Chị Vợ Anh Yêu Em (Bản Mới)

Chương 145:Chương 69: Đối mặt là giải thoát




Đoàn Nam Phong cùng Tinh Vân sải bước nhanh về phía chùa Liên Hoa. Ngôi chùa yên tĩnh nay đã đón thêm rất nhiều vệ sĩ lẫn bác sĩ và y tá. Bất kể mọi âm thanh bên ngoài, Mật niệm sư thái vẫn như không nghe thấy, không nhìn thấy, cũng không nói lời nào. Bà cứ vô vi* như vậy, làm chuyện bà vẫn làm hàng ngày. Không để tâm đến bất kỳ thay đổi nào đang xảy ra xung quanh mình.

Trong căn phòng khách yên tĩnh của Mật Niệm sư thái, chỉ có Hoàng lão gia ngồi trên xe đẩy, bên phải là chai nước biển đang chảy vào người ông.  Phía cửa sổ là chiếc giường di động để khi ông không ngồi nổi sẽ nằm xuống đó.

Tất cả những người khác đều bị nhốt bên ngoài. Tinh Vân vừa đến cửa đã nhìn thấy Hoàng Gia Khiêm đang bồn chồn đứng ở cửa. Nhìn thấy cô và Đoàn Nam Phong đến, khuôn mặt anh có phần giãn ra.

“Anh Khiêm, ông thế nào rồi?” - Tinh Vân lo lắng hỏi anh.

Hoàng Gia Khiêm lắc đầu so vai tỏ vẻ bất lực: “Ông không cho ai vào, anh khuyên mãi vẫn không khuyên được ông?”

Tinh Vân liền gõ cửa: “Ông ngoại, là cháu đây.”

Bên trong không nghe thấy âm thanh gì cả. Tinh Vân lại gõ cửa lần nữa. Vẫn không thấy. Sốt ruột cô đành đánh liều đẩy cửa bước vào. Khuôn mặt Hoàng lão gia mệt mỏi tựa ra sau ghế. Ông biết Tinh Vân bước vào nhưng ông không phản ứng. Tinh Vân bước lại gần ông nhẹ vỗ vào vai ông, ông cũng không ngẩng lên nhìn cô. Tinh Vân quỳ xuống bên cạnh ông, khẽ nói: “Ông ngoại, ông không sao chứ?”

Hoàng lão gia phẩy tay cho cô lui ra. Nhưng Tinh Vân vẫn cố khuyên nhủ ông: “Ông ngoại, ông đã mệt rồi. Hãy về nghỉ ngơi, hôm khác chúng ta lại đến.”

Hoàng lão gia lắc đầu nói: “Ta không sao, cháu hãy về đi.”

Tinh Vân nhìn bộ dáng này của ông thì giọng cô cũng rưng rưng: “Ông ngoại, ông đã có tuổi rồi. Xin ông đừng tự hành hạ bản thân mình nữa.”

“Cháu đi đi. Hãy mặc kệ ta.” - Hoàng lão gia lớn tiếng nói. Sau đó ông đã ho rất nhiều. Tinh Vân sốt ruột vuốt lưng ông, lo lắng nói: “Ông ngoại, hãy về với cháu đi. Ông còn ngồi đây như vậy nữa ông sẽ không trụ nổi. Sư thái không gặp ông đâu.”

Hoàng lão gia sau một hồi ho khan liền lắc đầu nói: “Ta nhất định đợi được bà ấy. Ta phải đợi bà ấy ra gặp ta mới thôi.”

Tinh Vân thở dài. Cô thừa hiểu ông ngoại cô rất cố chấp cho nên khuyên ông là chuyện không thể. Cô đành đánh liều đẩy cửa bước vào thư phòng của sư thái.

Gian phòng tĩnh mịch bốn phía đều là kệ chứa Kinh Phật. Giữa phòng là chiếc bàn giấy nhỏ bằng gỗ, trên bàn có một chậu bon sai nhỏ, một ly nước và vài cây viết cùng vài quyển sách. Mật Niệm sư thái ngồi trên xe lăn yên tĩnh chép Kinh không hề ngẩng lên nhìn cô.

Tinh Vân chấp tay khẽ cúi đầu: “Sư thái, cháu là Tinh Vân. Cháu có thể trao đổi với người vài câu hay không?”

Lúc này Mật Niệm sư thái mới ngẩng lên nhìn cô. Bà là một người phụ nữ có gương mặt hiền từ. Các nét trên khuôn mặt nhìn rất cao quý tựa như thời gian không thể lấy đi được khí chất trong con người bà. Bà chấp tay cúi chào Tinh Vân: “Nam mô a di đà Phật, nếu thí chủ đến đây để khuyên tôi ra gặp vị thí chủ ngoài kia thì xin thí chủ hãy về cho.”

Tinh Vân hơi ngẩng người trước câu trả lời của bà. Cô không lạ khi bà từ chối như vậy, bởi vì nếu là cô rơi vào hoàn cảnh của bà thì cô cũng hành xử như vậy. Điều khiến cô thấy lạ là bà biết được những chuyện bên ngoài. Điều này chứng tỏ bà còn để tâm đến việc ông ngoại cô đang đợi bà. Trong đầu Tinh Vân liền lóe lên một suy nghĩ, cô nhẹ nhàng chấp tay lại cúi đầu nói: “Sư thái đã hiểu lầm. Cháu đến đây là vì có vài điều về Phật pháp chưa thông muốn được sư thái chỉ dạy.”

Mật Niệm sư thái nhìn cô, cánh môi hơi giãn ra như chờ cô nói tiếp. Tinh Vân thấy bà không có ý cự tuyệt thì liền an tâm nói tiếp: “Lúc còn nhỏ, nhà của cháu nằm gần một ngôi chùa nhỏ. Đó là ngôi chùa duy nhất của cả làng. Người dân làng cháu thường sống bằng nghề đi biển đánh bắt cá tôm hay vận chuyển hàng hoá trên biển. Vì công việc có nhiều tủi ro cao như vậy cho nên mỗi khi đàn ông trong vùng đi ra biển thì những người phụ nữ chỉ biết ở nhà cầu nguyện. Ngôi chùa đó đã trở thành nơi nương tựa tinh thần của người dân trong làng. Lúc đó cháu mới hiểu được trách nhiệm cao cả của những người tu hành xuất gia là phát triển Đạo Phật và cứu độ chúng sinh.”

Mật Niệm sư thái dường như hiểu được ý của Tinh Vân. Nhưng bà không vội trả lời. Chỉ chấp tay trước ngực nói: “Nam mô A Di Đà Phật! Lời thí chủ nói không sai.” - Rồi bà lại tiếp tục nghe Tinh Vân nói tiếp.

Tinh Vân khoan thai tiến lại gần chỗ bà, ung dung nói: “Cháu không có nhiều hiểu biết về Phật pháp như sư thái, cũng không hiểu rõ được hết về đạo lý thâm sâu của đạo Phật. Cháu chỉ biết nếu người tu hành mà không cứu khổ cứu nạn, không quan tâm sự sống chết của người khác, không giúp người cải tà quy chính, ăn năn hối lỗi thì Đạo Phật vốn đã chẳng thể tồn tại sâu rộng như vậy. Sư thái, người nói có phải không?”

Mật Niệm sư thái chấp tay trước ngực, cúi đầu khiêm tốn nói: “Nam mô A Di Đà Phật, thí chủ còn trẻ nhưng lời nói rất sắc bén. Bần ni xin bội phục.”

Tinh Vân cũng chấp tay trước ngực, cúi đầu nói: “Sư thái đã quá lời. Cháu đến đây chỉ muốn hỏi người làm sao để độ chúng sinh?”

Mật Niệm sư thái vẫn chấp tay trước ngực, lễ độ nói: “Nam mô A Di Đà Phật, đây là câu cửa miệng của nhà Phật, chẳng hay thí chủ có hiểu ý nghĩa của câu này hay không?”

Tinh Vân chấp tay trước ngực cúi đầu nói: “Thưa sư thái, Nam mô A Di Đà Phật là xin cho tâm hồn được về với Đức vô lượng.”

Mật Niệm sư thái chấp tay cúi đầu nói: “Mô Phật, điều thí chủ nói không sai. Nam mô A Di Đà Phật là một câu răn mình hành thiện tích đức. Nghĩa của nó chính là “giữ lòng bình lặng”. Tu hành chính là giữ cho tâm hồn mình bình lặng trước rồi mới cứu độ sau. Bản thân bần ni chưa làm được điều thứ nhất, không thể làm điều hai. Mong thí chủ thứ lỗi.”

Tinh Vân chấp tay, cúi đầu khiêm nhường nói: “Sư thái quả là người khiêm tốn. Điều thứ nhất muốn làm được không phải chỉ có học đạo pháp mà thành.”

Mật Niệm sư thái hơi ngẩng người trước cô gái trẻ. Bà yên lặng kiên nhẫn lắng nghe điều cô sắp giảng giải. Tinh Vân từ tốn nói: “Chấp niệm trong mỗi con người là rào cản lớn nhất để có thể đến cõi Niết Bàn. Buông bỏ chấp niệm cần một chữ dũng. Có dũng khí đối mặt với buông bỏ thì mới có thể buông bỏ. Nếu ngay cả dũng khí để đối mặt cũng không có thì tu hành chỉ là vỏ bọc bên ngoài. Đối mặt để giải thoát mới là ngộ ra đạo lý bên trong.”

Mật Niệm sư thái phút chốc đứng bất động. Gần năm mươi năm tu hành bà chưa từng được giải thoát. Ngày tụng Kinh Phật, tối vẫn không ngủ ngon. Giấc mơ xưa cũ hằng đêm hiện về khiến bà rơi lệ. Năm đó, bà vì Hoàng Thời đã bỏ lỡ cuộc hôn nhân do gia đình xếp đặt. Bà bỏ nhà đi theo Hoàng Thời. Anh trai bà biết được vô cùng tức giận. Lúc đó, Hoàng Thời có một cuộc giao dịch “ngọc thạch đen” với anh trai bà. Bà xin đi theo họ nhưng Hoàng Thời đã không cho. Cuối cùng bà đành đến trước nơi họ giao dịch và trốn trong một góc. Khi thấy anh trai bà trở mặt đánh úp người yêu bà. Bà đã nhảy ra giật súng của anh mình.

“Hoàng Thời, anh mau chạy đi!” - Tiếng nói năm xưa vẫn vang vọng đến tai bà. Sau câu nói ấy súng đã cướp cò khiến anh trai bà bị thương. Sau khi anh bà được đưa vào bệnh viện thì đã không cứu được nữa.

Nghĩ đến đây tim bà lại nhói đau. Cô bé trước mặt nói rất đúng, bà luôn không hiểu tại sao Hoàng Thời lại phụ bà? Bà cứ nghĩ rằng an tâm tu hành và tha thứ thì năm tháng trôi qua sẽ khiến bà thôi đau khổ. Nhưng khi đối mặt với chính mình bà mới hiểu, buông bỏ thật là quá khó. Vậy thì hãy làm như cô ấy nói thử xem.

Tinh Vân thấy sư thái đứng bất động không nói gì thì cô cũng thở dài lễ phép chấp tay lui ra: “Nam mô A Di Đà Phật, Phật pháp thâm sâu, khi khác cháu lại đến học. Cháu xin phép người.”

Khi Tinh Vân chuẩn bị bước ra thì Mật Niệm sư thái liền nói: “Mô Phật, xin thí chủ dừng bước.”

Một tia hy vọng lóe lên trong mắt Tinh Vân, cô mỉm cười quay lại hỏi sư thái: “Nam mô A Di Đà Phật, sư thái có gì căn dặn?”

Mật Niệm sư thái thở dài nói: “Nam mô A Di Đà Phật, xin thí chủ hãy đưa ta ra ngoài gặp vị thí chủ đó có được không?”

Tinh Vân mừng rỡ nở nụ cười đẹp như hoa tiến đến gần bà chấp tay nói: “Nam mô A Dì Đà Phật, xin cảm ơn sư thái. Cháu xin phép đưa bà ra ngoài.”

Mật Niệm sư thái khẽ gật đầu, Tinh Vân liền tiến đến phía sau xe lăn của bà đẩy bà đi ra ngoài phòng khách gặp ông ngoại cô.

*Vô vi: Không biết, không nghe, không thấy. Đó là tư tưởng Phật giáo. Khác với hữu vi là luật nhân quả, có yêu có hận còn vô vi là không nhân, không quả, không gốc không ngọn, không yêu không hận. Suy nghĩ bình thản trước mọi chuyện thì đó mới là cuộc sống của cõi Niết Bàn.