Chinh Chiến

Chinh Chiến - Chương 95: Biện pháp





Đại Nam, tháng sáu năm Thiên Hữu thứ mười một.


Khí trời đế đô đã nóng lên rất nhiều, thế là đàn ông càng ưa thích ra phố, những cô gái trẻ nghiệp dư cũng mặc vào chiếc quần lụa mỏng xinh đẹp nhất, để lộ ra cái cổ trắng bóng, với bước chân thướt tha mà thể hiện rõ toàn bộ thân thể của mình. Trên đường cái, từng cái bờ eo thon cùng má son phấn đỏ trông rất đã mắt. Vậy nên, cũng dễ hiểu khi trên đường cũng không hề thiếu nhiều lãng tử đẹp trai có ý đồ mò mẫm một cô chơi qua đường.


Còn có một nguyên nhân khác khiến cho thành Thanh Long trở nên càng ngày càng náo nhiệt, đó cũng là nguyên nhân quan trọng nhất: Qua ba ngày nữa, cuộc thi của Kinh Võ Viện sẽ bắt đầu.


Đêm đó, sau khi làm bị thương Đại Khuyển, Trần Nhai liền mai danh ẩn tích, cũng không biết hắn đã nấp ở nơi nào. Người của đại nội thị vệ cùng Nhãn Sở đang âm thầm thả lưới sưu tầm nhưng vẫn chưa tìm được. Âu có lẽ là do thành Thanh Long quá lớn, mà cũng có thể là do bản lĩnh của Trần Nhai rất lớn.


Có thuốc trị thương của đại nội thị vệ, thương thế của Đại Khuyển đã tạm thời ổn định. Trầm Khuynh Phiến thì cần phải tĩnh dưỡng. Mới vào đế đô một tháng mà hai người bên cạnh bị thương, một người đã chết, Trương Thế Nhân thật không biết cái thành Thanh Long này là phúc hay là họa của hắn. Người bên cạnh liên tiếp trọng thương, nhưng hắn cũng nhận được sự thưởng thức của Hoàng đế Đại Nam bệ hạ, chỉ đợi đến lúc tiến vào Kinh Võ Viện thì có lẽ thật sự sẽ nhất phi trùng thiên.


Mặc dù hắn không đỗ vào Kinh Võ Viện, vẫn có mấy vị Đại học sĩ còn trông ngóng và chờ đợi.


Khoảng cách bắt đầu thi chỉ còn lại có ba ngày thời gian, Trương Thế Nhân cần phải chuẩn bị ổn định lại tâm thần. Tuy rằng ỷ vào một ít tri thức ở kiếp trước, trên cơ bản, hắn ứng phó khoa tính toán, khoa văn, khoa vẽ cũng có mấy phần nắm chắc. Nhưng còn có khoa hài, khoa lễ là hai khoa hắn không có một chút nắm chắc. Hơn nữa, khoa võ cũng không phải là khoa hắn xuất sắc… Nghĩ đến việc muốn bỗng nhiên nổi tiếng ở ngay tại cuộc thi của Kinh Võ Viện, đó lại khó như lên trời.


Bỏ ra cả buổi đóng cửa cửa hàng để đọc sách, Trương Thế Nhân cảm thấy đầu của mình hình như sắp nổ tung. Trước đó Thượng Thư Lễ Bộ Hoài Thu còn cố ý phái người đưa tới cho hắn một quyển lễ ký, hắn lật nhìn vài ngày, những cái đồ vật rườm rà kia làm cho đầu hắn lớn vô cùng. Đọc cả nửa ngày, nhưng khi hồi tưởng lại, vẫn không nhớ được bao nhiêu.


Ngay cả cái chuyện chào hỏi vô cùng đơn giản, nhưng quy củ trong đó cũng làm cho người ta hoa mắt. Chào ngang hàng thì xoay người mấy phần, chắp tay mấy phần, chân đứng như thế nào, đầu cúi thấp như thế nào, thậm chí con mắt phải nhìn như thế nào… tất cả đều có quy củ. Cái chào của vãn bối, xoay người mấy phần, chắp tay mấy phần, chân nên đứng như thế nào, đầu cúi thấp như thế nào… Sự phân chia của nó lại càng kỹ càng và nghiêm khắc, lại làm cho một người có tính tình như Trương Thế Nhân càng xem càng bực bội.


Hắn dứt khoát ném sách ở một bên, lấy một tờ giấy Tuyên Thành ở trên mặt bàn, dùng bút chì vẽ mấy bức tranh một cách thật tinh tế. Sau khi sẽ xong, hắn nhét vài tờ giấy Tuyên Thành kia vào trong ống tay áo, đứng dậy, chào hỏi mấy người Đại Khuyển một câu rồi đi ra ngoài. Đi chậm rãi theo con đường phồn hoa, nhìn xem những cảnh đẹp ý vui oanh oanh yến yến ở trên đường, tâm tình của hắn lập tức tốt lên rất nhiều.


Những người thiếu nữ cùng đám người thiếu phụ liên tục bước đi nhẹ nhàng, bày ra dáng người, đến cuối cùng cũng có thể làm cho đám đàn ông có vẻ ngoài đạo mạo lại dần dần khó có thể che giấu trái tim gia súc của mình.


Trương Thế Nhân đi vào cửa hàng của một nhà thợ may, tìm được một lão thợ may có danh khí không nhỏ ở mấy con phố phụ cận, lấy ra những bức vẽ của mình mà chào hàng:


- Có thể làm được cái này hay không?


Lão thợ may nhìn nhìn bức vẽ của Trương Thế Nhân, sau một chút sửng sốt, hắn hỏi:


- Ngươi vẽ?


Trương Thế Nhân gật đầu.


Lão thợ may “ừ” một tiếng, sau đó cầm lên, tỉ mỉ nhìn một lần, rồi nói:


- Tuy rằng đồ ngươi vẽ không được tự nhiên, nhưng ta không thể không nói y phục như thế… Mặc dù có thể làm ra thì cũng không có ai dám mặc. Ngươi có thể nói cho ta biết y phục này tên gì hay không?


- Ta gọi nó là… sườn xám.


Trương Thế Nhân cười cười nói:


- Nữ nhân mặc vào có phải sẽ rất đẹp?


Lão thợ may buông bức vẽ xuống, khuôn mặt rõ ràng đỏ lên:


- Lộ nhiều lắm…


- Ngươi chớ cần quan tâm là lộ nhiều hay lộ ít, ngươi chỉ cần nói cho ta biết là nó có đẹp hay không?


Lão thợ may trầm mặc, gật đầu nói:


- Cả đời ta may quần áo nhưng cũng không nghĩ tới quần áo có thể may như vậy. Đại Nam chỉ quy định dân chúng không được mặc cẩm y, cũng không được phép tùy tiện mặc yếm ra ngoài đường. Trừ những cái đó ra thì cũng không có cái yêu cầu gì quá nghiêm khắc… Nhưng cái cách nghĩ này của ngươi vẫn quá lớn mật chút ít, chỉ sợ làm ra thì sẽ bị người mắng ngay lập tức. Nữ tử có to gan thì cũng không dám mặc chúng đi trên đường.


- Ta làm nó để nữ nhân có thể mặc ở nhà, nhìn mình mặc đồ mà giải buồn, được hay không được?


Trương Thế Nhân cười một tiếng, nói.


- Được! Quan phủ đều không thể xen vào!


Lão thợ may thu mấy cái bức họa lại, nhìn Trương Thế Nhân, hỏi dò:


- Ngươi có nghĩ tới việc tìm một cái công việc có tiền đồ để làm?


- Công việc gì?


Trương Thế Nhân hỏi.


Lão thợ may ghé miệng sát tai Trương Thế Nhân, nghiêm trang nói:


- Ta còn thiếu cái đồ đệ…




- Đừng có nằm mộng.


Trương Thế Nhân rất đắc ý ưỡn ngực, nói:


- Ta là tú tài sắp đi thi Kinh Võ Viện!


Lão thợ may khẽ giật mình, nhịn không được ôm quyền nói xin lỗi:


- Thất kính, thất kính… Cái kia… Làm ra quần áo như vậy thì có thể, nhưng mà cần phải chuẩn bị, dù sao nếu muốn đạt tới yêu cầu ngươi vừa nói rất khó, cần phải sửa chữa rất nhiều lần, phải chi ra một số vải vóc không nhỏ. Ta phải lục lọi và tìm tòi, thế nên sẽ chậm một ít… Nếu như vài món này đều làm ra được mà nói, hai mươi lượng!


- Năm trăm lượng.


Trương Thế Nhân duỗi ra năm đầu ngón tay, đưa tới đung đưa trước mặt.


Lão thợ may dùng ánh mắt nhìn kẻ đần nhìn Trương Thế Nhân, còn cho mình nghe nhầm.


- Năm trăm lượng?


Hắn hỏi.


- Ừ, năm trăm lượng… Đúng giá đó, ngươi phải trả cho ta năm trăm lượng.


Trương Thế Nhân khẽ cười nói:


- Ngươi cho ta năm trăm lượng bạc ròng, sau khi ngươi làm ra mấy bộ quần áo này, ta lấy đi. Nhưng mà những bức họa này ngươi có thể giữ lại để tiếp tục may. Ngươi làm ra được bao nhiêu, bán được bao nhiêu ta đều mặc kệ, nhưng nếu như số lượng bán đi vượt qua hai trăm bộ thì mỗi lần bán một bộ thì ta muốn ba thành. Đương nhiên, bởi vì ngươi là người thứ nhất mua nó, sau này ta có cái nào khác thì sẽ ưu tiên bán cho ngươi… Trong tay của ta không thiếu những kiểu dáng mới lạ và tươi sốt.


- Ngươi không có bệnh chứ?


Lão thợ may nhìn Trương Thế Nhân, hỏi với gương mặt khinh bỉ.


- Ta muốn lấy hết.


Vừa lúc đó, ở sau lưng Trương Thế Nhân truyền đến một giọng nói, lộ ra một cỗ đại khí:


- Sau này ngươi có cái kiểu dáng nào tốt thì ta đều mua, gần đây ta định để thương hội bắt đầu việc may mặc.


Trương Thế Nhân cả kinh, quay đầu nhìn lại, lại phát hiện không biết lúc nào Ngô Nhất Đạo đã đứng ở cửa ra vào của tiệm may.


- Một hạt giống tốt như ngươi, không có mở cửa buôn bán thì thật quá chà đạp nhân tài.


Ngô Nhất Đạo nhìn Trương Thế Nhân, đầy mặt đều là thưởng thức.








Phủ Tán Kim Hầu.


Ngồi trong một cái đình nhỏ ở bên cạnh cái ao sen, Trương Thế Nhân may mắn được thưởng thức một chén Đại Hồng Bào, cái loại trà có giá đắt đỏ nhất, một chén trà dư sức mua được một tòa nhà tương đối lớn ở Thanh Long. Hắn phẩm một cái, sau đó có chút không phóng khoáng hỏi Ngô Nhất Đạo:


- Một ngụm trà nhỏ như vầy, có đổi được một lượng bạc hay không?


Ngô Nhất Đạo mỉm cười nói:


- Đây không phải là chuyện một ngụm Đại Hồng Bào có thể đổi được bao nhiêu bạc… Cho dù ngươi có bạc, cho một trăm lượng, năm trăm lượng, một ngàn lượng, một vạn lượng, nếu ta không vui thì ngươi không tài nào mua được. Lá trà Đại Hồng Bào được hái trên một nhánh duy nhất hàng năm đều phải hiến cho nội cung mấy cân, còn dư lại hai, ba cân đều ở chỗ này của ta. Thời điểm tâm tình ta tốt, ai chỉ cần nói rằng “Ngô Nhất Đạo, ngươi lấy Đại Hồng Bào cho ta phẩm một cái” thì ta sẽ không keo kiệt. Nhưng ở thời điểm ta mất hứng, cho dù đó là quan lại quyền quý thì ta cũng không để ý tới.


- Bá khí rồi.


Trương Thế Nhân đập một câu vuốt mông ngựa.


Ngô Nhất Đạo bị ba chữ kia chọc cười, chỉ vào cái chén trà nọ, nói:


- Đại Hồng Bào của Vũ Di Sơn, là lá trà được hái xuống từ cây trà mọc ở trên vách đá. Bởi vì vị trí kia có địa lý đặc biệt, đất rất đặc biệt, khí hậu đặc biệt, cho nên cây trà cũng đặc biệt, hương vị lá trà càng đặc biệt, nó có mùi hoa quế nhàn nhạt. Lá trà sinh ra ở địa phương khác chỉ sợ tuy có thể xưng là trà ngon cực phẩm, nhưng cao nhất khi pha bảy lần thì sẽ không còn hương vị, song Đại Hồng Bào ở Vũ Di Sơn có thể pha chín lần mà vẫn còn hương thơm như thường.


- Cái gọi là Đại Hồng Bào ở trên một cành duy nhất, ở thời điểm hái cần lựa chọn thiếu nữ còn trong trắng lại có mùi thơm của cơ thể phù hợp, để họ chỉ mặc áo mỏng leo lên, tỉ mỉ tìm kiếm những chiếc lá trà hoàn mỹ nhất ở trên một cây trà mà hái xuống. Thế nhưng sau khi hái xuống, không phải đặt những chiếc lá trà này ở trong túi vải, mà là cất nó vào một cái túi áo đặc biệt được may ở ngay ngực thiếu nữ. Thường thường đến hết ngày, thiếu nữ cũng không hái được hơn hai mươi cây. Âu cũng là do rất mệt, cho nên thiếu nữ sẽ đổ mồ hôi, mà thân thể của nàng rất thơm, cho nên có đổ mồ hôi cũng đều là hương thơm cả.


- Lá trà vốn có mùi hoa quế, hơn nữa còn thấm mùi thơm của cơ thể thiếu nữ, cái hương thơm này của Đại Hồng Bào tự nhiên không phải những lá trà khác có thể so sánh. Mặt khác mỗi khi hái xong một cây trà Đại Hồng Bào, một người sư phụ có kinh nghiệm phong phú nhất sẽ tự mình xào chế, quá trình của nó lại rất phiền phức, không đắt mới là lạ.



Nghe xong Ngô Nhất Đạo giải thích, Trương Thế Nhân nâng chung trà lên, đặt ở dưới mũi mà ngửi ngửi:


- Thực sự có mùi thơm cơ thể của thiếu nữ?


Ngô Nhất Đạo cười nói:


- Đó là chuyện vô nghĩa, bọn văn nhân chính là cần cái điều này, thế nên tự nhiên họ sẽ nói như vậy. Nếu ngươi nói là do một ông lão có râu quai nón dùng cái chân thối hái xuống thì ai còn uống?


Trương Thế Nhân bật cười, trong lòng tự nhủ: “Lão nhà giàu Ngô Nhất Đạo này cũng thật là người lạ kỳ”.


- Ta vừa mới nhìn bức họa của ngươi vẽ, xác thực… lập dị, rất lớn mật.


Ngô Nhất Đạo chỉ chỉ vào bức họa mà Trương Thế Nhân dùng bút chì phác thảo, nói:


- Nhưng mà nếu như y phục như thế làm ra được, lại thỉnh tú bà ở thanh lâu trong kinh thành đến xem, khẳng định các nàng sẽ cam lòng chi bạc mua. Mặc vào y phục như thế, ít nhất thì các cô nương ở thanh lâu sẽ thêm… năm phần xinh đẹp.


- Ây… Cái loại quần áo này, rất nghiêm túc.


Trương Thế Nhân nói thật.


- Ta cũng đang nói với thái độ rất nghiêm túc.


Ngô Nhất Đạo nhìn hắn, mỉm cười:


- Y phục như thế quá mức lớn mật chút ít, ngươi tự suy nghĩ một chút, vừa bắt đầu bán thì ai dám mặc đi ra ngoài đường? Vậy người mặc có thể là ai? Nhất định là những cô nương đang nóng hổi ở trong các thanh lâu, bởi vì các nàng cần phải bày ra một mặt đẹp nhất của mình. Mà những cái cô gái đàng hoàng, hiển nhiên sẽ không mặc quần áo một cách lung tung rồi. Năm đó, nếu không phải những cô nương ở Hải Dương Quán mặc loại quần lụa mỏng làm tất cả cánh đàn ông mê mệt thì làm sao mà vào mấy năm sau, thậm chí cho tới tận bây giờ, khi tới mùa xuân thì đầy đường là quần lụa mỏng?


- Đây là một cái quá trình.


Ngô Nhất Đạo mỉm cười nói:


- Lão thợ may kia nhìn không ra giá trị của những bộ y phục này, cho nên cả đời của hắn chỉ có thể mở một tiệm may gia đình để nuôi vợ, nuôi con. Ta vừa mới nói rằng đem những y phục này bán cho những cô gái ở thanh lâu kia, cao nhất thì cũng chỉ kiếm được một món tiền nhỏ. Vì sao ư? Vì thợ may của các cửa hàng khác sẽ học lén rất nhanh, không đến hai năm, chúng cũng sẽ như quần lụa mỏng, xuất hiện ở khắp thành Thanh Long.


- Ngươi nói ta nghe, làm thế nào mới có thể kiếm được lợi ích lớn nhất từ mấy bộ y phục này?


Hắn hỏi Trương Thế Nhân.


Trương Thế Nhân trầm mặc một hồi, nói ra:


- Trước hết đi đến quan phủ xin phê chuẩn. Kiểu dáng y phục như thế này là hàng mà chỉ chúng ta mới có thể sản xuất, trừ chúng ta ra thì ai cũng không được làm ra, nếu không thì chính là trộm cướp.


- Triều đình Đại Nam không có cái quy củ này.


Ngô Nhất Đạo nghĩ nghĩ, nói:


- Nhưng mà ngươi cũng nhắc nhở ta, ngày khác ta liền dâng một bản tấu lên. Sau này ai nghĩ đến điểm quan trọng và độc đáo nào thì nó thuộc về người đó, triều đình phải bảo vệ, không thể để ai cũng có thể sử dụng.


Trương Thế Nhân thầm nói một tiếng: “Hổ thẹn”, trong lòng tự nhủ: “Vậy mà đã quên cái thế giới này không có luật quyền sở hữu trí tuệ”.


Bất quá Ngô Nhất Đạo lại lập tức nghĩ tới sự quan trọng của chỗ này, ánh mắt thương nhân của hắn chuẩn đến mức không thể không làm người tán thưởng. Hắn là người giàu nhất Đại Nam, dưới trướng hắn có nhân tài đông đúc, nghĩ đến làm việc kinh doanh gì mới mẻ cũng không phải việc khó, hắn lại có pháp lệnh triều đình che chở, về sau sẽ rất hữu ích.


- Ngươi tiếp tục.


Trương Thế Nhân trầm ngâm trong chốc lát, tiến tới nói nhỏ với Ngô Nhất Đạo vài câu. Lời nói của hắn còn chưa xong, ánh mắt Ngô Nhất Đạo đã càng ngày càng sáng. Sau khi Trương Thế Nhân nói xong ý nghĩ của mình, vị giàu nhất thiên hạ này nhịn không được vỗ tay, nói:


- Trước kia ta cũng đã từng nói, nếu như ngươi không có mở cửa buôn bán, đó thật sự là chà đạp thiên phú của ngươi… Như vậy đi, nếu như ngươi không thi đỗ vào Kinh Võ Viện, hoặc là không thích ứng được với cách sinh tồn trong triều đình, ngươi có thể đến chỗ của ta, ta giữ lại cho ngươi một vị trí chưởng quỹ của Hàng Thông Thiên Hạ. Phải biết Hàng Thông Thiên Hạ của ta có mặt ở mọi nơi của Đại Nam, số người làm thuê dưới trướng ta không có một vạn cũng có tám nghìn… Có thể ngồi lên vị trí chưởng quầy, tổng cộng chỉ mới có mười người.


Trương Thế Nhân cười cười:


- Trước tiên nên nói đến chuyện tiền công một năm là bao nhiêu rồi mới bàn lại việc này.


Ngô Nhất Đạo không khỏi cười ha ha.


Chính lúc đang cười, vốn đang xem cá chơi đùa ở gần đó, đại tiểu thư Ngô Ẩn Ngọc nén không được sự tò mò, đi tới hỏi:


- Chuyện gì lại để phụ thân cao hứng như vậy, nói cho ta nghe một chút đi.


Ngô Nhất Đạo đưa ngón tay chỉ lên tấm bản vẽ trên bàn:



- Đang cùng Trương Thế Nhân nghị luận xem bộ quần áo này nên để ai mặc đi ra ngoài đầu tiên để làm khiếp sợ toàn bộ thành Thanh Long.


Ngô Ẩn Ngọc cầm lên bức vẽ kia, nhìn nhìn, sau đó lập tức khen:


- Quần áo quá đẹp, phụ thân, may xong thì ta cũng phải mặc!


Mặt Ngô Nhất Đạo tối sầm, ngượng ngùng cười nói:


- Như vậy sao được…


- Làm sao mà không được?


Ngô Ẩn Ngọc hỏi Trương Thế Nhân:


- Ngươi nói xem, ta mặc được hay là không được?


Trương Thế Nhân liếc nhìn Ngô Nhất Đạo, không dám lên tiếng.


- Ngọc nhi, đừng nghịch.


- Ngươi không để cho ta mặc, ta liền…


Ngô Ẩn Ngọc do dự một chút, sau đó liền uy hiếp:


- Ta liền xé ngay cái bức vẽ này.


Ngô Nhất Đạo chỉ vào Trương Thế Nhân:


- Hắn còn có thể vẽ ra.


Ngô Ẩn Ngọc tức giận, giậm chân một cái, đi đến bên cạnh cái ao, nảy sinh ý nghĩ ác độc, nói:


- Sau này nếu may xong mà ngươi không cho ta mặc, ta liền nhảy xuống hồ, chết cùng cái bản vẽ này!


Chết cùng…


Cái trán Trương Thế Nhân cũng xuất hiện vài vệt màu đen, trong lòng tự nhủ: “Bà cô này thật là mạnh mẽ”.


Ngô Nhất Đạo vội vàng đứng lên, đi tới khuyên can, Ngô Ẩn Ngọc lại bảo:


- Ngươi đừng tới đây, ngươi qua đây thì ta liền nhảy.


Trương Thế Nhân lặng yên nói:


- Thì ra là hù dọa ngươi?


Ngô Nhất Đạo chân thành đáp:


- Ngươi sai rồi, nàng thực sự có can đảm nhảy. Tuy rằng cái ao này không sâu, nhưng nếu dính một thân nước bùn thì sẽ phiền toái phải không? Mấu chốt là ở chỗ, nếu như nàng bị cảm thì nguy rồi. Chúng ta đừng đi qua, nàng chính là có tính tình trẻ con như thế. Một lát sau khi đã nghịch đủ rồi thì mọi chuyện lại êm đẹp thôi.


- Tán Kim Hầu ngài sẽ không nghĩ tới biện pháp để cho nàng vĩnh viễn không nhảy vào ao sen?


Trương Thế Nhân hỏi.


Ngô Nhất Đạo nhíu mày:


- Trừ khi nàng đổi tính, nếu không thì làm sao có thể? Nếu như ngươi có biện pháp làm nàng từ này về sau không nhảy vào ao sen để uy hiếp ta nữa, ta sẽ nghĩ biện pháp giúp ngươi tiến vào Kinh Võ Viện.


- Vậy hãy để cho ta tới đi.


Trương Thế Nhân đứng dậy, rời khỏi đình nghỉ mát, sau đó đi đến bên cạnh cái ao sen, đưa lưng về phía vị đại tiểu thư cùng Ngô Nhất Đạo, rất không có đạo đức cởi thắt lưng và chiếc quần, tiểu vào trong ao…


- Đồ vô sỉ!


Mặt đại tiểu thư Ngô Ẩn Ngọc đỏ lên, nàng mắng một câu, sau đó quay người chạy như bay.


Khóe miệng Ngô Nhất Đạo co giật, đã qua nửa ngày mà không biết nên nói cái gì.