Đại Việt Bá Nghiệp

chương 3: Khởi đầu mới




chương 3: Khởi đầu mới

Tuấn đang cố gắng thích nghi với cơ thể mới này, cũng phải mất một thời gian hắn mới quen được với việc được gọi là bằng một cái tên khác. Giờ hắn đang đi dạo trong hậu viên trong phủ Phú Xuân, phải nói nó đẹp như tranh. Nơi đây cũng là nơi Toản thích đến nhất trong khoảng thời gian này, khung cảnh ở đây giúp Toản vơi đi phần nào phiền não.

Hắn quay lại nhìn Linh nhi và đoàn tùy tùng theo sau hắn bao gồm có một thái giám và một đám người hầu nữa. Từ sau lần b·ất t·ỉnh trước, số người theo hầu hắn tăng lên gấp đôi. Từ một vài người rồi trở thành bây giờ, tất cả đều nhờ ơn mẫu hậu của hắn. Hắn dù cảm thấy hơi khó chịu, nhưng hắn biết mẫu hậu làm vậy là lo cho hắn.

Chúng người hầu thấy thái tử quay ra nhìn liền cúi đầu đợi sai bảo, nhưng đợi mãi không thấy Toản lên tiếng. Hơi mất bình tĩnh Linh nhi ngẩng đầu lên nhẹ nhàng hỏi:

“Thái Tử có gì sai phó chúng tiểu nhân ạ?”

Nếu là trước kia nếu không có sự cho phép của điện hạ tự tiện ngẩng đầu, chắc chắn nàng sẽ bị quát cho một trận. Thế nhưng dạo gần đây thái tử bỗng trở nên lành tính một cách kì lạ, không quan tâm nhiều đến lễ nghi, thậm chí còn tỏ ra khó chịu với chúng. Nên Linh nhi mới bạo gan hỏi như vậy. Toản nghe thấy thế biết mình lại lạc trôi đi nơi nào, quay ra mỉm cười với Linh nhi nói:

“Không có gì ta vừa rồi chỉ nghĩ đến một chuyện thôi, chúng ta đi tiếp nào.”

Đám nô tài thấy Toản cất bước liền ngẩng đầu lên đi theo lưng hắn. Phải nói những ngày gần đây điện hạ bắt đầu hành sử khác đi, luôn chắp tay sau lưng mắt nhìn xa xăm như luôn suy tư điều đó. Trước kia chúng nô tài còn có thể dựa vào sắc mặt để đoán được suy nghĩ của hắn. Còn giờ đây điện hạ của chúng quả thâm sâu khó lường, không để ai đoán được mình đang nghĩ gì

Trên đường đi hắn bảo Linh nhi nói cho hắn nghe tình hình thế sự gần đây. Đây không biết là lần thứ bao nhiêu thái tử bảo nói nữa rồi, nhưng nàng còn cách nào khác đâu. Chỉ biết tường thuật lại những gì mình nghe được từ đám cung nữ.

Theo đó Quang Toản biết được, hiện giờ hắn đã sống lại vào giữa hạ năm 1789. Cách thời điểm vua à không cha của hắn, Quang Trung đánh tan 20 vạn quân Thanh tại trận Ngọc - Hồi Đống Đa. Người nào không biết chứ với một nhà khảo cổ, kiêm một sử gia như hắn biết chỉ không quá 3 năm nữa thôi phụ hoàng hắn sẽ băng hà.

Mà theo các nhà sử gia nghiên cứu được qua các tư liệu cổ, thì có khả năng Quang Trung q·ua đ·ời vì xuất huyết dưới màng bệnh. Để kiểm chứng điều đó những ngày gần đây hắn có mò sang chỗ thái y, để hỏi thăm sức khỏe của phụ hoàng. Theo lời thái y nói hoàng thượng trước đây mỗi khi chuyển mùa thì luôn nhức đầu mấy hôm. Đặc biệt sau lần đấu võ với huynh trưởng thì tần suất cơn đau ngày càng nhiều, có hôm thậm chí còn thổ huyết. Thái y đã khám nhiều lần vẫn không bắt được bệnh gì.

[ Bắt được mới là có vấn đề đó, biết ở thời hiện đại người ta phải sử dụng bao nhiêu máy móc để khám bệnh không. Mấy ông chỉ dùng bắt mạch với kim châm làm sao hiểu được ]

(chú thích: bên trong dấu [ ] là suy nghĩ của nhân vật, mà ở đây là Toản)

Còn tại sao hai huynh đệ tây sơn đánh nhau dù thái y không nói, hắn cũng có thể đoán được phần nào. Theo một vài ghi chép thì hai người xích mích vì việc đánh bắc hà. Trong khi huynh trưởng Nguyễn Nhạc muốn ở lại nam kì phát triển, thì phụ hoàng của hắn muốn thống nhất đất nước. Từ đó hai người xích mích.



Theo hắn thì có vẻ như v·ết t·hương không nghiêm trọng lắm, phụ hoàng vẫn có thể sử dụng khinh công đến gặp hắn mà. Thế nhưng theo thái y trong cung họ lại không nói như vậy, theo họ tuy v·ết t·hương ngoài đã lành nhưng nội thương vẫn còn, nếu không chữa thì sẽ để lại ám tật dẫn đến mất hết nội lực thậm chí là c·hết.

Do võ công của ba anh em nhà Tây Sơn khác biệt, người dính phải chưởng pháp của họ đa phần là khó lòng chữa khỏi, khi thái y chữa trị cho hoàng thượng nếu không cẩn thận cũng có thể bị dính chưởng pháp mà mạng vong. Rất may là võ học của họ đều như nhau nên có thể kiềm chế được, nhưng không được lâu đâu theo thái y thì cùng lắm là 3 năm. Sau đó nội thương sẽ phá hủy bên trong cơ thể Hoàng Thượng, tất nhiên vẫn có cách chữa đó là nhờ đệ tử của Hoa Đà chữa trị, nhưng nhà Thanh đâu phải kẻ ngu muốn thấy kẻ chống đối họ sống.

Tất nhiên còn một giải pháp nữa đó là nhờ thần y Lãn Ông tiếng tăm, nhưng ông không thích dính líu đến quyền thế nên luôn tránh mặt ở ẩn. Nếu Toản đã trở về rồi thì hắn nhất quyết không để cho mọi thứ như nữa, hắn sẽ đảm bảo phụ hoàng khỏi bệnh. Vì ông chính là bức tường ngăn cản mọi sự xâm lược đến từ bên ngoài, và một ngày nào đó hắn sẽ gánh trọng trách đó trên vai. Hắn phất tay ý bảo Linh nhi không cần nói nữa rồi bảo lão thái giám kể các sự vụ trong cung cho hắn nghe.

……………..

Kể từ khi thái tử tỉnh dậy đến giờ được ở đây được hai tuần kẻ hầu người hạ trong cung đều nhận thấy một điều không đúng ở thái tử, nếu như trước kia thái tử chỉ như một đứa trẻ bình thường ngày chơi đùa tối ngủ nướng thì bây giờ thái tử lại bắt đầu chỉ huy việc trong cung cấm, chăm chỉ đọc thư sách, đọc một lần không bao giờ quên, ăn nói ra dáng của một quân vương.

Nghe được tin này từ thái giám Quang Trung mừng rỡ đích thân khảo nghiệm thực hư câu chuyện. Nhờ vào kiến thức từ kiếp trước mà Quang Toản đã có thể hoàn thành khảo nghiệm dễ dàng. Điều đó khiến cho vua mừng ra mặt khen ngợi Quang Toản hết lời. Và trong những ngày này Quang Toản cũng nhận thấy một sự thay đổi đến từ mình đó là hắn có thể cảm nhận được mọi thứ xung quanh kĩ càng hơn, học một hiểu mười không những thế những kí ức cũ cũng không hề mất đi mà lưu trữ lại trong đầu hắn, nếu hắn muốn hắn có thể chiếu lại những kí ức đó trong đầu như một cuốn phim vậy.

Thế nhưng lại có một điều mà hắn ghét nhất và khó thành thạo nhất khi ở đây đó là hắn phải viết chữ bằng bút lông. Ôi trời! Ai bảo hắn có được cầm bút lông bao giờ đâu, không kể đến chữ của hắn cũng chả đẹp đẽ gì viết cứ siêu siêu vẹo vẹo dù được sư gia kèm cặp cũng không khá hơn là bao. Mẫu hậu thì luôn an ủi hắn khi đến thăm:

“Toản nhi, con không chớ vội nản chí, tường thành đâu phải ngày một ngày hai là có thể dựng lên được cần phải có thời gian, con không cần phải vội.”

Hắn cũng không quan tâm lắm với chữ viết của mình lắm nên khi nghe mẫu hậu bảo thế cũng chỉ cười trừ, điều làm hắn bận lòng không phải thứ này mà là sớm ngày tiêu diệt thế lực ngoại bang đang ngấp nghé đại việt bây giờ như Nguyễn Ánh hay quân Pháp. Trước tiên để làm được điều đó hắn cần quyền lực và thế lực của mình để khi Quang Trung mất hắn có thể không phải lo sợ b·ị c·ướp ngôi hay bị á·m s·át.

Cũng vì nỗi sợ bị tiêu diệt khi còn trong trứng này mà hắn mấy ngày hôm nay lảng vảng trong quân doanh nhiều lần để rèn luyện thân thể, nhưng dù sao hắn cũng còn nhỏ nên không dám luyện tập quá nặng mà chỉ luyện tập nhẹ nhàng nâng cao khả năng phản ứng của mình, những binh tướng cũng bắt đầu làm quen với sự có mặt của thái tử trong doanh.

Mà căng thẳng nhất phải nói đến chủ tướng của doanh trại do lúc đầu sợ sẽ mạo phạm đến thái tử, nhưng Quang Toản lệnh không cần chú ý đến hắn mà cứ cho binh lính tập luyện như thường, vua Quang Trung cũng ngầm cho phép điều này nên hắn mới dám rèn luyện cho thái tử chứ không hắn sẽ phải lau cổ đợi chém đầu là vừa.

Trong sân luyện võ Quang Toản đang đứng múa võ theo các binh sĩ, dù không được nhuần nhuyễn như binh lính nhưng hắn cũng rất cố gắng học tập, tất nhiên chỉ là những thế võ cơ bản thôi không quá phức tạp và quá sức hắn. Thủ trưởng huấn luyện tiến lại gần Quang Toản nói:



“Thái tử hôm nay tới đây thôi ạ, nếu người mà còn tập tiếp thần sẽ bị hoàng hậu trách phạt vì để người tập quá sức đấy ạ.”

Quang Toản múa một lúc rồi dừng lại quay lại nhìn thủ trưởng huấn luyện rồi mỉm cười nói:

“Được rồi cô gia biết rồi, sao ngươi lại ở đây không phải ngươi hiện giờ nên huấn luyện quân sao?”

“Dạ, Hoàng thượng lệnh cho thần thông báo cho người hồi cung có chuyện gấp ạ.”

“Ngươi có biết là chuyện gì không?”

“Dạ nô thần không biết.”

“Được rồi, ta sẽ hồi cung bây giờ.”

Quang Toản mặc lại quần áo, ra kiệu đã chuẩn bị sẵn ngoài doanh rồi lên đường hồi cung. Trên đường hắn tự hỏi phụ hoàng có chuyện gì gấp mà triệu hắn về cung như thế này. Dựa trên trí nhớ của hắn trong 3 năm này mọi thứ khá yên bình không có chiến loạn mới phải chứ nhỉ. Nghĩ mãi không ra hắn quyết định không nghĩ nữa mà đợi xem diễn biến. Tại Thư phòng trong hoàng cung, Quang Trung đang ngồi nghe tin mới được truyền về từ thân tín của hắn tại Bắc Hà. Quang Trung nghe xong tin đập bàn giận dữ nói:

“Cuối cùng cái đuôi của ngươi cũng lộ ra rồi sao Nguyễn Hữu Chỉnh, dám cả gan chiếm Bắc Hà thật hỗn xược, may cho quả nhân là luôn có mật thám theo dõi nên mới biết được việc, nếu ngươi biết an phận mà ở đó quả nhân sẽ không chấp nhặt làm gì, nhưng giờ ngươi đã muốn c·hết ta sẽ cho ngươi toại nguyện.”

Đúng lúc này Quang Toản bước đến cửa phòng và nghe được cuộc hội thoại. Hắn bối rối không biết mình có nghe nhầm không vì theo hắn biết Nguyễn Hữu chỉnh đã bị Quang Trung g·iết rồi mà sao ông ta có thể còn sống đến tận bây giờ cơ chứ. Quang Toản bước vào phòng với sự ngờ vực bước đến gần Quang Trung, hắn khom người mở miệng nói:

“Bẩm, phụ hoàng thưa con có chuyện gì ạ?”

Thấy Quang Toản bước vào Quang Trung bớt đi mấy phần giận dữ nói với hắn:

“Hoàng nhi, không cần trang trọng như thế, trước giờ ta không để con tham gia triều chính vì còn nhỏ nhưng mấy ngày hôm nay con biểu hiện thật sự là ngoài ý muốn của ta nên ta quyết định cho phép con tham gia cuộc gặp này để chuẩn bị cho ngôi vương sau này.”

“Nói lại những gì ngươi vừa báo với ta đi.”



Quang Trung ra lệnh cho mật báo, báo cáo lại những điều vừa nói cho Quang Toản nghe. Sau khi nghe xong hắn biết được tại thời điểm này Nguyễn Hữu Chỉnh không c·hết ở năm 1787 vì làm phản mà đến tận bây giờ ông mới làm phản, điều đó khác với lịch sử mà hắn biết. Có lẽ vì hắn trọng sinh vào Quang Toản mà sinh ra hiệu ứng cánh bướm chăng? Hắn không biết chắc được. Sau khi hỏi vài điều với mật báo, Quang Trung quay ra nhìn một lượt rồi nói với các tướng đang đứng trong phòng:

“Các ái khanh có ai dám lên Bắc Hà lấy đầu Nguyễn Hữu Chỉnh cho trẫm.”

Không đợi các tướng trả lời Quang Trung đã nhìn chằm chằm vào một vị tướng trẻ đang đứng ở góc phòng.

“Vũ Văn Nhậm, khanh thì sao? Ái khanh có dám nhận mệnh đi lấy thủ cấp của Nguyễn Hữu Chỉnh về cho trẫm không?”

Thì ra vị tướng trẻ đó là Vũ Văn Nhậm người mà đã diệt Nguyễn Hữu Chỉnh và cũng có ý định tạo phản nhưng đã bị Quang Trung g·iết trước. Theo một vài tài liệu thì thực ra Quang Trung đã có ý diệt cả Nhậm lẫn Chỉnh từ trước rồi chẳng qua vì không có cớ thôi bây giờ Chỉnh đã tạo thế cho Quang Trung làm điều đó. Thế ta mới biết được Quang Trung không chỉ giỏi cầm quân mà còn giỏi thâu tóm và sử dụng người như thế nào. Nghe đến đây Quang Toản biết nếu đây là cơ hội ngàn năm có một để tránh cho một nhân tài như Hữu Chỉnh c·hết và tạo dựng thế lực riêng của mình, nếu hắn mà để cho lịch sử tái diễn như cũ thì hắn trở về làm cái gì nữa. Hắn vội đi ra thưa:

“Thưa Hoàng Thượng, nếu không thì để Hoàng nhi đi thì sao, con xin nhận trọng trách này!”

Quang Trung bất ngờ khi Quang Toản bước ra nói, nhưng ông lắc đầu nói:

“Hoàng nhi con còn quá nhỏ không hiểu chiến trường ác liệt như nào, nhỡ đâu con rơi vào tay Hữu Chỉnh thì trẫm biết làm thế nào, mẫu hậu của con cũng sẽ rất lo lắng, vì thế ta không thể để con đi được.”

Quang Toản Biết bằng bất kể giá nào mình cũng thể để cơ hội như này vụt qua bèn khuyên:

“Xin thưa nếu thế người cho phép con được đi theo Nhậm tướng quân, khi chiến đấu con sẽ chỉ ngồi trong trường bống quan sát từ xa không lại gần chiến trường, nếu người vẫn không yên tâm thì người có thể phải cấm vệ đi theo bảo vệ, người hãy coi như chuyến đi lần là một kinh nghiệm dành cho con sau này đi ạ, còn về phần mẫu hậu con sẽ nài nỉ người cho phép ạ, kính xin Hoàng Thượng chuẩn tấu.”

Thấy Quang Toản van xin thành khẩn như thế Quang Trung ngồi suy nghĩ một lúc rồi quyết định cho phép Quang Toản đi. Nhưng với điều kiện là hắn phải xin phép được mẫu hậu và lúc đi phải có đoàn hộ vệ của Quang Trung theo sát, thiếu một trong hai hắn sẽ không được đi. Nghe thấy thế Quang Toản mừng rỡ xưng dạ rồi hướng về cung của Hoàng Phi để xin phép.

…...Chú thích…..

-Theo một giáo sĩ phương tây ghi chép về khoảng thời gian đó thì anh em nhà Tây Sơn đã mâu thuẫn với nhau do sự xúi dục của Nguyễn Hữu Chỉnh.

-Vũ Văn Nhậm là con rể của Nguyễn Nhạc, theo một số nhà sử học chính vì thế nên để đề phòng Nhậm lật đổ mình Quang Trung đã cho người diệt luôn Nhậm sau khi bình định Bắc Hà.