Chương 21 Hành động (2)
Lại nói tiếp về bốn trung đoàn lính cứu hộ của Ưng Lịch đang thực hiện nhiệm vụ được giao. Trung đoàn 1 ngay sau khi nhận lệnh lập tức hành quân đường bộ tới Chí Linh. Họ áp tải ba ngàn tên tù binh bị trói quặt tay, ngày chỉ cho ăn hai bữa để tránh gây b·ạo đ·ộng hay chạy trốn.
- Giờ còn thằng nào định chạy không?
Trung đoàn trưởng nói. Cây đao trên tay hắn vẫn còn dính máu tươi.
- Dạ không ạ?
Sau khi xử chém khoảng chục tên có ý định lẩn trốn cùng với lời hứa lao động chăm chỉ sẽ được ăn no thì lũ này ngoan ngoãn hẳn. Đoàn người hành quân hơn năm ngày thì đã đến địa điểm đặt nhà máy.
Hiện tại, có khoảng hơn trăm người đã ở đây. Họ đều là những thợ xây giỏi đã tham gia quá trình chế tạo thử nghiệm xi măng dưới sự hướng dẫn của Ưng Lịch vào mấy tháng trước. Để công nghiệp hóa Đại Nam thì ngành xây dựng cần phải phát triển, mà xi măng là thứ không thể thiếu được.
Ngay khi có đủ chi phí, Ưng Lịch đã cho đám thợ xây chuyên đi xây bể nước của mình thử nghiệm sản xuất xi măng. Hắn mới chỉ phương pháp đại khái cho họ, ngay lập tức đám thợ này đã nghĩ ra được cách thực hiện. Clinker sẽ được chế tạo bằng cách nung chảy đá vôi với đất sét, cho thêm một chút quặng sắt và đá thạch anh vào. Sau khi ra lò, chúng được nghiền trộn cùng bột thạch cao khan để tạo thành xi măng. Một ngàn tù nhân trong tỉnh cũng được Phạm Phú Thứ đưa đến đây để phụ giúp công việc.
- Mọi người cố gắng làm việc lên!
Một người công nhân nói.
- Đúng là làm ở đây tốt hơn làm lưu dân nhiều.
Một người khác nói.
Thực tế, thằng con út Kiên Quốc Công còn thuê thêm năm ngàn nhân công, chủ yếu chiêu mộ từ lưu dân ở các tỉnh hắn đi qua để làm công việc khai thác đá vôi và than đá cùng đám tù nhân. Những nhân công này được trả lương khá thấp, chỉ có 3 tiền một tháng nhưng được đảm bảo nuôi ba bữa cơm ăn, khi có bệnh thì sẽ được chữa miễn phí, điều kiện như vậy cũng rất tốt so với mặt bằng chung ở miền Bắc lúc này rồi.
Phải biết trong thời Tự Đức, nhà nào được ăn no ba bữa thì đã coi là khá giả rồi. Miền Bắc liên tục vỡ đê, quan lại cường hào nhũng nhiễu, hàng năm có cả triệu người bị đói ăn. Khởi nghĩa nông dân nhiều âu cũng do họ không có cái gì bỏ bụng, đóng thuế nên mới phải bỏ trốn vào rừng làm c·ướp làm giặc. Nếu như họ có đủ ăn ngày ba bữa thì ai rảnh hơi đâu mà đi chơi cái trò tạo phản chứ. Lương thực cho hơn vạn con người này được cấp từ kho lương tỉnh Hải An. Trong thời gian l·ũ l·ụt d·ịch b·ệnh này, triều đình phải xuất lương ra nuôi đội cứu hộ nên cũng đỡ cho Ưng Lịch một phần gánh nặng.
- Mà mày có định chơi xổ số không?
Mấy gã công nhân tán chuyện với nhau.
- Cái đó thì để tao tính.
Để có thêm tiền Ưng Lịch nhờ cha hắn tấu xin triều đình cho hắn phát hành xổ số. Thực sự thì hắn đã thử nghiệm từ cái hồi mới bán xe đạp và xe trượt thông qua hình thức rút thăm trúng thưởng nhưng đây là lần đầu hắn trực tiếp bán thứ này. Cũng may triều đình quản chế khá nghiêm nên không kẻ nào có thể cạnh tranh được với hắn. Nói chung đây là cái mà Ưng Lịch thấy lợi nhất ở chế độ phong kiến.
Thằng nào muốn phát hành xổ số ư? Hôm sau sẽ có người bộ Hình đến hỏi thăm nhà mày! Ai bảo lão “Tường gian”( Nguyễn Văn Tường) cũng là cổ đông ăn lãi trong công ty xe đạp chứ. Ở Kinh thành, giải thưởng xổ số lần lượt là:
Giải đặc biệt: 1 hệ thống bể nước, máy bơm nước, nhà vệ sinh trị giá một ngàn quan.
Giải nhất: 1 máy bơm nước trị giá 200 quan.
Giải nhì: 1 chiếc xe đạp đời mới giá một trăm quan.
Giải ba: hai mươi quan tiền.
Giải khuyến khích: 1 quan tiền.
Người lãnh thưởng có thể đổi hiện vật thành tiền mặt nhưng chỉ được nhận được số tiền một nửa giá trị hiện vật. Mỗi vé số được bán với giá một tiền, cứ mười ngày sẽ quay số một lần. Người trúng thưởng phải đến lĩnh thưởng trong bảy ngày, nếu quá bảy ngày xem như vé số hết hạn. Ngoài ra người lãnh thưởng còn phải trả 10% giá trị giải thưởng để nộp thuế cho triều đình. Ở khu vực Móng Cái, chỗ dân Tàu sang buôn bán nhiều, Ưng Lịch cũng mở bán xổ số nhưng giải thưởng đều quy hết sang tiền mặt.
- Mà tao nghe nói bên nhà Thanh cũng có hả?
- Cái đó cũng là cậu Lịch mở đó nha.
Hắn cũng cho người lẻn sang bên Quảng Đông, Quảng Tây để hành nghề ghi lô đề ăn theo kết quả xổ số nữa. Tất nhiên cũng không thể thiếu việc đút lót đám quan lại Thanh triều khi làm ăn kiểu này, bọn chúng đều cười tít mắt khi nhận những đĩnh bạc “nộp thuế” hàng tháng còn điểm đến của những đĩnh bạc đó chẳng ai biết là đâu cả. Một số giang hồ đất Tàu định bắt chước đều bị người của Ưng Lịch và lũ “thanh quan” này trấn áp trong bể máu. Riêng ở bên đất Đại Nam, việc ghi đề, lô bị cấm tiệt. Kẻ nào dám làm việc này, hôm sau đều c·háy n·hà hoặc phơi xác ở bụi tre gốc dứa bên vệ đường hết. Thực sự nếu không phải cần tiền gấp để chống lũ, Lịch cũng chẳng muốn triển khai sớm cái trò đ·ánh b·ạc công khai này làm gì.
Trung đoàn 1 sau mười ngày bắt tay vào việc đã hoàn thiện xong cơ sở hạ tầng của nhà máy xi măng đầu tiên. Mười mấy cái lò nung xây bằng gạch chịu lửa, mỗi ngày có thể sản xuất đến một trăm tấn xi măng. Sản phẩm mới ra lò được chuyển ngay bằng thuyền của triều đình về các vùng đê xung yếu để xây dựng những bờ kè bê tông. Việc này sẽ do Tôn Thất Thuyết phụ trách.
……………………………
Trung đoàn 2 có lẽ nhận được công việc đơn giản nhất. Họ chỉ việc phụ trách mở rộng và nạo vét mấy đoạn hẹp của sông Thiên Đức( sông Đuống). Thực sự thì mọi công việc này nhân dân quanh đây đều có thể làm được hết, chẳng qua do đám quan lại bắt họ đi lao dịch nhưng không cung cấp lương thực nên họ hay bỏ trốn hoặc làm lười.
- Có lao dịch bao ăn kìa!
- Thiệt hả? Cho tao đi với!
Khi những người này thấy lính triều đình gọi họ đi lao dịch bao ăn ba bữa thì vô số người xin theo. Chỉ hơn một tháng, nhiệm vụ của trung đoàn 2 đã hoàn thành.
………………………….
Trung đoàn 3 nhận nhiệm vụ hơi khó nhằn một chút. Không thể nói trực tiếp với người dân mạn Gia Lâm là 3 tháng sau chúng ta sẽ phá đê chỗ này được, họ sẽ loạn lên ngay. Trung đoàn trưởng trung đoàn 3 họp mấy chục sĩ quan từ cấp đại đội trở xuống để tìm cách giải thích và triển khai công việc.
Thành- chính ủy trung đoàn hỏi đám sĩ quan:
- Anh em có ý kiến gì về việc triển khai nhiệm vụ không?
- Báo cáo chính ủy, tôi đề nghị chia nhỏ các tiểu đội về từng thôn, ấp… kết hợp tuyên truyền chỉ đạo giúp người dân - 1 tiểu đoàn trưởng cho ý kiến.
- Không nên nói với dân chúng sẽ phá đê ở chỗ họ, chỉ nói là dạy họ cách phòng chống t·hiên t·ai thôi.
Chính trị viên tiểu đoàn 3 lên tiếng.
- Kêu gọi nhân dân bán gạo cho chúng ta, đến khi có lũ có thể mua lại gạo đúng với giá đó. Tiện thể bảo họ gặt sớm trước tháng 8....
Đại đội trưởng đại đội trinh sát phát biểu.
Sau một hồi bàn bạc, toàn ban chỉ huy nhất trí việc chỉ nói với người dân cách phòng chống t·hiên t·ai và mua gom gạo của họ. Việc xuống từng thôn, ấp giúp đỡ nhân thì phân theo các trung đội, 1 trung đội sẽ phụ trách 2 hay 3 thôn.
Lúc đầu đám tân binh còn nhiều khó khăn khi thu mua gạo của dân để tích trữ, có lúc còn suýt đánh nhau với dân. May sao đám chính trị viên, vốn được chọn từ những binh sĩ có tính nhẫn nại cao nhất chịu khó từ tốn giải thích với người dân nên mọi việc cũng êm xuôi. Dần dần mọi người thấy đám lính này không hách dịch và nhũng nhiễu dân chúng như quân triều đình trước kia thì thái độ họ bắt đầu thay đổi. Thỉnh thoảng khi làng có việc là đám lính này sẽ lăn vào giúp và thậm chí còn làm hăng hái hơn cả lũ trai làng nữa.
Hơn thế, nhờ có những trung đội này đóng quân mà trật tự trị an trong vùng tốt hơn hẳn. Phải biết những năm Tự Đức cai trị, thổ phỉ ăn c·ướp mọc lên như nấm, trừ kinh thành ra không đâu là an toàn cả .Sau gần một tháng, hầu hết dân trong vùng đều yêu quý đám lính cứu hộ này như con cháu trong nhà vậy. Nhờ thế, sau hai tháng trung đoàn 3 coi như cũng hoàn thành công việc.
…………………………
Trong khi 3 trung đoàn kia nhận nhiệm vụ dưới vùng đồng bằng thì trung đoàn 4 đang phải trèo đèo lội suối lên thượng nguồn sông Hồng và hai nhánh phụ lưu. Ba đại đội phụ trách việc dựng phong hỏa đài, bảy đại đội còn lại tiễu phỉ và thu thập nguyên liệu làm thuốc.
- Kể ra thì ít phỉ hơn hẳn nha mày.
Một tên lính trung đoàn 4 nói.
- Còn phải hỏi. Làm gì có đám phỉ nào không s·ợ c·hết.
Một tên lính khác đáp lại.
Học theo lần trước khi vừa đánh phỉ vừa ra bắc, 1 trung đội cũng giả làm đoàn buôn muối lên miền ngược để nhử lũ phỉ. Chỉ một tháng đã có hơn tám trăm tên b·ị b·ắt hoặc chém c·hết. Sau mấy lần “bắt cá” như vậy, chẳng đám thổ phỉ nào dám “vuốt râu hùm” trung đoàn 4 nữa.
Lúc này, đám lính cứu hộ chỉ việc nhàn nhã hái thuốc theo mệnh lệnh của tay “tư lệnh 4 tuổi” nhà mình. Để cho công việc càng thêm thuận lợi, Duy - trung đoàn trưởng trung đoàn 4 hạ mệnh lệnh.
- Lập tức cho lính đi thuyền về Nam Định chở muối lên đây đổi cây hoàng liên, hoàng đằng.
- Rõ!
Cấp dưới lên tiếng.
Việc này hắn đã xin phép tổng tư lệnh từ lúc tan họp giao nhiệm vụ. Cứ 10 bao cây thuốc thì hắn sẽ đổi cho dân miền ngược một bao muối. Những loại cây thuốc nguyên liệu cho Berberin ở trên miền ngược này người dân lại coi như cây dại, mọc đầy núi rừng.
- Có thật là đổi muối lấy cây dại không?
Một người dân tộc hỏi. Gã sợ tiếng Kinh của mình không chuẩn nên nói sai.
- Thật chứ. Thề có thần rừng. Nếu dối nửa lời. C·hết không chỗ chôn.
Trung đoàn trưởng trung đoàn 4 lên tiếng.
Ở trên này, do chính sách chèn ép của Tự Đức nên muối vô cùng quý giá. Người dân nghe có người lấy muối đổi cây dại thì nô nức lên rừng để hái chúng.
Đến tháng 7, trung đoàn 4 đã thu được tới hơn ba trăm tấn nguyên liệu. Đống cây thuốc này được gửi về Hải Dương, nơi đặt trụ sở công ty dược phẩm đầu tiên của Đại Nam- Công ty dược Tuệ Tĩnh. Ưng Lịch lấy cái tên này để tưởng nhớ vị y thánh, người đặt nền móng cho y học nước Nam năm trăm năm trước. Cây thuốc nguyên liệu phơi khô mà trung đoàn 4 gửi về sẽ được chiết xuất, tinh chế rồi cô đặc lại, nén thành từng viên chỉ to gấp 3 hạt gạo nếp gọi là Berberin.
Lúc ở kinh thành, các thầy thuốc của công ty xe đạp đã từng thử nghiệm thuốc này, dù không được tốt bằng Berberin thời hiện đại nhưng vẫn đủ để chữa các bệnh đường ruột, tác dụng phụ của chúng hầu như rất ít.
Người dân bây giờ không cần phải mất công sắc từng thang thuốc Bắc đắt đỏ cầu kỳ nữa mà chỉ cần uống vài viên thuốc màu vàng nhưng đắng ngắt này trong hai ngày thì bệnh đường ruột nào cũng sẽ đỡ. Lịch thì thêm phúc lợi cho đám công nhân của mình bằng cách: cứ 3 tháng làm việc không phạm lỗi thì sẽ được cấp riêng một lọ Berberin một trăm viên. Còn với lính cứu hộ thì được 2 tháng cấp 1 lọ, có thể cho người nhà hoặc đem đi bán tùy ý.