Hân lặng lẽ giật tay mình ra khỏi tay bu, cô nhặt chiếc chén đặt lên bàn rồi lễ phép nói:
- Con ổn, bu đừng quá lo lắng. Bu không cần phải xin lỗi cho những việc mình cố ý làm đâu ạ. Con Hân yêu nghiệt, không ngờ nó lại nhìn ra được kế bẩn của bà. Bà Tuyết ức chế lý sự:- Ai biểu mợ nói xấu bu trước mặt bọn người làm. Mợ bôi bác bu xuất thân thấp hèn, còn nói sẽ soán ngôi bu để trở thành người đàn bà quyền lực nhất cái nhà này. Tại mợ gây sự với bu trước.Hân nhẹ nhàng hỏi bu Tuyết:- Bu có tận tai nghe thấy con nói xấu bu không? Hay chỉ là lời hớt lẻo của một đứa ất ơ nào đó? - Bu... bu... - Cứ cho là con đã từng lu loa bôi bác bu chồng với người làm, thì bu nghĩ thử coi một người hành động nông cạn như vậy liệu có đủ khả năng để trở thành người đàn bà quyền lực nhất cái nhà này không ạ?- Tất nhiên là không rồi.- Con tuy mới về đây làm dâu một thời gian ngắn, nhưng con tin người phụ nữ thông minh như bu nghĩ kỹ chút xíu chắc chắn sẽ biết liệu con có ngu tới mức làm cái việc ấu trĩ ấy không?Được mợ Hân khen thông minh, bà Tuyết hơi sương sướng. Mợ phân tích nhẹ nhàng nhưng chí lý, khiến bà dần ngộ ra sự thật. Công nhận, khôn như mợ làm gì có chuyện ăn nói hớ hênh để người khác bắp thóp được, nếu chửi bà chắc mợ chỉ chửi thầm thôi. Chỉ tại bà bốc đồng bị con Cúc kích đểu, bà kêu con Huệ lát nhớ tẩn cho Cúc một trận rồi cuống quít năn nỉ mợ Hân đừng bép xép chuyện này với cậu Hoan. Mợ kêu bà yên tâm. Ngặt nỗi, bà không yên tâm nổi. Đợi mợ đi khuất, bà run run hỏi Huệ:- Làm sao đây? Nhỡ mợ mách cậu thì toi.- Cho dù mợ có mách cậu thì bà cứ nhất quyết nói bà không làm là được. Mợ đâu có bằng chứng.Huệ mách nước, bà Tuyết vẫn lo lắng nói:- Bà chỉ sợ cậu không tin, rồi cậu lại nổi khùng.- Hay là mình đi trước mợ một bước hả bà?- Đi trước như nào?- Bà chỉ việc đắp khăn ướt lên trán rồi nằm trên giường khóc thôi ạ, việc còn lại để con lo.Bà Tuyết vội vã làm theo lời con Huệ. Đầu tiên, Huệ sai người đi tẩn cho con Cúc một trận vì tội dám hớt đểu. Sau đó, nó đem hai tấm lụa vứt xuống đất rồi đổ cả ấm trà lên đó. Nửa tiếng sau nó kêu con Trà đi mời cậu Hoan tới phòng bà. Cậu vừa bước vào phòng, Huệ đã sụt sịt thưa chuyện:- Cậu Hoan! Bà Tuyết bị sốt rồi cậu ạ. Ban nãy người bà nóng quá chừng, đắp khăn lạnh mãi mới dịu đi.- Sao đang yên đang lành bu lại bị sốt?Cậu Hoan băn khoăn hỏi, Huệ thở dài trình bày:- Bữa nay bà gọi mợ Hân tới phòng tặng cho mợ hai tấm lụa bà tự dệt nhưng mợ nhất định không nhận, mợ kêu thứ lụa rẻ tiền quê mùa này không xứng với những đứa con gái thành thị như mợ. Mợ còn đỏng đảnh gạt lụa xuống đất, mợ mạnh tay quá khiến ấm trà cũng rớt luôn. Thái độ xấc lược của mợ khiến bà tủi thân, ấm ức quá nên bà cứ khóc mãi, rồi tự dưng bà bị lên cơn sốt.Huệ phải thưa chuyện trước như thế, để nhỡ cậu Hoan phát hiện ra tay mợ Hân bị bỏng thì cậu sẽ mặc định là tự mợ làm mợ bỏng. Sau này mợ có mách lẻo với cậu là do bà Tuyết làm mợ bỏng thì cậu sẽ khó mà tin mợ được. Bà Tuyết thấy con Huệ nói điêu không chớp mắt thì phục nó quá chừng. Bà nức nở phụ hoạ:- Huệ! Đừng nói nữa! Chuyện này cậu Hoan không nên biết thì hơn, dù sao cũng chỉ là sự cố thôi mà.Bà Tuyết cố ý tỏ ra rộng lượng, lát nữa mợ mà dám mách tội bà thì có khác nào tự biến mình thành đứa tiểu nhân chuyện bé xé ra to. Bà dẫu sao cũng là bu ruột của cậu, tuy cậu nói năng cộc cằn nhưng bà biết trong thâm tâm cậu vẫn thương bà. Hồi trước cậu từng đồng ý hẹn hò với mợ Hân, một đứa con gái khác xa với gu bạn gái của cậu để đổi lại việc ông Tài đón bà về biệt phủ sống. Thấy bà đau lòng, cậu đành nói khéo:- Lụa bu dệt con vợ cậu nom không đẹp thì nó không nhận là đúng rồi, mang về để chặt phòng cậu, cậu lại chửi cho một trận ý chứ.- Không nhận thì từ chối là được rồi, sao mợ phải đỏng đảnh gạt hai tấm lụa xuống đất hả cậu?Huệ khó chịu hỏi, cậu Hoan biện minh thay vợ:- Chắc mợ mày nhỡ tay thôi chứ mợ không cố ý đâu.- Ừ. Bu biết mợ không cố ý mà. Bu nào có dám trách mợ. Huệ! Mau đi dọn phòng đi!Bà Tuyết hắng giọng sai con Huệ. Huệ vừa dọn phòng vừa tỏ vẻ bức xúc nói:- Bà cứ hiền vậy rồi mợ ngồi lên đầu bà đó bà ạ. Thời gian qua bà phải chịu biết bao oan ức, mợ Hân học cao nên mợ khinh bà quá chừng, bê chén trà mời bà cũng dùng có một tay, nói năng thì trống không...- Thôi, kệ mợ, bà học thấp sao dám so với mợ. Với cả mợ được lòng cậu quá chừng, bà nói mợ sợ cậu buồn.Cậu Hoan nghe bu nói vậy thì thấy hơi tội lỗi, cũng tại lần trước cậu ra mặt bênh vợ nên bu ngại không dám dạy bảo nó. Cậu phân trần:- Thực ra cậu chỉ không thích bu hành hạ vợ cậu thôi chứ nào có cấm bu nhắc nhở nó lúc nó sai.- Nhưng bà thương cậu nên từ hồi đó tới giờ bà chưa hề nặng lời với mợ, còn mợ thì hết lần này tới lần khác láo với bà. Nghe tiếng bà khóc trong đêm, con buồn lòng lắm cậu ơi. Con phận tôi tớ nào có dám yêu cầu cậu phạt mợ lấy lại công bằng cho bà, con chỉ mong cậu nhắc nhở mợ chút xíu, dù sao so với bà, mợ cũng là bề dưới.Huệ nhỏ nhẹ thưa gửi, bà Tuyết khổ sở thở dài. Đến bữa tối, thấy Hân mặc áo dài tay để che đi vết bỏng, lẽ ra bà Tuyết nên cảm kích. Thế nhưng bà lại được đà lấn tới, bà hắng giọng kêu con dâu xới cho mình bát cơm. Cổ tay phải của Hân bị đau nên cô dùng tay trái xới cơm vào bát rồi đưa cho bu. Bà Tuyết tủi thân liếc cậu Hoan. Thực ra cậu thấy bu cậu cũng nhạy cảm thái quá, được con dâu xới cơm cho ăn thì cứ thế mà nốc đi, việc qué gì phải câu nệ, mắc mệt. Cơ mà nom bu rầu rĩ chảy nước mắt, cái lòng cậu nặng nề ghê. Dù sao cũng tại con vợ cậu cư xử không phải phép trước. Cậu hắng giọng quát nó:- Mày học đâu cái thói bố lếu bố láo đấy hả con kia? Cầm hai tay đưa cơm cho bu cậu!Ban nãy Hân đã chạy nhanh về phòng xử lý vết bỏng rồi nhưng vì quãng đường từ biệt thự của thầy bu tới căn nhà sàn không gần cho lắm nên hiện tại nó vẫn bị phồng rộp. Cố gắng kiềm nén cơn đau tê rát, Hân chậm rãi đưa tay phải lên chạm vào bát cơm rồi lễ phép nói:- Dạ, con mời bu dùng cơm.Cả bữa ăn Hân chỉ dùng tay trái nên ông Tài thấy nghi hoặc. Ngặt nỗi, Hân không phải đứa thích bép xép, Huệ lại quá trung thành với bà Tuyết nên ông không khai thác được gì cả. Cơm nước xong xuôi, ông kéo bà Tuyết về phòng bà dằn mặt:- Đừng đi quá giới hạn, nghe chửa? Tôi mà phát hiện ra bà chèn ép mợ Hân thì bà chỉ có nước cuốn xéo cút ra khỏi cái nhà này, một xu tôi cũng không bố thí.Nói xong, ông đùng đùng tức giận bỏ về phòng, để lại bà Tuyết đau lòng khóc lóc thút thít. Mang tiếng vợ chồng mà phải dùng phòng riêng, từ ngày đón bà về nhà ở, một tháng ông chỉ qua phòng bà vài lần, coi bà là công cụ giải toả những ức chế khó nói, xong xuôi liền bỏ bà ở lại một mình trong căn phòng rộng lớn nhưng lạnh lẽo đến tột cùng. Bà Tuyết nhớ như in đêm đầu tiên ông Tài và bà gặp nhau, gần gũi với bà nhưng ông vẫn gọi tên bà Hoa, nức nở hỏi bà đã là vợ chồng sao có thể chơi nhau vố đau đến thế? Nhờ những lời nói trong cơn say của ông, bà biết được sự thật kinh hoàng rằng trước khi bị thầy bu ép gả cho ông Tài, bà Hoa đã trao trọn yêu thương cho người đàn ông trong mộng của bà ấy, một chàng sinh viên ưu tú học thức cao chứ không phải một tên mới học hết cấp ba đã bỏ đi buôn kim cương như ông Tài. Dẫu biết cái thai trong bụng bà Hoa không phải con mình nhưng ông Tài vẫn mê muội bà ấy, chăm sóc cho người vợ đầu gối tay ấp từng li từng tí. Tiếc rằng, sự tốt bụng của ông không đọ lại được với vẻ nho nhã của tên thư sinh kia. Cái đêm ông tìm tới bà cũng chính là đêm bà Hoa lấy trộm rất nhiều kim cương của ông, ôm bụng bầu trốn lên thành phố ở với người tình. Từ đêm đó, ông ở lại chỗ bà. Hai người đã có những giây phút hạnh phúc thực sự. Bà cứ ngỡ bọn họ sẽ là một cặp, nào ngờ chưa đầy ba tháng sau, bà Hoa trở về quê với bộ dạng nhếch nhác. Thì ra chàng sinh viên mà bà Hoa từng ngưỡng mộ cũng lén lấy kim cương của bà ấy đem cho hắn để tặng cho một đứa con gái khác. Quá thất vọng, bà Hoa tìm đến chỗ bà ở để giành lại ông Tài.- Anh Tài! Em xin lỗi. Em sai rồi. Mình làm lại từ đầu được không anh? Em xin anh thương xót thân em...- Hoa về đi, Tuyết đã có chửa với tôi rồi.Ông Tài tỏ vẻ dứt khoát rồi bỏ vào phòng trong. Ở phòng ngoài, bà thấy tội nghiệp bà Hoa nên gọt ít táo định mời khách, ai ngờ bà ấy bất thình lình lao tới nắm tay vào lưỡi dao rồi la lớn:- Tuyết! Em làm gì vậy? Em ghét chị, chị hiểu, nhưng đứa nhỏ trong bụng chị có lỗi gì đâu hả em?Ông Tài hốt hoảng lao ra ngoài. Bà Hoa có cái bộ dạng uỷ mị, mềm mỏng mà mỗi khi rơi lệ ông Tài khó có thể chống đỡ. Khi bà Hoa ngất xỉu, nhìn ông Tài hớt hải ôm bà ấy vào trong lòng rồi hối hả bồng người thương rời khỏi, bà Tuyết đau đến xé gan xé ruột. Bà khóc tức tưởi suốt cả một ngày. Buổi tối, khi bình tĩnh trở lại bà sang nhà ông Tài hỏi han tình hình, ông đi ra cổng chính mở cửa, nhìn bà khinh khỉnh rồi nhiếc bà là đồ rắn độc. Bà Hoa đi ngay đằng sau ông, tỏ vẻ thánh thiện nói:- Anh Tài đừng giận em Tuyết, Hoa nghĩ lúc đó em ấy nóng tính quá nên hành động bốc đồng thôi.- Tôi không làm gì bốc đồng cả, chính chị mới là người tự cầm lấy lưỡi dao.- Tuyết! Đâu có ai ngu đến mức tự làm tổn thương mình đâu em? Em vu vạ cho chị như vậy làm chị buồn quá!Bà Hoa đưa bàn tay quấn lớp vải trắng lên lau nước mắt khiến bà Tuyết há hốc. Con dao của bà đâu có sắc, lúc bà Hoa nắm vào chỉ bị xước da xíu thôi mà, làm gì đến mức phải băng bó chằng chịt như thế? Cái bộ dạng ỏn ẻn của bà Hoa bức bà Tuyết phát khùng, bà điên máu giật tóc tình địch. Ông Tài thấy bà Tuyết nổi khùng thì càng thêm tin tưởng vào lời nói của bà Hoa, ông vả bà Tuyết một cái đánh bốp, khiến bà hộc cả máu mồm. Bà Tuyết lủi thủi bỏ về nhà. Thời gian sau đó đêm nào bà cũng khóc, ngày thì u uất không ăn được gì nên chửa mà người cứ gầy rộc. Có lẽ vì thế nên sau này cậu Hoan chẳng khôn được như cậu Lộc. Cậu vừa mới chào đời thì ông Tài và bà Hoa đã tới giành cậu, bà Hoa kêu để con ở với người phụ nữ độc ác như bà thì sợ nó không phát triển bình thường được. Bà Tuyết cười ra nước mắt, lý do lý trấu vớ vẩn, chẳng qua sợ mất chồng thì có, bởi vì nếu để bà nuôi cậu thì kiểu gì ông Tài cũng năng qua thăm mẹ con bà. Biết tỏng tình địch làm màu nhưng bà Tuyết vẫn xuống nước van nài:- Em van chị! Em lạy chị! Trước kia là em sai rồi! Xin chị cho con ở với em thêm vài ngày, vài ba bữa nữa con cứng cáp em nhất định sẽ gửi con qua biệt phủ.- Tuyết à! Chị làm như này cũng là tốt cho con thôi em ạ. Em nên nghĩ cho tương lai của đứa trẻ.Bà Hoa nói thì hay nhưng lúc ông Tài không để ý lại cố ý ghé tai bà nói thầm:- Tuyết cứ đợi đấy mà coi chị nuôi dậy đứa con hoang của em tốt đến như nào, em nhé!Bà Tuyết kích động chửi ầm ĩ:- Con khốn! Thằng Lộc con mày mới là con hoang đó! Về nhà mà ẵm nó đi! Trả con cho tao!Ông Tài nhìn bà Tuyết lắc đầu chán nản rồi bực bội ôm cậu Hoan rời khỏi. Bà đuổi theo nhưng bị vệ sĩ của ông chặn đánh. Người ta đẻ xong được ôm con về nhà, đêm đến được thức giấc dỗ con khóc. Còn bà Tuyết, đêm khuya tĩnh mịch, bà trèo lên đống rơm ở đầu chợ, ôm đầu gối ngồi thu lu, rớt nước mắt nhìn về phía nhà ông Tài. Nhiều khi sữa về ướt cả áo mà bà cũng chẳng có con để cho nó bú. Nhiều đêm nhớ con phát rồ phát dại, bà cứ lang thang đi quanh quẩn ở khu gần nhà ông, chỉ cần nghe được tiếng trẻ con khóc bà lại vô thức cười. Khi cậu Hoan biết đi, cậu hay lon ton chạy ra ngoài ngõ chơi. Bà Tuyết nhân cơ hội bọn người làm không để ý tới cậu, vội vã chạy tới chào cậu rồi tự giới thiệu:- Cậu Hoan! Bu Tuyết nè! Bu đẻ ra cậu đó!Bà chào vậy thôi chứ bà cũng không dám mong cậu sẽ nhận bu ngay. Ai ngờ cậu ngốc, bà nói vậy cậu tin liền. Cậu còn ngây ngô hỏi:- Bu đẻ ra cậu ư? Vậy cho cậu đi theo bu được không? Ở đây bị đánh, khổ lắm.Nghe cậu nói, bà đau lòng khóc rưng rức. Phút giây đó bà thực sự muốn ôm cậu đem về nhà, cơ mà lí trí mách bảo bà rằng, bà Hoa sẽ không bao giờ để chuyện đó xảy ra, trừ khi bà phải ôm con bỏ đi biệt tích. Nom cậu bảnh bao mặc toàn đồ hiệu, ngó lại thân mình nghèo hèn tủi nhục, bà lại chần chừ. Nghĩ tới tương lai tăm tối thiếu ăn thiếu mặc của cậu khi đi theo mình, bà nẫu cả ruột. Và còn cả mối thù với bà Hoa nữa, bà không thể cho qua dễ dàng như thế được. Bởi vậy nên bà sụt sịt nói với cậu:- Cậu là cậu chủ của cái cơ ngơi này, cậu không được đi đâu cả. Cậu cố gắng ngoan ngoãn lấy lòng thầy Tài, khi nào cậu nắm quyền trong tay cậu đón bu về ở với cậu. Bu thương cậu lắm, cậu cũng thương bu nha cậu. Cố gắng kiên cường để trả thù cho bu. - Trả thù ai cơ bu?- Trả thù bà Hoa.- Bu cũng bị bu Hoa đánh hả? Eo ui! Lớn tướng mà cũng bị đánh! Buồn cười thế! Hí Hí!Cậu ngây ngô nhận xét, sự thơ ngây của cậu khiến bà xót xa quá chừng. Nhìn vào những vết bầm tím trên chân tay cậu, bà sốt ruột mách nước:- Lần sau bị bu Hoa đánh thì phải mách thầy Tài.- Cậu mách rồi nhưng thầy không tin. - Vậy giơ vết bầm ra cho thầy coi.- Cậu có giơ vết bầm cho thầy coi rồi. Thầy dắt cậu tới chỗ bu Hoa hỏi chuyện, bu Hoa lại hỏi cậu sao trèo cây bị ngã tím người mà lại đổ oan cho bu đánh cậu? Bu Hoa khóc tức tưởi, thầy Tài tức cái bụng, thầy chửi cậu vừa ngu vừa quậy vừa hay nói sảng, còn anh Lộc vừa khôn vừa ngoan. Thầy thương anh Lộc hơn cậu nhiều.Sống mũi bà Tuyết cay cay. Bà móc túi đưa cho cậu con búp bê rơm bà tự tết rồi dặn dò cậu bà dệt lụa bán ở gần chợ, khi nào cậu nhớ bà thì qua chơi với bà. Bà đã từng hi vọng ông Tài không thương bà hơn bà Hoa thì sẽ vẫn thương cậu Hoan hơn cậu Lộc, vì cậu Hoan mới là ruột thịt của ông. Nhưng không, vì muốn chiếm được tình yêu của bà Hoa mà ông Tài đã yêu chiều cậu Lộc quá mức. Có đôi lúc bị hàng xóm dị nghị, ông còn tuyên bố thẳng thừng với mọi người cậu Lộc chính là con ruột của ông. Lời khẳng định chắc nịch của ông đánh bay mọi điều tiếng về bà Hoa. Ông có thể nói dối trơn tru như thế thì e rằng trong thâm tâm ông đã thực sự coi cậu Lộc như con ruột và ông cũng đã bỏ qua cho lỗi lầm của bà Hoa rồi. Bà Tuyết vì thế không còn tin vào ông Tài nữa, bây giờ bà chỉ thích tiền bạc và địa vị thôi. Đối với bà, đó là những thứ sẽ trường tồn mãi mãi, không như thứ tình cảm phù phiếm của ông. Sinh cho ông một đứa con, ẩn nhẫn bao nhiêu năm để được sống trong vinh hoa phú quý nên bà sẽ không bỏ qua cho đứa nào đe doạ tới vị trí của bà. Chỉ vì mợ Hân mà ông Tài dằn mặt bà, cục tức đó tất nhiên bà nuốt không trôi. Cách ông bênh mợ khiến bà nhớ tới chuyện ông mù quáng bênh bà Hoa, gợi quá khứ đau thương của bà nên bà giận lây sang mợ. Nếu giữa bà và mợ xảy ra tranh chấp thì một mình ông Tài về phe mợ đã là quá đủ rồi, cậu Hoan nhất định phải đứng về phe bà. Bà chỉ có mỗi một mụn con là cậu thôi, bà muốn cậu thương bà nhất trên đời. Nhưng cậu ngốc, dễ bị dụ lắm. Hồi xưa thi xong trung cấp cậu từng ghé qua chỗ bà ăn cơm, vui vẻ tuyên bố rằng:- Bu Tuyết! Giờ thi cử xong rồi cậu muốn rước gái về ở chung với cậu bu ạ. Cậu mà dụ được nó về thì tối ngày cậu sẽ ở nhà rúc nó, ai kêu nó thơm quá làm chi?Tối ngày rúc gái thì xếp bu ở cái xó nào? Bà Tuyết lo lắng bồn chồn không yên. Thật may, chiều hôm sau cậu lại ghé qua chỗ bà, rầu rĩ tâm sự:- Cậu dụ nó về biệt phủ ở nhưng nó kêu bây giờ nó phải tập trung học thật giỏi để đỗ đại học, sau này ra trường còn có công ăn việc làm. Cậu bảo cần gì việc, cứ về nhà với cậu, thầy Tài nuôi cả hai đứa mà nó không có chịu. Nó nói mẹ nó dạy con gái phải có lòng tự trọng, phải biết độc lập, tự chủ, không dựa dẫm vào ai cả. Nó hẹn cậu đợi nó tốt nghiệp đại học xong thì tính sau.- Nó là ai? Bao nhiêu tuổi?Bà Tuyết tò mò hỏi, cậu ngượng nên không tiết lộ danh tính của người thương, cậu chỉ nói nó kém cậu ba tuổi. Bà giúp cậu phân tích đúng sai:- Giả như tốt nghiệp cấp ba xong, nó thi phát đỗ đại học luôn, học đại học cỡ bốn năm thì đến lúc tốt nghiệp đại học cũng cỡ bảy năm nữa. Ngộ nhỡ nó còn học thạc sĩ, tiến sĩ thì cũng ngót nghét hơn chục năm. Không lẽ cậu định đợi nó ngần ấy thời gian?Cậu thấy bu hỏi thì thở dài thườn thượt. Cậu với lon bia, mở nắp, tu cạn rồi lắc đầu cảm thán:- Cậu đợi không nổi. Cậu bây giờ đang ở độ tuổi đẹp nhất của thằng nền ông rồi mà nó còn không chịu thì cậu đành phải dứt lòng dứt ruột mà từ bỏ thôi. Chục năm dài đằng đẵng, thanh xuân của thằng nền ông thì lại có hạn, quá lứa lỡ thì mất rồi ai đền cho cậu?