Chất Nữ Sắc Tài Vẹn Toàn Kiếm Sống

Chương 48




Lúc Phượng Ly Ngô bỏ bút xuống, nhìn về phía Khương Tú Nhuận một cách tự nhiên.

 

Khương Tú Nhuận tất nhiên là treo lại vẻ nịnh nọt lên mặt, tỏ vẻ cảm động tới nỗi rơi nước mắt.

 

Truyện được dịch và edit bởi Sắc - Cấm Thành. Đăng tải duy nhất tại lustaveland.com. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là bản . Thường bản sẽ không đầy đủ. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.

Nhưng Phượng Ly Ngô bây giờ đã có thể nhìn ra vẻ giả nhân giả nghĩa của phụ tá, luôn cảm thấy trong gương mặt của nàng lộ ra sự bất mãn.

 

Hừ, quả nhiên là chỉ giỏi cái mồm!

 

Phượng Ly Ngô lạnh lùng oán thầm trong lòng, không khỏi trừng nàng một cái, khiến cho Khương Tú Nhuận lo sợ tới mức mặt mày tái mét, không biết mình làm sai ở đâu.

 

Kết quả khi tiếng chĩnh vang lên lần nữa, Điền Oánh lấy cớ đau đầu, vào trong phòng khách ngồi trước. Thái tử phi tương lai buồn bực trong lòng, nếu không tìm một chỗ yên tĩnh thì thật sự sắp nổ tung rồi.

 

Tiếng chĩnh vang lên luân phiên vài vòng, sau khi truyền hoa cũng được nhiều người rồi, phần tiến hành kế tiếp là "nhạc".

 

Mọi người vốn tưởng rằng Mộc Phong tiên sinh muốn biểu diễn cổ cầm, người nào cũng rửa tai chuẩn bị lắng nghe.

Nhưng không ai ngờ thư đồng mang phượng vĩ tiêu cầm [*] quý giá lên rồi, Mộc Phong tiên sinh cũng không ngồi ở trước bàn, mà ra hiệu cho học trò Khương Hòa Nhuận của mình lên đánh đàn.

 

[*] Một trong bốn cây đàn cổ của Trung Quốc.

 

Truyện được dịch và edit bởi Sắc - Cấm Thành. Đăng tải duy nhất tại lustaveland.com. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là bản . Thường bản sẽ không đầy đủ. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.

 

Mộc Phong tiên sinh cũng chẳng hề giải thích, chỉ nhìn Khương Tú Nhuận gật đầu.

 

Tuy rằng nhắc tới làm thơ, trong đầu Khương Tú Nhuận chỉ toàn tiếng nước, thế nhưng nàng lại rất giỏi về nhạc đàn.

 

Năm đó phụ vương dốc lòng bồi dưỡng tài ca múa đàn hát cho con gái.

 

Khi đó nàng còn cảm thấy phụ vương quan tâm nàng. Bây giờ nghĩ lại, chẳng qua là chuẩn bị cho tương lai tặng cống phẩm mê người ra ngoài mà thôi.

 

Có điều nhờ hồng phúc của phụ vương, trình độ về âm luật của nàng rất cao.

 

Ở trong thư viện, thành tích về các phương diện khác nàng không quá tốt, không có cách nào làm tăng cảm tình trước mặt Mộc Phong tiên sinh.

 

Khương Tú Nhuận phu nhân ngày xưa khôn ngoan lõi đời, bản lĩnh xu nịnh vẫn còn thường bất giác bộc lộ ra ngoài.

 

Nàng phát hiện Mộc Phong tiên sinh si mê cổ cầm, bèn tự mình tu sửa cổ khúc trình lên cho tiên sinh xem, còn cố ý lấy lòng viết tên tiên sinh lên phía trên.

 

Ở Ba Quốc xa xôi, âm luật phần lớn ảnh hưởng từ tiền triều, cho nên tuy rằng cổ khúc bị mai một ở Trung Nguyên nhưng ở Ba Quốc vẫn còn hơi tàn, rất nhiều cổ khúc vẫn còn sót lại. Dựa vào âm luật ngày xưa, khôi phục lại cũng chẳng phải việc gì khó khăn.

Thế là Mộc Phong tiên sinh phát hiện, khúc nhạc do học trò này tu bổ vậy mà lại có mười phần vị cổ, còn hơn xa cổ khúc hắn làm.

 

Nhưng tiên sinh làm người sống trong sạch, không chịu chiếm cổ khúc của học trò làm của riêng. Cũng bởi vì công tử Tiểu Khương tự ý viết tên của hắn vào, mà hắn đã mắng công tử Tiểu Khương một trận, bảo hắn về sau không được làm chuyện nịnh nọt như vậy nữa, đại trượng phu cất bước ở trong trời đất thì cần phải làm người ngay thẳng.

 

Tuy rằng bị mắng nhưng Khương Tú Nhuận cũng tiếp thu lời dạy bảo, lòng ngưỡng mộ đối với tiên sinh càng sâu hơn.

 

Có điều mắng thì mắng, khúc nhạc này vẫn khiến cho tiên sinh yêu thích vô cùng. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng vì sao Mộc Phong tiên sinh lại mời học trò lớp Đinh - công tử Tiểu Khương tới tham gia trà hội.

 

Nếu công tử Tiểu Khương viết khúc nhạc, tất nhiên hắn phải là người biểu diễn đầu tiên cho người đời nghe.

 

Lúc Khương Tú Nhuận gẩy dây đàn, âm cổ u hoàng [*] bỗng chốc vang lên, đàn hương vấn vít trước mặt thiếu niên, càng khiến cho người ta nhìn chăm chú những ngón tay gảy đàn điêu luyện của nàng.

 

[*] Đề cập tới rừng tre âm u và dày đặc. Còn nói về một bài hát có tên Sơn Quỷ - là bài hát thứ chín trong Cửu Ca của Khuất Nguyên. Bài hát này là bài ca dùng để cúng tế sơn thần, miêu tả tư thái và phục sức của vị thần mang hệ nữ này. Nội dung phần lớn thể hiện tình cảm biệt ly ưu sầu ai oán.



 

Từ dây đàn vang ra thanh âm tao nhã như tiếng suối chảy, khiến cho người ta gột lòng rửa dạ, cảm thấy bản thân ở trước núi cao sừng sững, ở giữa dòng sông cuồn cuộn.

 

Tài năng như vậy, cầm kỹ xuất sắc, có thể so với bản lĩnh của nhạc công lâu năm, thanh âm tao nhã thượng cổ khiến cho người nghe có cảm xúc mãnh liệt tới nỗi viền mắt ướt át.

Phượng Ly Ngô chưa từng biết thiếu phó của mình lại có năng lực như vậy. Nàng vào phủ đã lâu, thế nhưng cho tới bây giờ chưa từng đánh đàn cho hắn nghe, ngoài chơi cờ ra thì chỉ có tâm sự ăn uống.

 

Điều này khiến cho Phượng Ly Ngô chợt cảm thấy không vui, luôn cảm thấy bảo bối trong phủ mình, chính mình còn chưa thưởng thức qua mà đã bị người ta cầm đi phô bày cho người ngoài rồi...

 

Vật nhỏ gian xảo quả nhiên không có lòng.

 

Quan trên không vui, Khương Tú Nhuận lại chẳng hề cảm nhận được. Đàn cổ cần sự tập trung, toàn bộ thể xác và tinh thần của nàng giờ đã phó mặc cho tiếng nhạc thanh nhã trong đàn.

 

Mãi tới khi tấu đàn xong, nàng mới ung dung dùng ngón tay giữ lại dây đàn, khiến cho tiếng nhạc giống như đàn hương trên bàn vấn vít tiêu tán, khiến cho một nhân tài từ trong những thanh âm cổ xưa từ từ trở lại bình thường.

 

Thế nhưng lúc nàng tỉnh táo lại, những người nghe vẫn còn đắm chìm trong đó, vẻ mặt lẻ loi hoặc hoảng hốt hoặc kích động.

 

Đương nhiên, phản ứng của vị Thái tử điện hạ nàng hầu hạ kia chẳng hề giống người phàm, vậy mà gương mặt sa sầm, giống như phát hiện có người thiếu nợ chưa trả.

 

Thái tử ở kiếp này hình như cũng chẳng thích âm luật giống như kiếp trước.

 

Ở kiếp trước, ở trên yến hội nàng cũng từng biểu diễn đàn cổ, lúc ấy vị Thái tử kia nghe xong cũng có vẻ mặt quỷ thối đòi nợ, chẳng biết khúc đàn của nàng có chỗ nào chọc giận hắn.

 

Nhưng hết lần này tới lần khác, mỗi khi nàng chủ trì đàn hội, hắn luôn tới nghe.

 

Ở kiếp trước, tuy rằng nàng giỏi xu nịnh lấy lòng, thế nhưng đối với một tảng đá thối như hắn, thật sự chẳng ra tay chỗ nào nổi!

 

Ngoài Phượng Ly Ngô thối mặt ra, còn có Điền Oánh.

 

Nếu nói bị Khương Hòa Nhuận đạo thơ, nàng còn có thể chịu, thế nhưng mắt thấy thiếu niên này lại tỏa ra hào quang rực rỡ, vậy mà tu sửa ra một khúc đàn say lòng người như vậy, quả thật khiến cho người ta ghen ghét không thể nhịn nổi nữa!

Nếu là làm thơ hoặc là thứ tương tự như vậy còn tốt, đơn giản là âm thầm tìm người viết thay. Thế nhưng đàn kỹ phô bày rõ ràng ở trước mặt mọi người, không có vài chục năm khổ luyện, làm sao có thể thành thạo sử dụng đàn cổ?

 

Đàn kỹ của Điền Cơ không tốt nên trong lòng càng ghen ghét đố kỵ! Ánh mắt nhìn về phía công tử Tiểu Khương cũng chẳng hề che giấu vẻ hung dữ nữa.

 

Không chỉ Khương Tú Nhuận phát hiện Điền Oánh không có ý tốt, ngay cả Phượng Ly Ngô cũng để ý.

 

Thật ra đối với những nữ nhân sắp vào phủ này, hắn vốn chẳng để ý.

 

Nữ tử có thể vào Đại Tề làm con tin thì không phải hạng người xấu xí quá, mà Điền Cơ kia thậm chí có thể dùng từ xinh đẹp động lòng người để hình dung.

 

Còn có quốc lực hùng hậu, nữ tử dáng dấp không kém này làm Thái tử phi, vốn cũng chẳng có gì để chê trách.

 

Nhưng bây giờ... Phượng Ly Ngô bỗng nhiên cảm thấy cả người nữ tử này xấu xí không chịu nổi!

 

Tuy rằng hắn cần Hàn Quốc trợ lực, thế nhưng nghĩ tới con trai trưởng của mình do nữ nhân lòng dạ hẹp hòi này sinh ra, trong lòng hắn vô cùng khó chịu.

 

Một nữ nhân lòng tràn đầy đố kỵ, cả ngày chìm trong đấu đá tranh giành thì sẽ đối xử với con cái lạnh lùng tới cỡ nào, Phượng Ly Ngô từ nhỏ thiếu hụt sự quan tâm của mẫu hậu cực kỳ hiểu rõ.

 

Cũng bởi vậy, hắn cảm thấy Thái tử phi của mình không cần xinh đẹp nhất thiên hạ, nhưng tâm địa nhất định phải nhân từ, thương yêu con cái. Hắn không muốn cho con trai trưởng của mình phải chịu cảnh bơ vơ bất lực như hắn khi còn bé, càng không muốn nữ nhân không đứng đắn dạy hư dòng dõi trong phủ mình.

 

Điền Oánh này, không xứng làm mẹ cả con nối dõi của hắn!

 

Nhưng danh sách đã nộp lên Lễ bộ, tin tức cũng truyền ra ngoài rồi, nếu Điền Oánh không được nạp, chắc chắn sẽ xấu hổ, giận dữ tự sát, tới lúc đó quan hệ của hắn và Hàn Quốc sẽ khó duy trì.



 

Ngay ở trong trà hội này, Phượng Ly Ngô nhanh chóng cân nhắc lợi hại, cuối cùng trong lòng cũng có chủ ý.

 

Sau khi trà hội kết thúc, ngày hôm sau rốt cuộc Lễ bộ cũng thông báo danh sách Thái tử phi.

 

Thái tử nói, chất nữ các quốc gia tới Đại Tề ai cũng dịu dàng hiền thục, khó so ai hơn, Thái tử muốn công bằng hợp lý, nạp chất nữ Yến Quốc Tào Khê, chất nữ Hàn Quốc Điền Oánh, chất nữ Ba Quốc Khương Tú Dao vào phủ, ba chất nữ đều là bình phi, không phân biệt cao thấp, mẹ dựa vào con, tương lai ai sinh con trai đầu tiên là người hơn.

 

Ý chỉ này nghe thế nào cũng không tưởng tượng nổi, thế nhưng lại rất phù hợp tập tục cũ của tổ tiên Đại Tề.

 

Tổ tiên Đại Tề là tộc du mục, phổ biến cưới thử, nam nữ ở chung, nếu hợp ý, sát nhập hai lều vải lại thành một, chờ tới khi nhà gái lớn bụng mới có thể cử hành hôn lễ, trở thành phu thê.

 

Nhưng nếu nam nữ ngủ với nhau hơn một năm, bụng không có động tĩnh gì thì thu lại lều vải của mình, từ nay về sau dù có lấy người khác cũng không còn liên quan gì.

 

Nếu tập tục cũ như vậy, bây giờ Thái tử điện hạ muốn theo tập tục cũ, bắt chước tổ tiên, ngự sử cũng không thể hạch tội, thất lễ với tổ tiên được.

 

Người khác đều tốt, chỉ có Điền Oánh lúc nghe ý tứ bình thê này, tức giận tới mức đập phá đồ đạc trong phòng, chửi ầm lên cái gì mà "Nam hồ mê hoặc hại người" rồi ngã nhào ở trên giường khóc rống một ngày.

 

Thật ra mọi người cũng có thể hiểu vì sao Điền Cơ buồn bực tức giận như vậy, vốn dĩ xác định là Thái tử phi, sao lại biến thành chính thức hay không, làm bình thê có bao nhiêu bất trắc cơ chứ?

 

Chỉ có điều một nhà buồn một nhà vui, so với Điền Oánh khóc như cha mất mẹ chết, tinh thần Tào Khê phấn chấn hơn rất nhiều.

Dù sao lúc đầu Úy Hoàng hậu có nói qua, nàng chỉ có thể làm Trắc phi. Thế nhưng bây giờ chính trắc chưa quyết định, chưa biết ai có thể sinh con trước đâu!

 

Giống như lời dì nói, muốn làm chính phi, cũng phải có mệnh sinh con trai.

 

Tào Khê nghe thấy ngầm hiểu, có chỗ dựa là Hoàng hậu, cho dù ai mang thai trước nàng cũng không sợ.

 

Mang thai hơn mười tháng, một bậc thang cũng chưa chắc bước vững, lúc nào cũng có thể sảy thai, phải thật sự có mệnh phú quý mới có thể hạ sinh đứa nhỏ!

 

So với hai vị vương nữ lòng dạ phập phồng, thân là đại cữu ca tương lai của Thái tử, tâm tình Khương Tú Nhuận bình tĩnh hơn rất nhiều.

Nếu không yêu cầu thử nghiên cứu sâu tâm tình, nàng đối với Phượng Ly Ngô điện hạ của Đại Tề chỉ còn dư lại lòng kính trọng như nước sông cuồn cuộn mà thôi.

 

Dù sao Thái tử chịu tiếp nhận đôi giày rách Khương Tú Dao thật sự đã giúp nàng và huynh trưởng Khương Chi một ân huệ lớn rồi.

 

Có điều, kiếp trước tuy trong phủ Thái tử có thê thiếp nhiều như mây, nhưng cũng không nhanh không chậm, nạp từng người một vào phủ.

 

Ai ngờ kiếp này, Thái tử vậy mà khỏe mạnh uy vũ, muốn một lúc nạp ba người vào phủ...

 

Sau khi kính trọng không ngớt, Khương Tú Nhuận cảm thấy thân là phụ tá xu nịnh tâng bốc cũng phải chú ý sinh hoạt ăn uống hàng ngày của điện hạ mới có thể khiến cho điện hạ khỏe mạnh cường tráng, thong dong ứng đối.

 

Cho nên, ngày hôm đó lúc nàng xem thực đơn cơm trưa dưới bếp đưa tới, không quên căn dặn nữ đầu bếp: "Đừng quên nướng thêm cật cho điện hạ, ngài sắp lấy phi rồi đấy!"

 

Doãn Tư phu nhân tới thăm hỏi ngồi một bên vừa nghe thấy, lập tức cười tới nỗi hai mắt cong cong: "Lời công tử nói rất đúng, trong thế gian này, việc vui nhất là thành đôi thành cặp. Tuổi tác của ngươi như vậy, lại được Thái tử ưu ái, tài học đầy người, tiền đồ rộng mở nha! Theo lý thì thiếu niên tuấn kiệt như ngươi cũng nên cưới vợ rồi. Tuy rằng công tử rời xa quê hương, không có cha mẹ để dựa vào nhưng cũng không cần buồn, mọi thứ đã có ta lo.”

 

Quên nói một câu, vị Doãn Tư phu nhân này chính là bà mối nổi tiếng trong kinh thành, chuyên môn chạy qua chạy lại trong giới quyền quý.

 

Từ sau trà hội, thơ nhạc song toàn của thiếu phó Thái tử Khương Hòa Nhuận nổi tiếng khắp thành.

 

Thơ và nhạc của hắn được lưu truyền rộng rãi trong thành Lạc An, nhất là ở các yến hội lớn nhỏ, nếu không thảo luận về thơ và khúc nhạc của công tử Tiểu Khương thì sẽ thiếu cảm giác phong nhã.

 

Mà vị thiếu niên này tuy là chất tử nhưng tiền đồ giống như hoa thêu trên gấm, thân là quốc cữu của Thái tử, về sau sẽ trở thành trọng thần của Đại Tề. Thiếu niên tài học vẹn toàn, lại ưa nhìn như vậy, quả là một con rể tốt!

 

Nếu không ra tay mau mau một chút thì sẽ không giành được. Trong lúc nhất thời, thiếu nữ chờ gả khắp thành đều nóng lòng, hết lòng cảm mến vị công tử Tiểu Khương này.