Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Đại Đế Châu Á

Chương 30: Bùi Viện




Chương 30: Bùi Viện

Ngày mùng tháng Chạp năm Ất Hợi(1875) - Phủ Kiên Quốc Công.

Ưng Lịch đang ngồi tính toán kế hoạch hành quân thì một tên người hầu bỗng nhiên chạy vào nói:

-Bẩm cậu, đã mời được Bùi đại nhân đến rồi ạ!

-Mau mời ngài vào cho ta!

Trước lúc lên Nam Bàn, có một người mà hắn rất muốn gặp, đó chính là Bùi Viện - vị quan đầu tiên của Đại Nam đi sứ sang Mỹ. Ông vốn là người làng Trình Phố, phủ Kiến Xương, tỉnh Nam Định, nay thuộc xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Xuất thân trong một gia đình nho học, ông và em trai là Bùi Phủng đều nối nghiệp nhà, nhưng lận đận trường ốc, mãi đến năm Tự Đức 21 (1868) Bùi Viện mới đỗ cử nhân, nhưng vào Huế dự thi không trúng. Ông ở lại học Quốc Tử Giám và có giúp việc cho quan Tham tri Lê Tuấn. Tháng 5/1871, Lê Tuấn đang giữ chức thượng thư bộ hình thì được vua Tự Đức cử làm khâm phái thị sử ra kiểm tra công việc đánh dẹp ở Bắc Kỳ. Ông đem theo Bùi Viện lúc ấy chỉ là môn khách của ông mà thôi. Xong công việc, Bùi Viện theo Lê Tuấn trở lại Huế, ít lâu sau, được Doanh điền sứ tỉnh Nam Định là Doãn Khuê mời về giúp việc khẩn khoang lập ấp ở tỉnh này. Sau đó, ông lại giúp Phạm Phú Thứ tổng đốc Hải Yên (Hải Dương Yên Quảng) trong việc bố phòng ven biển Hải Dương. Với số lính được giao 200 người cùng lương thực, tiền bạc Bùi Viện đã xây dựng được một số cơ sở ban đầu của bến Ninh Hải, tiền thân của Cảng Hải Phòng bây giờ. Do yêu cầu đánh dẹp, sau 10 tháng chỉ huy xây dựng Ninh Hải, Bùi Viện phải bàn giao việc này cho người khác, để theo giúp Phạm Phú Thứ việc quân sự.

Bùi Viện được vua Tự Đức cử sang Hoa Kì đề nghị đặt quan hệ chính thức và được viện trợ chống thực dân Pháp. Rời Đại Nam tháng 7-1873, Bùi Viện đến Hồng Kông rồi Hoành Tân (Nhật Bản) vượt trùng dương đến New York rồi Washington . Sau gần một năm kiên nhẫn vận động, ông được tổng thống Ulysse Grant tiếp kiến và đã thuyết phục tổng thống chấp thuận lời yêu cầu đặt quan hệ ngoại giao và giúp đỡ Đại Nam chống Pháp, nhưng vì không có quốc thư đem theo nên chưa thể bàn cụ thể hơn và ông lại phải trở về xin quốc thư từ vua Tự Đức. Năm 1875 ông lại có mặt tại Hoa Kỳ. Có trong tay quốc thư nhưng lại gặp lúc Mỹ - Pháp hết thù địch nên tổng thống Mỹ đã khước từ sự cam kết giúp Việt Nam đánh Pháp. Thất vọng, ông đáp tàu lộn ngược đường cũ trở về nước. Vừa đặt chân lên bờ thì nghe tin mẹ t·ừ t·rần nên về quê cư tang. Biết được việc đó Ưng Lịch đã cho người đến phúng viếng và làm quen với vị danh thần này.

Một người đàn ông đầu chít khăn trắng, mặc bộ áo dài màu trắng bước vào. Ông có dáng người cao dong dỏng, tuổi chừng hơn ba mươi nhăm, bộ râu hơi dài, gương mặt mang nhiều nét tiều tụy phong sương. Ưng Lịch vội chắp tay:



-Tiểu tử kính chào Bùi đại nhân!

-Ấy c·hết, là hạ quan phải bái kiến quận công mới đúng chứ!

-Ngài là người lớn, tiểu tử làm thế mới phải phép. Ngài cứ gọi tên ta là được, không cần quận công này nọ đâu.

Sau màn chào hỏi khách sáo ban đầu, cả hai đi luôn vào vấn đề chính. Ưng Lịch liên tục hỏi những điều mà Bùi Viện đã trải qua trong hai lần đi sứ Hoa Kỳ, Bùi Viện gặp được người chung chí hướng cũng hết lòng chia sẻ những trải nghiệm, kinh nghiệm của hai lần vượt Thái Bình Dương. Lần đầu ông gặp tổng thống Mỹ qua con đường không chính thức, được tình báo Mỹ sắp xếp nên không có lưu trữ và ghi chép công khai. Lần thứ hai ông sang Mỹ đầu năm nay lại không gặp được do người Mỹ không muốn thù địch với nước Pháp. Nước Mỹ mới vượt qua n·ội c·hiến hơn mười năm, quốc lực còn yếu so với các đế quốc phương Tây bây giờ, giúp đỡ Đại Nam cũng chẳng đem lại lợi lộc gì lớn cho họ nữa.

Ưng Lịch lên tiếng an ủi:

-Không sao đại nhân ạ! Việc chống giặc phải do dân ta tự làm mới được. Người Tây không bao giờ giúp không ai bất cứ thứ gì đâu!

Rồi hắn lại nói tiếp:



-Mặc dù như vậy nhưng việc thông thương buôn bán với các nước đó luôn là điều cần thiết! Cứ bế quan tỏa cảng mãi thì như con ếch ngồi đáy giếng mà thôi, chẳng sớm thì muộn cũng b·ị b·ắt vào nồi.

-Cậu Lịch nói chí phải.

-Nghe nói đại nhân có ý thành lập tuần dương quân?

-Thưa cậu, thương mại trong nước chủ yếu vẫn là đường biển. Tuy nhiên vùng biển bị hải tặc Tàu ô khống chế, khiến việc thông thương đường biển bị ngưng trệ. Vì thế hạ quan muốn tổ chức cho Tuần dương quân bảo vệ các lái buôn, vận tải các chuyến hàng cho Triều đình để có nguồn thu.

-Thế ngài định tuyển những người nào vào đội quân này?

-Thưa cậu, lính được tuyển cốt tinh chứ không cốt nhiều, phải là những người đi biển quen với sóng gió, địa hình. Ngoài ra cũng tuyển chọn một số c·ướp biển nếu đồng ý về với Triều đình. Binh lính được tuyển là dựa vào chính sách đãi ngộ chứ không thúc ép bắt phải đầu quân.

Bùi Viện bắt đầu nói về quan niệm, đánh giặc phải đánh ngay từ ngoài biển, biến những đội Tuần dương (theo đúng nghĩa đi tuần) thành thủy quân chiến đấu, giảm thiểu trách nhiệm cho các đội quan phòng bằng cách giải ngũ những thành phần yếu đuối, già nua và chỉ giao cho họ nhiệm vụ tổ chức những hải cảng và "hỏi giấy thông hành những người ngoại quốc hoặc bản xứ qua lại các thương cảng".



Việc thành lập Tuần dương quân được ông soạn thành điều lệ, bao gồm lời nói đầu và 20 điều khoản, trong đó, có định ra chế độ lương bổng và cấp bậc, phụ cấp, binh phục, trợ cấp gia binh, các chế độ khen thưởng, xử phạt. Ngoài ra còn có những trách nhiệm liên đới giữa binh sĩ và người chiêu mộ, vừa chịu tội vừa phải bồi thường công quỹ.

Binh lính chiêu mộ được chia thành hai loại: Thủy dũng: Là binh lính người Việt tuyển mộ từ các dân chài dọc theo duyên hải có những điều kiện "trí dũng, đức hạnh, bơi lội giỏi, thuộc đường bể, biết trước những lúc có thể xảy ra mưa gió, thông các phép tính"; Thanh đoàn: Là người nước ngoài, kể cả giặc biển được chiêu mộ làm lính trong Tuần dương quân.

Tuần dương quân tổ chức thành các đội hỗn hợp bao gồm dân chài (700/1.000) và hải tặc chiêu hồi (300/1.000) có địa bàn hoạt động toàn quốc, nghĩa là thống nhất chỉ huy, địa phương tiếp ứng, có thể tập trung lực lượng để hành quân những trận lớn đối phó với giặc mà không để bị rơi vào thế thụ động như trước. Có hai loại căn cứ tiếp liệu, gồm các đồn lớn ở hải cảng là căn cứ của đội Tuần dương và các đồn nhỏ ở những nơi hiểm yếu, là nơi liên lạc và hỗ trợ. Bên cạnh đó, Bùi Viện còn đưa ra những tiêu chuẩn tuyển mộ và trọng thưởng những ai tìm được người để tuyển mộ vào thủy binh. Điều chính yếu ở đây là, những người tình nguyện chứ không phải bị cưỡng bách và không phải bất cứ ai cũng có thể gia nhập Tuần dương quân mà phải hội đủ một số điều kiện nhất định. Ngoài ra, những người đó phải có lý lịch tốt, được thân thuộc và lý dịch bảo đảm.

Ngoài ra, ông cũng muốn biến Thuận An thành một trung tâm thương mại để tăng thêm vị trí của đất kinh đô, nên tổ chức một Chiêu Thương Cục, vừa là đại bản doanh cho Tuần dương quân, vừa là nơi giao lưu hàng hóa có tính quốc tế, mở đầu cho việc du nhập văn minh trực tiếp vào đất đế đô...

Nghe Bùi Viện trình bày xong, Ưng Lịch gật gù và nói:

-Ngài có muốn ta hỗ trợ gì không?

-Đội ơn cậu Lịch, Hoàng Thượng sau khi đọc tấu chương đã cho phép hạ quan lên kế hoạch để năm tới thành lập. Ngặt nỗi quốc khố khó khăn nên có lẽ chỉ tổ chức được một hai ngàn người thôi ạ.

-Ta sẽ cho ngài mượn bốn ngàn người cùng năm trăm võ sĩ Nhật Bản ta mới chiêu mộ. Vũ khí như súng và pháo cùng vật tư sẽ được ta cung cấp, những người này cũng do ta trả lương giúp ngài. Còn đây là bản vẽ tàu hơi nước kiểu mới, ngài đến toàn bộ các xưởng triều đình đóng vỏ tàu giúp ta, máy tàu sẽ do ta cung cấp, sẽ có thợ của ta đi theo để chỉ đạo đóng tàu. Những chiếc tàu này sẽ được trang bị cho tuần dương quân làm tàu chỉ huy.

Nói rồi Ưng Lịch đưa ra bản vẽ t·àu c·hiến mới, đó là loại t·àu c·hiến có vỏ bọc hỗn hợp thép và gỗ. Hắn bỏ qua loại vỏ sắt khi đã có thép tốt, nguyên liệu chế tạo và phương pháp tôi thép tất nhiên được hắn giữ cực kỳ bí mật, chỉ có khi ra lò để ráp vào tàu mới được xuất xưởng. Con tàu này có trọng tải khoảng hơn năm trăm tấn, dài năm mươi tư mét, rộng mười mét, được trang bị bốn pháo 105 ly có nòng dài cỡ L25 đặt trong hai tháp pháo ở đầu và đuôi tàu cùng bốn khẩu 75mm L25 mỗi bên mạn. Mỗi tháp pháo được bọc giáp dày 100 ly ở mặt trước, 40 ly mỗi mặt bên và mặt sau. Chừng đó chưa đủ để đối đầu với các tàu thiết giáp cỡ lớn của phương Tây nhưng dùng đánh lũ hải tặc thì dư sức. Động cơ tàu cho phép nó đạt được tốc độ tối đa mười lăm hải lý một giờ. Bùi Viện nhìn vào bản thiết kế mà mắt sáng hết lên, hết lời tung hô thằng bé thần đồng Đại Nam này. Những chiếc tàu này thực tế tốt hơn những chiếc tàu hơi nước của Đại Nam rất nhiều, so về tính năng cũng không thua sút đám tàu phương Tây cùng tải trọng là bao. Bùi Viện cầm theo tập bản vẽ rồi bái tạ trở về, ông muốn cho những chiếc chiến hạm này ra khơi càng nhanh càng tốt. Ưng Lịch thì cười thầm trong bụng vì mục đích của hắn đã đạt tới: thò chân vào lực lượng thủy quân triều đình. Bùi Viện là sủng thần cùng môn sinh của Tự Đức nên việc này cũng giúp lão hoàng đế bớt nghi kị cha con hắn hơn. Hắn cũng không sợ đám người được hắn cho làm việc dưới trướng Bùi Viện thì quên hắn vì chỉ huy của bọn họ đều là những binh lính của hắn, người nhà bọn họ cũng làm việc cho hắn, lương bọn họ do hắn trả nên chắc chắn họ sẽ trung thành với hắn hơn ông vua Tự Đức kia nhiều. Tiền bạc hắn bỏ ra cũng không phải là phí phạm vì nếu thương mại đường biển thông suốt, lợi nhuận của tập đoàn Đại Việt có thể cao gấp mấy lần.