rộng đến ba mươi mét. Lớp Hoàng thành phía trong được xây bằng bê tông theo hình lục giác phía ngoài có hào, mở 4 cửa: Tường Phù ở phía đông, Quảng Phúc ở phía tây, Đại Hưng ở phía nam, Diệu Đức ở phía bắc. Tử cấm thành được hệ thống hoàn thiện sau cùng được kiến thiến bằng đá và các loại gỗ quý hiếm, gồm có điện Càn Nguyên là nơi thiết triều hai bên tả hữu là điện Tập Hiền và điện Giảng Võ. Bên trái mở cửa Phi Long thông với cung Nghinh Xuân, bên phải mở cửa Đan Phượng thông với cửa Uy Viễn, chính Bắc dựng điện Cao Minh. Thềm các quan chầu vua gọi là Long Trì có hành lang chạy xung quanh. Đằng sau điện Càn Nguyên là điện Long An và điện Long Thụy làm nơi nhà vua nghỉ ngơi. Bên trái xây điện Nhật Quang, bên phải xây điện Nguyệt Minh, đằng sau là cung Thúy Hoa ấy chính là hậu cung nơi ở của các phi tần. Phía sau còn lập thêm vườn Thượng lâm để nuôi bách thú trồng cây cảnh thưởng ngoạn vui chơi.
(Tập hiền viện là học viện cao cấp chuyên nghiên cứu, giảng dạy kinh sử cho nhà vua, các Hoàng tử, Hoàng thân và quan lại cấp cao trong triều đình.)
….........................................................
Hôm nay là một ngày có ý nghĩa to lớn, vô cùng trọng đại đối với người dân của nước Đại Việt . Đèn hoa giăng kết ở khắp mọi nơi người người nhà nhà tưng bừng trảy hội . Bên ngoài đường lớn hoàng vệ quân luôn luân phiên không ngừng đảm bảo trị an ai cũng tươi vui hồ hởi hồi hộp mong ngóng Việt vương xưng đế.
Chính ngọ mặt trời đã lên tới đỉnh mang theo hơi ấm ít ỏi dịu đi cái rét mùa đông . Dân chúng từ lâu đã tập trung đông đảo bên dưới tường thành hướng ánh mắt chờ mong Việt vương xuất hiện .
Bỗng từ xa có tiếng vó ngựa truyền tới chỉ thấy Minh Vũ cưỡi ngựa nê thông người mặc giao lĩnh đi đầu tiếp đến là Hoàng Vệ quân theo sát phía sau khí thế uy nghiêm sừng sững như núi . Trên đài tế thiên khói hương nghi ngút Trần Minh Vũ tay cầm cây hương thật lớn cắm xuống lư hương váy lạy trời đất cao giọng :
– Sông núi có linh Thượng Thiên chứng giám .
Trộm nghĩ: năm đời đế đổi họ mà chịu mệnh, ba đời vương gặp thời mà mở vận, đạo có thay đổi, thời cũng biến thông, đấng thánh nhân vâng theo đạo trời để làm chủ tể trong nước, làm cha mẹ dân, chỉ có một nghĩa mà thôi.
Từ ngàn đời xưa nước Đại Việt ta đã có các bậc đế vương trị vì thiên hạ .(Tự cổ Đại Việt đế vương trị thiên hạ giả hữu hĩ. ) Hồng Bàng Thượng Tổ * khai triều mở nước Lạc Long Thái Tổ * trừ yêu tróc quỷ giữ vững giang san lại trải qua mười tám đời Hùng vương trị quốc Âu Lạc Thục Vương* kế nghiệp Văn Lang trải đến hơn hai ngàn năm thái bình thịnh thế muôn dân trăm họ hạnh phúc ấm no công lao cao cả sánh ngang Nghiêu Thuấn . Tiếc thay vận đổi sao dời vận nước suy yếu ngoại bang lăm le x·âm p·hạm non sông xã tắc chìm trong biển lửa con lạc cháu hồng hoá làm trâu ngựa trăm họ lầm than con dân ly tán . Các bậc tiên hiền thương xót chúng dân phất cờ tụ nghĩa giành lại non sông trước có Nhị Vương* sau có Hắc đế Nam Đế Triệu Vương* lại có Tiên Chủ Trung Chủ * Đình Nghệ * vùng vẫy một phương. Ngô Tiên Chúa * dựng nền độc lập Đinh Lý Trần Lê Nguyễn tiếp nối tiên hiền khai cương khoách thổ mở mang bờ cõi rạng danh sử sách nòi giống rồng tiên .
Nay xem khí thần rất hệ trọng, ngôi trời thật khó khăn, nhờ ơn trên các bậc tiên vương hiền đế trẫm chỉ lo không kham nổi, nhưng ức triệu người trong bốn bể đều xúm quanh cả vào thân trẫm, đó là ý trời đã định, không phải do người làm ra. Trẫm nay ứng mệnh trời, thuận lòng người không thể khăng khăng cố giữ sự khiêm nhường.
Trẫm chọn ngày 12 tháng chạp năm nay lên ngôi thiên tử đặt niên hiệu là Thuận Thiên năm đầu lấy tên nước là Đại Việt quốc . Nhân, nghĩa, lễ trí tín chính là đạo lớn của người, trẫm nay cùng dân đổi mới, vâng theo mưu mô sáng suốt của vua thánh đời trước, lấy giáo hóa để trị thiên hạ.
Lời vừa mới dứt thì trên bầu trời thần tích xuất hiện rồng bay lạc múa vang khắp cả một vùng . Chỉ thấy kim quang chiếu xuống bao quanh thân thể Minh Vũ trong phút chốc dị biến phát sinh . Kim quang tán đi để lộ ra Minh Vũ trên thân là bộ áo cổn mũ miện tay cầm hốt ngọc tràn đầy uy nghi .
Cổn Miện chính là loại lễ phục tượng trưng cho bậc đế vương, được sử dụng xuyên suốt trong lịch sử của nước Việt, chỉ bị phế bỏ vào thời Lê Trung Hưng mà thôi, chế tạo thứ này cũng cực kì công phu và đắt đỏ. Mũ Miện làm theo kiểu thời Đường, trên có ván chụp, đằng trước tròn, đằng sau vuông, đằng trước sa xuống, đằng sau nghếch lên, dài một thước sáu tấc, rộng tám tấc, đằng trước sa xuống bốn tấc, đằng sau sa xuống ba tấc, trước và sau đều có mười hai dây lưu, mỗi dây lưu xâu mười hai viên ngọc, lại dùng dây tảo để xâu ngọc. Kết hợp với mũ miện là áo cổn màu xanh sẫm, gần đen. Áo cổn của hoàng đế thêu 6 hoa văn: nhật (mặt trời) nguyệt (mặt trăng) ở hai vai, tinh (sao) sơn (núi) ở lưng, long (rồng) hoa trùng (chim trĩ) ở hai ống tay áo; Xiêm thêu 6 hoa văn: tảo (rong) hỏa (lửa) phấn mễ (gạo) tông di (cốc tế) phủ (rìu) và phất (hoa văn chữ Á 亞).
" Tinh . Chúc mừng ký chủ hoàn thành hai trên ba nhiệm vụ chính tuyến đầu tiên : Thống nhất quốc thổ, khai triều mở nước lên ngôi cửu ngũ chí tôn . "
" Tinh . Hệ thống ban thưởng ký chủ ngọc tỷ truyền quốc ×1 long ỷ bằng vàng × 1 quốc kỳ × 1 thuận thiên kiếm × 1 triệu hoán anh hùng thẻ × 10 triệu hoán quân đoàn thẻ × 5 triều phục ×10 thường phục ×10, lễ phục ×10 tiện phục ×10 hãn huyết bảo mã × 100 ngựa mông cổ × 1000 ngựa đột quyết × 1000, chiến tượng × 100 vàng × 50000 sắt × 200000 sắt wootz × 10000 đồng × 200000, bản vẽ chế tạo cung mông cổ × 1 bản vẽ chế tạo cung tên thổ ×1..."
" Long ỷ : ngai vàng chính hiệu được hệ thống làm từ vàng ròng nguyên chất ."
" Thuận Thiên Kiếm : trấn quốc chi bảo kiếm còn nước thịnh kiếm mất nước vong"
" Ngọc tỷ truyền quốc : Hoàng đế chi tỷ được làm từ vàng ròng bên dưới khắc chữ triện “Đại Việt thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỉ” (Ngọc Tỷ truyền quốc của nước Đại Việt, nhận mệnh lâu dài từ trời) nắm giữ khí vận của Đại Việt ."
" Hãn huyết bảo mã : tục xưng thần mã có thể ngày phi ngàn dặm không mỏi không mệt mồ hôi có màu đỏ như máu nên gọi là hãn huyết mã ."
" Sắt wootz : một khối thép có hình dạng như miếng bánh ngọt được mang đến từ Ấn Độ có thể chế tạo ra những thanh kiếm Damascus huyền thoại của Tây Á chém sắt như chém bùn nổi tiếng thời trung cổ ."
" Tinh . Phải chăng ký chủ kiến tạo quốc kỳ gia tăng khí vận ? " [ Có/ không ].
– Có .
Minh Vũ ngẫm nghĩ một lúc rồi lựa chọn lấy nền cờ màu đỏ làm tiêu chuẩn bên trên in hình chim lạc dương đôi cánh to lớn chính giữa là hình con rồng bay lên . Cờ vừa hoàn tất cũng là lúc dị biến phát sinh lần nữa chỉ thấy lạc - long trên trời gầm vang một tiếng long bay lạc múa phút chốc hoá hình vào trong lá cờ khí vận Việt tộc cũng theo đó dâng lên cuồn cuộn . Đại thần văn võ cùng dân chúng thấy hư ảnh chân long phía sau Minh Vũ liền đồng loạt quỳ xuống hô lớn :
" NGÔ HOÀNG VẠN TUẾ VẠN TUẾ VẠN VẠN TUẾ "
........................................................................
Hồng bàng Thượng Tổ : tức Kinh Dương Vương (tên húy là Lộc Tục) thuộc dòng dõi vua Thần Nông vốn được suy tôn là thủy tổ của người Bách Việt. Sử chép Kinh Dương Vương tên húy là Lộc Tục (祿續) là người hình thành nhà nước sơ khai đầu tiên vào năm Nhâm Tuất 2879 TCN, đặt quốc hiệu là Xích Quỷ ( ngôi sao đỏ ở phương nam )
Lạc Long Thái Tổ : Tức Lạc Long Quân tên húy là Sùng Lãm . Đức Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem là thủy tổ sinh ra dân tộc Việt Nam.
Nhị Vương : tức Hai bà Trưng, Trưng Nữ Vương ( Trưng Trắc Trưng Nhị ) .
Triệu Vương : Triệu Việt Vương Triệu Quang Phục làm vua nước Vạn Xuân từ 548 - 571 nhà Tiền Lý .
Tiên Chủ Trung Chủ : Khúc Thừa Dụ Khúc Thừa Hạo. Khúc Thừa Dụ được suy tôn là Khúc Tiên Chủ (曲先主) là tiết độ sứ người bản địa đầu tiên của Tĩnh Hải quân, đồng thời là người đặt cơ sở cho nền độc lập của dân tộc Việt sau hơn 1.000 năm thuộc Trung Quốc.
Ngô Tiên Chúa : Ngô Quyền còn được biết với tên gọi Tiền Ngô Vương (前吳王) là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng, chính thức kết thúc gần một ngàn năm Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, lập ra nhà Ngô, trị vì từ năm 939 đến năm 944.