Lý Quốc Phương,nam, mười lăm tuổi, học sinh cấp ba.
Tôi là cậu học trò xuất thân trong một gia đình nghèo khó. Nhà tôi ởmiền núi. Bố mẹ tôi chỉ nuôi được hai con lợn và trồng một ít chè để bán, chínhvì thế mà thu nhập của gia đình tôi rất thấp. Cộng thêm việc thuế má ngày càngtăng và hơn năm trăm đồng tiền học phí mỗi học kì của hai chị em tôi cũng đủkhiến bố mẹ tôi khốn đốn.
Thế nhưng, điều làm tôi buồn nhất không phải là gia đình tôi không đượcăn những món ăn ngon mà là mỗi lần cô giáo chủ nhiệm hô hào đóng học phí vàphát động quyên góp. Cứ nhắc đến vấn đề tiền bạc là đầu tôi lại ong ong, tronglòng thì dằn vặt, không biết làm sao để mở miệng xin tiền mẹ.
Một lần, đường sá của trường được sửa sang lại, thế là cô giáo chủnhiệm lại hô hào mọi người quyên góp. Trên thông báo của nhà trường có ghi rõ,lớp nào quyên góp nhiều sẽ được nhà trường khen thưởng. Cô giáo chủ nhiệm cấtgiọng giảng giải một hồi về ý nghĩa của việc quyên góp như ngầm nhắc nhở chúngtôi rằng mỗi học sinh ít nhất phải quyên góp mười đồng...
Về đến nhà, tôi nhẹ nhàng kể cho mẹ nghe chuyện này. Mẹ nghe xong, imlặng hồi lâu không nói nên lời. Một lúc sau, mẹ cất giọng run run hỏi tôi: “Nămđồng có được không con?”. Tôi cắn chặt môi chỉ chực òa khóc, không nói được lờinào. Nhìn bộ dạng của tôi, mẹ không nén được bực bội: “Trường con làm cái gì màtừ sáng đến tối lúc nào cũng đòi thu tiền thế? Bố mẹ lấy đâu ra lắm tiền vậychứ...”. Mẹ vừa nói vừa móc từ trong túi ra mười đồng đưa cho tôi: “Đây là tiềnmẹ vừa bán trứng gà đấy, con cầm cả đi!”.
Tôi vừa cầm mười đồng mẹ đưa cho thì chị tôi đi học về. Chị tôi xin mẹhai mươi đồng để mua tài liệu ôn tập của nhà trường. Mẹ nói với chị: “Mẹ hếtsạch tiền rồi, con nói khéo với cô giáo, cho mẹ thêm vài ngày nữa, đợi mẹ bánlá chè rồi đưa tiền cho con!”.
Nghe mẹ nói thế, chị tôi vô cùng lo lắng: “Con không có tài liệu ôn tậpthì làm sao làm bài tập được. Cô giáo toàn ra bài tập trong đó mà!”.
Chị tôi đòi phải có tiền mua tài liệu ôn tập cho bằng được mới chịu đihọc. Chị còn ngồi trong phòng khóc lóc, đòi mẹ phải đi vay tiền cho chị. Mẹ tôicũng khóc. Tôi nghĩ, dù sao thì tài liệu ôn tập của chị cũng quan trọng hơn,thế là tôi đưa mười đồng mẹ vừa cho để chị mua tài liệu ôn tập. Chị tôi mừng rỡôm chầm lấy tôi nói: “Cám ơn em trai ngoan của chị!”. Tôi dở khóc dở cười vìbiết rằng ngày mai khi đến trường, những ngày tháng tươi đẹp của tôi sẽ hoàntoàn biến mất.
Đúng như tôi nghĩ, không thu được tiền của tôi không những cô giáo tỏra không vui mà còn mắng tôi trước lớp về tội làm “ảnh hưởng đến thành tích củalớp”. Nếu như tôi là một đứa mặt dày thì không sao, đằng này tôi lại là mộtthằng con trai có lòng tự trọng nên tôi rất nhạy cảm. Sau chuyện đó, tôi khôngcòn mặt mũi nào nhìn bạn bè, không dám ngẩng mặt lên nhìn ai nữa. Suốt cả tuầnliền, tôi không sao tập trung học hành được. Trong đầu tôi chỉ có hình ảnh bộmặt nặng như chì của cô giáo lúc đó và những lời mỉa mai của bạn bè trong lớp.Thực ra thì cô giáo chủ nhiệm lớp tôi là một giáo viên rất có trách nhiệm vớihọc trò, cô không hề có ý khinh thường những đứa học trò nghèo như tôi, thậmchí có lúc còn tìm cách giúp đỡ tôi nữa, vì thế tôi luôn yêu quý và kính trọngcô. Nhưng tôi vẫn không sao hiểu được, sao cô lại không thể thông cảm cho nhữnghọc sinh nghèo khó như chúng tôi về vấn đề tiền bạc? Lẽ nào cô nghĩ rằng chúngtôi cố tình giả bộ nghèo khổ?
Một tuần sau chuyện đó, do tôi không thường xuyên kiểm tra tình hìnhhọc bài của các bạn nữa nên đã bị cô giáo chủ nhiệm cách chức tổ trưởng họctập. Mặc dù có lí do chính đáng nhưng tôi luôn có cảm giác rằng cô giáo đã ghéttôi rồi, tôi biết cô thường không tha thứ cho bất cứ ai làm ảnh hưởng đến thànhtích của cả lớp. Dù rất buồn nhưng tôi không hề thù hằn cô, tôi chỉ hận mình khôngcó tài cán, không có tiền bạc mà thôi. Tình trạng này càng ngày càng nghiêmtrọng hơn khi kết quả học tập của tôi giảm sút rõ rệt do tinh thần suy sụp.Đúng là “họa vô đơn chí”.
Chớp mắt đã sắp đến Tết rồi, chúng tôi lại chuẩn bị được nhà trường chonghỉ Tết. Thế nhưng nhà trường đột ngột ra thông báo: Kể từ tháng này, để phốihợp với nhà trường, tránh việc học sinh tiêu tiền bừa bãi, mỗi học sinh sẽ phảinộp cho nhà trường một trăm hai mươi đồng vào quỹ tiết kiệm. Nhà trường sẽ cấtgiữ số tiền này và trả lại cho học sinh vào cuối học kì. Cô giáo chủ nhiệm lạithúc giục chúng tôi nộp tiền. Những đứa gia đình sung túc ở trong lớp thì khôngnói làm gì, bình thường tiền tiêu vặt của chúng nó đâu có thiếu, nộp một trămhai mươi đồng có đáng kể gì đâu. Chỉ khổ cho những đứa nhà nghèo như chúng tôi,lại phải xin tiền bố mẹ.
Trong những ngày nghỉ học ở nhà, tôi không sao mở miệng xin tiền mẹđược. Buổi trưa của ngày nghỉ cuối cùng, khi chuẩn bị phải trở lại trường, tôimới lấy hết dũng khí kể cho mẹ nghe chuyện này. Tôi cố gắng nhấn mạnh rằng“cuối kì nhà trường sẽ trả lại tiền” mặc dù tôi thừa hiểu rằng, đến cuối kì,món tiền này sẽ được sung công quỹ của nhà trường với một lí do “chính đáng”nào đó. Nhưng tôi vẫn phải nói như vậy là để mẹ đỡ buồn và cũng là để tự an ủibản thân mình. Mẹ rất hiểu nỗi khổ của tôi nên nhanh chóng lấy ra một trăm đồngtiền bán lá chè, rồi lại moi ở trong túi ra hai tờ mười đồng đưa cho tôi. Mẹcắn chặt môi để không khóc òa lên trước mặt con trai mình...
Nhìn gương mặt của mẹ lúc ấy, tôi thấy ruột gan mình như thắt lại. Mặcdù tôi luôn hát bài Con trai không được khóc, nhưng lúc đó, tôi không thểkìm chế được mình nữa, hai hàng nước mắt thi nhau tuôn ra. Trời ơi, tại sao đihọc mà cũng đau khổ như vậy?
Tối hôm đó tôi đã nằm mơ. Tôi mơ thấy mẹ tôi khóc ngất đi, tôi cũngkhóc, chị tôi cũng khóc nức nở. Ngay cả bố tôi cũng không kìm được nước mắt. Cảnhà bốn người ôm lấy nhau mà khóc. Thế rồi bỗng nhiên trước mắt chúng tôi cómột đống tiền lớn, chúng tôi lao đến chộp lấy nhưng đống tiền kia đã tan biếntrong giấc mơ hão huyền ấy...
***
Đầu tiên, tôi muốnhỏi bạn Lý Quốc Phương rằng: “Tại sao bạn lại đi học? Hoặc nói một cách khác,mục đích của bạn khi đến trường là gì?”. Có thể bạn sẽ trả lời tôi rằng, bạn đihọc là để học lên đại học. Vậy tôi xin được tiếp tục hỏi bạn rằng: “Bạn muốnhọc đại học để làm gì?”. Bạn sẽ trả lời tôi rằng: “Học để thành tài, để có chỗđứng trong xã hội”. Đến đây, tôi muốn “chất vấn” bạn rằng: Đi học mới hiểu đượcđạo lí. Bạn hoàn toàn hiểu được đạo lí này, vậy tại sao bạn không dám đứng lênđòi lại quyền lợi chính đáng của mình? Tại sao bạn lại đi vào con đường bế tắcvà không tìm được lối ra như vậy?
Đương nhiên tôihải thừa nhận rằng, do hệ thống giáo dục của chúng ta còn nhiều điểm chưa đượchoàn thiện, quan niệm về pháp luật trong giới học sinh vẫn còn rất mơ hồ, nhưngtôi không thể hiểu được tại sao nhà trường lại có thể tự do thu tiền, tùy tiệnchà đạp lên quyền lợi chính đáng của học sinh như vậy. Tôi cảm thấy thực sựđáng tiếc trước sự cam chịu và thỏa hiệp của bạn Quốc Phương!
Nhà trường khôngthể một tay che cả bầu trời. Trên nhà trường còn có Bộ giáo dục, thậm chí còncó nhiều cơ quan ngôn luận, tất cả những nơi này đều có thể giải đáp tất cảnhững vướng mắc của Quốc Phương. Tại sao bạn vẫn cứ im lặng không lên tiếng?Một học sinh mười lăm tuổi mà vẫn không biết đứng lên đòi quyền lợi của bảnthân mình, không dám đứng lên đấu tranh vì chính nghĩa thì cho dù sau này cậuta có học lên đến đại học thì cũng sẽ bị loại ra khỏi các cuộc cạnh tranh trongxã hội mà thôi!
Lý Quốc Phươngthân mến! Không ai tin vào những giọt nước mắt suông của bạn đâu. Chính vì thếhãy đứng dậy, đi tìm những điều luật có liên quan để đấu tranh hợp pháp vìquyền lợi của mình, của bố mẹ và các bạn học sinh khác nhé!
“MỒ CÔI” TRONG VÒNG TAY CỦA MẸ
Tiểu Quyên, nữ, mười sáu tuổi, họcsinh cấp ba
Trong kýức tuổi thơ của tôi, bố tôi là một người đẹp trai và phóng khoáng, còn mẹ làmột phụ nữ xinh đẹp và dịu dàng. Tôi giống như một chú chim nhỏ được sinh ratrong tổ ấm bình yên, có một cuộc sống vô lo vô nghĩ. Vậy mà tôi đã không biếttrân trọng cuộc sống đó.
Năm tôimười hai tuổi, gia đình bỗng chốc nổi cơn giông tố. Con thuyền hạnh phúc củagia đình bỗng nhiên bị lật úp. Đó là vào một đêm tĩnh mịch và lạnh giá, tôi bịtiếng cãi cọ của bố mẹ đánh thức. Vẫn còn chưa kịp hiểu chuyện gì đang xảy rathì tôi đã thấy bố lao ra khỏi cửa còn mẹ thì bưng mặt khóc nức nở. Tôi sợ hãivô cùng, ngơ ngác nhìn mẹ chăm chăm. Tôi có cảm giác một cơn sóng gió lớn đangập đến. Lúc đó, tôi chỉ mong đây là một cơn ác mộng và nó không bao giờ cóthật!
Kể từhôm đó, bố tôi không quay về nhà. Dường như bố đã quên đi gia đình nhỏ bé nàyvà cũng không nhớ rằng còn có đứa con gái là tôi nữa. Về sau tôi mới biết, bốđã chuyển đến làm cho một công ty tư nhân ở nơi khác. Bố vẫn gửi tiền về để mẹnuôi tôi và kèm theo đó là một tờ đơn xin ly hôn. Mẹ không đồng ý ly hôn, cònbảo tôi viết thư khuyên bố quay về nhà. Tôi chán tất cả mọi thứ. Mẹ tôi suốtngày khóc lóc và than khổ với mọi người. Mẹ tìm sự đồng cảm ở người khác để làmcái gì cơ chứ? Điều khiến tôi khó chịu nhất là suốt ngày mẹ kể xấu bố với tôivà kêu ca về nỗi ấm ức của mình. Thật sự trái tim tôi không thể chịu đựng đượcnhững điều này. Mà tại sao tôi phải chịu những điều này cơ chứ?
Cuốicùng thì bố mẹ cũng vẫn ly hôn. Tôi hận bố, cho rằng chính bố đã hủy hoại hạnhphúc gia đình mình, nhưng không muốn để cho mẹ biết những suy nghĩ này. Mộthôm, bố gửi cho tôi một lá thư, đầu thư là mấy chữ: “Con gái yêu, cho bố xinlỗi!”. Trong phút chốc, nỗi hận trong lòng tôi hoàn toàn tan biến. Nhưng chỉ cóthế, bố không nói gì thêm nữa vì trái tim của bố đã không còn ở bên tôi nữarồi. Mặc dù tôi biết mình có quyền đòi hỏi sự yêu thương của bố, nhưng tôikhông muốn làm như vậy, hơn nữa, tình yêu thương đâu phải là thứ ép buộc mà cóđược?
Hai mẹcon tôi vẫn dựa vào nhau mà sống. Thực ra, trong lòng tôi rất thương mẹ nhưngkhông hiểu sao cứ nhìn thấy mẹ là tôi lại cảm thấy chán nản. Hằng ngày phảichứng kiến bạn bè trong lớp ganh dua nhau tôi đã không thoải mái, về đến nhàmuốn được nhẹ nhõm hơn thì lại nhìn thấy bộ mặt buồn bã của mẹ. Thế giới trongtôi sụp đổ hoàn toàn. Rồi một ngày, không thể chịu đựng thêm được nữa, trongphút nông nổi, tôi đã nói với mẹ rất nhiều câu quá đáng. Mẹ ngạc nhiên và đauđớn, bạt tai tôi một cái rất mạnh. Tôi thấy trong mắt mẹ bộc lộ rõ sự ngỡ ngàngvà thất vọng.
Kể từđó, giữa hai mẹ con tôi như có một khoảng cách vô hình. Mẹ không còn than vantrước mặt tôi nữa. Ngày qua ngày, mẹ bận rộng với việc công ty rồi việc nhàcửa; thời gian rãnh rỗi, mẹ chỉ ngồi xem ti vi. Tối nào mẹ cũng xem đến hết cácchương trình phát sóng, từ lúc có thời sự cho đến khi các cô chú dẫn chươngtrình nói “Tạm biệt!” mới thôi. Mỗi khi tôi học bài đến khuya, mẹ vẫn thườngmang đồ ăn đêm vào cho tôi. Chỉ có điều, mẹ không còn hỏi han về mọi thứ xungquanh và càng không bao giờ kêu ca hay mắng mỏ tôi vứt đồ đạc linh tinh nhưtrước nữa! Mẹ nhẹ nhàng đi vào phòng, đợi tôi ăn hết là lập tức đi ra.
Căn nhàcủa hai mẹ con tôi giờ trở nên vô cùng yên tĩnh, yên tĩnh đến mức nó không giốngnhư một căn nhà nữa. Hai mẹ con tôi ai làm việc người nấy, không ai làm phiềnai. Mặc dù đôi khi tôi cảm thấy rất cô đơn nhưng không vì thế mà buồn lòng.Không biết từ lúc nào, tôi đã trở thành một đứa con gái ít nói, lạnh lùng vàkhông thích giao lưu với bạn bè. Tôi tìm kiếm thế giới của mình trong tiểuthuyết, trong tạp chí, phí hoài tuổi thanh xuân của mình trong những đống bàivở khô khan. Tôi không biết đến những vui buồn của mẹ; mẹ cũng chẳng thể biếtđược tôi đã từng thầm thích không chỉ một người con trai. Tôi đã từng vì họ màđau khổ đến rơi nước mắt khi nghe những bài hát buồn não lòng. Tôi thậm chí cònhiểu nhầm sự quan tâm của một thầy giáo trẻ, cho rằng mình đã yêu thầy, nhưngrồi tất cả những tình cảm ấy đều như những bông hoa mà Đại Ngọc[1] chônxuống đất, dần dần bị vùi sâu vào quên lãng. Tôi sống và lớn dần trong tâmtrạng cô đơn. Tôi đã không chỉ một lần có ý nghĩ muốn thay đổi mối quan hệ vớimẹ, nhưng rốt cuộc tôi không có bất cứ hành động gì. Tôi dần dần trở thành mộtngười nghĩ nhiều và làm ít.
[1] Nhân vật trong tiểu thuyết HồngLâu Mộng của tác giả Tào Tuyết Cần.
Cuốicùng thì bố tôi cũng xuất hiện. Đó là lúc tôi thi hết cấp hai. Tôi thi khôngđược tốt, bị thiếu mất hai điểm. Tâm trạng của tôi trở nên vô cùng tồi tệ chỉvì hai điểm này. Tôi im lặng, không tâm sự với bất cứ một ai. Nhưng hình như mẹhiểu tôi đang mong muốn điều gì, mẹ đã vứt bỏ sự tự tôn của mình để viết thưxin bố hãy quay về giúp tôi. Kết quả là bố tôi đã quay về.
Bằng mộtsố tiền lớn, bố đã thay đổi vận mệnh của tôi, giúp tôi có thể đàng hoàng nhậphọc ở ngôi trường mà tôi mong ước. Đó là một ngôi trường ngoại trú, nói mộtcách khác là tôi sẽ phải xa nhà, xa mẹ. Đêm đã khuya, bên ngoài vô cùng yêntĩnh, tôi trở mình liên tục mà không sao ngủ được. Nhớ đến mẹ đã từng vất vảchăm sóc tôi như thế nào, và nhớ lại những hành động và lời nói tàn nhẫn củamình... tôi bắt đầu cảm thấy ân hận. Tôi trách bản thân mình đã lạnh nhạt vớimẹ, cảm thấy mình không xứng đáng làm con gái của mẹ.
Trướcngày nhập trường, tôi đưa cho mẹ một lá thư. Bức thư chứa đầy hối hận của mộtđứa con gái đã trót lạnh nhạt với mẹ mình. Mẹ viết thư hồi âm lại cho tôi.Trong thư mẹ nói, mẹ không bao giờ oán trách, ngược lại, mẹ còn hiểu rất rõrằng chính mẹ và bố đã làm mất đi đứa con gái ngây thơ và đáng yêu ngày nào.Thậm chí mẹ còn xin lỗi tôi và hy vọng tôi có thể trở lại là tôi của nhiều nămvề trước. Mẹ còn nói, mẹ chờ ngày này đã lâu lắm rồi, rốt cuộc thì ngày ấy cũngđã đến nên mẹ vui mừng lắm. Mẹ nói, mẹ không những muốn làm mẹ mà còn mong cóthể làm một người bạn thân của tôi nữa.
Kể từđó, mối quan hệ của hai mẹ con tôi đã tốt hơn. Mặc dù vậy, giữa chúng tôi vẫncòn tồn tại một khoảng cách vô hình, tôi và mẹ không bao giờ có thể trở lại nhưtrước đây được nữa. Chính sự chán ngán và lạnh nhạt đã giết chết mối quan hệtốt đẹp giữa hai mẹ con tôi. Điều này sẽ làm cho tôi phải hối hận suốt cả cuộcđời. Đến bây giờ tôi mới hiểu ra rằng, tình cảm gia đình thật quan trọng, cầnđược trân trọng và bảo vệ.
***
Tôi vui mừng thay cho bạn đấy, TiểuQuyên ạ! Không gì làm cho con người hạnh phúc hơn khi có thể tìm lại được nhữngtình cảm quý báu mà mình đã đánh mất. Tôi đồng ý với Tiểu Quyên rằng: Tình cảmgia đình rất cần được trân trọng và bảo vệ. Trước mặt người thân, chúng tathường rất vô tâm, chính vì thế dễ dàng làm cho họ bị tổn thương. Nhưng việchàn gắn nó cũng không quá khó khăn bởi vì cho dù mẹ bạn có đau khổ đến thế nàođi chăng nữa thì trong lòng mẹ vẫn tràn đầy tình yêu dành cho bạn.
Tiểu Quyên cảm thấy mình và mẹkhông thể nào trở lại như trước đây được nữa, cô bé chiếc rằng mình đã sai lầm.Thực ra, cô bé không biết rằng: Dù gì thì tình cảm giữa hai mẹ con họ giờ đâycũng không thể nào giống như khi Tiểu Quyên còn nhỏ được nữa! Khi con gái đãlớn, mẹ làm sao còn có thể chăm sóc từng li từng tí như khi bạn còn nhỏ được?
Bây giờ hai mẹ con Tiểu Quyên cóthể trở thành những người bạn tốt của nhau. Con gái lớn hoàn toàn có thể là một“quân sư” cho mẹ trong cuộc sống. Chính vì thế mà tôi tin rằng. Tình cảm giữahai mẹ con Tiểu Quyên không những không xa cách mà còn có thể gắn bó hơn xưa!