Cùng Chàng Tiêu Dao

Cùng Chàng Tiêu Dao - Chương 5: Cuộc sống thôn quê




Vẫn như kiếp trước, sau khi An Thành trở về Cụ An liền cho họp gia đình. Bởi vì An Thành về lần này An gia đã được phân gia rồi, những của cải được phân trước đó giờ muốn lấy về cho An Thành là rất khó. Nhưng An Thành cũng là thành viên của An Gia nên Cụ An và bà Nồng không muốn để con trai này của mình chịu thiệt.



Kết quả sau cùng, đại ca của An Thành- An Trung chia cho An Thành một mẫu đất ruộng tốt, Cụ An thì phân cho An Thành thêm hai mẫu đất nữa, còn chia cho An Thành một mảnh đất trống phía bên trái sân lớn để An Thành dựng nhà.



Khi biết được nhà mình còn được chia thêm một miếng đất để xây nhà An Bình có chút kinh ngạc. Kiếp trước vốn dĩ nhà của nàng không được chia miếng đất này.



Lại nói, cha của An Bình là con út của An gia, trên có một đại ca cùng một nhị tỷ, chính là đại bá và nhị cô của An Bình.



Đại bá của An Bình tên đầy đủ là An Trung, 33 tuổi, vợ của đại bá là Trần Thị Na, 32 tuổi. Tính tình bà hơi có chút… nói chung là người có cái miệng nói chuyện không biết lựa lời.



Đại bá có hai người con, con trai lớn tên An Vũ, 13 tuổi, con gái kế tên An Thuỷ 11 tuổi. Cũng là những đứa trẻ hiểu chuyện.



Còn nhị cô là An Ngọc, đã lấy chồng ở thôn lân cận, có một con gái tên An Mỹ Mỹ, cô bé mỹ mỹ này chính là một cô bé bốc đồng.



Trở lại, người dân ở Vũ Thôn sau khi biết được An Thành sau mấy chục năm bị bán làm nô nay đã chuộc thân trở về thì lục tục kéo đến chia mừng với An gia. Người đến trên tay nếu không phải mang theo vài cái trứng gà thì mang theo một ích gạo nếp. Đó chính làquà biếu của dân quê.





An Thành muốn xây nhà, người Vũ Thôn liền xung phong trợ giúp. Dân quê thời này không phải giống như thời hiện đại, hở chút là tiền bạc vật chất. Thời này con người ta sống rất có tình làng nghĩa xóm. Trong thôn xóm hễ nhà ai có chuyện gì, chỉ cần mở miệng nhờ sẽ có người đến giúp. Mà người đến giúp cũng chỉ ăn một bữa cơm, sẽ không lấy tiền công gì cả. Cái này gọi là làm vần công đấy.



Nhờ vào những người thôn xóm chung quanh phụ giúp, chẳng mấy chốc ngôi nhà của An Bình đã được xây xong. Nhà mái lá, tường bằng đất. Có một hàng rào cao khoảng hai mét bao quanh nhà, và một khu đất trống phía trước nhà được dọn sạch để làm sân nhỏ.



Nhà đã xây xong, theo tục lệ là phải cúng kiếng đất đai này nọ, cũng sẵn tiện làm một bữa tiệc ăn mừng để cảm ơn thôn xóm đã giúp đỡ dựng nhà. Vì thế hôm nay mới sáng sớm Thẩm thị đã dẫn An Bình đi chợ nhỏ trên trấn để mua thịt cá về làm bữa tiệc này.



Kiếp trước An Bình là một người khá tự cao, cho nên đối với những người dân ở Vũ thôn luôn có thái độ từ trên nhìn xuống, luôn cảm thấy bản thân hơn người. Mà thông thường, những người có thái độ thế này thì sẽ không được người khác thích.



Nhưng kiếp này, An Bình đã thay đổi rồi, nàng luôn dùng thái độ thân thiện đối với mọi người, gặp ai cũng tươi cười cúi đầu lễ phép chào hỏi. Vì vậy nên nhân duyên của nàng hiện tại rất tốt, những người trong thôn đối với nàng rất có cảm tình.



Thẩm thị nhìn thấy con gái nhỏ được người ta chào đón thì rất vui mừng, bà sợ con gái bà cao ngạo không chịu được những người dân quê này, cũng may…



Nhờ miệng lưỡi lanh lẹ của Thẩm thị, rất nhanh bà đã mua được rất nhiều thức ăn với giá rất hời. Mà An Bình đi theo chỉ để xách thức ăn phụ giúp Thẩm thị.




Bữa tiệc đãi khách được Thẩm thị an bài rất tốt, bà Nồng nhìn thấy Thẩm thị an bài đâu vào đấy, nấu ăn vừa ngon, lại đẹp mắt. Vì thế chán ghét trong lòng bà đối Thẩm thị đã được xoá bỏ và đổi thành hài lòng.



An Bình đứng một góc nhìn qua nên cô thu hết những biểu cảm của bà Nồng vào mắt. Cô cười thầm, bà nội này thật ra cũng không đáng ghét như kiếp trước cô đã từng cảm nhận.



Đợi khách nhân về hết, tới phiên cả nhà An Gia dùng bữa. Bữa cơm được dọn trên bộ ngựa dài, nam ngồi một đầu, nữ ngồi một đầu. Lúc ăn cơm, bà Nồng có chút tán thưởng mở miệng khen đồ ăn ngon, cũng khen Thẩm thị biết cách quán xuyến nhà cửa.



Thẩm thị được mẹ chồng khen thì vui mừng, ánh mắt hơi có chút nếp nhăn lúc này sáng bừng rực rỡ. An Thành cũng vậy, ông cảm giác mẹ của mình hướng thiện ý đến vợ thì thở phào một hơi. Ông chính là sợ mẹ của mình có thành kiến với vợ, ông sợ vợ của mình uỷ khuất.



…..




Thời gian chầm chậm trôi qua, An Bình từ khi về Vũ Thôn này đến nay cũng đã hơn hai tháng. Thời gian này của cô trôi qua rất an nhàn, bởi vì mùa này là mùa thu chuẩn bị sang đông nên hầu như mọi người không có xuống ruộng. Vì thế toàn bộ thời gian của mọi người là quây quần bên nhau. Sáng sớm dậy nấu ăn, sau đó thì dọn dẹp này nọ rồi thì cùng nhau ngồi lại một chỗ mà nói chuyện trên trời dưới đất. Kiếp trước những buổi nói chuyện thế này An Bình không bao giờ có mặt, nhưng kiếp này cô lại luôn có mặt. Tuy rằng cô chỉ ngồi nghe không có nói nhiều, nhưng sự có mặt của cô giống như cái gì đó khá đặc biệt, làm cho cuộc nói chuyện của mọi người trở nên rơm rả và xôm tụ hơn.



Nói ra cũng phải thôi, thử hỏi nếu là bạn thì bạn sẽ chọn thích một người nghe bạn nói hay là thích một người nói bạn nghe?




Lại nói, bởi vì từ nhỏ An Bình đã là người thông minh nổi bật hơn những người khác nên nàng luôn được An Thành và Thẩm thị cưng chiều hơn hai người An Du và An Dật. Mà khi trở về Vũ Thôn này cái thông minh trước kia của cô hiện nay còn kèm theo chút gì đó an tĩnh cùng chín chắn. Vì vậy trong mơ hồ địa vị của cô đã trở nên cao hơn trong gia đình An Gia này. Mà lời nói của cô cũng rất có giá trị. Ngay cả một người luôn nghiêm túc gia trưởng như Cụ An cũng phải gật gù khen An Bình là một đứa trẻ thông minh. Mà điều này lại làm cho địa vị của An Thành và Thẩm thị trong lòng của Cụ An và bà Nồng được nâng lên rất nhiều.



Trở lại, bởi vì không phải bỏ bạc ra mua đất nên số tiền trong tay An Thành còn thừa lại được hơn hai mươi lượng bạc. Mà ở cái thôn quê này, hai mươi lượng bạc đã là con số lớn.



An Thành mấy ngày nay cùng Thẩm thị bàn luận, ông muốn sang năm sẽ để cho An Du đến trường đọc sách. An Bình nghe tin này liền đồng ý ủng hộ hai tay. Nàng biết rõ cái thời này muốn đến trường đọc sách chính là tốn kém rất nhiều, nhưng nàng không ngại. Chẳng những đại ca đến trường, nàng còn muốn cho tiểu đệ An Dật cũng phải đến trường. Còn có… nàng dự định sẽ để cho con trai đại bá – An Vũ ca cũng đến trường.



Kiếp trước, bởi vì tâm tình khó chịu, lại thêm đứng ở góc độ chán ghét mà phán xét những người thân thích của mình nên An Bình đối với người An Gia cực kỳ bày xích và chán ghét. Dù có ý tưởng làm giàu gì cũng sẽ không bao giờ để cho người An gia tham dự vào, cô thà chọn người dưng, giúp đỡ người dưng cũng không hề giúp đỡ người An Gia. Thế cho nên, cuộc sống về sau giữa cha và Đại bá dần dần nảy sinh mâu thuẫn. Tuy không phải lớn, nhưng hai nhà cũng dần dần không còn thân thiết. Sau lại…



Hiện tại trọng sinh một lần, nàng nghĩ nàng muốn thay đổi, nàng sẽ dùng sự chân thành của mình, dùng sự hiểu biết của mình để làm cho những người thân của mình hạnh phúc. Nàng không muốn như kiếp trước, cho tới lúc cuối đời cha và mẹ vẫn cứ lo lắng trong lòng về nàng.



Còn vấn đề “đi học tốn bạc”… Nàng thật không mấy lo lắng. Đừng quên hiện tại trong tay nàng còn trên sáu trăm lượng đấy.



Nghe qua ý của An Bình, An Thành đầu tiên là kinh ngạc, sau lại là mừng rỡ. Ông không nghĩ con gái lại có thể đưa ra ý kiến này. Từ nhỏ nàng đã thông minh và hiểu chuyện hơn người, nhưng cũng là người sống thực tế. Nàng sẽ không vô duyên vô cớ giúp đỡ một người. Nhưng là bây giờ con gái nhỏ lại đồng ý bỏ tiền để cho con của đại ca đi học. An Thành nghĩ, mấy ngày qua lo lắng của ông bất quá là lo lắng suông.