Cấm Đình

Chương 112





Dương Châu phản loạn, bốn phía hưởng ứng.
Bách quan trong triều sớm đã thấp thỏm bất an, có nhóm triều thần đang chuẩn bị khuyên ngăn Võ Hậu, còn chính Thiên Tử, lại lui về hậu cung, làm cho đám phản quân mất đi lý do tạo phản, đã có thể không đánh mà thắng.
Bùi Viêm nhắm mắt nghe mấy người kia xì xào bàn tán, không nói lời nào.

Địch Nhân Kiệt nhìn nhìn đám triều thần, lại nhìn thoáng qua Bùi Viêm, nghĩ đến triều đình hôm nay nhất định sẽ không thái bình.
"Thái Hậu giá lâm ——"
Nội thị ở ngoài điện xướng lên một tiếng, Võ Hậu mặc trang phục lộng lẫy trang nghiêm trên người, nàng ngẩng cao đầu chậm rãi đi vào đại điện.
Uyển Nhi mặc quan phục, theo sát phía sau, cúi đầu đi theo Võ Hậu lên long đài.
Trước long ỷ, đặt một chiếc ghế lớn chạm khắc chim hạc, Võ Hậu cũng không vội vã ngồi xuống, liếc nhìn chúng thần, nhìn bọn họ nhao nhao quỳ xuống hành lễ, "Bình thân."
Võ Hậu nói xong lời này, cuối cùng mới ngồi xuống.
"Thần có chuyện muốn tấu!" Thị lang của Hạ quan từ trong đám bách quan bước ra, cất cao giọng nói: "Dương Châu khởi binh, tặc tử Lạc Tân Vương tuyên truyền hịch văn khắp nơi, đều là những câu hãm hại Thái Hậu, ý đồ đáng chết!"
Võ Hậu lười biếng mở miệng, "Trình lên đây."
Uyển Nhi lĩnh mệnh đi qua, tiếp nhận hịch văn từ trong tay thị lang Hạ quan, cung kính trình cho Võ Hậu xem, "Thỉnh Thái Hậu ngự lãm."
Võ Hậu mở hịch văn ra xem.
Chúng thần cho rằng khi Thái Hậu thấy những câu chữ đó, sẽ ở trên điện giận tím mặt, đều đã chuẩn bị quỳ xuống bất kỳ lúc nào, nói một câu "Thái Hậu bớt giận".

Ai ngờ, sau khi Võ Hậu xem xong, lại cất tiếng cười to, đem hịch văn đưa cho Uyển Nhi, hỏi: "Uyển Nhi, ngươi đánh giá thử xem, văn chương trong này như thế nào?"
Uyển Nhi tiếp nhận hịch văn, cẩn thận đọc một lần.
"Bẩm Thái Hậu, mạch văn này tràn đầy khí thế, câu chữ như châu ngọc, dùng tình cảm để đả động, dùng lý lẽ để thuyết phục.

Hành văn trôi chảy, đối đáp tinh tế, quả thật là văn hay."
Chúng thần trăm triệu không nghĩ tới một nữ quan nho nhỏ, dám ở trên điện lớn tiếng khích lệ hịch văn nhằm vào Thái Hậu.


Không ít quan viên không khỏi hít vào một hơi khí lạnh, luôn cảm thấy hôm nay trên điện này nhất định sẽ nhuộm đỏ.
Võ Hậu phóng khoáng cười to, "Thỉnh nhìn xem người cai trị hôm nay, rốt cuộc đây là thiên hạ của nhà ai!" Nàng nhớ lại đọc lên một lần, ánh mắt bỗng nhiên trở nên cực kỳ sắc bén, quét qua chúng thần, "Chư vị công thần cho rằng, hôm nay là thiên hạ của nhà ai?"
Bách quan im lặng.
Bùi Viêm đứng dậy từ trong đám quan lại, lẫm liệt nói: "Tất nhiên là thiên hạ của Lý Đường!"
Ánh mắt Võ Hậu phức tạp, ý cười trên mặt không giảm nửa phần, "Tổ tiên Từ Kính Nghiệp có công, mới được ban họ Lý, hiện giờ hắn thậm chí còn bỏ cả họ này, là tính toán gì đây?" Ngữ khí của nàng càng thản nhiên, càng làm người nghe cảm thấy uy áp.
Chúng thần nghe được giống như bị kim chích trên lưng.
"Đáng tiếc." Võ Hậu đột nhiên thở dài, "Lạc Tân Vương văn chương xuất chúng, có tài như thế, chư vị vậy mà lại để hắn lưu lạc làm bạn với phản tặc, Tể Tướng cũng có lỗi!" Ánh mắt dừng ở trên người Bùi Viêm, tựa như phóng đao, làm Bùi Viêm rất không thoải mái.
"Các ngươi cho rằng ai gia không muốn để Hoàng Đế quay lại sao?" Võ Hậu biết hôm nay những đại thần này sẽ nói cái gì, nhưng nàng không muốn dùng loại biện pháp này giải quyết phản loạn.
Nếu lúc này nàng làm thỏa mãn nguyện vọng đó của đám đại thần, còn mình lui về hậu cung, hôm nay những kẻ tạo phản sẽ thật thật sự sự là đại công thần, chỗ khuếch đại trong hịch văn của Lạc Tân Vương cũng sẽ trở thành "chân tướng" được sử sách ghi lại.

Cho nên, hôm nay nàng tuyệt đối không thể lui lại một bước!
Chúng thần vốn còn nghĩ mở miệng như thế nào, nào biết Võ Hậu lại mở miệng trước, bọn họ không khỏi nhao nhao vểnh tai lên nghe.
Võ Hậu bất đắc dĩ thở dài, "Thể trạng của hoàng đế yếu ớt, nhiều ngày không tảo triều, đem giang sơn xã tắc phó thác cho một bà lão đã sáu mươi như ai gia, ai gia ngày đêm không an lòng, sợ làm không tốt, phụ lòng tiên đế đã giao phó, không bảo vệ được giang sơn Lý Đường." Nói đến chỗ cảm động, nàng rũ mi lau nước mắt, khàn giọng tiếp tục nói, "Ai gia chỉ là nữ nhân, ai gia cũng muốn lui về hậu cung, an dưỡng tuổi thọ, vui đùa cùng tôn nhi.

Nếu ai gia làm vậy, có thể đổi lấy thiên hạ thái bình, chư vị đại thần có dám bảo đảm, hôm nay những kẻ khởi binh tạo phản ngày nào đó sẽ không lấy cớ Thiên Tử ốm yếu, lại khởi binh cậy thế đổi chủ?"
Một câu hỏi đến làm chúng thần ngậm miệng.
Võ Hậu nói một cách mạnh mẽ vang vọng, "Ai gia là a nương của hoàng đế! Hiện giờ cường đạo nổi lên bốn phía, cho nên a nương như ai gia trước tiên phải giúp nhi tử bình định ngoại loạn, sau đó sẽ trả gia nghiệp lại cho nhi tử! Đây mới là lẽ phải!"
Bùi Viêm nghe được muốn nói lại thôi, lời của Thái Hậu hắn lại một chữ cũng không phản bác được.
"Phản tặc khởi binh, thần tử như các ngươi lại không bảo vệ quốc gia, ngược lại còn quay đầu giáo chỉa về phía ai gia......" Ngữ khí của Võ Hậu vô cùng đau đớn, "Các ngươi đến tột cùng là thần tử của Lý Đường, hay là đồng lõa của đám phản tặc kia?!"
Bùi Viêm hít sâu một hơi, cất cao giọng nói: "Thần cho rằng Từ Kính Nghiệp khởi binh có lẽ chỉ muốn cần vương, Thái Hậu chỉ cần......"
"Năm xưa lúc tiên đế bệnh nặng, Bùi công cũng hầu hạ bên cạnh, chẳng lẽ Bùi công đã quên mất chiếu lệnh của tiên đế?" Võ Hậu chợt ngắt lời Bùi Viêm, đáy mắt đã hiện lên một mạt sát ý.
Chiếu thư là do Bùi Viêm tuyên ở trước mặt mọi người, sao hắn có thể quên.
"Bùi công biết rõ chiếu lệnh, vì sao còn giúp đỡ cho một tên phản tặc đã bỏ họ? Trước mặt mọi người lại bức bách Thái Hậu!" Giám Sát Ngự Sử đột nhiên đứng dậy, lớn tiếng quát, "Chẳng lẽ Từ Kính Nghiệp ngầm hứa hẹn với Bùi công sau khi thành công, sẽ quyền khuynh thiên hạ?"

"Ngậm máu phun người!" Bùi Viêm giận dữ.
Giám Sát Ngự Sử tiếp tục nói: "Mới vừa rồi Thái Hậu đã nói rõ, chỉ cần bình định phản tặc, sẽ để bệ hạ quay lại, chư vị đều nghe thấy được.

Chỉ có Bùi Viêm ngươi! Rõ ràng nghe thấy, còn một hai muốn Thiên Hậu hôm nay phải lui lại, ngươi rắp tâm làm gì?!"
Bùi Viêm tức giận, gầm lên: "Thiên Hậu quý trọng nhân tài, nên thần mới nghĩ biến chiến tranh thành tơ lụa, có thể không đánh thì không đánh, có thể hàng phục thì hàng phục......"
"Cho nên, như lời Bùi công nói, hôm nay phản tặc muốn Thiên Hậu bỏ xuống quyền lực, Thái Hậu phải nghe theo, ngày nào đó phản tặc muốn bệ hạ nhường ngôi, bệ hạ cũng phải nhường ngôi?" Giám Sát Ngự Sử lạnh giọng hỏi lại, "Đây là Bùi công biến chiến tranh thành tơ lụa sao?!"
"Người đâu, bắt lấy Bùi Viêm!"
Võ Hậu thừa dịp hai người khắc khẩu kịch liệt, đột nhiên hạ lệnh.
Vũ Lâm tướng sĩ chờ ở ngoài điện đã lâu liền xông vào, nhanh chóng bắt lấy Bùi Viêm.
"Bùi Viêm, ngươi thân là Trung Thư Lệnh Phụng Các, thế nhưng lại cùng một giuộc với phản tặc, ý đồ đáng chết!" Võ Hậu không cho hắn cơ hội biện giải, lập tức hạ lệnh kéo Bùi Viêm xuống thẩm vấn.
Bùi Viêm quả thật là đệ nhất Tể Tướng, hôm nay trên điện này lại đột nhiên phạm tội mưu phản, thoáng chốc toàn bộ triều đình đều im bặt.
Uyển Nhi lẳng lặng nhìn xem một màn diễn này, cho dù là đời trước, hay là đời này, chiêu này của Võ Hậu vừa hóa giải vừa công kích, xác thật là rút củi dưới đáy nồi.
Một bên giết gà dọa khỉ uy hiếp lòng người, một bên nhổ cỏ tận gốc ôm lấy chính quyền.
Một khi Bùi Viêm thất thế, sau này trong triều đình, không còn ai dám mở miệng phản bác chính lệnh của Võ Hậu.

Cũng bắt đầu từ hôm nay, Uyển Nhi đã có thể ngửi được trên triều đình này sắp bị nhấn chìm trong máu tươi.
Mấy năm sau này, ác quan sẽ hoành hành.
Từ quý tộc hậu duệ vương tôn cho đến quan viên triều đình, chỉ cần không thuận theo Võ Hậu, đều không có kết cục tốt.
Uyển Nhi chợt cảm thấy may mắn, đời này Thái Bình rời xa Lạc Dương, không ở trung tâm giết chóc, có thể an an ổn ổn mà trôi qua mấy năm yên bình.
Nghĩ đến đây, Uyển Nhi không khỏi lặng yên thở phào nhẹ nhõm.
Phản loạn Dương Châu chưa bình định, Bùi Viêm liền bị buộc tội mưu phản xử trảm.


Sau khi Võ Hậu nắm hết quyền hành, rất nhanh sẽ bắt đầu dùng toàn lực trấn áp thảm hoạ chiến tranh của Từ Kính Nghiệp.
Tháng Mười Hai, phản loạn hoàn toàn bình ổn.
Sau khi Võ Hậu đại thắng, liền bắt đầu đề bạt con cháu Võ thị cùng hàn lâm.

Năm thứ hai, ngày sinh của Võ Hậu, Thái Bình gửi hạ lễ từ Trường An, chúc Võ Hậu Tùng Hạc Diên Niên.

Võ Hậu vui mừng, thầm nhớ công lao.

Khi Dương Châu phản loạn, Trường An thậm chí là Quan Trung, không chỗ nào hưởng ứng, nghĩ đến nhất định là Thái Bình âm thầm ổn định thế cục những nơi này.
Cùng năm, Lưu Nhân Quỹ chết bệnh.
Võ Hậu không tảo triều ba ngày, bày tỏ thương tiếc, sau đó truy thụy cho Lưu Nhân Quỹ, phong thưởng thật lớn, thuận thế mệnh Thái Bình tiếp quản toàn bộ chính vụ của Lưu Nhân Quỹ, tiếp tục trấn thủ Trường An.
Thái Bình nhân cơ hội đề bạt thân tín, xếp vào trong các cơ quan ở Trường An.

Thậm chí, lúc Lưu Nhân Quỹ còn trên đời, đề cử cho Thái Bình rất nhiều sĩ tử tâm phúc, Thái Bình liền tìm mọi cách xếp những sĩ tử tâm phúc này vào tầng thấp nhất của các cơ quan chính quyền ở Lạc Dương.
Võ Hậu không phải không biết hành động của Thái Bình, chỉ là những việc này quá mức tầm thường.

Mấy chất nhi của nàng cũng sẽ đề cử tâm phúc vào triều làm quan, dễ dàng trở thành ngũ phẩm.

So với Thái Bình đề cử chỉ là mấy quan nhỏ bát phẩm, cửu phẩm, Võ Hậu thật sự không có lý do gì để phản đối Thái Bình.
Thái Bình chỉ dưỡng mấy quan nhỏ mà thôi, không được mười năm, những tên quan nhỏ đó tuyệt đối không thể bò lên trên.

Võ Hậu ngược lại cảm thấy nữ nhi hành sự nhu hòa, không bằng những chất nhi kia của nàng, một kẻ hai kẻ đều hiểu được thừa cơ cài cắm, khống chế chức quan quan trọng.
Dù sao đã nắm quyền, lại tin tưởng nữ nhi, hiện nay tâm tư Võ Hậu đều đặt ở việc làm sao thuận lý thành chương mà quân lâm thiên hạ, liền không miệt mài theo đuổi chuyện này.
Uyển Nhi rất nhiều lần nhìn thấy tấu chương tiến cử của Thái Bình, đều âm thầm kéo căng tiếng lòng vì nàng ấy, suy nghĩ nên làm sao giúp Thái Bình thuận nước đẩy thuyền hoàn thành những việc này.
Nào biết Võ Hậu chỉ khẽ cười một tiếng, lắc đầu thở dài: "Thái Bình chỉ có chút tiền đồ này, cho phép."
Lúc này Uyển Nhi mới lơi lỏng tiếng lòng, có lẽ đây là lựa chọn mà điện hạ đã nói.


Cái gọi là trăm sông đổ về một biển, đừng nhìn thấy quan nhỏ không đáng chú ý, nếu nhiều lên, cũng có thể trở thành biển cả, nhấc lên sóng gió động trời.
Đoán được con đường sau này của Thái Bình, về sau Uyển Nhi lại nhìn thấy tấu chương như vậy, trong lòng đã không còn nổi lên một gợn sóng, âm thầm nhớ kỹ danh tự cùng quan hàm của những người này.
Đêm đến, Thái Sơ Cung tĩnh lặng.
Uyển Nhi nhất thời không ngủ được, liền dựa vào trí nhớ, viết tên những người mà nàng đã nhớ mấy ngày nay xuống giấy Tuyên Thành.

Sáu cơ quan Thiên, Địa, Xuân, Hạ, Thu, Đông đều có ba đến năm quan nhỏ, thậm chí ở trong phủ Võ Thừa Tự cùng Võ Tam Tư cũng kín đáo an bài mấy người.
Hồng Nhụy nhìn Uyển Nhi viết đến xuất thần, không khỏi thăm dò liếc mắt nhìn một cái, "Đây là những người nào vậy?"
Uyển Nhi không trả lời ngay, nhíu mày quét trên dưới một lần, bỗng nhiên ý thức được cái gì, một tay vo tròn giấy Tuyên Thành, nghiêm mặt nói: "Đem chậu than lại đây!"
Hồng Nhụy nghe thấy ngữ khí Uyển Nhi nghiêm túc, không dám chậm trễ, lập tức mang chậu than đến, đặt ở bên cạnh kỷ án.
Chỉ thấy Uyển Nhi di giấy Tuyên Thành đến gần ánh nến, nhóm lửa thiêu rụi, thả vào trong chậu than, tận mắt nhìn thấy những cái tên này hóa thành tro tàn, mới thở phào nhẹ nhõm một hơi thật dài, dặn dò Hồng Nhụy, "Mấy cái tên ngươi mới nhìn thấy, một người cũng không được để lộ ra ngoài."
Hồng Nhụy gật đầu thật mạnh, "Vâng."
Uyển Nhi hơi cong khóe môi lên, "Nghỉ ngơi sớm đi."
Hồng Nhụy lui đến bên trường kỷ, ngủ thiếp trên đó.
Uyển Nhi chống một bên má, nhẹ nhàng khảy trản đèn khéo quân Thái Bình tặng nàng.

Hình người mặc hồng y trên đèn vẫn tươi đẹp như trước, cho dù không có mặt mày, Uyển Nhi cũng nhớ rõ bộ dáng của điện hạ.
"Điện hạ, người muốn "con đê ngàn dặm, sụp vì tổ kiến" sao?"
Uyển Nhi khẽ hỏi trong lòng, nếu điện hạ muốn hành sự như thế, sang năm mãn hạn thủ lăng, điện hạ nhất định sẽ trở về Lạc Dương.

Nàng xác thật rất nhớ Thái Bình, nhưng lại không muốn Thái Bình trở về ngay lúc này.
Gió tanh mưa máu sắp kéo đến, nếu Thái Bình chọn thời điểm này đục nước béo cò, không thể nghi ngờ chính là lấy hạt dẻ từ trong lò lửa, hung hiểm vạn phần.
"Ai." Uyển Nhi nặng nề thở dài, giờ này ngày này, nàng biết Thái Bình tuyệt đối sẽ không tuân thủ ước hẹn hai mươi năm kia.
Nếu điện hạ lựa chọn con đường nguy hiểm này, không biết phía trước có chuyện gì chờ các nàng, nàng cũng nguyện ý cùng điện hạ vượt qua mưa gió đi hết đoạn đường này.
Chú giải
Tùng Hạc Diên Niên: hình ảnh cây tùng và chim hạc gắn với khí tiết thanh cao, trí tuệ sáng suốt, sự trường thọ và gắn bó vững bền
Truy thụy: truy phong tước hiệu cho người đã mất.