“Nói không chừng người ta muốn biểu diễn hết thì sao? Lộ Vi đã nói tre già măng mọc rồi mà, em gái không biểu diễn cả bài “Thánh Chiến” và “Bài Ca Firenze” là không xong đâu nhé.”
“Được rồi, được rồi, đừng nói nữa, nói nữa em gái lại định kiện chúng ta thì sao.” Vi Vera Holtz quá thần bí, rõ ràng là một nghệ sĩ dương cầm có tiếng trong lịch sử âm nhạc châu Âu nhưng lại không để lại một bức chân dung nào.
Sự thần bí này cũng đã thu hút sự chú ý của hậu thể.
Con người đều có trí tò mò, càng là những thứ bí ẩn, con người càng muốn vén bức màn bí mật ấy.
Tuy nhiên đáng tiếc, một vài nhà sử học của châu Âu cũng chưa đào được dữ liệu gì mới.
Lịch sử ghi chép rằng Vera Holtz có hai người thầy, cũng là hai nghệ sĩ dương cầm đỉnh cao thời bấy giờ.
Khúc dương cầm khó số một thế giới do một thầy âm nhạc của Vera Holtz sáng tác.
Nhưng trong các tập bút ký mà hai bậc thầy âm nhạc ấy để lại không hề có ghi chép gì liên quan đến người học trò này của họ.
Sạch sẽ đến mức dường như trên thế giới chưa từng tồn tại người tên Vera Holtz này.
Ngoài bản nhạc “Mặt trời và Mặt trăng” ai ai cũng biết, Vera Holtz còn để lại hai ca khúc khác.
“Thánh Chiến” và “Bài Ca Firenze”.
Hai bản nhạc này đồng thời cũng là các bản nhạc dương cầm khó nhất trên thế giới.
Độ khó của “Thánh Chiển” còn cao hơn hà “Mặt trời và Mặt trăng”, cũng bởi vì không có nhạc phổ chính gốc nên đến nay mới chỉ có hai nghệ sĩ dương cầm từng biểu diễn ca khúc này.
Còn “Bài Ca Firenze” thì chưa từng được biểu diễn bao giờ.
Khi Doanh Lộ Vi đánh bóng tên tuổi cho mình là “Vera Holtz” tiếp theo cũng không dám nhắc đến hai khúc dương cầm “Thánh Chiển” và “Bài Ca Firenze”.
Cô ta sợ fan kích động quá bắt cô ta biểu diễn hai bài này dẫn đến việc cô ta bị lật thuyền.
Đối với cô ta bài “Mặt trời và Mặt trăng” đã khó đến vậy rồi, Doanh Lộ Vi thật không dám tưởng tượng “Thánh Chiển” và “Bài Ca Firenze” còn khó đến mức nào nữa.
Độ khó của ba bản nhạc dương cầm do Vera Holtz sáng tác ai ai cũng biết.
Bình luận kia vừa đăng, bình luận trả lời phía dưới đã ngập tràn.
“Chỉ là người qua đường vì thấy tên của Vera Holtz nên mới bấm vào, mọi người có biết “Thành Chiến” khó đến mức nào không? Nếu không thì làm sao có thể lôi bản dương cầm “Thánh Chiến” vào đây nói mà không thấy ngượng?”
“Bổ sung thêm cho lầu trên, trong lịch sử có ghi chép cảm hứng để sáng tác Thánh Chiến là từ Kinh Thánh, tổng cộng có tất cả ba chương.
Chương một viết Thượng Để tạo ra thiên sứ, thiên đàng sinh sống rất bình lặng.
Chương hại kể về Thượng Để dẫn một con người tên là Adam đến trước toàn thể thiên sứ và phong y làm Thánh Tử, đồng thời lệnh cho các thiên sứ khác hành lễ trước y.
Nhưng đại thiên sứ Lucifer bất tuần, từ chối thần phục Thánh Tử, thống lĩnh một phần ba thiên sứ phải bồi thiên đàng, khai chiến với Thượng Đế.
Chương ba miêu tả về con đường sa ngã của Lucifer từ một đại thiên sứ trở thành ma vương chốn địa ngục, đoạn nhạc của chương này là phần đau thương nhất cũng là đoạn kết của cả bản nhạc.
Kỳ thật “Thánh Chiến” được châu Âu tôn sùng hơn, vị trí của bản nhạc này trong giới âm nhạc cũng cao hơn hẳn “Mặt trời và Mặt trăng“.”
“Không xong rồi, đọc xong đoạn miêu tả này mà tôi dựng tóc gáy, mặc dù tôi không hiểu về dương cầm nhưng thực sự phải công nhận Vera Holtz có tài năng thiên bẩm.” “Cho nên độ khó của Thánh Chiến không đơn giản nằm ở việc biểu diễn mà còn nằm ở việc liệu nghệ sĩ biểu diễn có tạo ra cái khí thế ấy hay không, có nằm giữ được hay không, tôi thấy cái tài khoản quang dưỡng lão chở làm phiền này còn không biết bài “Thánh Chiển” nói về cái gì mà đòi biểu diễn? Nực cười.”
“Thứ cho tôi nói thẳng, người duy nhất trên thế giới có thể biểu diễn cả ba bài “Mặt trời và Mặt trăng”, “Thánh Chiến” và “Bài Ca Firenze” chỉ có chính Vera thôi, không thể nào, không thể nào đâu.”
Có người qua đường gia nhập, các fan trung thành của Doanh Lộ Vi càng như được tiếp thêm sức mạnh, ý chí chiến đấu tăng cao.
Có điều, có vết xe đổ khi trước nên bọn họ cũng không dám tấn công tài khoản của Doanh Tử Khâm, chỉ dám núp bóng trong Weibo của Doanh Lộ Vi làm càn.
Đây đúng là kết quả mà Doanh Lộ Vi muốn.
Sau khi thoát khỏi Weibo, cô ta ngoảnh đầu nhìn sang quản lý đứng bên cạnh: “Thư mời đã gửi đi hết chưa? Có ai nhận lời đến không?”
“Đã gửi đi rồi, tuy nhiên trước mắt vẫn chưa có ai trả lời.” Quản lý thở dài: “Lộ Vì, cô cũng biết buổi biểu diễn lần này là điểm khởi đầu để có tiền thân vào giới âm nhạc quốc tế, những người chúng ta mời đều là các nhà âm nhạc có uy tín của nước Hoa.
Tính tình của họ quái đản lắm, lại kiêu ngạo, không phải cứ mời là họ sẽ đồng ý đâu.”
“Cũng phải.” Doanh Lộ Vi cau mày, như nhở đến gì đó: “Hay nói thế này với họ đi.”
Cô ta nghiêng đầu, nhỏ giọng thì thầm vài câu.
Quản lý ngạc nhiên nói: “Như vậy có được không? Ngộ nhỡ ảnh hưởng đến cô thì sao?” “Không đâu.” Doanh Lộ Vi nhếch mép không hề bận tâm, vô cùng khinh thường: “Anh nghĩ Doanh Tử Khâm có thể chơi được bản nhạc gì ra hồn à? Tôi biết rất rõ trình độ của nó, bài Canon còn đánh bập bà bập bę.”
“Còn bà chị dâu của tôi coi trọng nhất là thể diện, vì thể diện mà cái gì chị ta cũng dám vứt bỏ, anh nói xem nếu chị ta thấy Doanh Tử Khâm bẽ mặt ở buổi biểu diễn thì sẽ có biểu cảm như thế nào?”