Chờ Đợi Giọng Nói Của Em

Chương 20: Học trò quỷ sứ




Triểu Huy, nam, 16 tuổi, học sinh lớp 9

Tôi là một học sinh cấp hai ở nông thôn, giáo viên của trường tôi thường không giỏi bằng giáo viên trên thành phố. Nghe nói, giáo viên trên thành phố không được phép đánh học sinh,nếu không học sinh có thể khiếu nại giáo viên. Thế nhưng ở chỗ tôi, giáo viên đánh học sinh như cơm bữa,các bậc phụ huynh cũng không dám oán trách thầy cô đã đánh con em mình. Bố tôi nói : “ngày xừa, học sinh trong các trường tư thục thường bị thầy giáo cầm roi quật vào lòng bàn tay. Tố cáo thầy giáo à? Đúng là chuyện không tưởng!”. nói thật lòng, những học sinh ở nông thôn chúng tôi rất ngưỡng mộ các bạn trên thành phố.

Như ở lớp tôi, những người đến muộn trong giờ tự học, nhẹ thì bị phạt đứng ngoài cửa lớp, nếu không may gặp đúng lúc thầy cô giáo không vui thì chắc chắn sẽ bị ăn roi ngay. Nếu ai tỏ ra bất mãn với hình phạt này,được thôi, chắc chắn sẽ có hình phạt nặng hơn đang chờ đợi. Lần trước, lớp tôi có một bạn tên là Vương Bình đến muộn trong giờ tự học. Nhân lúc thầy quay lên bảng, bạn đã lén lẻn vào lớp, nhưng không may bị thầy giáo phát hiện. “Đứng lại!”. Thầy giáo quát, làm cho Vương Bình giật nảy mình. Trong phút chốc, cả phòng học trở nên vô cùng yên ắng, tất cả mọi người đều dán mắt vào thầy giáo và Vương Bình.

Đét! Cái roi trên tay thầy giáo quật trúng vào cánh tay Vương Bình, một vệt màu đỏ lập tức hằn lên trên tay cậu ấy. Tiếng của thầy giáo đanh thép : “Trong mắt cậu còn có chút kỉ luật nào hay không? Có còn người thầy này không?Tôi đã phải đến đây từ sáng sớm để dạy bù cho các cô các cậu. Cậu thì giỏi rồi, cứ như là ông chủ nhỏ ấy,giờ này mới đủng đỉnh đến. Tại sao lại đi học muộn? Có phải muốn tôi mang xe đến rước cậu không hả?”. Nếu bình thường, thầy chỉ mắng đến đó là thôi, để tiếp tục lên lớp. Nhưng hôm đó chắc tâm trạng không được tốt, nên thầy liền nhìn đồng hồ rồi nói với Vương Bình : “Hôm nay cậu đi muộn hai mươi phút, vậy cậu hãy tự tát vào mặt mình hai mươi cái.Tôi phải cho cậu bài học nhớ ddowif~”. Mọi người ai nấy đều vô cùng sửng sốt, nhìn Vương Bình với ánh mắt đầy thương cảm. Vương Bình sợ đến tái mét cả mặt mày, thảm thiết xin thầy tha thứ, đồng thời hứa với thầy từ sau sẽ không đi muộn nữa. Thế nhưng thầy không nghe, nhất định đòi phạt Vương Bình. Xin thầy không được, Vương Bình đành phải giơ tay tát vào mặt mình . Một cái,hai cái, ba cái …..Những giọt nước mắt ấm ức lã chã rơi trên khuôn mặt của cậu bạn tội nghiệp. Mọi người ai cũng cảm thấy bất bình và thương cảm cho cậu ấy. Trong khi đó, tiếng của thầy giáo cứ không ngừng hối thúc : “Tát mạnh lên!”, thầy còn nói : “Không tát mạnh thì lần sau lại phạm lỗi!”.

Tôi thật không hiểu nổi tại sao học sinh chúng tôi cũng là con người như thầy cô giáo, hơn nữa,ai cũng rất lễ phép với các thầy cô, vậy mà cứ nhìn thấy học sinh là thầy cô lại trở thành những con người tàn nhẫn đến như vậy?

Ngoài hình thức phạt đứng, tát , đá vào mông…. chúng tôi còn phải chịu rấ nhiều những hình phạt thân thể kì quái khác, chạy bộ là một trong những hình phạt đó. Giữa trời mùa hè nắng chói chang, mặt trời cứ như một quả cầu lửa chiếu những ánh nắng gay gắt thiêu đốt trái đất, không khí trên mặt đất không khác gì trong một cái lò bánh mỳ,ngồi trong phòng học mà ai nấy đều toát mồ hôi hột vì nóng nực, ai cũng mong chóng đến giờ tan học để có thể chạy về nhà tắm một cái cho mát. Đột nhiên thầy giáo gọi tên mười hai học sinh trong lớp. Đây đều là những học sinh không mặc đồng phục của trường trong giờ chào cờ thứ hai tuần trước. Sau khi gọi đủ mười hai bạn học sinh đó, thầy liền bắt họ ra sân vận động chạy đủ tám trăm mét, thầy còn yêu cầu lớp trưởng ra giám sát.Có bạn chạy xong thì mệt quá nên đã ấm ức ca cẩm mấy câu, không may bị thầy giáo nghe thấy được, kết quả là cậu bạn đó bị thầy giáo phạt bò quanh một gốc cây giữa sân trường, làm trò cười cho học sinh cả trường.Cậu học sinh đó hôm sau không đi học, người nhà bạn ấy gửi giấy phép đến trường xin nghỉ cho bạn với lí do bị say nắng, phải ở nhà nghỉ ngơi. Mãi mấy hôm sau, bạn ấy mới có thể đi học lại được.

Tuần trước, nhà trường lại ra một quy định mới : “Những học sinh bị giáo viên mắng ba lần trở lên , hoặc vị phạm kỉ luật nghiêm trọng sẽ phải đánh răng ngay trước mặt cả lớp”. Quy định mới này của nhà trường làm học sinh chúng tôi dở khóc dở cười. Không may, hình phạt mới này rơi trúng xuống đầu người bạn thân của tôi.

Nguyên nhân của chuyện này từ một trò đùa của bọn tôi. Một hôm, một người họ hàng của tôi nói rằng thầy Đinh dạy môn số học tối nào cũng chạy đến nhà bạn Chụ Quốc Trợ học cùng lớp tôi và trở thành gia sư miễn phí cho cậu ta. Chu Quốc Trợ là một học sinh cá biệt của lớp. Cả lớp tôi ai cũng ghét cậu ta vì thói thích làm vương làm tướng trong lớp. Bố của cậu ta là chủ tịch huyện, vì thế thầy cô giáo thường không dám phạt cậu ta. Có người họ hàng nhà tôi nói rằng thầy Đinh không muốn làm thầy giáo, thầy muốn làm hành chính, vì thế bắt buộc phải đến lấy lòng chủ tịch huyện để mong được ông ấy điều lên làm bí thư huyện ủy.Hôm đó, sau khi tan học,đến phiên tôi và Đại Bằng trực nhật. Tôi liền đem chuyện này kể cho Đại Bằng nghe, còn nói : “Lão Đinh đúng là cúp chó cúp đuôi!”. Đại Bằng nghe xong, cười nhạt và nói rằng tôi chỉ biết mắng người sau lưng thôi. Tôi ức quá, nói lại rằng có kẻ nhát gan hơn, đến mắng sau lưng người khác mà cũng không dám. Đại Bằng hỏi tôi có phải đang nói cậu ấy không? Tôi thẳng thừng công nhận, còn thách cậu ta dám viết câu tôi chửi “Lão Đinh đúng là chó cúp đuôi!” lên bảng. Đại Bằng hứ một tiếng rồi cầm phấn viết đầy lên bảng câu tôi vừa chửi. Tôi liền vỗ tay khen hay.

Chúng tôi cười đùa chán liền đóng cửa đi về. Hôm sau, lúc đến trường, còn chưa vào đến lớp thì tôi đã nhìn thấy thầy Đinh đang đứng trên bục giảng trong lớp, mặt đằng đằng sát khí, cặp lông mày nhăn lại. Các bạn ngồi trong lớp không ai dám hó hé điều gì. Không khí trong lớp yên lặng đến đáng sợ,giống như sự yên lặng trước khi bão tố ập đến. Tôi không biết có chuyện gì xảy ra, nhưng vừa vào chỗ ngồi, tôi đã phát hiện ra. Trời ơi! Hôm qua hai đứa chúng tôi đã quên không lau bảng. Những gì mà Đại Bằng viết vẫn còn nguyên trên đó.

Đét! Tôi giật nảy cả người, cứ cảm giác như cây roi của thầy Đinh đang quất mạnh lên người mình. Thầy Đinh vụt mạnh đến mức bụi phấn ở trên bàn giáo viên bay tứ tung. Thầy nghiến răng ken két nói : “Tôi nhất định phải điều tra cho ra ai là người làm chuyện này. Tôi phải cho cậu ta đánh răng trước lớp!”. Tim tôi đập thình thịch , bởi vì chuyện này cũng có liên quan đến tôi. Tôi không dám nhìn Đại Bằng,lòng thầm mong thầy giáo sẽ không điều tra ra. Thế nhưng ước muốn nhỏ nhoi đó đã bị thầy phá vỡ hoàn toàn. Thầy Đinh lôi Đại Bằng ra khỏi chỗ ngồi của cậu ấy, chỉ một cái gạt chân, thầy đã khiến cho Đại Bằng ngã lăn ra sàn bê tông lạnh giá. Đại Bằng tội nghiệp bò dậy, run rẩy xin lỗi thầy Đin,xin thầy tha thứ. Đại Bằng không hề khai ra tôi,vì thế tôi vô cùng cảm kích, nhưng cũng rất lo cho cậu ấy !

Thầy Đinh hoàn toàn không thèm để ý đến những lời xin lỗi và cầu xin của Đại Bằng, còn bắt cậu ấy ra ngoài cửa hàng mua bàn chải đánh răng, ra lệnh cho Đại Bằng lập tức đánh răng trước lớp . Thầy Đinh bảo Chu Quốc Trợ mang máy ảnh ra để chụp ảnh Đại Bằng đánh răng trước lớp ,dán lên bảng thông báo của cả trường cho cả trường cùng xem. Nhìn bóng Đại Bàng lầm lũi đi về hướng cửa hàng tạp hóa, trong lòng tôi vô cùng đau xót. Thầy cô ơi, vì sao thầy cô lại đối xử với học sinh chúng tôi như vậy? Rốt cuộc những thầy cô giáo giỏi, yêu thương học sinh mà chúng tôi nhìn thấy trên ti vi có tồn tại hay không?

Chat room :

Hình thức phạt thân thể học sinh không chỉ có ở nông thôn mà thành phố cũng có. Nó có liên quan đến tố chất của mỗi giáo viên, đến phương pháp truyền thống của Trung Quốc và cả sự thiết hiểu biết, coi nhẹ pháp luật của người dân. Trong quan niệm giáo dục truyền thống của Trung Quốc , đánh mắng trẻ nhỏ là hoàn toàn bình thường. Còn xã hội phương tây ,cho dù là bố mẹ hay thầy cô giáo, sử dụng hình phạt thân thể đối với con em, học sinh của mình là vi phạm pháp luật và người sử dụng hình phạt này sẽ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật. Thực ra ở Trung Quốc hiện nay, hình phạt thân thể đã bị cấm từ lâu. Trong “luật bảo vệ trẻ vị thành niên” và “luật giáo dục” đều quy định rõ : không được xâm phạm quyền lợi hợp pháp của thanh thiếu niên, không sử dụng hình phạt thân thể học sinh, đồng thời trong các bộ luật này đều đã ghi rõ điều lệ xử phạt người vi phạm. Tuy nhiên, do quan niệm về pháp luật của người dân còn non kém, ý thức pháp luật không cao, không hiểu biết các quy định pháp luật dẫn đến hiện tượng các thầy cô giáo đang vi phạm pháp luật mà không biết, học sinh bị các thầy cô xâm hại mà không hay. Tôi đề nghị Triệu Huy và các bạn học của bạn hãy tìm hiểu một số luật cơ bản, đồng thời đứa ra các yêu cầu hợp lí lên nhà trường, tôi tin rằng, có sự hậu thuẫn của pháp luật,các bạn sẽ là người chiến thắng. Ngoài ra, đối với các thầy cô giáo xử phạt học sinh nhẫn tâm như vậy, các bạn nên tố cáo lên Ủy ban bảo vệ trẻ vị thành niên của huyện, nếu cần có thể kiện lên Tòa án nhân dân tối cao. Các bạn phải vững tin rằng : “Học sinh chúng ta cũng là người, chúng ta có cũng có lòng tự tôn!”.