Khi xưa, Tả Tư Trình đã giáng cho cô một đòn trí mạng, cơ hồ đã ta xương nát thịt. Nhưng cô vì đứa bé phải gắng gượng ngoi lên sống sót. Ai ngờ đến hôm nay, con người ấy lại tiếp tục bồi thêm cho cô một chưởng, đứt đoạn cả gan ruột.
Từ khi gia nhập Kiến Hoàng đến nay, ngoại trừ đưa con đi khám bệnh, cô chưa hết bớt xén thời gian công việc.
Đi đến cửa hàng cuả Kiến Hoàng, Minh Quân chợt cảm thấy đôi chân mình đau buốt, không muốn bước vào. RA đến đầu ngõ, cô tự thấy buồn cho mình, cảm giác như một kẻ bị bỏ rơi, một kẻ nô bộc bị đuổi ra khỏi cửa, chỉ còn biết lặng lẽ bước theo mọi người trên phố.
Đừng quên, Kiến Hoàng là giang sơn của Tạ Thị.
Và thiên kim tiểu thư của Tạ gia đã gả cho cha cuả chính cốt nhục của cô!
Đây quả là mối quan hện khiến người ta thấy lo lắng, xấu hổ, đau lòng, không tài nào cất đầu lên nổi.
Minh Quân đi đến khu vườn nhỏ, cạnh trường học của con, cô ngồi chờ Gia Huy tan học.
Cô ngồi trên băng ghế dài, mở tờ báo, xem mục quảng cáo tìm người làm, đọc một lúc, mắt thấy hoa cả lên, chẳng còn để ý đâu là đâu!
Ngồi cùng cô là một cụ già, lưng đã còng, người gầy đét, phải nhờ vào chiếc gậy mới lê được từng bước. Cụ gặm một khúc bánh mì, trông rât" khó khăn, khổ sở. Minh Quân thở dài, cô không biết liệu cuối cùng cuả đời mình có như vậy?
Không, không thể nào.
Minh Quân khẽ vươn vai. Cô không biết người đó có thể lúc trẻ đã không gắng sức, nên tuổi già phải bi thương như thế ; nhưng đó không phải là điều quan trọng. Cái chính là tự mình phải quyết sống sao cho đúng với một con người.
Cô đứng lên, đi đến cửa trường.
Xe đến đón học sinh đã đỗ bên ngoài. Minh Quân đến nói với người tài xế:
− Tôi là mẹ cuả bé Tả Gia Huy, hôm nay tôi đón cháu. Anh khỏi phải đợi. Tôi sẽ gọi điện bảo người nhà khỏi ra cổng chờ Gia Huy, cảm ơn anh!
Bọn học sinh mặc đồng phục trắng nối đuôi nhau ra khỏi cổng.
Tât" cả là khuôn mặt hồn nhiên, vui vẻ, xinh xắn. Nụ cười cuả chúng như ánh mặt trời rạng rỡ, khiến cho người nhìn thấy phải đâm ra vui vẻ, dễ chịu, hưng phấn, xúc động và mê mẩn!
Trong giây phút, Minh Quân chắc chắn là mình không chút hối hận khi nuôi dưỡng Gia Huy.
Đứa bé đã truyền đạt cho cô một dấu hiệu mãnh liệt ; bât" luận cuộc sống có gian khổ thế nào cũng phải keó dài sinh mệnh.
Gia Huy vừa thấy mẹ, nó chạy ào tới và reo lên:
− Mẹ, mẹ, mẹ đến đón con!
Minh Quân cuí xuống giữ cậu bé, nói:
− Hôm nay mẹ rảnh nửa ngày, mẹ đưa con đi chơi được không?
− Hay quá, hay quá, mẹ thật tốt! - Gia Huy luôn mồm reo lên.
Đứa bé không để cô bế, nó vội vã mở cặp lấy ra tờ giấy vẽ, đưa cho Minh Quân xem.
− Mẹ, mẹ xem đây!
Trên giấy vẽ một người đàn bà mặc âu phục màu xanh nhạt, ngồi bên bàn làm việc, một tay chống cằm, một tay giở xấp giấy tờ, người đàn bà rât" nghiêm chỉnh.
Gia Huy cao hứng nói:
− Mẹ, con vẽ đó! Thầy giáo ra đề tài, bảo chúng con vẽ mẹ của mình. Bên dưới hình phải ghi rõ làm nghề gì. Con nghĩ: Mẹ con là người rất mạnh mẽ! Mẹ, mẹ xem - Gia Huy chỉ phần ghi chú bên góc bức tranh.
− Đây, cô cho con 79 điểm! Mẹ, 80 điểm là cao nhất đó! Cuối tuần, cô giáo sẽ đưa lên bích báo ở phòng mỹ thuật, các bạn con khen dữ lắm.
Minh Quân thật hả lòng, cô hôn Gia Huy liền mấy cái.
Đứa con đã nói cô biết là người đàn bà mạnh mẽ thì cô cũng ráng mà làm người mạnh mẽ!
Một phụ nữ mạnh mẽ không chỉ là thành tựu sự nghiệp, mà còn không ngại gian nan, chẳng sợ khổ sở, không nề nguy hiểm.
Một đứa bé vài tuổi đầu kỳ vọng mình như thế thì làm sao để nó thất vọng cho được.
Cô nắm tay đưá bé, hỏi:
− Gia Huy,bức vẽ của con rất dễ thương, con muốn thưởng gì nào?
− Mẹ, đưa con đi ăn Hamburger.
− Buổi trưa con không ăn được sao?
− Ăn được, nhưng hôm nay có giờ thể dục, con thấy đói.
Lúc Gia Huy đã no bụng, nó ra vẻ trưởng thành, nói:
− Con có hai chuyện quan trọng muốn bàn với mẹ.
Minh Quân bật cười:
− Được, con cứ nói xem, chuyện gì nào?
− Đều là chuyện quan trọng - Gia Huy ngồi ngay ngắn lại, sau đó mới nêu vấn đề - Mẹ, con có mập quá không?
Minh Quân phì cười, cô xoa đầu đưá bé nói:
− Đó là vấn đề sao?
− Hai đứa bạn gái con đang làm ốm lại, bạn ấy bảo bác sĩ yêu cầu. Con thì ăn càng ngày càng nhiều, nên sợ mập.
Minh Quân đâm ra dở khóc dở cười. Đương nhiên, trẻ con sớm trưởng thành, nó muốn có sự thông cảm giữa hai mẹ con - đó là chuyện đáng mừng. Nhưng, đối với con trẻ, nếu nó xem đó là nỗi lo thì chắc chắn phải suy nghĩ.
− Mai mốt mẹ đưa con đi bác sĩ Tạ kiểm tra nhé? Nếu cô ấy phát hiện con có vấn đề về sức khoẻ, bác sĩ sẽ chỉ dẫn cho chúng ta. Con đừng lo! Chẳng qua là, Huy Huy, con thấy bụng đói thực sự thì phải ăn, không nên lo sợ gì cả.
Gia Huy gật đầu, tỏ ý hiểu.
Ánh mắt trong vắt của nó tựa như cả một bầu trời xanh, lại cũng giuống như một màu biển biếc, dễ khiến cho người nhớ đến cha đưá bé.
Cách biệt bao năm trời mới gặp lại, vẫn cái cười, lời nói, dáng vẻ, đôi mắt, thảy đều không thay đổi.
− Mẹ! Gia Huy gọi to lên, Minh Quân giật mình tỉnh ngội.
− Đúng đấy, Huy Huy, con còn việc thứ hai nữa, nói mẹ nghe xem?
Gia Huy đâm ra do dự, nó như muốn nói nhưng dừng lại:
− Chuyện gì vậy? Huy Huy, có chuyện gì cứ nói thẳng cho mẹ nghe xem, con phải biết là mẹ có trách nhiệm giải quyết moị chuyện cho con.
− Nhưng nếu như mẹ không biết được thì sao? Vậy con khỏi nói với mẹ!
− Đương nhiên là được. Huy Huy, mẹ là người lớn, người lớn có nhiều cách giải quyết hơn trẻ con, nếu con cứ để mãi mối lo trong lòngv thì con sẽ không tập trung tinh thần học hành được, thậm chí nó con` ảnh hưởNg đến sức khoẻ, thế thì mẹ càng lo lắng hơn.
Gia Huy gật đầu, tỏ vẻ hiểu. Nó nói:
− Mẹ, nói con nghe, rốt cuộc ba là người thế nào? Nếu mẹ không có ảnh của ba thì ít ra mẹ cũng hình dung được ông ấy, để con có chút ấn tượng.
Minh Quân giật mình, trong phút chôc" cô nhìn sững đưá bé. Tại sao Gia Huy lại nói ra lời ấy? Nhât" là mới sáng nay mình vừa gặp anh ta.
− Tại sao con muốn biết? Huy Huy, trười giờ ba con đâu có ở cạnh chúng ta, chúng ta vẫn sống và sống rât" tốt, vậy sao phải nhắc đến ông ấy?
− Nhưng - Gia Huy tỏ vẻ hiếu thuận - Thầy giáo nói tuần sao mỗi học sinh phải tự vẽ ba của mình, con chẳng biết hình dạng ba thế nào, cũng chẳng biết ba làm gì? Vậy làm sao con vẽ?
Minh Quân cố gắng kềm chế nước mắt. Vậy là cuộc tao ngộ buồn bã kia không dừng lại.
Gia Huy là một học sinh giỏi, việc học không làm bận tâm phụ huynh và thầy giáo. Có một lần, giờ tập làm văn, thầy giáo ra đề: Hãy tả ba của em, Gia Huy liền cắn bút, suy nghĩ, đột nhiên nó bật khóc. Đó là trước kia.
Kêt" quả, thầy giáo phải đến an ủi nó, bảo cậu bé tả thầy giáo của mình, nó mới nín khóc. Sau chuyện đó, ban chủ nhiệm gặp phụ huynh, kể lại việc cho Minh Quân nghe. Thầy giáo nói:
− Gia Huy là cậu bé thông minh, nhạy cảm cô hãy chăm sóc tốt cho cháu. Những đưá bé như thế, sau này tât" làm nên nghiệp lớn.
Minh Quân nhớ lấy lời đó.
Cậu bé không kể lại sự việc cho mẹ nghe, có thể thấy là nó khác hẳng những trẻ khác, cứ một mình chịu khó giải quyết, không muốn gây thêm phiền phức cho mẹ.
Nhưng ngày nay thì khác, Gia Huy đã lớn hơn một tuổi, nó biết không được khóc oà giữa lớp, cho nên nó mới đề nghị mẹ giúp.
Minh Quân nhìn con một lúc, mới chậm rãi noí:
− Huy Huy, con lớn lên sẽ rất giống ba.
− Vậy, ông ấy là người đàn ông đẹp?
Gia Huy nhìn mẹ đã chịu nói về cha, lòng cậu bé đâm ra cao hứng vô cùng.
− Đúng đấy, ông ấy là người đàn ông đẹp.
Ddàn ông đẹp, đàn bà đẹp, con cái đẹp, nếu cùng ở một nơi thì hẳn là một gia đình tốt đẹp, hạnh phúc, thiếu đi một thì không thể.
Minh Quân xoa đầu đứa bé, cô có nhiều nỗi khổ không thể nói ra được. Cô muốn đến một lúc nào đó sẽ tìm cách giải thích cho con mình.
− Ba làm nghề gì hở mẹ? - Gia Huy không buông tha mẹ, nó tiếp tục hỏi.
Minh Quân gượng cười, cô ậm ừ một lúc mới nói:
− Ba làm công tác chung với mẹ. Nhưng ông ấy làm chức lớn lắm, làm giám đốc công ty đấy.
− Sao goị là giám đốc?
− Mỗi công ty đều có ban giám đốc, thành viên đứng đầu trong ban goị là giám đốc, tức là ông chủ, là người cai quản các vien chức và công việc kinh doanh.
Gia Huy ngẩn người ra yên lặng suy nghĩ.
− Huy Huy, con nghĩ gì thế?
− Con không viết vẽ hình ba, không biết khi làm việc, bộ dạng ba thế nào?
Minh Quân khẽ thở dài, nuôi con không khó, dạy con mới thực là khó khăn - Lời ấy chính xác vô cùng.
− Huy Huy, giám đốc là ông chủ, ông ấy thường ở trong căn phòng rất lớn, khi hội họp, ông ấy ngồi ở đầu bàn, hai bên là các viên chức cung kính nghe ông ta phát biểu ý kiến.
Gia Huy buông xuôi tay, mặt rạng rỡ, cao hứng hỏi:
− Nói vậy, ba rất oai phong hả mẹ?
− Ừ, Minh Quân đáp.
− Ông ấy không muốn gặp chúng ta sao? Hay chúng ta không muốn gặp ông ấy?
− Đều như nhau thôi, Huy Huy, chúng ta không thể nào gặp được, đó là sự thật không thể thay đổi.- Nói những lời đó, cô cảm thấy tim mình đau nhói.- Được rồi, không nói tới ba nữa, nếu không con làm mẹ mất vui. - Minh Quân không muốn nghĩ ngợi nhiều, cô ôn tồn dặn bảo con.
− Cho con hỏi một vấn đề nữa, con sẽ không nhắc tới ba, được không?
Minh Quân gật đầu.
− Có phải mẹ không thích ba, mẹ từng ghét ông ấy, phải không?
Phải trả lời thế nào đây?
Trẻ con làm sao biết yêu một người và ghét một người nhiều khi không phân biệt được.
Trong vài giờ bầu bạn với Gia Huy, tinh thần Minh Quân thấy dễ chịu hơn. Nó nắm tay cô, hơi ấm bàn tay nhỏ nhắn ấy như lan đến tận tim gan, và cảm giác dựa dẫm an toàn ấy khiến Minh Quân thấy không còn cô đơn cô độc cô khổ, một sự cảm nhận hết sức dễ chịu, thư thái.
Nên vui hay không vui? Một người mẹ trẻ tuổi, khi đã tận tâm tận lực nuôi dưỡng đứa con được vài tuổi thì trong lòng ắt cảm nghĩ nuôi con trẻ để phòng bị tuổi già rồi.
Minh Quân đưa con đi ăn tối xong mới về nhà.
Về đến nhà, Gia Huy đã mau chóng mở sách ra học.
Minh Quân thấy rất an ủi, đứa bé này mai sau lớn lên chắc chắn có nhiều triển vọng.
Cô nói với Gia Huy:
− Huy Huy, mẹ đưa con sang nhà má Hoàng học bài được không?
− Vâng. - Gia Huy gật đầu. - Mẹ vào phố mua đồ à?
Minh Quân có thói quen, buổi tối có cần đi ra ngoài, cô đều gởi Gia Huy sang nhà má Hoàng bên cạnh trông nom hộ. Má Hoàng có đứa con gái, lớn hơn Gia Huy một tuổi, cùng học chung trường, đó là người bạn tốt.
Bé gái tên Hoàng Tiểu Lan, rất ngoan, Minh Quân thích con bé, thường bảo Gia Huy sang chơi với bạn, gặp bài học khó, có thể nhờ Tiểu Lan chỉ giúp - nó học hơn Gia Huy một lớp.
Có lần, Minh Quân hỏi con:
− Tiểu Lan thích chơi với con, con có thích bạn ấy không?
Gia Huy chợt đỏ bừng cả mặt, nói:
− Bạn ấy gần qúa, con không thích!
Minh Quân không nhịn được cười.
Gia Huy là đưá bé khó biết được lý được tình, nó thầm mong vắng mẹ để có giây phút thoải mái chơi đuà, cho nên mỗi lần nghe mẹ nói gởi sang nhà má Hoàng, nó chẳng chút phàn nàn, trái lại còn thấy vui là khác. Bản tính trẻ con là xấu hay tốt, có thể thấy ngay từ lúc bé.
Sau khi gửi xong Gia Huy, Minh Quân đến khu thương mại Đồng La Loan thăm Ngọc Viên.
Ngọc Viên vẫn là cánh tay đắc lực cuả chị Quần. Sau khi thuê được điạ điểm ngay khu phố trù phú này, chị Quần điều Ngọc Viên đến quản lý cửa hàng, phụ việc Ngọc Viên còn có ba cô nhân viên bán hàng khác.
Ngọc Viên đang mời một bà khách thử trang phục mới thì nhìn thấy Minh Quân, cô ngàng vui mừng reo lên:
− Sao không goị điện báo trước?
− Eo ơi, muốn gặp cậu phải báo trước sao?- Minh Quân cười hỏi.
− Ý tôi không phải vậy, chỉ là...
− Giải thích gì nữa, cậu bận, tôi ngồi đây chờ, đợi cậu dẹp hàng, chúng ta đi uống cà phê.
Sau bữa ăn, khu thương mại Ddồng La Loang rực rỡ ánh đèn, người đi lại mua sắp tấp nập, như thể ở đây không có người nghèo khó, mà toàn là hạng sang giàu xài tiền như nước. Điều đó không phải là không hay!Hiện tượng phồn vinh rât" đỗi hấp dẫn mọi người, có điều liệu tình cảnh ấy có vĩnh hằng bất biết?
Cửa hàng trong phục nho nhỏ cuả Ngoc. Viên cũng khá đông người. Tâm lý khách hàng cũng lạ, thấy đông người naó nhiêt. là chen vào đưa nhau chọn lựa, chẳng ai chịu kém ai.
Minh Quân ngồi ở góc nhà, thấy rảnh cô cũng tham gia chào đó khách.
Đến 10 giờ, người đi lại thưa dần, khu thương mại bắt đầu dọn hàng, đóng cửa.
Ngọc Viên đến vỗ vai Minh Quân:
− Phiền cậu đến đây, một viên chức cao cấp tập đoàn lại làm cô bán hàng cho bọn này, nàng tiên hoá ra người đến cửa hàng là quý rồi, vậy mà còn ra tay chiêu dụ khách.
Ngọc Viên nói năng tự nhiên, pha chút hài hước, các đồng nghiệp lại phụ họa và cười phá lên. Minh Quân đâm ra rât" lúng túng, chẳng biết đối đáp thế nào