Cuộc Sống Hạnh Phúc Ở Nông Trường

Chương 33: Hứa Lâm, Chàng Cảnh Sát Năm Nào Ghé Thăm Gia Đình Nhỏ




Chỉ có Đình Sơn là vui vẻ, cậu vỗ vỗ vào vai Vệ Quốc, khuyên nhủ: "Nghe chị tôi nói, nếu không nhận tiền thì chị ấy sẽ thực sự không lấy ốc đấy!"

"Nhưng mà..."

"Không có nhưng nhị gì, mua bán tiền trao cháo múc là lẽ dĩ nhiên."

Mạc Lệ Quyên nghe liền âm thầm gật đầu. Chính là vậy. Cô còn xấu hổ vì thuê lao động trẻ em đấy.

Lần này bắt ốc là để làm thức ăn cho cá. Không phải cứ thả cá vào ruộng lúa rồi để đó là được, còn phải cho chúng ăn, nếu không làm sao mà chúng lớn.

Bởi vậy số ốc cô cần không ít. Chẳng những Vệ Quốc Vệ Gia, ngay cả Đình Sơn Lệ Vân Lệ San cũng có tiền.

Nghĩ đến đây, cô nói với Đình Sơn: "Em ra bảo Lệ Vân Lệ San đi cùng, ba đứa đều cũng giống nhau, mỗi cân một phần tiền."

Mạc Đình Sơn gật đầu, xách giỏ tre rồi kéo hai cậu bạn đi. Vệ Quốc Vệ Gia gặp bạn thân đồng ý cũng bỏ qua sự ngượng ngùng ở trong lòng.

Ngẫm lại còn rất kích động nha.

Từ nhỏ đến lớn họ chưa kiếm được đồng nào đâu. Ốc ở ngoài đồng có đầy, một ngày họ có thể bắt mười cân, hai mươi cân. Tính lên có thể kiếm một hai mao đấy.

Đừng xem thường một hai mao, đối với những người quanh năm suốt tháng bán mình cho ruộng đồng, ngoài trừ khi thu hoạch hoa màu có tiền ra thì ít khi có khoảng thu nhập nào khác. Bởi vậy có thể thấy nó trân quí đến nhường nào.

Mạc Lệ Quyên làm vậy cũng vì có ý muốn giúp đỡ nhà bà Mai. Thông qua nhiều ngày cô quan sát thì ông Thụ bà Mai là người tốt, tính tình thân thiện. Nhưng bọn họ đã già rồi, hai vợ chồng già chỉ canh tác trên ba mẫu ruộng thì chỉ đủ ăn mà thôi.

Nạn đói sắp tiến đến. Ba năm nạn đói dài đằng đẵng, cái ăn thiếu trầm trọng, xác chết khắp nơi.

Cô muốn tranh thủ khi còn sớm thì giúp họ một vài. Đương nhiên nhiều thì không có, bởi cô biết rõ họ là hai nhà khác nhau. Cô không khờ dại đến mức vì giúp người khác mà đẩy gia đình mình vào khó khăn nguy hiểm.

Chuyện gì cũng phải đúng mực.

Mạc Lệ Quyên cười cười, hơn nữa một phần tiền cho một cân ốc là cô kiếm lời.

Cô nhanh tay tiếp tục công việc đang dang dở.

Lúc này, Lý Cường trở về. Anh về đến nhà cũng không nhàn rỗi. Gánh nước vào lu, cho heo gà ăn, rồi giặt quần áo.

Lý Cường giặt phần quần áo của hai vợ chồng, Đình Sơn tự giặt đồ của mình, còn Lệ Vân thì giặt luôn phần của cô bé và em gái.

Mạc Lệ Quyên có thể làm, nhưng chồng cô không cho. Đống quần áo anh hay ra ruộng đều lấm lem bùn đất, khi giặt phải dùng nhiều sức lực nên rất vất vả. Vợ anh đã đủ vất vả rồi. Anh đau lòng.

Những lúc như vậy Mạc Lệ Quyên ngoài cảm động ra thì còn rất ngọt ngào. Đều nói cô thương anh một cách mù quáng nhưng anh vô cùng xứng đáng với tình cảm của cô.

Ở niên đại này, tuy đã qua thời phong kiến nhưng cái tư tưởng cổ hủ vẫn còn. Người ta quy chụp phần công việc nhà là của phụ nữ. Mấy ai có thể giúp vợ mình làm đâu.

Bởi vậy, bây giờ, nông trường trưởng đang nhìn hai người bọn họ, mắt ông mở to đầy kinh ngạc.

Dù thế, ông cũng không phát biểu cảm nghĩ của bản thân.

Lý Cường gặp nông trường trưởng đến, anh không ngồi dậy mà vẫn tiếp tục công việc trên tay, chỉ ngước mắt chờ xem là chuyện gì.

"Ngày mai nông trường mở họp, nhà cháu cử đại diện tham gia nhé!"

"Dạ."

Thông báo xong, ông còn nhìn Lý Cường nhiều hai lần, sau đó mới đánh xe bò đi. Lúc này trong lòng ông cảm thán không thôi. Tuổi trẻ thật là tốt.

Tầm bốn giờ bọn nhỏ mới trở lạ. Từ sáng đến giờ, chúng đã xách ốc về mấy lần. Đặt tất cả ở gần giếng nước.

Mạc Lệ Quyên cảm thấy may mắn vì năm trước mua rất nhiều sọt tre. Cô lấy chiếc cân đĩa ra, chỉnh lại quả cân rồi cân hết chúng. Có thể là vì hôm nay bắt đầu trễ quá nên mỗi đứa chỉ được khoảng bảy tám cân. Đã là không ít.

Cô móc tiền ra trả liền. Vệ Quốc tám phần, Vệ Gia bảy phần rưỡi, Đình Sơn tám phần rưỡi, Lệ Vân sáu phần, Lệ San năm phần.

Bọn nhỏ cười híp mắt.

"Ngày mai tiếp tục nhé!"

"Dạ!" Tiếng dạ đồng thanh, to, rõ và vang dội.

Sau khi thanh toán, Vệ Quốc Vệ Gia về nhà ăn cơm.

Gia đình Mạc Lệ Quyên cũng ăn cơm chiều.

Ăn xong, Mạc Lệ Quyên đưa cho Mỗi người một cái chày để đập vỡ vỏ ốc, phần thịt bên trong được lấy ra băm nhuyễn.

Lượng công việc hơi lớn, nhưng đông dân cư, nên chỉ tầm một tiếng thì số ốc đã thành chả rồi.

Mạc Lệ Quyên lại kiểm tra ruộng lúa, đàn cá đều sống rất khoẻ mạnh. Cô yên tâm.

Đem phần thịt ốc đã băm trộn chung với bã đậu, vậy là thức ăn của cá đã ra đời.

Đáng lí là có bột bắp nữa, nhưng thời buổi này bắp là dùng để cho người ăn, chứ không phải cho cá. Hơn nữa nếu mua nhiều bắp quá sẽ khiến mọi người chú ý, nên cô từ bỏ. Có bã đậu với ốc là được rồi.

Chỉ là như vậy thì phải mua thêm bã đậu, lúc trước vì nuôi heo nên Mạc Lệ Quyên định một năm mua hai lần là được rồi, bây giờ có thêm cá thì phải tăng lên gấp đôi.

Bã đậu vừa rẻ lại vừa thực dụng.

Mạc Lệ Quyên thả thùng thức ăn cho cá vào kho hàng. Thứ này là vật chết nên gửi ở đây sẽ không bị thối.

Sau đó cô cầm một ít rải ra ruộng. Đàn cá đã mất đi sự sợ hãi ban đầu, chúng tranh nhau ăn.

Từ đây, phần cho cá ăn mỗi ngày hai lần được giao cho Lệ Vân và Lệ San. Mỗi sáng sau khi ăn sáng xong, trước khi đến trường hai bé phải vào không gian cho cá ăn rồi mới đi học.

Thấy vậy, nhưng không khó khăn chút nào. Phần công việc này luôn được hoàn thành một cách xuất sắc.

Bọn nhỏ bắt ốc liên tiếp một tuần, đám ốc trong những mẫu ruộng gần nhà đều bị bắt hết, Mạc Lệ Quyên mới bảo ngưng.

Bao nhiêu đấy đã đủ cho đàn cá rồi.

Năm đứa bé quay lại quỹ đạo cũ: hái rau dại, nhặt nấm và nhặt củi gỗ.

Ngày này, Lý Cường đang xách nước thì Hứa Lâm tìm đến. Hứa Lâm chính là chàng trai cảnh sát mà bọn họ quen biết khi gặp bọn bắt cóc năm xưa.

Tại sao anh ta tìm đến tận đây thì phải kể đến cái ngày mà Lý Cường đi họp theo yêu cầu của nông trường trưởng.

Trong buổi họp, nông trường trưởng phân chia cả nông trường thành năm tổ cho dễ quản lý. Bao gồm đông, tây, nam, bắc và trung tâm. Lúc trước cũng phân đông tây nam bắc nhưng không rõ ràng. Bây giờ nông trường trưởng khiến nó rạch ròi hơn.

Trùng hợp thay, cha của Hứa Lâm, ông Hứa Chính Uy chính là tổ trưởng của tổ bắc. Nói cách khác, gia đình Mạc Lệ Quyên nằm trong sự quản lí của ông.

Hôm đấy ông ấy không đi họp, Hứa Lâm đi thay cha, cũng vì vậy mà nhận ra Lý Cường.

Thời gian như thoi đưa, vậy mà đã gần một năm rồi. Hứa Lâm nhìn thấy Lý Cường thì không ngạc nhiên, bởi lúc trước anh ta đã biết gia đình Lý Cường sống ở nông trường Bản Á. Nhưng anh ta cảm thán rất nhiều, vì Lý Cường lúc này, tuy mới mười sau nhưng cái dáng vẻ non nớt của anh đã không còn, hơn nữa anh còn cao lớn hơn một chút. Phải biết lúc trước Lý Cường đã cao một mét tám rồi.

Bây giờ cha Hứa Lâm quán lí gia đình Lý Cường, âu cũng là duyên phận.

Vậy là sau khi hết bận rộn, Hứa Lâm liền ghé thăm.

Lý Cường buông bỏ thùng nước, mời Hứa Lâm vào nhà. Hứa Lâm đưa cho anh túi xách trên tay. Thứ này hơi nặng, dường như là trái cây.

Anh ta dùng ánh mắt lướt sơ qua căn nhà, có đôi chút hiểu rõ.

"Ngày mai cậu rảnh không?"

"Chi vậy anh?"

"Ngày mai tôi muốn vào núi, nhưng chưa tìm được người đi cùng."

Ánh mắt Lý Cường hơi sáng: "Vào núi?"

Hứa Lâm gật đầu, đã đến đây thì không có gì phải giấu cả: "Tôi muốn săn ít thịt rừng đổi tiền."

Lý Cường suy tính: "Chỉ mỗi hai người, có thể thêm người khác không?"

"Có thể, nhưng phải là người đáng tin, chuyện này cần giữ bí mật."

Lý Cường hiểu rõ. Anh cũng không muốn quá nhiều người biết.

Tiễn đi Hứa Lâm, Lý Cường liền vào không gian. Anh lục tung kho hàng. Cuối cùng tìm được cây giáo. Thân nó dài gần hai mét, đầu được làm bằng sắt, nhọn và vô cùng bén.

Anh đắn đo mãi, cuối cùng cất nó vào lại. Dùng giáo đối phó với thú rừng, không thích hợp lắm.

Vừa hay Mạc Lệ Quyên đúng lúc đi chợ về. Cô thấy túi trái cây ở trên bàn.

"Ai đến thăm vậy anh?"

"Là anh Lâm."

"Anh Lâm nào?"

"Anh Lâm cảnh sát năm trước mình gặp trên tàu hoả á."

À, cô nhớ ra rồi, mấy hôm trước chồng cô về có kể cô nghe về chuyện đi họp.

"Anh ấy nói gì vậy ạ?"

"Anh Lâm muốn vào núi, cần tìm người, anh nghĩ nhà mình có anh, em với Đình Sơn là đủ rồi."

Mạc Lệ Quyên nghe vào núi liền kích động. Cô mơ ước thứ bên trong đã lâu mà chưa có dịp.

Cô không ngờ Hứa Lâm lại tính toán giống mình.

Mạc Lệ Quyên còn như vậy huống gì Đình Sơn, cậu nhóc nghe xong lập tức chạy đi chuẩn bị đồ vật.

Vào núi không phải nói đi là đi, còn phải chuẩn bị mọi thứ. Trước tiên là vũ khí, sau đó là thức ăn, nước uống, rồi áo dài quần dài.

Sáng hôm sau Hứa Lâm đến gõ cửa từ rất sớm. Bốn người lặng lẽ vào núi. Lệ Vân Lệ San ở nhà, Mạc Lệ Quyên dặn bọn họ khoá kĩ cửa, nếu có nguy hiểm thì lặng lẽ trốn vào không gian.

Cánh rừng chưa từng có dấu chân người, dây leo quấn quanh khắp nơi, bụi gai đầy rẫy.

Cả đội vừa đi vừa dùng dao chặt bỏ những cánh cây cản, tạo thành một con đường nhỏ. Tuy vậy thời gian không chậm lại bao nhiêu.

Cả đám đều mang giày, buộc chặt ống quần vào chân đề phòng côn trùng. Hứa Lâm còn mang theo hai cây súng săn.

Vâng! Chính là súng săn!

May mắn cha Lý Cường là người lính, lúc ông còn sống cho anh tập súng rất nhiều lần, nếu không chỉ mỗi chuyện dùng súng đã là bài toán khó.