[Đam Mỹ] Mang Không Gian Đi Làm Nông

Chương 36: Lý viên ngoại hài lòng




Đĩa thịt bò gần thấy đáy, Lý Tiền bèn chuyển sang món thứ ba “tôm cuộn cải xanh”. Tôm loại to đã được lột vỏ, cắt bỏ đầu đuôi và lấy chỉ trên lưng. Bên ngoài cuộn bằng lá cải xanh, quấn vòng quanh che mất thân tôm bên trong. Kèm theo những cuộn tôm cải xanh là một chén nước chấm, kèm một chén nhỏ đựng ớt cắt lát tròn để những ai muốn ăn cay có thể dùng.

Lý viên ngoại tò mò gấp lát ớt lên xem, bất ngờ khi thấy quả lửa ( ớt ) xuất hiện trên bàn ăn. Loại quả lửa này có màu đỏ đẹp mắt, nên thường được trồng làm cây cảnh. Nhưng do mùi nó tỏa ra quá gay mũi, cộng vị quả cay cháy lưỡi, nên mọi người cũng hạn chế trồng, sợ con cháu nhỏ không biết mà ăn phải.

Trước tiên, Lý Tiền gấp một cuộn tôm cải xanh cho vào nước chấm rồi cúi đầu ăn. Tôm tươi ngon, dù chế biến vẫn giữ được độ giòn và ngọt thịt. Cải ngọt ngào, vị rau xanh còn nguyên vị. Nhưng đặc biệt phải kể đến chén nước sốt kèm theo. Nước sốt có vị hơi ngọt, ban đầu ông cho rằng đây chẳng qua là nước mắm hay nước tương, nhưng hóa ra ông quá lầm. Nước đặc sệt, không rõ trong đó có gì nhưng rõ ràng có vị thịt, vị mặn mặn của nước mắm, vị chua nhẹ của me. Tất cả hòa quyện vào nhau, khi kết hợp với cuộn tôm cải xanh thì như nổ tung trong miệng. Khiến bản thân hận không có thêm vài cái miệng để ăn không ngừng.

Cẩn thận gắp một lát ớt để vào chén nước chấm, vị cay hòa cùng các vị nguyên bản các kích thích cảm giác thèm ăn. Loáng một cái, hơn mười cuộn tôm cải xanh đã được ông ăn vào bụng. Dẫu vậy vẫn còn thấy thèm.

Lý viên ngoại đầy mong chờ chuyển qua món thứ tư “cua xào me sốt hành”. Cua đây không phải nguyên thân cua cả vỏ như từng thấy, thịt cua được rút ra thành từng khối, không hề bị biến dạng. Thịt cua được xào chung với me trên lửa nhỏ, thêm chút đường rồi để vị chua ngọt này thấm vào thịt. Sau đó hành được phi thơm, thêm các gia vị vào tạo thành nước sốt. Vị hành nguyên bản được giữ nguyên. Đợi thịt cua đã hút hết số nước me vào trong, đầu bếp cho nước sốt hành vào, đảo quanh một hồi thì cho ra đĩa. Phía trên trang trí bằng vài sợi ngò xanh.

Lý Tiền dùng muỗng múc một khối thịt cua đưa vào miệng. Quả như trong dự liệu, ngon không thể nói thành lời. Dù thịt cua rất ngon, nhưng đây không phải là món ăn ưa thích ở Đại Hạ. Khi chế biến, món cua này chủ yếu được luộc lên, rồi mới bóc vỏ ra ăn. Nhưng thứ nhất sau khi luộc vị ngọt của thịt đã giảm bớt, thứ hai thân cua quá cứng, người ăn phải vật vã thật lâu mới ăn được một ít. Nên món thịt cua chỉ xuất hiện trên bàn cơm kín trong gia đình, hiếm khi nào được đưa lên bàn cơm lớn.

“Mỹ Thực Lâu” đã phá vỡ nguyên tắc đó. Thứ nhất, thịt cua được hấp cách thủy rồi mới được chế biến, nên độ ngọt của thịt vẫn giữ nguyên. Thứ hai, đầu bếp đã giúp rút sạch thịt cua ra, người ăn chỉ việc ăn là được, không sợ bẩn tay. Cuối cùng, gia vị nếm quá ngon rồi. Vị hăng nhẹ của hành không hề làm thịt cua khó ăn, ngược lại càng làm cho thịt cua thêm hồi vị, dù đã nuốt xuống bụng, vị cua vẫn bám nguyên trên đầu lưỡi, gây nhớ nhung khôn nguôi.

Xử lý sạch đĩa cua, Lý Tiền quay qua món cuối cùng “canh bò cay”. Như tên gọi của nó, vị chủ yếu của canh này là “cay”. Nước canh nấu cùng ớt tươi hơn nửa canh giờ, để vị cay hòa cùng chất nước, sau đó ớt được vớt bỏ. Thịt bò xắt lát mỏng, sau khi ướp gia vị thì xào gấp trên chảo nóng. Thịt bò vừa tái đi, đã được đổ vào nồi nước canh đang sôi. Sau đó thêm gia vị, trước khi nhấc xuống thì cho vào đó thêm đĩa mướp đắng ngâm chua đã được cắt thành từng khoanh mỏng. Đợi đến lúc món ăn được dọn lên bàn Lý viên ngoại, mướp đắng vẫn còn xanh.

Trước tiên ông hớp một miếng nước canh, cảm giác đầu tiên là vị cay xé lưỡi. Chưa kịp la lên thì vị cay đã bị thay thế bằng vị thơm ngọt của thịt bò, vị mặn ngọt của gia vị. Thoang thoảng trong đó là vị đắng và chua của mướp đắng, nhưng vị này rất nhẹ, phải cẩn thận lắm mới nhận ra.

Lý Tiền nhăn mày gấp một khoanh mướp đắng bỏ vào miệng. Thật bất ngờ, vị không hề giống như ông nghĩ. Mướp đắng đã được chế biến, ngâm chua cùng dấm đường, nên khi ăn không thề đắng gắt miệng, mà nó được khống chế vừa phải, hòa cùng vị chua của dấm, vị ngọt của đường.

Thịt bò xắt lát rất mỏng, khi gấp lên lại có thể nhìn xuyên qua miếng thịt, thấp thoáng thấy hình ảnh đằng sau. Nhưng độ dai của thịt bò giúp nó không bị vỡ ra. Thịt bò vừa vào miệng đã truyền đi chất nước canh mà nó vẫn luôn giữ trong mình ra, người ăn vừa cắn nhẹ, miếng thịt đã vỡ tan ra, thơm nồng, ngon ngọt, cay cháy lưỡi nhưng ngon chết người.

Đây có thể nói là bữa ăn ngon nhất trong cuộc đời của Lý Tiền. Sau khi niếm thử các món, ông không kịp thốt lên tiếng nào mà vội cúi đầu gấp liên tục. Tiếng xì xục cùng mùi thơm truyền đến những bàn bên, có mấy người đã ăn xong bữa rồi, nhưng không hiểu sao vẫn thấy đói, thế là dù đã thanh toán tiền, vẫn ngồi đó nhìn Lý Tiền vùi mặt ăn.

Một khách nhân kéo Tề Quang lại, khó chịu.

-Này tiểu nhị, tại sao món thịt bò hầm tiêu xanh của bàn bên đó lại không giống món ta gọi? Mùi hương rõ ràng khác như vậy. Tửu lâu của ngươi sao món ăn lại nấu không đồng nhất hả?

Tề Quang vội cười đáp.

-Khách quan hiểu lầm rồi. Sở dĩ món ăn bên đó khác với món ngài gọi là do Lý viên ngoại gọi món do lão bản của tiểu dân nấu. Nên hiển nhiên phải khác món ngài gọi do đầu bếp của quán rồi.

-Cái gì? Đó là do lão bản của ngươi nấu, lão bản ngươi sao lại nấu ngon được như vậy. Sao lúc nãy ngươi không nói rõ với ta?

-Khách nhân đừng giận. Trên thực đơn có ghi rõ hai cột giá tiền, lúc nãy tiểu nhân cũng đã nói rõ với ngài. Còn chuyện hương vị như thế nào, phải đợi các khách nhân như ngài nếm thử rồi đánh giá rồi. Dù sao giá tiền khác nhau, hiển nhiên chất lượng là không giống rồi.