Kiếp trước Ân Thừa Ngọc cũng từng hỏi qua vấn đề giống như vậy.
Ân Thừa Ngọc nhớ lại tình cảnh khi đó, chắc là giai đoạn đoạt đích* kịch liệt nhất. Long Phong Đế bất lực buông tha, văn võ bá quan xếp hàng tranh giành, lão Nhị lão Tam ra sức đấu đá đến phút cuối. Y thân là thái tử bị vây ở trung tâm lốc xoáy, không tránh khỏi** bị ám sát.
(*Đoạt đích 夺嫡: Các hoàng tử đấu đá nhau tranh giành ngôi vị.)
(**Bản gốc là Bất khả tị miễn 不可避免: Thành ngữ Trung Quốc, có nghĩa là không thể tránh khỏi, không thoát được.)
Kỳ thật kể từ lúc y từ hoàng lăng quay về triều đình sau đó từng bước nắm giữ quyền lực thì đã bắt đầu thỉnh thoảng bị ám sát.
Chẳng qua có một lần cực kỳ nguy hiểm, y vô tình trúng độc bị mù cả hai mắt, lúc đó Tiết Thứ mang y tránh khỏi đuổi giết bị ngã xuống vách núi, hai người bọn họ ẩn thân trong một hang động chật hẹp hơn nửa tháng mới liên lạc được với đoàn cấm quân đang tìm kiếm phía trên, thoát khỏi nguy hiểm.
Sau khi hồi cung y từng hỏi Tiết Thứ: Tại sao lại là y.
Lúc đó Tiết Thứ trả lời thế nào?
Hắn cúi đầu nhìn y rất lâu, ngón tay ngả ngớn đè lên môi y: "Người khác không bì kịp sắc đẹp của điện hạ."
Khi ấy trong lòng y cảm thấy nhục nhã nên không bao giờ hỏi lại vấn đề đó nữa.
Giữa y và Tiết Thứ bắt đầu từ trao đổi lợi ích cho đến dục vọng dây dưa, trong đó có lẽ còn trộn lẫn nhiều thứ khác nhưng y không muốn truy cứu đến cùng. Duy trì như bây giờ cũng tốt, như vậy cho dù trong tương lai gặp lại trên chiến trường sẽ không nhân từ nương tay*.
(Bản gốc là Tâm từ thủ nhuyễn 心慈手软: thành ngữ Trung Quốc, có nghĩa là mềm lòng, không nỡ xuống tay.)
Thoát khỏi hồi ức trong quá khứ, Ân Thừa Ngọc nhìn người trước mặt, khôi phục lại thần thái biếng nhác.
Y quan sát Tiết Thứ thời niên thiếu, tâm tư còn có thể nhất liễm vô dư*, nghĩ thầm vẫn là lúc còn trẻ tốt hơn.
(*Nhất liễm vô dư 一览无余: thành ngữ Trung Quốc có nghĩa là xem rõ hết thảy.)
Không chỉ không nói ra lời chướng tai làm người khác phiền chán mà còn có thể háo hức lại đây làm cho người khác vui vẻ.
Ngoan ngoãn hơn nhiều.
Cuối cùng Ân Thừa Ngọc vẫn nhận lấy rương vàng bạc ngọc khí mà Tiết Thứ đem tới.
Y bảo Trịnh Đa Bảo đưa miếng lệnh bài của Đông Cung rồi ném cho Tiết Thứ: "Lệnh bài này cho ngươi, sau này nhớ rõ bản thân là người của ai."
Tiết Thứ tiếp nhận lệnh bài, khuôn mặt hiếm khi thay đổi cảm xúc lộ ra một chút vui mừng.
Hắn biết lệnh bài này, bên hông Trịnh Đa Bảo và đám Triệu Lâm thường xuyên treo một miếng lệnh bài như vậy, có ý nghĩa bọn họ là người của Thái Tử.
"Tạ điện hạ ban thưởng." Hắn trịnh trọng cẩn thận thu lệnh bài vào trong tay áo.
"Không còn việc gì nữa thì lui ra đi." Ân Thừa Ngọc phất tay, đứng dậy chuẩn bị đi tới chính điện, khi đi đến cửa lại dặn dò: "Ngươi đã làm việc cho phụ hoàng, sau này đến đây nhớ tránh những người khác."
Tiết Thứ nhìn theo bóng dáng y rời đi sau đó mới thỏa mãn đi khỏi.
Hắn nhớ kỹ lời dặn của Ân Thừa Ngọc, không đi cửa chính mà giống như một con cú đêm im lặng đi ra từ cửa hông Đông Cung về Tây Xưởng.
Ân Thừa Ngọc trở về chính điện, nhớ tới một rương đồ còn chưa sắp xếp liền phân phó Trịnh Đa Bảo: "Tách thêm một gian riêng biệt ở khố phòng để rương đồ này vào, sau này cũng làm như thế."
Trịnh Đa Bảo đáp một tiếng, hầu hạ y nghỉ ngơi xong xuôi mới chỉ huy tiểu thái giám đặt rương vào trong khố phòng.
Chăm chú nhìn người ghi vào sổ sách, Trịnh Đa Bảo vừa lòng gật đầu.
Thấy được lúc trước mình nghĩ sai rồi, tên Tiết Thứ này thật sự rất tốt, biết tri ân báo đáp.
*
Sau Nguyên Tiêu là hết Tết.
Không khí ngày Tết trong khắp kinh thành còn chưa kịp nguôi đã xảy ra một chuyện lớn - Ngu Phủ ở phố Nam Huân bị trộm ghé thăm.
Tên trộm vào phủ lấy trộm gây ra động tĩnh không nhỏ, không chỉ lấy đi bút tích trân quý của các danh gia còn cuỗm mất nhiều vật quý giá trong thư phòng của Đại lão gia và Nhị lão gia. Ngay cả thư từ của bằng hữu vài năm gần đây, con dấu cá nhân,...không còn một thứ.
Ngu gia lập tức báo quan.
Tuổi tác Ngu thủ phụ đã cao, nghe thấy tin dữ nên kích động, bị tên trộm không coi ai ra gì làm tức đến ngã bệnh, mấy ngày liên tiếp cáo bệnh không thể vào triều.
Trước giờ Nhị lão gia Ngu gia Ngu Cảnh tính tình nóng nảy, mắt thấy phụ thân tức giận đến đổ bệnh còn tên trộm gây chuyện lại không biết tung tích nên ngày ngày đi nha môn phủ Thuận Thiên* đòi công đạo. Ông vốn làm một chức vụ nhàn rỗi không quan trọng tại Ngũ Quân Đô Đốc Phủ**, ngày ngày mặc kệ chính sự vác đao ngồi trong đại đường nha môn phủ Thuận Thiên, lấy mỹ danh là đốc xúc phủ doãn*** Thuận Thiên mau chóng truy bắt tên trộm.
(*Nha môn 牙门: nơi quan lại làm việc, Phủ Thuận Thiên là một khu vực hành chính của Trung Quốc trong các triều đại nhà Minh và Thanh, tương đương với thành phố Bắc Kinh ngày nay.)
(**Ngũ quân Đô đốc phủ 五軍都督府: một chiến lược quân sự bắt đầu từ triều Minh Trung Quốc. Chiến lược Ngũ quân Đô đốc phủ đặt 5 đơn vị quân sự, tức 5 phủ Đô đốc, chỉ huy quân đội trên toàn quốc.)
(***Phủ doãn 府尹: chức danh trong hệ thống quan chế thời phong kiến, tương đương Tổng đốc, chức danh Phủ doãn chỉ áp dụng tại kinh đô.)
Phủ doãn Thuận Thiên sầu đến mức bạc đầu chỉ có thể phái thêm nhiều sai dịch* đi điều tra tung tích tên trộm.
(*Sai dịch, đầy đủ là nha môn sai dịch 衙门差役: một chức quan chuyên xử lý các vấn đề tài chính và tư pháp.)
Bởi vì động tĩnh* tương đối lớn nên dân chúng trong khắp kinh thành coi thành trò cười. Thỉnh thoảng có một số người lớn gan gặp Ngu Cảnh đang đi đến phủ Thuận Thiên còn cười hỏi một câu: "Ngu nhị lão gia, hôm nay đã bắt được tên trộm kia chưa?"
(*Bản gốc là trận thượng 阵仗 có nghĩa là cảnh tượng, cảnh đời, pha.)
Thông thường Ngu Cảnh chỉ trưng vẻ mặt không vui đáp: "Chưa đâu!"
Mà trong không khí hòa nhã xen lẫn vui vẻ này, Tuần Diêm Ngự Sử tuân theo hoàng lệnh lặng lẽ rời khỏi kinh thành đi kiểm tra thuế muối ở các Diêm Sử Tư.
Phương Chính Khắc vừa ra khỏi kinh thành đi Trường Lô Diêm Sử Tư, Ân Thừa Ngọc đã thu được tin tức.
"Đã sắp xếp người ổn thỏa chưa?"
Triệu Lâm gật đầu: "Đã sắp xếp ổn thỏa, huyết mạch duy nhất còn sống sót của Triệu gia cũng được người của chúng ta thuyết phục."
Ân Thừa Ngọc gật đầu, ngẫm lại toàn bộ kế hoạch, tuy nhiên vẫn có một chút sai sót.
Vài ngày trước đây, y âm thầm đi thăm Ngu phủ, tiết lộ việc diêm dẫn cho ngoại tổ phụ và hai người cậu, nhưng không ngờ lại từ chỗ đại cữu cữu biết được năm trước Vạn Hữu Lương đã bắt đầu mơ hồ nhắc đến ích lợi diêm dẫn to lớn với ông.
Lúc đó Ngu Sâm không để ý lắm, ngược lại nhắc nhở đối phương cho dù là đầu cơ trục lợi diêm dẫn hay là buôn bán muối lậu đều là tội lớn dễ bị chém đầu, bảo lão ta chớ bị lợi ích làm mờ con mắt. Vạn Hữu Lương hiển nhiên không nghe theo, chỉ đưa đẩy nói là chuyện phiếm giữa bạn tốt với nhau thôi. Sau này Ngu Sâm trao đổi thư từ với lão ta, trên triều đình cũng không nghe nói Trường Lô Diêm Sử Tư có việc gì nên ông cũng ném chuyện này ra sau đầu.
Nhưng giờ này ngày này nghĩ đến, e rằng khi đó Vạn Hữu Lương đã bị lợi ích làm động lòng.
Dựa theo tin tức Ân Thừa Ngọc tra được, Triệu gia trong kinh thành bị diệt môn vốn phát tài nhờ làm thủy vận ở Thiên Tân Vệ, Triệu gia công bố với bên ngoài là vận chuyển rượu, bột, gạo nếp các loại nhưng thật ra là vận chuyển muối lậu và người mà Triệu gia làm việc cho chính là Chuyển Vận Sử đương nhiệm - Vạn Hữu Lương.
Thiên Tân Vệ nằm ở Cửu Hà Hạ Tiêu*, thuỷ vận phát triển, thuận lợi vận chuyển lại có ruộng muối Trường Lô sản lượng lớn. Lợi ích rơi xuống đầu, con người ta luôn không thể chống lại dụ hoặc nên làm mọi cách** kiếm được diêm dẫn, hối lộ quan diêm, chuyển muối về phía nam bán.
(*Cửu Hà Hạ Tiêu 九河下梢 chín sông hạ lưu sông Hoàng Hà, hợp nhất lại và đổ ra biển.)
(**Bản gốc là Tưởng phương thiết pháp 想方设法: thành ngữ Trung Quốc.)
Cứ như thế từ quan viên Diêm Sử Tư quản lý ký kết diêm dẫn cho đến thương nhân làm thủy vận đều cần phải đả thông quan khiếu* mới có thể sướng thông vô trở**, quan - thương cấu kết nhìn mãi thành quen.
(*Đả thông quan khiếu 打通关窍: đả thông mạch quan khiếu, ý tác giả là đút lót để thực hiện trót lọt cái gì đó.)
(**Sướng thông vô trở 畅通无阻: Thành ngữ Trung Quốc, nghĩa là đi qua không bị cản trở.)
Ban đầu Triệu gia làm thủy vận hợp pháp đứng đắn, sau này mới dính dáng đến muối lậu là vì con gái Triệu gia gả cho một thân hào Hà Gian Phủ làm thiếp. Thân hào kia làm giàu nhờ vào muối lậu, Triệu gia hành động vì lợi ích bắt đầu giúp thông gia chuyển muối lậu về phía nam.
Nhưng bọn họ không hề biết sở dĩ thân hào kia có nhiều muối lậu là do đối phương có tư giao* với Vạn Hữu Lương.
(*Tư giao 私交: mối quan hệ cá nhân, quan hệ đối tác, bạn bè.)
Vạn Hữu Lương vì lợi ích muối lậu mà tự mình làm giả con dấu và công văn của hộ bộ*, tiêu thụ diêm dẫn vượt mức cho phép.
(*Hộ bộ 戸部: tên gọi của một cơ quan hành chính thời kỳ phong kiến tại một số quốc gia Đông Á như Trung Quốc, Việt Nam,...Bộ Hộ tương đương với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp ngày nay.)
Bình thường mỗi một diêm dẫn nộp thuế một lượng bạc nhưng Vạn Hữu Lương làm giả công văn, khai gian thuế khấu trừ diêm dẫn hằng năm nộp cho hộ bộ là gần ba mươi vạn —— loại thuế khấu trừ này chẳng những phải nộp thuế muối mà còn phải tính đến tiền lãi, vì thế mỗi diêm dẫn thương nhân phải nộp ba lượng bạc tiền thuế.
Thương nhân bán muối nộp thuế đều phải nộp lên hộ bộ, Ngu Hoài An là hộ bộ thượng thư. Ông tra lại hồ sơ mấy năm qua, phát hiện Trường Lô Diêm Sử Tư không những nộp thuế không khớp mà thậm chí kiếm không ra công văn thuế khấu trừ diêm dẫn do hộ bộ phê chuẩn.
Vạn Hữu Lương lừa trên gạt dưới, âm thầm chiếm đoạt phần thiếu hụt.
Triệu gia chẳng qua là một cái mộng lỗ* nhỏ trong đó mà thôi. Đương gia Triệu gia trời sinh cẩn thận, gã biết buôn bán muối lậu là tội lớn nên sau khi kiếm đủ ngân lượng liền rửa tay gác kiếm**, chuyển nhà đến kinh thành.
(*Mộng lỗ: cách ghép các miếng gỗ của người Trung Quốc.)
(**Bản gốc là Kim bồn tẩy thủ 金盆洗手: thành ngữ Trung Quốc.)
Nhưng Triệu gia ngàn vạn lần không ngờ đến Vạn Hữu Lương đã sớm âm thầm thông đồng với tam hoàng tử Ân Thừa Cảnh. Lão ta sợ Triệu gia đến kinh thành sẽ làm lộ hành vi phạm tội của mình, ngày đêm khó an nên mới chạy đến trước mặt Ân Thừa Cảnh cầu xin gã giúp đỡ.
Vừa lúc người giúp Vạn Hữu Lương làm giả con dấu công văn là Vong Trần đạo nhân có ít bản lĩnh, bấy giờ Ân Thừa Cảnh mới thiết lập một ván cờ như thế này.
Đầu tiên là diệt toàn bộ Triệu gia loan ra lời đồn Hồ Yêu lại tạo thế trong kinh thành cho Vong Trần đạo nhân, sau đó gây ra cảnh tượng Hồ Yêu đả thương người thuận lý thành chương đưa Vong Trần đạo nhân đến trước mặt Long Phong Đế.
Có lẽ Ân Thừa Cảnh cũng đã bất mãn với Vạn Hữu Lương tham lam thành tính từ lâu, rồi lại biết rõ năm nay Phương Chính Khắc bản tính cương trực khó lừa gạt sẽ đi kiểm tra thuế muối nên dứt khoát đẩy Vạn Hữu Lương ra để lão ta cắn ngược lại Ngu Sâm. Vừa loại bỏ được tai họa ngầm Vạn Hữu Lương còn nhân cơ hội kéo Ngu gia xuống nước theo lão ta.
Dựa theo quỹ đạo kiếp trước, kế hoạch này của Ân Thừa Cảnh hoàn hoàn tương khấu*, một mũi tên trúng hai con nhạn**, xứng với câu "toán vô di sách"(Tính toán không sai lầm).
(*Hoàn hoàn tương khấu 环环相扣: thành ngữ Trung Quốc, ẩn dụ cho các sự việc liên kết chặt chẽ với nhau.)
(**Bản gốc là Nhất thạch tam điểu 一石三鸟.)
Đáng tiếc là trời xanh có mắt cho Ân Thừa Ngọc một cơ hội sống lại.
Lần này e rằng kế hoạch của Ân Thừa Cảnh sẽ không tiến hành thuận lợi được.
Phương Chính Khắc đang trên đường đi đến Trường Lô Diêm Sử Tư mà y vất vả lắm mới tìm được người Triệu gia duy nhất còn sót lại, khuyên bảo đối phương cầm theo chứng cớ chặn đường Phương Chính Khắc cáo trạng.
Vạch trần việc này sớm hơn hai tháng so với kiếp trước, Vong Trần đạo nhân đã đền tội, cũng không biết Vạn Hữu Lương đã chuẩn bị đầy đủ "chứng cớ" chưa.
Ân Thừa Ngọc cong ngón tay gõ mặt bàn, dặn dò: "Dọc đường sai người nhìn kỹ một chút."
*
Cuối tháng giêng, Thông Chính Tư thu được tấu chương của Phương Chính Khắc được "Bát bách lý gia cấp" về kinh thành.
Tốc độ còn nhanh hơn Ân Thừa Ngọc đoán.
Phương Chính Khắc viết trong tấu chương lên án mạnh mẽ Trường Lô diêm chính* gian trá, chỉ thẳng Trường Lô Diêm Sử Tư cấu kết với thương nhân bán muối, biển thủ diêm dẫn âm thầm chiếm đoạt thuế muối. Mà Phương Chính Khắc cũng không quên nhắc đến chuyện huyết mạch Triệu gia còn sót lại chặn đường cáo trạng ở phía cuối, ngữ khí quyết liệt, thống tâm tật thủ**, quở trách quan viên Trường Lô Diêm Sử Tư trục lợi cá nhân, đảo loạn diêm chính, giết người bừa bãi. Thỉnh Long Phong Đế sai người tra rõ.
(*Diêm chính 盐政: Chức quan trông coi sản xuất muối.)
(**Thống tâm tật thủ 痛心疾首: Thành ngữ Tiếng Hán, nghĩa là đau lòng nhức óc, vô cùng đau đớn.)
Long Phong Đế giận dữ sai người thỉnh Ngu Hoài An đang cáo bệnh về cung, hạch toán diêm dẫn đã kí phát và thuế muối mấy năm qua của Trường Lô.
Quan viên Hộ bộ từ trên xuống dưới tốn hết ba ngày ba đêm mới bàn giao xong tiền thuế.
Không tra không biết, tra ra mới phát hiện trong mười năm gần đây thuế muối Trường Lô thiếu hụt hơn năm trăm vạn lượng!
Từ trước đến giờ thuế muối là khoản thu chính của quốc khố, cả Đại Yên thu thuế một năm cũng không hơn hai ngàn vạn lượng!
Quốc khố trống rỗng, Long Phong Đế ngay cả sửa cái vườn cũng bị triều thần lải nhải mà đám diêm chính lại dựa vào muối phú đắc lưu du*, việc này sao Long Phong Đế có thể nhịn được?
(*Phú đắc lưu du 富得流油: giàu một cách đặc biệt, mang ý tiêu cực.)
Trong cơn tức giận Long Phong Đế liền hạ lệnh cho người đi Trường Lô Diêm Sử Tư tra xét rõ ràng.
Không riêng Trường Lô còn thêm Lưỡng Hoài, Lưỡng Chiết, Sơn Đông, Hà Đông Diêm Sử Tư cũng phải kiểm tra toàn bộ một lần, phải dọn sạch sẽ đám sâu mọt tham ô!
Nhưng đến khi chọn người đi lại gặp phải khó khăn.
Một mình Trường Lô Diêm Sử Tư thì ít có án lớn nhưng nếu liên quan đến bốn Diêm Sử Tư còn lại thì dính dáng lợi ích còn lớn hơn, e rằng khó mà tưởng tượng được. Quan viên bình thường đừng nói đến đi tra án, sợ là căn bản ngay cả địa giới cũng không đến được.
Khi Long Phong Đế lên triều hỏi "Ai có khả năng đi", cả triều văn võ mắt nhìn mũi mũi nhìn tim, không ai dám nhận củ khoai lang phỏng tay này.
Giằng co hết hai ngày vẫn không chọn ra được người thích hợp.
Trái lại sổ con thỉnh tội của Phương Chính Khắc đã tới kinh thành. Lão nói rằng khi bản thân lão tìm kiếm công văn lưu trữ mấy năm qua ở Trường Lô Diêm Sử Tư thì bỗng nhiên quan thự* bốc cháy. Lão xả thân dập tắt lửa nhưng không thể bảo vệ được công văn hồ sơ.
(*Quan thự 官署: cơ quan làm việc chính thức của chính quyền phong kiến thời xưa ở Trung Quốc.)
Mang danh thỉnh tội nhưng thật ra là cầu viện.
Việc tra xét Trường Lô Diêm Sử Tư đã vô cùng cấp bách nhưng mãi vẫn không chọn được người thích hợp.
Ngay lúc Long Phong Đế sứt đầu mẻ trán thì Ân Thừa Ngọc nắm thời cơ vào triều thỉnh cầu: "Diêm chính rối loạn, gây thiệt hại cho quốc gia. Nhi thần nguyện ý đi Trường Lô tra rõ thuế muối, thay phụ hoàng phân ưu."
Y vừa nói xong, Long Phong Đế và tất cả triều văn võ đều nhẹ nhàng thở ra.
Không ai thích hợp hơn so với thái tử.
Tuy Long Phong Đế không muốn nhìn thái tử phát triển hơn nữa nhưng quả thực hiện tại không có ai thay thế được nên ông ta đành phải gật đầu đáp ứng.
Nhưng càng nghĩ lại càng lo lắng, Trường Lô Diêm Sử Tư thất thoát mấy trăm vạn lượng bạc - Đây chỉ là phần truy hồi* được, số lượng không hề nhỏ. Nếu như người đi điều tra động tay động chân vào sổ sách... e rằng ông ta cũng sẽ không hề hay biết.
(*Truy hồi: Hay còn gọi là truy vấn, truy xuất – Là hoạt động thu thập các nguồn thông tin liên quan đến một thông tin cần tìm kiếm.)
Ông ta vô thức quét mắt qua Ngu Hoài An, có Ngu Hoài An chống đỡ ở Hộ bộ chẳng phải đến lúc đó lão Đại nói bao nhiêu là bao nhiêu hay sao?
Ngay khi Long Phong Đế đang đắn đo tìm cách nhét vài người đi theo giám sát Thái tử thì Ân Thừa Ngọc chủ động cho ông ta một bậc thang leo xuống: "Đường đến Trường Lô xa xôi, thị vệ Đông cung lại không được việc, thỉnh phụ hoàng ân chuẩn cho nhi thần dẫn theo một đội cấm quân."
"Đây là việc phải làm." Như người buồn ngủ được kê sẵn gối đầu, lần đầu tiên Long Phong Đế thấy Thái tử của ông ta thức thời như vậy.
Ông ta giả bộ suy tư một lát, thuận tiện nói: "Giám quan Ngự Mã Giám kiêm Đề đốc Tứ Vệ Doanh Tiết Thứ võ công cực kỳ xuất sắc. Lệnh hắn dẫn theo năm trăm dũng sĩ Tứ Vệ Doanh tháp tùng Thái Tử."
Ân Thừa Ngọc lập tức mỉm cười, chắp tay cúi đầu thật sâu: "Tạ phụ hoàng ân chuẩn."
Phụ tử bọn họ nhìn nhau cười, hoàn toàn hài lòng.
- -----------------------------------------------------------------------
Tiết cún con: cầm lệnh bài thì ta đã là cún con có chủ rồi.
Điện hạ: (ー_ー)