Đệ Nhất Đế Quốc
[ Ốm nặng, nên hoãn hai hôm. Mong mọi người thông cảm. Cầu đánh giá, đề cừ. Sẽ dần ra thường xuyên hơn.]
Thời buổi này, việc truyền tin tức vẫn còn nhiều hạn chế, cộng với Nguyễn Hoàng muốn âm một tay, nên khi quân Trịnh rút đi được 1 ngày thì quân ta mới nhận được. Xem xong báo cáo, tướng lĩnh ai sắc mặt cũng đen kịt, Bùi Văn Khuê ngực phập phồng, nói:
“ Thưa bệ hạ, kẻ này bội ước, chúng ta không thể tha được. cần cho chúng một bài học.”
Hoàng Ái Quốc gật đầu:
“ Vậy ái khanh có cách nào không.”
Bùi Văn Khuê đáp:
“ Thần kiến nghị, giết cha con Nguyễn Hải ( - con Nguyễn Hoàng đang được giữ lại làm con tin).”
Bên cạnh, Mạc Kính Cung chen ngang:
“ Thưa bệ hạ, Nguyễn Hoàng có nhiều con, giết Nguyễn Hải hắn cũng chẳng đau lòng. Chúng ta giữ lại và thả đi, có thể cho thấy sự nhân từ của người.”
Hoàng Ái Quốc không đáp, nhìn một lượt:
“ Có ai có ý kiến nào khác không?”
Đào Duy Từ bước ra:
“ Thưa bệ hạ, chúng ta có thể mượn mượn dao giết người.”
Trầm ngâm, tiếp:
“ Con trai Bùi tướng quân, dù đã được thả, nhưng có lẽ đám Ám vệ của Nguyễn Hoàng còn ở sau. Chúng ta nếu vọng động, sợ là không ổn. Thần định bầy kế, đợi ổn định Thăng Long, sẽ để Bùi Văn Nguyên cùng Nguyễn Hải mang chiếu dụ hàng vào Tây Đô. Phối hợp với Thái Thượng Hoàng, ám sát Trịnh Tùng, rồi đổ tội cho Nguyễn Hải. Để hai họ Nguyễn, Trịnh tàn sát lẫn nhau.”
Nghe xong, không chỉ Hoàng Ái Quốc mà những người khác cũng nhìn sang, ánh mắt cũng đầy xem trọng. Bầu không khí bỗng chốc lúng túng, Hoàng Ái Quốc khẽ ho, đáp:
“ Rất tốt. Vậy theo cách của Đào Duy Từ mà làm.”
Rồi bước xuống vỗ vai:
“ Vất vả cho gia đình ái khanh. Việc thành, ta sẽ cho phép chi họ Bùi được lấy lại họ Lê, đưa vào giả phả. Tiên phụ, cũng được thờ tự ở Hoàng lăng.”
Bùi Văn Khuê ôm quyền:
“ Cảm ơn bệ hạ.”
*
Bàn bạc xong, Hoàng Ái Quốc bước ra, cười lớn, triệu tập ba quân, cao giọng:
“ Thái Tổ trên cao, cùng các tiền nhân đã ủng hộ. Trịnh Tùng thấy thế quân ta lớn mạnh, đã mất mật mà bỏ chạy. Phòng tuyến của bọn chúng chỉ còn vài ngàn người khốn khổ như chó nhà có tang. Vì hạnh phúc của dân tộc, vì anh linh những người đã ngã xuống. Các ngươi hãy cùng ta xông lên, tiến về Thăng Long, trung hưng nhà Lê, đưa Đại Việt trở về thời Thịnh trị.”
“Giết! Giết!” Binh lính hô vang. Hoàng Ái Quốc hài lòng, chậm rãi đi về phía trống trận, đánh liên tiếp ba hồi:
“ Uỳnh! Uỳnh!”
Sĩ khí càng lên cao, Bùi Văn Khuê mặc áo giáp bào, đứng trên lâu thuyền, chỉ huy quân thẳng tiến, khi tới gần, nhìn Nguyễn Khải vẫn thản nhiên tham chiến. Cũng biết kẻ có tài, anh hùng trọng anh hùng, Bùi Văn Khuê kích bác:
“ Trịnh Tùng cùng tôn thất đã chạy. Ngươi còn 5000 quân, liệu có chống đỡ được không? Mau chóng quy hàng đi. Niệm tình cũ, ta sẽ xin bệ hạ không giết hại ngươi và binh sĩ. Đồng thời có thể cho ngươi nguyên chức, nếu lập đại công.”
Nguyễn Khải biết ở lại sớm là cái chiến, nhưng ơn Trịnh Tùng với gia đình hắn rất lớn, khinh bỉ:
“ Ngựa tốt không ăn cỏ cũ, trung thần không thờ hai vua. Ta không phải cái loại tham sống sợ chết như ngươi.”
Bùi Văn Khuê trong lòng bực lắm, nhưng thấy Hoàng Ái Quốc đang Đắc Nhân Tâm, cũng muốn tìm thêm phe cánh, thở dài:
“ Mạng con người cũng chỉ có một, ngươi không tôn trọng mình thì đòi hỏi ai tôn trọng ngươi. Với con trai muốn làm đại nghiệp phải biết co biết duỗi mới làm nên đại nghiệp. Như Thái Tổ năm xưa khi thế yếu, để tích xúc, cũng từng nhiều cử người xin hàng nhà Minh, nhận chức quan nhà Minh ban. Cuối cùng tạo lên cơ nghiệp, đưa dân chúng thoát khỏi lầm thân ư? Ngươi ăn lộc tiên hiền, kêu trung với nhà Lê, sao không học theo gương sáng đó.”
Nguyễn Khải cắn răng:
“ Đừng mong hồ ngôn loạn ngữ mà đánh lừa ta. Theo ta giết.”
Dứt lời, Lâu thuyền vọt qua phòng tuyến, những cung thủ bắn tới tấp. Vài tên lơ đễnh ngã xuống. Bùi Văn Khuê nhìn cũng không nhìn, cho thuyền bắn trả, cao giọng:
“ Các ngươi nếu chết, thì hãy nhớ rằng kẻ hại chết các ngươi chính là chủ tướng các ngươi. Những kẻ vì lợi ích, mà đạp dân đen trên ngọn lửa hung tàn.”
Nguyễn Khải nhìn ánh mắt quân lính dao động, quát lớn:
“ Giết.”
Ba lâu thuyền khác lao lên, những thuyền nhỏ cũng tiếp bước. Cuộc đâm va chính thức bắt đầu. Mà cuộc chiến nào cũng ác liệt. Tiếng la khóc thảm thương, dòng sông càng thêm đỏ. Nhiều lúc, quân Trịnh chém khí thế, dù yếu cũng khiến quân ta chùn chân. Hoàng Ái Quốc đánh trống trợ uy, Bùi Văn Khuê cũng đích thân xung phong đốc thúc, nhiều phó tướng tiến hành hô:”Giết! Giết!” trợ uy. Sau hơn 1 giờ phòng tuyến quân Trịnh dần sơ xác. Chung quanh, những xác thuyền bị đốt chạy xụi chơ, ngọn lửa bốc lên cùng mùi thịt khét lẹt. Nguyễn Khải bị quân ta bao vây, tay vẫn đung đưa đoản đảo, chém lấy kẻ tới gần, đồng thời liếm giong máu trên mép, cười vang:
“ Haha. Có giỏi lại đây chiến với ta. Tên nghịch tặc, Lê Duy Từ. Tên chó săn, Bùi Văn Khuê.”
Hoàng Ái Quốc đứng từ xa, thở dài:
“ Kẻ này có tài, tiếc là không thể trọng dụng.”
Sau đó Hoàng Ái Quốc kéo căng trường cung rồi khẽ buông tay: “Viu! Viu.” Mũi tên lao theo ngọn gió xuyên thẳng, đâm trúng yết hầu. Máu trào dâng, Nguyễn Khải không cam tâm ngã xuống, xung quanh binh sĩ thấy thế hô vang:
“Bệ hạ anh minh! Bệ hạ anh minh!”
Hoàng Ái Quốc buông xuống, đánh trống lui binh. Bùi Văn Khuê thấy Nguyễn Khải chết, quân lính đang hoang mang, tính đuổi theo, nghe vậy, ánh mắt nhìn lại hoang mang không hiểu, nhưng cũng tuân lệnh lui lại. Hoàng Ái Quốc ngồi lên một thuyền tiến lên, cao giọng:
“ Chiến tranh là điều không ai muốn. Chiến tranh giết đồng bào thì càng không muốn hơn. Vương quyền không phải thứ ta ham mê, điều ta muốn là xây dựng một đất nước giầu mạnh, dân có cái ăn, cái mặc. Ai ai cũng có thể biết chữ…Ta nói với các ngươi với tư cách của những người con máu đỏ da vàng, không phải bề trên bề dưới.”
Trầm ngâm, tiếp:
“ Các ngươi chiến đấu gì, không phải chiến đấu vì gia đình ư? Giờ ta mang theo tư tưởng Lạc Việt trở lại, một lần nữa sống dậy, lần nữa sáng rõ như ngàn năm Văn hiến, hàng ngàn năm độc lập. Các ngươi muốn chống lại bản tâm của mình ư. Hãy buông vũ khí xuống, quay lại sát cánh cùng ta.”
Toàn bộ nhìn nhau, ném xuống vũ khí, quỳ gối:
“ Bệ hạ anh minh! Bệ hạ anh minh!”
Hoàng Ái Quốc bật cười:
“ Không phải ta anh minh mà là Đại Việt muôn năm! Người Việt muôn năm!”
Toàn bộ đáp:
“ Đại Việt muôn năm! Người việt muôn năm!”
Bỗng lúc này, lời hịch văng vẳng lại truyền về:
“ Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Muôn thuở nền thái bình vững chắc.”
Không còn sự cản đường, quân ta thoải mái tiến lên. Đám Khinh Kỵ sớm truyền lại lời, đồng thời dán nguyên tắc ‘ba không’, nên khi Hoàng Ái Quốc bước xuống, trong thành dân chúng, hô vang.”
“ Đại Việt muôn năm! Người Việt muôn năm!”
Hoàng Ái Quốc trong lòng nghẹn ngào. Người dân học chỉ lo cơm áo gạo tiền, ai làm chủ cũng được, miễn chính sự yên, mùa màng thuận lợi, thuế má buông lỏng. Chính vì vậy, họ là lực lượng đi đầu trong mọi cuộc chiến, nhưng lợi ích là ít nhất. Có lẽ tới tận khi CNXH ra đời, áp dụng vào thì dân mới bớt khổ. Hoàng Ái Quốc khẽ nói:
“ Mọi người đứng lên đi. Đứng hết lên đi.”
Thấy không ai đứng, Hoàng Ái Quốc tiến tới một lão già, ân cần:
“ Cụ ơi, cụ đứng lên đi. Mà sao cụ còn phải làm việc. Con cái đâu?”
Cụ già run run:
“ Bẩm bệ hạ, mấy năm trước chiến loạn, con trai thần bị ép đi lính 1 năm và được cho một khoản. Nhưng cuối cùng chỉ có được 1 lượng bạc. Lão ăn dè dụm, cùng hàng xóm giúp đỡ, cũng chỉ qua được mấy hôm. Ba năm rồi, mà con lão chưa về? Lão cũng không thể ăn nhờ ở đậu, nên phải ra đường mưu sinh.”
Hoàng Ái Quốc ôm cụ già khẽ động viên, hứa thay đổi. Sau đó hỏi một đứa bé. Trẻ con luôn là người thật nhất, bô bô:
“ Gia đình con mấy nay phải lấy rau cỏ để ăn. Con mong người có thể cho gia đình con ăn đủ.”
Tiếp sau là những người khác. Càng hỏi càng đau thương: mồ côi từ nhỏ phải lang bạt ăn xin; mẹ đẹp bị đám quan phủ ép giết cả nhà; đắc tội một tên, bị tru di tam tộc…Từng sống ở Thăng Long, nhưng những góc khuất này, thật sự, Hoàng Ái Quốc mới lần đầu, nghe tường tận, trực tiếp. Quan viên cúi đầu. Hoàng Ái Quốc lấy vạt áo, lau nước mắt, nghẹn ngào:
“ Ta xin hứa. Nếu ta tại vị, sẽ giải quyết mọi phiền hà của người dân. Đưa Đại Việt hùng cường. Sánh vai cùng các nước trên thế giới.”
Tự do! sao có thể dựa vào kẽ địch ban phát! tự do chính bản thân mình giành lấy.