Cửu Thiên Tuế

Chương 46




Án chết oan của Tôn Miểu nhanh chóng được chuyển đến bộ Hình.

Nghe được tin thái tử đích thân giám sát, Thượng thư bộ Hình Trình Bách Xuyên không dám qua loa, mau chóng mời cả Cao Viễn và Tiết Thứ đến công đường.

Ông cụ Tôn làm khổ chủ, vịn quan tài của Tôn Miểu vào công đường. Thân bằng quyến thuộc và văn nhân chịu ơn của nhà họ Tôn không được vào trong, đành phải đứng chờ tin bên ngoài.

Thương thế của ông cụ đã được xử lý tốt. Vì được Tiết Thứ đánh tiếng trước, quan hành hình cố tình nhẹ tay, cho nên ông cụ chỉ bị thương ngoài da, không ảnh hưởng đến gân cốt. Dường như là biết có hy vọng được giải oan, tinh thần ông cụ rất tốt.

Trình Bách Xuyên e ngại việc ông cụ Tôn đã lớn tuổi, cho phép không quỳ, bảo sai dịch mang một cái ghế nhỏ cho ông cụ ngồi. Nhưng ông cụ Tôn không chịu, cố chấp quỳ xuống, dâng đơn kiện lên, tố cáo đốc chủ Đông Xưởng Cao Viễn lạm dụng văn tự ngục (một hình thức cai trị phong kiến), coi thường luật pháp, tàn sát dân lành.

Trình Bách Xuyên nhận lấy. Sau khi xem xong, gã lạnh cả người.

Trên đơn kiện của nhà họ Tôn viết rành mạch đầu đuôi sự việc, đến cả cực hình Tôn Miểu phải chịu trong ngục giam, bị vu oan thế nào,...cũng được viết rõ ràng.

Không có thường dân nào biết rõ những thứ này, liên hệ với thi thể không nguyên vẹn của Tôn Miểu, Trình Bách Xuyên sâu xa nhìn Tiết Thứ.

Nhìn qua vụ án này là ân oán giữa nhà họ Tôn và Cao Viễn, song đằng sau chắc chắn không thể thiếu được bút tích của vị Tây Xưởng này.

Đông Xưởng và Tây Xưởng không thiếu những lần đối đầu nhau kể từ lúc được lập ra. Không phải gió đông thổi gió tây thì cũng là ngược lại.

Hai Xưởng đánh nhau, chỉ có ruồi muỗi là những quan viên bình thường như bọn họ chết mà thôi.

Sau khi đương kim hoàng đế đăng cơ, Tây Xương dần bị bỏ quên, khó khăn lắm mới có được mấy năm thái bình. Bây giờ Tây Xưởng được tiếp tục trọng dụng, cộng thêm có thân tín của hoàng đế là Tiết Thứ, e rằng sẽ sớm tái diễn lại những năm tranh đấu đó.

Trình Bách Xuyên ngồi vào được cái ghế thượng thư bộ Hình này cho thấy gã không phải kẻ ngu.

Vì không muốn xen vào tranh đấu giữa Tây Xưởng và Đông Xưởng, gã bày ra dáng vẻ công chính liêm minh, không thiên vị bên nào cả.

- Đốc chủ Cao, những gì Tôn Hưng tố cáo có phải thật không?

- Đương nhiên là bịa đặt!

Cao Viễn ngồi ở một bên, cười lạnh nói:

- Đông Xưởng của tôi xưa nay nghe theo hoàng mệnh, chưa bao giờ bắt sai người. Vài ngày trước tôi đây nhận được thư mật nói trong thư viện Đông Xuyên có mấy tên thư sinh liên quan đến dư nghiệt thời Hiếu Tông cho nên mới bắt vào thẩm vấn. Về việc tại sao người...

Cao Viễn một đôi hung ác nham hiểm mắt tam giác tà tà nhìn Tiết Thứ, kỳ quái nói:

- Vậy thì thượng thư Trình phải hỏi giám quan Tiết đây. Oan có đầu nợ có chủ, trời đất chứng giám, tôi không giết người này!

Trình Bách Xuyên bất đắc dĩ nhìn sang Tiết Thứ:

- Giám quan Tiết, những lời đốc chủ Cao nói có phải thật không?

Tiết Thứ ngồi đối diện Cao Viễn, nghe lời này cũng không biến sắc, ung dung gật đầu:

- Người thì đúng là tôi giết, chẳng qua là do tôi có lòng tốt, không nhìn nổi Tôn Miểu bị hành hạ vì tội không phải của y cho nên mới mủi lòng cho y chết để khỏi phải chịu tội nữa.

Nghe thế, Cao Viễn đang định lên tiếng phản bác nhưng Tiết Thứ không cho lão ta có cơ hội, nói tiếp:

- Hôm đó đốc chủ Cao vô tình gặp tôi, nói là bắt được mấy tên phản loạn song không tra hỏi được gì, chính vì thế mới nhờ tôi đến ngục giam giúp đỡ, lấy danh phân ưu với bệ hạ. Tôi vốn là người dễ mềm lòng cho nên mới đồng ý. Nhưng vào đến ngục giam tôi mới biết những người được gọi là dư nghiệt phản loạn kia chỉ là một nhóm thư sinh tú tài không trói nổi gà. Bọn họ đã bị bắt được mấy ngày, bị hành hạ thê thảm, đặc biệt là Tôn Miểu, y bị đánh thân tàn ma dại, còn bị móc mắt. Song đã thế đốc chủ Cao lại còn sai người đưa "tỳ bà" lên...Thượng thư Trình không ở đó cho nên không biết được, hễ là người có lương tâm chắc chắn sẽ gặp ác mộng mấy đêm vì cảnh tưởng ấy.

Tiết Thứ lắc đầu thở dài:

- Tôn Miểu là người có cốt khí, cho dù có bị hành hạ đến hấp hối y vẫn luôn miệng kêu oan. Thấy y không nhận tội, đốc chủ Cao mới nhờ tôi tra hỏi tiếp. Nhưng tôi khác với đốc chủ Cao, xưa này không bao giờ làm cái việc vu oan giá họa. Thấy Tôn Miểu bị hành hạ đến hấp hối, tôi sợ y không chịu được cực hình nữa mà nhận tội, làm liên lụy đến thân quyến cho nên mới giúp y được giải thoát. Nói đến đây, tôi xin phép tạ tội với nhà họ Tôn.

Hắn tường thuật hết tình hình trong ngục giam, vẻ mặt không mang ý trách móc gì nhưng từng câu chữ đều hướng đến việc Cao Viễn vu oan giá hoạ, tàn sát dân lành.

Cao Viễn tức đỏ mặt, đứng bật dậy chỉ vào hắn, mắng:

- Nói bậy!

Tiết Thứ không đáp, trong mắt đầy khiêu khích.

Thấy vậy, Trình Bách Xuyên gõ mạnh kinh đường mộc*:

- Yên lặng!

Cao Viễn đành phải ngồi xuống, nghiến răng nghiến lợi:

- Đều là lời nói từ một phía, thượng thư Trình phải xử lý công bằng.

Lão ta nhẫn mạnh bốn chữ "xử lý công bằng", mang hàm ý đe dọa.

Nếu là ngày thường, Trình Bách Xuyên đương nhiên sẽ nể mặt lão ta, giải quyết cho êm chuyện. Nhưng án chết oan của nhà họ Tôn có liên quan đến Tây Xưởng, lại thêm vì làm mích lòng văn nhân cho nên đến cả thải tử cũng biết việc này.

Nếu gã dám xử bất công, chưa nói đến Tây Xưởng thì đám Ngự Sử kia đã tố cáo gã trước rồi.

Chính vì thế, Trình Bách Xuyên bày ra khí thế hiếm có, cười lạnh:

- Đốc chủ cứ yên tâm, bản quan sẽ xử lý công bằng.

Nói xong, gã gọi ngỗ tác (pháp y khám nghiệm tử thi thời xưa) tới kiểm tra thi thể.

Quá trình này khá lâu, tất cả mọi người chờ hết một canh giờ thì ngỗ tác mới thu dụng cụ, đắp lại khăn trắng lên thi thể.

- Sao rồi?

Trình Bách Xuyên hỏi.

- Người chết khi còn sống từng chịu cực hình, tay chân và cơ thể đều có ngoại thương nghiêm trọng và chấn thương nội tạng.

- Có chữa được không?

Trình Bách Xuyên hỏi tiếp.

Ngỗ tác lắc đầu:

- Mặc dù vết thương chí mạng là vết chém đầu nhưng khi còn sống người chết đã bị gãy xương nhiều chỗ, nội tạng vỡ nát. Nếu không bị chém đầu, sợ rằng cũng không sống nổi ba ngày.

Nói tóm lại, cho dù Tiết Thứ không ra tay thì Tôn Miểu cũng không sống được.

Trình Bách Xuyên quay sang Cao Viễn:

- Theo lời ngỗ tác, xác nhận giám quan Tiết nói đúng. Đốc chủ Cao còn lời gì muốn nói không?

Từ khi bắt đầu kiểm tra thi thể, sắc mặt của Cao Viễn dần khó coi. Lão ta âm trầm nói:

- Gánh hát nhà họ Tôn có liên quan đến dư nghiệt thời Hiếu Tông, Tôn Miểu lại còn ngâm thơ mỉa mai bệ hạ trước mặt mọi người. Y không chịu nổi thẩm vấn mà chết, vậy thì chết cũng chưa hết tội!

Ngụ ý rằng, lão ta nhận.

Trình Bách Xuyên gật đầu, không tỏ ý kiến. Gã nói với ông cụ Tôn:

- Tôn Hưng, chuyện gánh hát, ông có gì biện minh?

Lúc Cao Viễn tranh cãi với Tiết Thứ, ông cụ Tôn không có lên tiếng. Nhưng bây giờ khi Trình Bách Xuyên hỏi, ông mới khóc lóc kêu oan:

- Đại nhân minh giám, đúng là trước kia gánh hát có xảy ra chuyện này, nhưng đã qua mấy chục năm, đã đổi bốn năm chủ rồi! Nhà họ Tôn tôi mới tiếp quản hai năm trước, sao có thể đổ chuyện mấy chục năm trước lên đầu chúng tôi? Hơn nữa thơ mà cháu tôi viết là phỏng theo người xưa, học vấn của nó không tốt, không hiểu được thâm ý trong đó. Cho dù nó có sai cũng không đáng tội chết!

Tiết Thứ châm thêm dầu vào lửa, tán thành:

- Tôi đã đọc thơ Tôn Miểu và nhóm thư sinh viết, chẳng qua chỉ sửa lại câu thơ của người đi trước mà thôi, ý thơ đều là những lời ca tụng tán dương, làm sao bọn họ sửa lại thành lời mỉa mai được? Chắc hẳn mấy ngày nay đốc chủ Cao rỗi rảnh cho nên nghi ngờ lung tung, cho rằng ai cũng là dư nghiệt phản loạn.

Sự việc đến mức này, ai đúng ai sai đều đã rõ ràng.

Trình Bách Xuyên đã từng tiếp xúc với Đông Xưởng không ít lần, đây không phải lần đầu bọn họ bắt người rồi vu oan giá họa để tranh công.

Chẳng qua là lần này số phận của Cao Viễn không được tốt lắm mà thôi.

Trong lòng Trình Bách Xuyên đã có quyết định. Gã không vội vàng kết án, lấy cớ đi tra xét gánh hát để chứng minh lời của Tôn Hưng, dời sang ngày khác tiếp tục thẩm vấn. Gã phải trình việc này lên càng nhanh càng tốt, hỏi thăm ý của cấp trên rồi mới dám quyết định.

Cao Viễn là thân tín của hoàng đế, trước khi kết án không thể bắt giam. Về phần ông cụ Tôn, tiếp tục bị giam ở nhà ngục bộ Hình như cũ.

Lúc đi ngang qua ông cụ, Tiết Thứ nhỏ giọng nói:

- Ông cố gắng giữ sức khỏe, án này sẽ nhanh chóng có kết quả.

Ông cụ Tôn nhìn hắn, cuối cùng than một tiếng.

Không phải là ông không biết mình trở thành quân cờ để hai phe tranh giành, nhưng nhà họ Tôn thấp cổ bé họng, không đấu lại được Đông Xưởng thế lực lớn, ông đành phải tin tưởng Tiết Thứ.

Tiết Thứ ra khỏi công đường bộ Hình. Vừa đến cửa, có một thái giám lạ mặt cản đường.

Rõ ràng là đối phương đang chờ hắn, thấy hắn bước ra lập tức tiến đến chào hỏi, nhỏ giọng nói:

- Thái tử điện hạ sai thần đến gửi lời, mời giám quan Tiết đến điện Hoằng Nhân vào giờ Tuất hôm nay.

Bây giờ là giờ Dậu ngày mười sáu tháng bảy.

Mây đen trong mắt Tiết Thứ tản đi, hắn cong môi, đáp:

- Biết rồi.

*

Đầu giờ Dậu, Tiết Thứ đi đến cung Từ Khánh.

Quay về Tây Xưởng thay quần áo xong, hắn không có việc gì làm nữa. Nhớ đến điện hạ hứa hẹn sẽ chờ hắn ở điện Hoàng Nhân, hắn nôn nóng mà đi sớm.

Nhưng khi đến nơi, hắn thấy Ân Thừa Ngọc đang xem công vụ.

Tiết Thứ không vào ngay mà tin một chỗ nấp ở bên ngoài, chờ đến cuối giờ Dậu mới bước vào trong.

Dường như đã được dặn dò, trong khuôn viên điện Hoằng Nhân không có bóng một thủ vệ, một cung nhân hầu hạ nào, ngay cả Trịnh Đa Bảo cũng không có mặt.

Lúc Tiết Thứ vào trong phòng, thấy Ân Thừa Ngọc vừa gác bút xuống. Y nghe thấy tiếng động, ngẩng đầu lên nhìn:

- Tới rồi sao?

Tiết Thứ đáp vâng, nhanh chân bước lên, trong con ngươi chỉ chứa đủ hình bóng của một người:

- Điện hạ...

Hắn không thèm che giấu khát vọng nơi đáy mắt.

Ân Thừa Ngọc cong môi, chỉ hộp gấm đặt bên cạnh:

- Đồ ở đó, cầm lấy rồi về đi.

Tiết Thứ bước tới, cầm hộp gấm lên. Hắn đang định mở ra thì nghe Ân Thừa Ngọc nói:

- Về rồi xem.

Hắn nghe lời, dừng tay, song không lui ra mà mở to mắt nhìn Ân Thừa Ngọc, hỏi:

- Chỉ có cái này thôi sao?

Đúng là càng ngày càng to gan.

Ân Thừa Ngọc cười lạnh nhạt:

- Ngươi lại muốn gì nữa?

Tiết Thứ nhìn chằm chằm vào y, nuốt nước miếng, lâu sau mới nhỏ giọng đáp:

- Điện hạ

Muốn điện hạ.

Hắn đã khát khao lâu lắm rồi, như một con thú hoang bị bỏ đói lâu ngày.

Ý cười trên mặt Ân Thừa Ngọc nhạt dần, y nhìn hắn hồi lâu.

Y quá rõ chút tâm tư này của Tiết Thứ, bởi vì đã biết nên mới không muốn cho hắn toại nguyện.

Y thích nhìn dáng vẻ động tình nhưng phải cố gắng kìm lại của Tiết Thứ, y muốn nắm dục vọng của hắn trong tay, muốn nhìn hắn vùng vẫy trong xoáy nước do y tạo ra. Những thứ này làm y hứng thú hơn dục vọng trên giường rất nhiều.

Tuy Tiết Thứ thích chuyện trên giường hơn nhưng ai bảo người đăng nắm tiên cơ là y chứ.

Ân Thừa Ngọc thay đổi tư thế, hơi cúi người ra phía trước. Đôi mông hồng hào khẽ nhếch lên, cười xấu xa:

- Ngươi đến gần đây.

Tiết Thứ nghe lời, tiến đến gần, chợt ngửi được hương Tuyết Lĩnh Mai.

Mùi hương hôm nay hơi nồng, vờn quanh chóp mũi Tiết Thứ, hắn cảm thấy mình như thể hoa mắt chóc mặt.

Đôi con ngươi đen láy nhìn chằm chằm vào Ân Thừa Ngọc, Tiết Thứ khàn giọng gọi hai chữ "điện hạ". Hắn thấy y vươn tay ra, đôi bàn tay trắng nõn mịn màng như phôi gốm, lại cố tình điểm chút hồng nhạt ở đầu ngón tay đầy quyến rũ.

Tiết Thứ không kìm được lòng mà nắm chặt tay y, rồi lại sợ mình qua mạnh tay làm y bị thương.

Ân Thừa Ngọc cảm giác được xúc cảm ở mu bàn tay, y liếc hắn, lạnh nhạt nói:

- Buông tay ra.

Tiết Thứ nhìn thẳng vào y, sóng ngầm cuồn cuộn trong đáy mắt. Hắn cố ý nắm chặt thêm một lần rồi mới chậm rãi buông ra.

Chỉ còn lại đôi mắt đầy ham muốn nhìn y.

- Không được nhúc nhích.

Quan sát vẻ mặt của hắn, Ân Thừa Ngọc thích thú cười híp mắt.

Khoảng cách giờ hay người chỉ còn lại nửa bước chân. Y cố tình kéo vạt áo Tiết Thứ để hắn cuối người xuống, ngón tay xinh đẹp khẽ mở cổ áo của hắn.

Song cũng chỉ có thế thôi.

Vẻ mặt Ân Thừa Ngọc khi nhìn cái gáy của hắn hệt như thợ săn vui mừng khi thấy con mồi.

Hắn chạm tay vào môi Tiết Thứ một cái, lặp lại:

- Không được nhúc nhích, biết chưa?

Dứt lời, không đợi hắn phản ứng, y há miệng cắn một cái.

(chưa gặm môi nha mấy bà, cắn cổ hoi)

Tiết Thứ chợt cau mày, đoạn lại thả lỏng ra. Máu chảy ra, tai ù đi, hắn vô thức rùng mình.

Hắn cố gắng dùng hết sức mình mới đè nén được kích động mãnh liệt.

Thở hồng hộc hệt như người sắp chết.

Ân Thừa Ngọc nếm được vị máu tươi, ung dung tách ra.

Y nhìn vết thương trên gáy Tiết Thứ, nhẹ nhàng vuốt ve. Đầu ngón tay dính chút máu tươi, y chợt hỏi:

- Đau không?

Tiết Thứ cắn chặt răng, lâu sau mới run rẩy nghiến răng đáp:

- Không đau.

Không phải vết thương không đau songtrong lòng hắn lại như muốn nổ tung ra.

Nghe thế, Ân Thừa Ngọc mỉm cười, vân vê đầu ngón tay, chút máu ở đó dần biến mất.

Y bỗng nói một câu Tiết Thứ không hiểu được:

- Nhưng Cô đau.

Tiết Thứ không thể hiểu được, rõ ràng người bị cắn là hắn.

Hắn dùng cái đầu không khôn khéo lắm suy nghĩ hồi lâu, đoạn thử nói:

- Điện hạ đau lòng cho ta.

Ân Thừa Ngọc càng cười lớn hơn, bình tĩnh nhìn hắn, phẩy tay:

- Cô đủ khoan dung với ngươi rồi, chớ có tham lam. Mau cút đi.

Tiết Thứ mím môi, nhìn thẳng vào y. Nhận ra bây giờ không phải lúc trả giá, hắn mới ôm quà sinh nhật của mình ra ngoài.

Giọng nói biếng nhác của Ân Thừa Ngọc chợt vang lên từ sau lưng hắn:

- Nhớ kéo áo lên cẩn thận.

- -------------------

#Cúnđãcóngườiyêu

Cún: Điện hạ cũng đóng dấu ta rồi, ta có pồ rồi.

Điện hạ:?

- -------------------

Từ chương 3 đến chương 23 tui edit từ năm ngoái nên chưa beta lại nhe, có thời gian rảnh sẽ beta lại.

Còn toàn bộ chương tui chưa kiểm tra lỗi chính tả và lỗi từ ngữ, nếu mọi người có thấy xin góp ý ở cmt ạ, cảm ơn rất nhiều.