Chương 37: Những người Pháp ở Tây Nguyên
Lịch sử truyền đạo của đám người Thiên Chúa giáo tại Kon Tum này bắt nguồn từ thời cuối thời Minh Mạng, đầu đời Thiệu Trị. Năm 1839, Giám mục Stephano Quénot Thể lần đầu lên Tây nguyên tiếp xúc với các dân tộc như Ba Na, Ja Rai, Xơ Đăng để giảng đạo nhưng do điều kiện đi lại khó khăn, hơn nữa đây là lần đầu tiên đến khu vực có khí hậu khắc ngiệt cùng với sự bất đồng ngôn ngữ nên chuyến đi bị thất bại(Nhưng thực tế là ông ta cùng đám tùy tùng bị mấy tay lái buôn bắt đem nộp cho quan phủ, may mà lão nhanh chân trốn được nên thoát cảnh rơi đầu) . Không cam chịu thất bại, ông ta triệu tập cộng đồng Gò Thị (nay thuộc tỉnh Bình Định) thống nhất xúc tiến việc bồi dưỡng, đào tạo hàng Giáo sĩ người Việt để lên vùng cao nguyên truyền đạo. Năm 1842, Giám mục Quénot tiếp tục tổ chức một đoàn mới 16 người lên Tây Nguyên theo đường Phú Yên để giảng đạo nhưng chuyến đi tiếp tục bị thất bại( Lại bị lái buôn bắt đem nộp như lần trước :)) ). Sau nhiều lần thất bại, Quénot đã nhận ra rằng trong giai đoạn mà nhà Nguyễn đang truy bắt những ngời theo đạo Kitô, thì một Thừa sai người Âu tìm đường xâm nhập lên vùng cao nguyên là liều lĩnh và khó thành công. Vì vậy cần phải có một ngời Việt nào đó đi thám thính trước, xem xét các nơi thường có các thương gia qua lại và thu thập các tin tức về các bộ lạc người thượng, ngoài tầm lui tới của các thương nhân người Kinh, chính ở đó mới có thể thiết lập được cơ sở truyền giáo đầu tiên. Năm 1848, Tự Đức lên ngôi và ban hành chỉ dụ cấm đoán Công giáo. Cũng chính năm này Giám mục Quénot đã tìm đợc một tu sĩ là Nguyễn Do người Hoài Ân - tỉnh Bình Định (thường gọi là thấy Sáu Do) và giao nhiệm vụ lên Tây Nguyên tìm đường truyền giáo. Nguyễn Do với một vài lái buôn người Kinh đã tìm được một con đường độc đạo, bí mật lên vùng cao nguyên và nghiên cứu được phong tục tập quán, ngôn ngữ của người thượng ở Kon Tum đã đáp ứng được ý đồ của lão linh mục Pháp chỉ đạo. Hắn tìm thấy một thung lũng khá rộng, đất đai phì nhiêu nằm trên sông Dak Bla có thể định cư sinh sống, thời bấy giờ vẫn còn rất hoang sơ với cư dân thưa thớt và hầu như không có bóng dáng người Kinh. Hai năm sau đó, 2 linh mục Pháp và 7 thầy giảng người Việt, cùng nhiều tín đồ, phần đông là người tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi, đã lánh nạn lên đây sinh sống, định cư, lập thành làng Gò Mít, nay là khu Tân Hương, trung tâm thành phố Kontum. Hai trong 4 trung tâm truyền giáo đầu tiên của vùng Tây Nguyên được đặt ở vùng Kontum ngày nay: Kon Kơ Xâm do linh mục Combes phụ trách, truyền giáo bộ tộc Bahnar-Jơlơng và Kon Trang do linh mục Dourisboure phụ trách, truyền giáo bộ tộc Sêđăng.
Cái thung lũng trù phú ban đầu đấy bây giờ trở thành điểm định cư của sáu trăm giáo dân người Kinh trên cái miền rừng sâu núi thẳm này. Từ đám người trốn chui trốn lủi ban đầu, bây giờ bọn chúng đã trở thành những kẻ giàu có nhất vùng nhờ việc buôn bán giữa miền ngược và miền xuôi. Đặc biệt nhờ tám năm trước, khi triều Nguyễn cắt hẳn miền Nam cho Pháp, số lượng lớn linh mục người Pháp lên đây mang theo súng ống thuốc men khiến bọn họ thành thế lực mạnh nhất vùng này. Ngoài người Kinh, bọn chúng còn dụ được một lượng lớn người Thượng cải đạo sang Thiên chúa giáo nữa. Thâm độc hơn nữa, bọn chúng còn liên tục dùng nhiều thủ đoạn để gây chia rẽ giữa người Thượng và người Thượng, người Thượng và người Kinh nhằm phục vụ mục tiêu cao nhất của người Pháp: thâu tóm vùng đất chiến lược này. Thậm chí đến thế kỷ 21, Kontum vẫn là một giáo phận truyền giáo gắn bó chặt chẽ với Vatican, Tòa
thánh Vatican cho rằng đây vẫn còn là một miền truyền giáo và giao cho hội truyền giáo thừa sai Paris cai quản. Giáo hội Công giáo vẫn tìm mọi cách để phát triển đạo lên vùng cao nguyên Kon Tum. Dù đã gặp những trở lực và xung đột từ phía tín ngưỡng cổ truyền, vì nó cấm việc thờ cúng Giàng, cúng ma; bắt phải bỏ thờ đa thần, chỉ được thờ một mình Chúa Giêsu. Tuy nhiên trải qua năm tháng, Công giáo đã đứng vững, ăn sâu, bám rễ chắc chắn ở Tây Nguyên và Kon Tum. Một bộ phận khá đông đồng bào dân tộc thiểu số đã từ bỏ thờ cúng đa thần chuyển sang Công giáo, thờ cúng một thần. Dù như vậy chúng cũng gây ra rất nhiều mâu thuẫn với người bản địa đất này. Hậu quả của việc đó là giáo sĩ Combé bị g·iết tại làng Kon Kơ Xâm và các cuộc t·ấn c·ông b·ằng vũ lực của người Xơ Đăng chống lại các nhà truyền giáo đã lan rộng. Cùng thời gian này trong v·ùng c·ó d·ịch đậu mùa gây nhiều cản trở nên công việc truyền giáo trong mấy năm từ 1868 đến 1874 tạm chững lại. Mặc dù vậy người Pháp vẫn tích cực đổ tiền tài trợ và giúp đỡ đám linh mục trên vùng đất khỉ ho cò gáy này. Chúng kích động xung đột giữa các buôn làng, sau đó những buôn làng thua trận sẽ tìm kiếm sự che chở và bị chúng buộc phải cải đạo.
Hơn một tháng trước, một trăm năm mươi lính Pháp được trú sứ Rheinart cử lên trên vùng này, chúng có nhiệm vụ gây loạn cho đoàn dân phu của Ưng Lịch rồi tìm thời cơ á·m s·át cha con Hồng Cai - Ưng Lịch. Việc này được thực hiện một cách lén lút nhờ sự giúp sức của hoàng tử Nguyễn Phúc Ưng Chân. Do đường xá khó khăn cùng việc phải giữ bí mật nên đám này chỉ mang theo được năm trăm khẩu súng trường cùng mười vạn viên đạn. Lúc này ở Pháp, súng Gras 1874 đang thay thế dần khẩu Chassepot 1866 nhưng đám này vẫn phải dùng loại súng cũ vì vấn đề hậu cần. Số lượng đạn vỏ giấy vô cùng lớn không dễ dàng tiêu hủy nên chúng được cấp cho đám q·uân đ·ội các thuộc địa để dùng trên súng cũ. Phải đến khoảng chục năm sau, quân Pháp mới đổi sang trang bị hoàn toàn loại súng mới kia. Dẫu vậy, ngoại trừ vấn đề từ viên đạn vỏ giấy làm súng hay kẹt kia, Chassepot vẫn là khẩu súng rất đáng sợ vào thời gian này. Sức công phá, tầm bắn của nó mạnh gấp đôi khẩu Winchester nổi tiếng mà người Mỹ rất ưa chuộng.
Trong nhà thờ, gã quan ba Marceau đang đỏ mặt tía tai cãi nhau với mấy tay linh mục. Chẳng là ban đầu, gã muốn chúng tập hợp toàn bộ giáo dân rồi phát v·ũ k·hí cho bọn chúng để t·ấn c·ông đoàn người kia, lợi dụng sự thông thạo địa hình để đánh nát kẻ địch(thực ra muốn bọn kia đi làm bia đỡ đạn thì có). Nhưng mấy tay linh mục này sợ thiệt hại, đề ra chủ ý kích động đám mọi làng khác đi đánh đám người Kinh. Việc đó làm tiêu tốn hết sạch đống thuốc sốt rét mà hắn mang theo dùng cho binh lính của mình. Bây giờ vừa mất thuốc, vừa chẳng ra cái kết quả gì thì sao mà hắn không điên tiết chứ. Hắn hét lớn vào mặt lão linh mục Dourisboure:
- Các ngài xem việc các ngài làm đấy! Đã bảo là lũ khỉ da vàng đấy chẳng làm lên chuyện gì được ngoài việc ăn lông ở lỗ mà! Bây giờ vừa phí thuốc vừa đánh động cho đám người kia, sau này muốn đánh bất ngờ cũng khó.
- Lạy chúa! Các anh không thể đem những con chiên ngoan đạo của chúng tôi đi làm bia đỡ đạn cho việc này được. Mà đầu đuôi sự việc cũng tại các anh, sao lúc đầu không giúp chúng tôi đánh hạ mấy cái buôn làng quanh đây đi. Lão linh mục từ tốn đáp lời.
- Thưa ngài, đạn dược chúng tôi chỉ có hạn thôi! Nếu lãng phí vào những việc như thế thì đến lúc làm nhiệm vụ chúng tôi lấy lê đ·âm n·hau với bọn Annammít kia à?
- Thì các anh có thể để lũ mọi tù binh làm bia đỡ đạn mà.
- Chúng nó làm bia đỡ đạn hay cản họng súng bọn tôi. Để đám giáo dân đi còn dễ sai khiến chứ cái lũ mọi này mang theo chỉ tốn cơm.
Cứ thế hai tên bọn chúng cãi sau suốt cả tiếng đồng hồ. Marceau ban đầu nghĩ ra kế hoạch tác chiến kia nhờ tình báo của Ưng Chân, hắn nghĩ quân của Ưng Lịch chỉ trang bị v·ũ k·hí lạnh hoặc cùng lắm là mấy khẩu súng kíp là cùng. Với năm trăm người trang bị súng trường, hắn dư sức đánh nát đám quân Đại Nam đông gấp mười mấy lần giống như đám người Garnier đã làm năm ngoái. Do đám này lên đây ém quân sớm nên không biết Ưng Lịch đã trang bị súng mới, nếu không kế hoạch cũng chẳng sơ sài như thế được. Sau buổi thử súng và pháo, lão trú sứ Rheinart cũng định cử người lên báo tin nhưng không đến nơi được do lúc này an ninh bị siết chặt trên các nẻo đường lên Kontum. Quân lính triều đình cùng Ưng Lịch xen kẽ nhau canh chừng để chuẩn bị cho hành trình của mấy vạn con người, những kẻ khả nghi đều b·ị b·ắt lấy, mặc dù không khai thác được thông tin gì nhưng cũng khiến đám người của Ưng Chân không thể lên đây báo tin được. Chúng chỉ có cách nhập bọn với đám gián điệp cài vào đoàn dân phu rồi tìm cơ hội để trốn tách đoàn. Nhưng đời có ai học được chữ ngờ, cái vụ c·ướp c·ủa đám lão Nghĩa là nguyên nhân khiến Ưng Lịch siết chặt kiểm soát đoàn người và sau đó cả đám đều sa lưới. Vậy nên ngài linh mục và viên quan ba của chúng ta vẫn giữ cái suy nghĩ đối thủ mình chỉ là một lũ nhà quê cầm gươm giáo. Cả hai nhất trí tạm thời tăng cường phòng ngự trong làng, đợi cơ hội khác tốt hơn sẽ hành động. Sau khi chia một nửa số súng đạn với bên kia Marceau cho quân lính đóng trại cách làng năm trăm mét, hai bên ở cái thế ỷ dốc dựa vào nhau để nếu một bên bị t·ấn c·ông thì bên kia có thể cấp hỏa lực yểm trợ.
Tất cả hành động của đám lính Pháp không thoát khỏi mắt những người trinh sát tài ba dưới trướng Ưng Lịch. Một ngàn năm trăm lính cũng đến chỗ ém quân quanh khu vực này. Lần đầu đánh nhau với người Pháp nên đa số binh lính đều rất hồi hộp. Ai cũng nín thở chờ lệnh t·ấn c·ông được Ưng Lịch ban xuống. Thấy các binh sĩ của mình căng thẳng như vậy, Ưng Lịch phải ra lệnh cho đám chỉ huy xuống khuyên nhủ, hạ bớt căng thẳng của họ. Hắn nói với quân sĩ:
- Đám lính Pháp cũng là người có máu có thịt, trúng đạn vẫn c·hết như thường, trước kia chúng thắng được chẳng qua do súng mạnh pháo tốt mà thôi. Bây giờ súng đạn phe ta hiện đại hơn, không cần sợ chúng nữa.
Đám quân lính nghe Ưng Lịch cùng các cấp chỉ huy nói vậy liền trở nên bình tĩnh hơn, anh em binh sĩ đợi để xem buổi tối đám người Pháp là cái quái gì mà triều đình từ xưa toàn thua như vậy.Mọi người đào bếp, nấu cơm, ăn no rồi đi ngủ sớm, đợi đến cuối canh ba, đầu canh tư thì tiến công.