Cả Nhà Đều Là Dân Xuyên Không, Chỉ Có Tôi Là Dân Bản Xứ

Chương 6




Editor: Cơm Nắm Nhỏ

____________

Bữa cơm chiều nay của nhà Đào Đào khá phong phú.

Thường Hỉ tự mình nấu nướng, Đào Đào mang ghế ra cửa bếp ngồi từ sớm, ánh mắt chờ mong nhìn mẹ mình.

Mấy món ăn gia đình kiểu này Thường Hỉ làm rất quen tay, cô xào rau hẹ, sau đó đập trứng vào xào chung, mùi bay ra lập tức xông vào cánh mũi.

Đào Đào hít hít mấy cái, khuôn mặt bầu bĩnh, nuốt nước miếng ực một cái.

Bây giờ Thường Hỉ đã bày ra đĩa, cô lấy năm cái đĩa, chia rau hẹ xào trứng vào năm cái đĩa này. Một nồi rau hẹ xào thật to nháy mắt đã chia hết. Tuy rằng chia ra ít, vẫn chiếm một phần tư cái đĩa. Nếu ở nhà người khác thì cũng không tính là ít.

Bày rau hẹ ra, cô quay đầu lại đem bình kim chi muối chia ra mỗi đĩa một ít.

Đào Đào thấy mẹ làm xong liền nhanh chân chạy qua, lảnh lót nói: “Mẹ ơi, con bê ra giúp cho.”

Thưởng Hỉ mỉm cười: “Tối quá.”

Cô nhìn xung quanh nói: “Nhu Nhu Tuyết Lâm ra ăn cơm đi.”

“Dạ!” Nhu Nhu nâng cao tinh thần. Cô bé chạy tới thật nhanh: “Con ra rồi đây.”

Một nhà năm người đều ngồi xuống, nếu ăn cơm mà còn không tích cực thì đứng là não có vấn đề.

Nhưng cũng may nhà bọn họ nếu không nấu canh sẽ thường chia đồ ăn ra trước, mỗi người một phần, không cần phải tranh đoạt. Cuộc sống ở nông thôn không có quy định ăn không nói, ngủ không nói, Hứa lão tam cúi đầu húp cháo, ăn một miếng rau hẹ xào trứng gà, lại nhìn đồ ăn trong bát của người khác, nói thầm: “Anh thấy hình như của mọi người nhiều hơn của anh thì phải.”

Thường Hỉ cười lạnh: “Làm sao? Ý nói tôi chia thiếu cho anh à? Nếu không phải hôm nay anh đi giúp bọn trẻ chọc tổ ong, anh nghĩ rằng mình được chia nhiều thế chắc?”

Cô nghiêm mặt nhìn tên tiểu bạch kiểm ăn không ngồi rồi trước mặt nói: “Người như anh không xứng ăn cơm đâu.”

Hứa lão tam rụt cổ lại, lập tức im lặng.

Nhớ năm ấy, anh có tiếng nói biết bao!

Ngày đó……..Nghĩ đến đấy, Hứa lão tam lập tức im lặng hơn.

Đừng thấy anh cứ hay nhắc đến ngày trước, ngoài miệng nói vậy, nhưng thật ra anh cũng không ngu ngốc, trong lòng cũng biết rõ. Dù có một ngày nào đó anh có cơ hội trở về thì anh cũng nhất định không về.

Thà làm chó thời bình còn hơn là người thời loạn. Đúng là cái đạo lý này.

Hoàng thành bị phá, dù cho người em trai xui xẻo kia của anh không hạ độc thì cơ hội sống của nhà họ cũng không cao. Vợ con anh không ra ngoài nhiều nên có nhiều chuyện không biết, nhưng anh đi uống rượu kết bạn nhiều, cũng nghe được nhiều việc thảm thiết.

Cho nên anh cũng chỉ lảm nhảm thôi.

Anh cầu thần bái phật có thể cho mình sống yên ổn ở thời đại này.

Một chút xấu hổ, một chút khổ cực này đều không tính là gì!

Anh không muốn chết!

Nghĩ vậy, Hứa lão tam lại ăn thêm một miếng trứng gà, thơm quá!

“Thằng hai, hôm nay nhà chú Kiến Nghĩa mời con ăn trưa với gì?” Hứa lão tam vừa ăn vừa hỏi.

“Bánh bột ngô.” tuyết Lâm ăn xong ngụm cháo cuối cùng nói: “Chú Kiến Nghĩa cho con thêm chút đồ.”

Đào Đào gật đầu, đưa tay lên nói: “Con biết, đó là đậu phộng.”

Tuyết Lâm cười tủm tỉm: “Đào Đào đoán đúng rồi!”

Đào Đào nâng cao khuôn mặt nhỏ tỏ vẻ khen con đi: “Mẹ ơi, con không ăn vụng đâu.”

Nói đến đây, bé lại buông đũa xuống, thấp giọng, nhìn bàn tay nhỏ mập mạp nói: “Nhưng mà con uống trộm nước mật ong mất rồi.”

Thường Hỉ yêu thương xoa mặt cô bé nói: “Đào Đào uống trước một chút cũng không sao. Vậy nước mật ong có ngọt không?”

Nói đến đây, cô bé lại cười lên thật tươi: “Rất ngọt luôn đó ạ!”

“Vậy mẹ để dành lại cho Đào Đào.”

Đào Đào lập tức lắc đầu, nghiêm túc nói: “Không được đâu, con không thể ăn một mình, chúng ta là người một nhà, phải chia sẻ với nhau.”

Cô bé nắm tay anh trai chị gái: “Chúng ta đều uống”

Rồi lại lớn tiếng nói: “Còn cả ba mẹ nữa!”

Thường Hỉ nhếch miệng, trong lòng rất thoải mái, dù rằng có cha mẹ không thể dựa vào, chồng cũng chẳng thể dựa. Nhưng con của cô đều là đứa trẻ ngoan ngàn dặm mới có một. Cô mỉm cười nói: “Một chút nữa sẽ cho mỗi người một cốc nước mật ong.”

“Được ạ!” Không ai từ chối.

Đào Đào là người ăn cơm xong cuối cùng, cô bé đung đưa qua lại búi tóc rối bời hỏi: “Chị ơi, chiều nay chị đi đâu thế?”

Hứa Nhu Nhu đáp: “Chị đi hái cây tể thái.”

*Hình ảnh cây tể thái.

Đào Đào lập tức nói: “Nhưng mà cây tể thái không ăn được đâu!” (*Mình thấy trong mấy truyện nói cây tể thái làm nhân sủi cảo được mà nhỉ?)

Tuy rằng cô bé được người nhà chiều chuộng, nhưng thời đại này chẳng có đứa trẻ nào chỉ biết chơi mà không làm. Dù là nhà giàu có, đến mùa xuân cũng sẽ đi tìm đồ ăn để trong nhà sung túc hơn một chút.

Thế nên Đào Đào cũng không ngoại lệ, mấy ngày xuân, cô bé đều cùng bạn đi kiếm đồ ăn. Nên cũng biết một chút kiến thức, bây giờ cây tể thái đã già rồi nên không ăn được.

Bé con kéo tay áo chị gái nói: “Không ăn được đâu ạ.”

Hứa Nhu Nhu: “Không phải hái về ăn mà Tuyết Lâm có việc dùng đến.”

Cô bé sợ em gái không hiểu nên giải thích: “Dùng để làm xà bông mà em hay tắm đó.”

Đào Đào hiểu ra, a một tiếng, lập tức nhanh nhảu đáp: “Vậy để em giúp nhé, em là cô gái lớn rồi, em có thể giúp đỡ mọi người.”

Tuyết Lâm cười nói: “Không được, em bây giờ vẫn còn nhỏ, chờ e lớn thêm chú nữa thì anh sẽ nhờ e giúp nhé?”

Đào Đào chu chu miệng nhỏ, nhưng vẫn rộng rãi cho qua, bé giơ cánh tay đưa đến chỗ anh trai: “Nào, chúng ta ngoéo tay hứa đi.”

Tuyết Lâm cười một trận, cũng đưa tay ra móc ngoéo với Đào Đào: “Ngoéo tay hứa một trăm năm không thay đổi!”

Cậu lại thuận tay nhéo má cô bé nói: “Con mèo nhỏ này nghịch ngợm bẩn quá.”

Đào Đào nháy mắt: “Nhưng mà em sẽ tắm rửa sạch sẽ.”

Ăn cơm chiều xong, mỗi người một việc, Hứa lão tam muốn lén lút chuồn ra ngoài, Tuyết Lâm nói nha: “Ba tới giúp con đi.”

Hứa lão tam trượt chân, suýt nữa thì ngã. Nếu đã bị phát hiện thì cũng chỉ có thể làm việc, anh nhìn trời buồn bã, sau đó lại ỉu xìu đi theo con trai, con trai mới cao đến eo anh thôi, nhưng mà lại sai anh rất thuận miệng.

Nhưng Hứa lão tam cũng không dám không nghe lời con trai. Đừng nói là bây giờ, dù đời trước anh cũng có chút sợ con trai, chẳng biết tại sai nhưng mà vẫn sợ. Mà bây giờ, dù mới mười tuổi nhưng cộng với đời trước thì con trai anh cũng hơn hai mươi rồi.

Thế nên Hứa lão tam thấy mình càng ngày càng không làm gì được con trai.

Anh đành ủ rũ đi theo con trai làm việc, còn rất lấy lòng: “ Con trai này, con xem ba cũng không khỏe mạnh đâu, nên ba cũng không làm được việc gì đâu…”

“Ba ép cây tể thái đi.” Tuyết Lâm quay đầu lại nói: “Mẹ ơi, con để đậu phộng ở trên tủ bếp, mẹ cất đi nhé.”

“Được!” – Thường Hỉ ước lượng chỗ đậu phộng này được khoảng 2 cân (tính ra là 1kg của bên Việt Nam mình)

Chị vui vẻ nói: “Thật tốt quá.”

Chị lấy một nắm cho Đào Đào và Nhu Nhu ăn, nói: “Các con ăn thử một chút đi.”

Vừa nói xong chị liền mang đậu phộng vào buồng trong cất đi, một lát sau mọi người nghe thấy “cạch” một tiếng – là tiếng khóa tủ.

Nhu Nhu và Đào Đào nhìn nhau rồi cùng bật cười.

Đào Đào cảm khái: “Anh lợi hại quá, em muốn được giỏi như anh trai!”

Nhu Nhu liếc mắt nhìn em giá một cái nói: “Ý em muốn nói là chị không giỏi sao?”

Đào Đào liền chính đáng nói: “Chị em cũng siêu siêu giỏi, chị là chị Nhu của em đó!”

Chị Nhu chính là tiểu ma vương trong thôn bọn họ.

Nhu Nhu nheo mắt: “Chị thấy lời nói này của em không phải đang khen chị đâu!”

Đào Đào lắc đầu thật mạnh: “Không phải đâu! Chị của em lợi hại nhất đó!”

Bé con ôm lấy Nhu Nhu làm nũng, Nhu Nhu lại đẩy nhẹ cô bé ra: “Con mèo nhỏ bẩn thỉu này đừng ôm chị, đi đun nước đi.”

Đào Đào nghe lời gật đầu: “Được ạ!”

Dù đang nấu nước tắm cho mình, Đào Đào vẫn nghĩ linh tinh: “Chị ơi, nếu mỗi ngày anh trai đều đi ra ngoài thì thật tốt.”

Nói một câu lại ăn một viên đậu phộng.

“Mỗi lần anh ra ngoài đều mang đồ ăn ngon về nhà.”

Lại ăn thêm một viên đậu phộng nữa.

“Em ngồi đây mơ mộng cái gì vậy.” Nhu Nhu cầm tất cả đậu phộng cho vào miệng, nhanh thật nhanh. Đào Đào bị sự nhanh nhẹn của chị mình làm cho ngây người, bé con nhìn lại chỗ đậu phộng của mình, lại nhìn chị gái, bé con cũng không chút do dự cho tất cả đậu phộng vào miệng.

Trẻ con đều thích học theo trẻ lớn.

Miệng nhỏ của bé con phồng lên, ngắc ngứ nói: “Ngon quá!”

Thường Hỉ đi ra liền thấy hai chị em ngồi xổm gần kệ bếp, miệng nhỏ phồng to, chị chọc chọc vào đầu hai đứa nhỏ nói: “Cẩn thận kẻo bị bỏng đấy, lát nữa tắm xong cũng đừng đi chơi lung tung. Mẹ cũng mấy thím Quế Hoa lên núi đây.”

Hai cô bé gật đầu, trong miệng toàn đậu phộng, ậm ừ trả lời.

Thường Hỉ đeo giỏ lên lên lưng rồi ra cửa.

Mùa hè nên trời tối muộn, khi làm việc xong mọi người cũng không nghỉ ngơi ngay. Mọi người đều dọn dẹp nhà cửa hoặc lên núi như Thường Hỉ.

Đừng nhìn chỗ bọn họ mỗi khi núi sạt lở thì khổ cực, có câu nói là dựa núi thì nhờ núi dựa biển thì ăn cá, câu này không sai chút nào. Trong núi của bọn họ có khá nhiều đồ tốt, quả dại chua thì có thể làm đồ ăn vặt cho bọn trẻ con; mấy thứ như tía tô, hoàng cầm, tử căn phơi khô lên có thể bán cho mấy hiệu thuốc đông ý. Đến cả rết, bọ cạp hay dế nhũi mà mấy chục năm nữa ai nghe cũng sợ kia đều là đồ tốt cả.

Như tía tô, hoàng cầm, tử căn hiệu thuốc sẽ trả sáu hào.

Còn con rết, bọ cạp hay dế nhũi phơi khô lên hiệu thuốc cũng trả sáu đồng một cân!

Hơn nhau những mười lần, nên khi gặp được thì không thể bỏ qua.

Nhưng mà mấy thứ này cũng không dễ tìm, với lại cũng không có nhiều. phơi khô lên cũng không nặng. Tích góp cũng phải rất lâu mới được một cân (bằng 0.5kg của Việt Nam mình nha). Có nhiều nhà tích cả năm cũng không đủ một cân. Nhưng mùa xuân và mùa hè có nhiều côn trùng, nhà nào cũng lên núi không biết mệt.

Dù sao, nông dân cũng chẳng còn cách nào kiếm tiền.

Như thế là tốt lắm rồi.

Thường Hỉ ra cửa gọi: “Chị Quế Hoa, chị Thúy Hoa, Nhị Ny, em Nguyệt Quý ơi…”

Gọi chưa đến một phút, mấy người phụ nữ đã đi ra, đều mang đồ như Thường Hỉ.

Mấy người đều ở trong cùng một ngõ, bọn trẻ con chơi với nhau, người lớn cũng cùng nhau làm việc.

Thím Quế Hoa là vợ của đại đội trưởng, mẹ của Hứa Lãng.

Nguyệt Quý là em gái ruột của Hứa lão tam, là hàng xóm cách vách nhà Thường Hỉ, chị dâu em chồng hai người qua lại cũng gần. Thím Thúy Hoa thì ở cạnh nhà Nguyệt Quý, ở ngay đầu ngõ, Nhị Ny là tên của mẹ Hải Phòng Hải Lãng chơi cùng Đào Đào, bình thường hay gọi là quả phụ Vương, nhà ở đối diện nhà thím Thúy Hoa.

Năm người phụ nữ đeo giỏ tre trên lưng cùng lên núi.

Quế Hoa nhìn Thường Hỉ, cố tình thần bí nói: “Đại Hỉ này, lúc chuẩn bị ra ngoài chị bấm tay tính qua đã cảm thấy nhà em sắp có chuyện vui đấy!”

Thường Hỉ: “??????????”