Bình Tung Hiệp Ảnh Lục

Chương 17: Băng Tuyết Tiên Tư Trường Ca Tiêu Hiệp Khí - Phong Lôi Thủ Bút Nhất Họa Quyện Giang Sơn




Lúc này Trương Đan Phong đã ngồi trên con thuyền nhẹ ngao du Thái Hồ, chàng cầm dầm ở tay phải, tay trái cầm một chìa khóa bằng vàng sáng lấp lánh, đưa mắt nhìn ra xa rồi cao giọng ngâm: “Thái Hồ rộng ba mươi sáu ngàn mẫu khó rửa sạch nỗi sầu của kẻ anh hùng” Giọng ngâm của chàng vang lên mặt hồ khiến cho bầy chim nước hoảng sợ bay vù lên.

Chàng đã tìm được chìa khóa này dưới tảng đá Thái Hồ trong Khoái Hoạt lâm chàng theo bản đồ chỉ dẫn được chôn trong Khoái Hoạt lâm, do đó chàng mới đến Khoái Hoạt lâm để đánh bạc. Chàng đã biết nơi giấu bảo tàng chắc chắn được chôn tên độc, đã chuẩn bị trước nên không bị thương. Khi dời bia ngọc chặn cửa ra, chỉ có chiếc chìa khóa này, nhưng trong chìa khóa thì có khắc hai dòng chữ nhỏ: “Trong Thái Hồ ở núi Tây Động Đình, dùng chìa khóa này có thể tìm ra bảo tàng” Vốn là Trương Sĩ Thành đã chọn kỹ địa điểm. Chôn ở Tô Châu thì Chu Nguyên Chương chắc chắn sẽ đoán ra. Nhưng nếu chôn ở một nơi khác là sẽ vận chuyển bằng thuyền bè, rất dễ để lộ tin tức cho nên cuối cùng quyết định chôn luôn ở dưới núi Tây Động Đình từ Tô Châu đến nơi này mất khoảng một ngày, còn địa điểm trong bản đồ đã chỉ là giả, ở đó chỉ có chiếc chìa khóa vàng và chiếc tên độc. Lúc đó ông ta chỉ đưa bản đồ Tô Châu cho võ sĩ tâm phúc, sai người đó bồng ấu chủ bỏ chạy, đồng thời cho ông ta biết trong động có tên độc, cách phòng bị tên độc, còn chiếc chìa khóa vàng trong động và địa điểm giấu bảo tàng thật sự cùng với cách bố trí bí mật khác, cả người này cũng không biết. Sau khi Trương Đan Phong lấy được chìa khóa vàng, chàng vẫn giữ nguyên hiện trạng, trước khi bọn Quách Hồng tới chàng đã rời khỏi Khoái Hoạt lâm, trao bạch mã cho người bạn thân thiết còn mình thì chèo thuyền nhỏ từ dưới cầu Vạn Niên ở Tô Châu ra Thái Hồ, chèo đến nữa đêm thì đã ra đến té khẩu, chỉ thấy sóng nước lăn tăn, gió hồ hiu hiu, Trương Đan Phong không có lòng ngắm cảnh, cứ xem đi xem lại chiếc chìa khóa ấy, lòng thầm nhủ: “Có chiếc chìa khóa này sẽ tìm đến bảo tàng. Núi Tây Động Đình lớn hơn Khoái Hoạt lâm mấy trăm lần, làm sao mò kim đáy biển được?” Chàng ngẩng đầu nhìn lên chỉ thấy hồ rộng mênh mông, nước trời một màu bao nhiêu nổi ưu phiền đều tan biến lòng thầm tự cười rằng: “Nơi đây cảnh đẹp như thế mà lại cứ lo lắng ưu sầu, quả thật là ngu ngốc”.

Thế rồi cất chiếc chìa khóa vào trong áo, hai tay khua dầm con thuyền lướt về phía trước. Không lâu sau, ngọn núi Tây Động Đình đã ở trước mặt, núi này tuy không bằng Ngũ Nhạc, nhưng vách núi cao vời vợi, toàn là quái thạch lô nhô, khiến cho người ta cảm giác rất hùng vĩ.

Trương Đan Phong bỏ thuyền lên bộ chỉ thấy dưới chân núi là ruộng nương, trên núi cây cối um tùm, thoang thỏang nghe hương thơm trong gio.ù Chàng nghĩ: “Nếu cất mái nhà tranh đọc sách ở đây thì tốt quá”. Đang lúc tâm hồn phơi phới chợt thấy hai mục đồng cỡi trâu đi ở phía trước, mắt cứ nhìn thẳng Trương Đan Phong, tựa như rất ngạc nhiên.

Trương Đan Phong nói: “Tôi đến đây ngắm cảnh, xin hỏi hai vị tiểu ca đường nào có thể lên núi?”

Hai mục đồng nhìn nhau một hồi rồi nói vẻ khó chịu rồi nói: “Không biết”.

Trương Đan Phong nghĩ bụng: “Sao hai mục đồng lại vô lễ đến thế? Kém xa những người mình đã gặp ở làng Đàm Đài”, chợt thấy hai mục đồng tranh cãi, Trương Đan Phong phì cười, đang định khuyên giải, hai mục đồng lao vào nhau, vỗ hai con trâu húc sừng vào nhau, đường núi gập gềnh hai con trâu chạy chạy về phía Trương Đan Phong. Trương Đan Phong đang lúc sơ ý không kịp né tránh.

Chàng chỉ kêu ối chao một tiếng, vội vàng hai chưởng đánh ra một chiêu Dã Mã Phân Tung, chỉ nghe bình bình hai tiếng, hai con trâu bị chưởng lực đẩy ra hai bên, ngã chỗng vó xuống đất, hai mục đồng kêu hoảng. Trương Đan Phong chỉ muốn đẩy hai con trâu ra, nên chỉ dùng ba phần công lực, nghĩ bụng: “Có lẽ chưởng lực của mình quá mạnh, đã khiến cho hai đứa trẻ bị thương”.

Chàng thất kinh quay đầu nhìn lại, chỉ thấy hai con trâu chạy lồng lên còn hai mục đồng thì biến mất.

Trương Đan Phong rất ngạc nhiên định quay lại xem cho kỹ,õ trên sườn núi đột nhiên xuất hiện hai nông phu, hai người quát lớn: “Giữa thanh thiên bạch nhật mà lại có cường đồ...”.

Trương Đan Phong vội vàng nói: “Hai vị đại ca hãy nghe tôi nói, tôi không phải cường đồ...”.

Nói chưa xong thì hai nông phu lại quát: “Lại còn bảo không phải cường đồ? Tại sao đả thương trâu của bọn ta, lại còn bắt con của bọn ta?”

Trương Đan Phong nói: “Ai bảo ta bắt con của các người? Chúng... chúng...”.

Hai nông phu ấy cười lạnh: “Chúng... chúng... chúng thế nào? Sao không thấy? Có phải ngươi đã giấu chúng không, chính là ngươi đã đưa chúng cho đồng bọn rồi bán chúng đi nơi khác...”.

Trương Đan Phong: “Sao lại có chuyện đó? Các người xem thử trâu có bị thương hay không sao đó tìm con của mình”.

Hai nông phu chẳng nói chẳng rằng vung cuốc bổ xuống, Trương Đan Phong hơi thất kinh, hai nông phu này ra tay rất mạnh mẽ! Chỉ thấy hai chiếc cuốc bổ xuống Trương Đan Phong vội vàng né tránh, hai tay vung ra tóm lấy hai chiếc cuốc. Hai nông phu ấy kêu lên: “Cứu mạng, cường đạo giết người!”

Trương Đan Phong vừa tức tối vừa buồn cười nói: “Nếu ta có lòng giết ngươi thì ngươi đã chẳng còn mạng chứ chẳng để ngươi kêu la thế này?” Thế rồi ném hai cây cuốc xuống. Dưới chân núi đã xuất hiện bảy tám nông phu, ai nấy đều giơ cao cuốc, chẳng nói chẳng rằng ùa tới, bảy tám cây cuốc bổ xuống Trương Đan Phong. Trương Đan Phong rất bực bội nghĩ bụng: “Tự nhiên lại phải đánh nhau, thật là vô vị....” Chàng xoay người toan chạy, không ngờ bảy tám chiếc cuốc ấy như kết thành một màng lưới sắt thân sát của Trương Đan Phong lúc này đã lên đến cực điểm nhưng bất luận là xoay đến phương diện nào cũng đều bị cuốc bổ trước mặt. Trương Đan Phong thầm ngạc nhiên đây rõ ràng là một trận pháp đã được luyện tập trước! Thế rồi chàng không dám sơ ý, luồn qua lách lại trong trận cuốc, chỉ đông đánh tây, chỉ nam đánh bắc, trong khoảnh khắc đã đẩy lùi bảy tám nông phu ấy. Nhưng họ phối hợp với nhau rất kính kẽ. Trương Đan Phong trừ khi đả thương họ, còn nếu muốn đoạt cuốc trong tay họ thì rất khó khăn.

Bảy tám nông phu này tuy bại nhưng không loạn, cứ tiếp tục vây lấy Trương Đan Phong mà không chịu bỏ chạy. Trương Đan Phong hú dài một tiếng rồi chưởng ra mấy chưởng đẩy họ ra đến hơn một chưởng rồi cười: “Các người không ngừng tay ta sẽ không khách sáo nữa”.

Một người có vẻ như là đầu đảng nói: “Không khách sáo thì như thế nào, tên cường đạo kia chẳng lẻ bọn ta sợ ngươi?”

Trương Đan Phong đã nổi giận, nhủ rằng: “Đến khi ta rút cây bảo kiếm chặt gẫy cuốc các người để xem các người có sợ không?” Thế rồi vẫn phải hộ thân, tay phải định rút kiếm thì chợt trên núi có người kêu: “Sao các người lại đánh nhau thế?”

Trương Đan Phong ngẩng đầu lên chỉ thấy nguời ấy mặt rộng mũi cao để râu ba chòm, ăn mặc người giống nho sinh vừa giống võ sĩ, người lúc nãy nói: “Kẻ cường đạo đã thương trâu của chúng ta, lại vừa còn bắt cóc con của chúng ta”.

Người ấy nói: “Trâu không bị thương. A Siêu, A Thành!”

Trương Đan Phong nhìn lại thì thấy hai con trâu lúc nãy đã ngừng lại. Hai mục đồng thì cười ha ha, từ dưới bụng trâu chui lên nhăn nhó mặt mày với Trương Đan Phong. Trương Đan Phong cũng bật cười, nghĩ thầm: “Mình tưởng mình không biết hai con trâu tại sao cứ chạy lồng lên té ra hai đứa trẻ này dở trò. Tài cưỡi trâu của chúng chẳng thua thuật cưỡi ngựa của người Mông Cổ”.

Rồi lại nghĩ tiếp: “Những kẻ này thật kỳ la,ï không biết họ vô tình hay hữu ý, phải cẩn thận đề phòng mới được”.

Ông già ở trên sườn núi nói: “Chỉ là hiểu lầm, mong quý khách đừng trách. Sao các người còn chưa mau xin lỗi?”

Bảy tám nông phu ấy và hai mục đồng nói một tiếng xin lỗi, trong chốc lát đã mất dạng.

Ôâng già nói: “Công tử đang đi ngắm cảnh ư?”

Trương Đan Phong nói: “Đúng thế”.

Ông già nói: “Ở đây có bảy mươi hai ngọn núi, rộng đến hàng vạn khoảnh. Công tử muốn ngắm cảnh hồ và núi ít nhất phải ở lại mấy ngày!”

Trương Đan Phong thấy ông già nói chuyện cũng rất nhã nhặn, thế rồi hỏi: “Dám hỏi lão trượng lão họ tên là gì?”

Ông già cười: “Đời người trăm năm như bóng ngựa đi lướt qua khe cửa, cần gì phải để lại tên, người hãy gọi tên một tiếng lão trượng, tôi gọi lại người một tiếng công tử chẳng phải cũng đã nhiều rồi ư? Cần gì phải nhớ đến họ tên cho nhọc lòng?”

Trương Đan Phong vốn người phóng khoáng ông già nói rất hợp ý chàng, ông ta lại nói tiếp: “Lão hủ ở trong ngọn núi này bằng hữu gọi là Động Đình sơn trang, nếu công tử không chê thì xin mời ở lại thăm hàn xá một chuyến!”

Trương Đan Phong nói: “Lão trượng đã mau mắn như thế vãng sinh cũng xin chiều theo. Chỉ e làm phiền lão trượng”.

Ông già ấy cười ha ha: “Công tử cứ đi xung quanh cho đến khi nào mệt thì về tệ trang nghỉ ngơi, có duyên thì gặp nhau, không có duyên thì ra đi, chứ có gì đâu mà phiền phức”.

Trương Đan Phong nghe ông già nói thế thì rất hợp ý mình. Ông già chỉ về phía một tòa viên lâm trên lưng chừng núi và nói: “Tệ trang tuy không có sơn hào hải vị, nhưng lúc nào cũng có rau sạch cá tươi, công tử cứ việc thăm thú cảnh ở xung quanh, đến tối thì xin mời quay về, chúng ta lại nhấm rượu đàm đạo với nhau”.

Trương Đan Phong cung tay đáp tạ lòng thầm nhủ: “Nếu ông già này không phải là bậc ẩn sĩ thì cũng là bậc dị nhân. Mình lần này đến đây dù không tìm được bảo tàng hoặc địa đồ thì cũng kết giao được có một bậc tiền bối. Xem ra đám nông phu lúc nãy cũng khôngng phải tầm thường, không nên làm mất mối giao tình này”.

Trương Đan Phong dạo bước cả buổi chiều trên núi Tây Động Đình, chốc chốc lại phát giác vài tiều phu và những nguời hái quả dại len lén nhìn mình, trong lòng cảm thấy rất ngạc nhiên. Trương Đan Phong đi một vòng vòng quanh núi thì nhớ lại địa hình địa thế trên núi, mặt trời ngả về tây thì mới trở về Động Đình sơn trang.

Cửa sơn trang chầm chậm mở ra Trương Đan Phong chỉ thấy trước mặt có một thiếu nữ mắt như làn sóng thu, khuôn mặt rạng ngời, có nét thanh mảnh thiếu nữ miền giang nam nhưng cũng có nét của khoẻ khoắn của đất bắc. Trương Đan Phong ngạc nhiên thầm nhủ: “Nét đẹp của Vân Lối như chi lan bách hợp, nét đẹp của thiếu nữ này như phù dung mai quế. Nếu đứng sánh vai với nhau thì không thể nào đánh giá nổi”... Đang định lên tiếng, chợt thiếu nữ ấy nhoẻn miệng cười nói: “Công tử có phải là người gặp cha tôi lúc trưa đấy không? Cha tôi bảo tôi mời ngài vào”. Trương Đan Phong đáp tạ,ï bước theo thiếu nữ ấy vào bên trong, chỉ thấy trên lối đi trồng toàn hoa thơm cỏ lạ, lại còn có đền đài hồ nước chen lẫn vào nhau, rõ ràng là một viên lâm được sắp xếp rất tuyệt dịu, tuy không lớn như Khoái Hoạt lâm nhưng có phần thanh nhã hơn. Ông già ấy đã đợi trong đình từ trước thấy Trương Đan Phong bước vào thì nói: “Công tử thấy phong cảnh hồ nước như thế nào?” Trương Đan Phong nói: “Thái Hồ quả nhiên là phong cảnh danh thắng nổi tiếng Đông Ngô, nước non một màu như tranh họa đồ. Người xưa đã có đánh giá, vãng sinh chẳng dám nói gì nữa”.

Ông già ấy cười nói tiếp: “Ngắm cảnh non nước mà vẫn không quên nổi danh lợi, trong lòng chỉ toàn là mùi đồng, không biết là đáng cười hay đáng thương?”

Trương Đan Phong nghe xong thì ngạc nhiên, lòng thầm nhủ: “Chả lẽ ông ta biết mình đến đây tìm bản đồ và bảo tàng ư?”

Thế rồi chàng tự cười mình đa nghi và lòng nhủ thầm: “Tổ tiên mình giấu bản đồ trong bảo tàng là chuyện cực kỳ bí mật, cả mình đến khi đã lấy được chiếc chìa khóa này mới biết bảo tàng được chôn ở đây. Ông già này làm sao biết được? Câu nói lúc nãy tức là ông ta chỉ nói trống không thế thôi”.

Hai người lại uống rượu đàm đạo, xem ra rất tâm đắt nhưng cả hai đều né tránh hỏi thân thế của đối phương. Ông già uống cạn mấy chén tựa như đã ngà ngà say, nói: “Lão đã buồn ngủ, công tử cứ tự nhiên. Cảnh đêm Thái Hồ rất đẹp, nếu công tử có hứng lên núi ngắm trăng, cứ gọi tiểu nữ đi cùng hoặc đi một mình cũng được, về không cần gõ cửa, cứ việc đẩy mà vào”.

Trương Đan Phong nghĩ bụng: “Ông già này thật tốt, hình như biết tâm ý của mình”. Nếu đứng trên cao nhìn xuống Thái Hồ dưới đêm trăng chắc chắn sẽ đẹp ông già lại bảo thiếu nữ dắt Trương Đan Phong nghỉ ngơi, thiếu nữ mỉm cười nói: “Công tử có phải lần đầu tiên đến Thái Hồ không?”

Trương Đan Phong nói: “Đúng thế”.

Thiếu nữ lại hỏi: “Công tử bảo đến từ miền bắc, tôi lại thấy ngài tựa như nhân vật Giang Nam, ồ, hình như chúng ta đã gặp nhau ở đâu trông rất quen mặt”.

Trương Đan Phong cười nói: “Cô nương đã nói đùa, tại hạ thì đã quen biết cô nương từ trước, nhưng đến hôm nay mới có cơ duyên”, thiếu nữ mỉm cười không nói, bước qua một bên, nói rằng: “Công tử hãy nghỉ ngơi một lát, chốn sơn cư sống rất giản dị, mong đừng chê”.

Trương Đan Phong ngừng lại thấy căn nhà được xây trong hồ sen, hoa sen đang nở rộ, hương thơm thoang thỏang vờn quanh. Trương Đan Phong cười rằng: “Nơi đây như tiên cảnh, Hoàng đế cũng chẳng có phúc ở, sao lại nói đơn giản?”

Thiếu nữ ấy mỉm cười rồi bước ra, chỉ nghe nàng cất giọng trong trẻo: “Đúng là dị mạo hữu nhân thoáng y tự vũ. Trước cảnh núi hồ mà vẫn nhắc đến chuyện phàm tục, Hoàng đế có đáng là gì?”

Trương Đan Phong nghĩ thầm: “Đúng là cha nào con nấy, thiếu nữ này cũng có vẻ rất an nhiên” Hình ảnh Vân Lối dâng lên trong lòng chàng, xua tan hình bóng của thiếu nữ lúc nãy. Chàng một mình ngồi ngắm hoa sen, nhớ lại những chuyện kỳ lạ mấy ngày hôm nay.

Chàng chợt ngẩng đầu nhìn lên, chỉ thấy trăng đã lên cao, thế rồi chàng khoát áo bước ra cửa sau xem cảnh đêm Thái Hồ. Núi Tây Động Đình đứng giữa lòng hồ, lên núi có thể thấy trọn cảnh Thái Hồ, sẽ thấy mặt hồ gợn sóng lăn tăn, ánh màu bàng bạc dưới trăng, trong còn đẹp hơn ban ngày, chẳng bút mực nào tả nổi. Trương Đan Phong ngất ngây trước cảnh đẹp ấy đột nhiên có tiếng thiếu nữ ca rằng: “Kim ngân châu báu sẽ tan thành mây khói, khuyên người có rượu thì nên say, có rượu không uống thì biết chờ ngày nào?”

Lời ca ru mênh mang trong gió dưới Thái Hồ. Trương Đan Phong nghe thấy ngạc nhiên thầm nhủ: “Chẳng lẽ thiến nữ nầy muốn khuyên mình không nên phí công tìm bản đồ và bảo tàng hay sao? Nàng biết tâm sự của mình, mình há có phải là người muốn chiếm châu báu tham lam tiền tài!”

Rồi chợt cất tiếng ca rằng: “Người ca xong hãy nghe ta ca, núi này cao chọc trời, trong thế gian cũng có kỳ nam tử, đội trời đạp đất, vai mang kiếm! Huống hồ châu báu như phấn thổ, nhưng chỉ muốn họa một mảnh sơn hà!”

Trương Đan Phong vừa ngừng người ấy đã xuất hiện sau tảng đa,ù mỉm cười như hoa, dịu dàng vẫy tay. Trương Đan Phong cất bước về phía đó, chợt nghe thiếu nữ nói: “Công tử quả thật đã quyết định như thế?”

Trương Đan Phong nói: “Tôi không biết cô nương muốn nói gì? nhưng đại trượng phu đã làm việc thì đâu dễ dàng thay đổi”.

Nàng biến sắc và lạnh lùng đáp: “Ngươi đừng hòng lên núi nầy cướp bảo tàng!” Đột nhiên một ánh xanh lóe lên, rút thanh đoản kiếm đâm vào ngực Trương Đan Phong, Trương Đan Phong kinh hãi vô cùng vội vàng lách người né tránh: “Cô nương, cô nương là ai?” Thiếu nữ ấy đã vung ra, Trương Đan Phong tránh đông né tây, bị nàng ta dồn vào trong đống loạn thạch, chợt xuất hiện nhiều người, ông già buổi chiều cầm tay cầm một cây ngư xoa nhảy lên đâm thẳng về phía chàng. Trương Đan Phong nói: “Sao lão trượng lại ép người đến thế?”

Ông già nói: “Hừ, ngươi còn chưa biết ư, nhìn tướng mạo ta còn tưởng ngươi là người nho nhã, té ra ngươi chỉ là hạng ham mê danh lợi!”

Lúc này trên tay của bọn họ không phải là kiếm nữa mà là đao thương kiếm kích. Trương Đan Phong kinh hãi đang định giải thích, nhưng đối phương đã xông cả lên, ngư xoa của ông già và đoản kiếm của thiếu nữ càng nhanh hơn. Trương Đan Phong bị bọn họ vây trong đám loạn thạch chỉ đành rút thanh Bạch Vân kiếm chém ngang đâm dọc, hai nông phu bị chàng chặt đứt binh khí vội vàng thối lui. Trương Đan Phong kêu lên: “Ngừng tay!”

Ông già ấy cười rằng: “Đã rơi vào trận này, có bảo kiếm cũng vô dụng” Rồi đâm cây ngư xoa lên, Trương Đan Phong vẫn còn kính trọng ông ta không muốn chặt binh khí, thế nên chỉ tìm người khác, nhưng nào ngờ một người lùi thì một người tiến tựa như sóng biển, vừa thấy kiếm chém tới thì đã lẫn vào trong đám loạn thạch, Trương Đan Phong tuy ra tay nhanh nhưng không thể chạm nổi binh khí của họ nữa.

Trương Đan Phong nhìn kỹ lại chàng mới để ý thấy rằng kẻ địch có hết thẩy tám người chiếm ở tám phương vị khác nhau, lúc ẩn lúc hiện trong đám loạn thạch đông chém một đao, tây chém một kiếm, khiến chàng không thể nào đề phòng nổi. Trương Đan Phong thầm nhủ: “Ta cứ đuổi theo một tên xem ngươi có thể nấp ở đâu”.

Thế rồi chàng vung kiếm đuổi theo nông phu, chỉ thấy nông phu ấy thân thủ bình thường ai ngờ y luồn qua lách lại trong đống loạn thạch, Trương Đan Phong đuổi theo hai vòng rồi chẳng thấy đâu, thiếu nữ ấy cầm một đoản kiếm cùng một nông phu và cầm trường thương đột nhiên từ hai bên đánh tới chàng đuổi theo thiếu nữ thì trong chớp mắt nàng ta cũng mất dạng, ông già đột nhiên xuất hiện trước mặt. Trương Đan Phong thầm nhủ: “Bọn họ đánh như thế này phải làm sao đây?”

Trong tám người ngoại trừ ông già và thiếu nữ số người còn lại võ công rất tầm thường. Nhưng thủ pháp rất kỳ dị, Trương Đan Phong chỉ cần phá được một mắc xích thì phá được một vòng vây nhưng đã nghĩ mãi mà chẳng tìm ra cách, lại một lúc sau tình thế trong trận ngày càng căng thẳng. Trương Đan Phong cứ luồn đông lách tây trong đám loạn thạch, cả phòng thủ cũng khó khăn, chứ đừng nói tấn công. May mà chàng có thanh kiếm chém sắt như chém bùn thành thử bọn họ không dám đi đến quá gần!

Trương Đan Phong chợt nghĩ ra: “Trận pháp này há chẳng phải là Bát trận đồ Gia Cát võ hầu truyền lại hay sao?” Chàng để ý nhìn chỉ thấy tám người vội vàng nấp vào đám loạn thạch này, chia thành tám cửa, Hưu, Sinh, Thương, Đỗ, Tử, Cảnh, Kinh, Khai, mỗi người giữ một cửa, còn mình lúc này bị người ta dụ vào cửa Tử. Trương Đan Phong ngạc nhiên: “Xưa nay các bậc danh tướng không mấy ai hiểu được Bát trận đồ không ngờ những người nàylại biết!” Đến khi nhìn kỹ lại người đứng giữ cửa Sinh chính là thiếu nữ sử dụng đoản kiếm. Trương Đan Phong phóng người nhảy vọt từ cửa Tử đến cửa Kinh, từ cửa Kinh nhảy đến cửa Thương rồi sau đó đến cửa Đỗ rồi vòng qua cửa hưu, xông thẳng đến cửa Sinh, Bát trận đồ lập tức đại loạn, thiếu nữ ấy kinh hoảng vội vàng né tránh, Trương Đan Phong tuy không nản lòng muốn thoát ra khỏi trận đồ cho nên cây trường kiếm không rời bối tâm thiếu nữ, tưởng rằng sẽ thoát ra cửa Sinh, nào ngờ thiếu nữ ấy chợt quát một tiếng lớn, tựa như rất kinh hãi, Trương Đan Phong ngạc nhiên chỉ tưởng rằng mình không cẩn thận mũi kiếm đã chạm vào vai nàng cho nên ngừng lại, đột nhiên chàng thấy trời xoay đất chuyển. “Ầm” một tiếng, mặt đất lõm xuống, Trương Đan Phong nên rơi xuống. Té ra nơi chàng đang đứng là một cái bẫy, bên trên đã được phủ cát mỏng, với bản lĩnh khinh công của Trương Đan Phong nếu chỉ lướt qua thì không có chuyện gì, nhưng thiếu nữ ấy quát một tiếng chàng ngừng lại, cho nên rơi xuống bên dưới.

Trương Đan Phong lộn ngược trên không trung rồi rơi xuống nhẹ nhàng. Trong động tối om giơ tay không thấy năm ngón, Trương Đan Phong lấy ra một viên dạ minh châu, treo trên mũi kiếm, dưới ánh sáng yếu ớt, chàng thấy động này sâu thẳm, không thể nào trèo lên được, đáy động lồi lõm, có mùi ẩm mốc, tựa như là một địa đạo đã nhiều năm không dùng. Trương Đan Phong đi một lúc lâu mới tới đoạn cuối, vừa sờ vào tấm đá, liền than rằng: “Không ngờ lại mất mạng ở nơi này, chết cũng không biết vì sao...” Chợt nhớ tráng chí của mình vẫn chưa thực hiện xong, bất đồ trong lòng dâng lên nỗi phẫn hận. Chàng vỗ bốp một tiếng vào tảng đá, tảng đá ấy hơi lung lay.

Trương Đan Phong cả mừng, vội vàng vung thanh bảo kiếm chém vào tảng đá, tảng đá tựa như đất xốp, đá vụn rơi lả tả. Té ra tảng đá này đã được ghép vào, thế là Trương Đan Phong dùng sức đẩy tảng đá sang một bên.

Tảng đá rơi ầm xuống, tạo ra một cái lỗ đủ cho một người chui qua.

Trương Đan Phong chui ra khỏi động,đột nhiên thấy khí lạnh tỏa lên, đến khi nhìn kỹ lại chàng không khỏi vừa kinh ngạc,vừa mừng rỡ, té ra ở cửa động lại có một đường hầm, so với đường hầm phía bên kia thì ngắn hơn nhiều, cuối đường hầm có một cửa đá bằng bạch ngọc. Một tảng bạch ngọc lớn như thế quả là một vật vô giá, Trương Đan Phong sờ vào chỉ thấy trơn tuộc, chàng chợt phát hiện ở bên cạnh cánh cửa đá có một lỗ nhỏ, thế rồi chàng đút chìa khóa vào vặn nhẹ, cánh của ngọc bật ra. Trương Đan Phong cất lại chiếc chìa khóa tiến vào bên trong, tiện tay đóng lại cánh cửa ngọc, vừa thấy ánh sáng lấp lánh, khắp phòng đều là kim ngân châu báu, Trương Đan Phong vội vàng tìm kiếm trong đóng châu báu, chàng moi ra được một tráp ngọc, chàng mở ra xem có một tấm địa đồ, Trương Đan Phong mở tấm địa đồ ra xem, chỉ thấy tấm địa đồ này ghi chép rất rõ ràng. Thời cổ giao thông không tiện, rất ít người có thể chu du cả nước quan sát địa hình các nơi, cho nơi tấm bản đồ như thế này là vật quý.

Trương Đan Phong nghĩ lại Bành hòa thượng đã tốn hao bao công sức cả đời mới vẽ được tấm bản đồ này. Nhìn kỹ lại trên tráp ngọc có hai dòng chữ: “Bản đồ xuất thế lập, lại Đại Châu”.

Trương Sĩ Thành nghĩ rằng con cháu của mình đời sau có thể tiêu diệt triều Minh lập lại nhà Châu. Trương Đan Phong đóng tráp lại, trước mặt lên trời khấn: “Con cháu bất hiếu Trương Đan Phong mong tổ tiên thứ tội, chỉ e lời duy huấn diệt Minh hưng Châu, con không thể làm được”.

Thật ra Trương Đan Phong lấy bảo tàng thật sự không phải vì lòng tham, chàng chỉ muốn đem tấm bản đồ này trao cho Vu Khiêm để ông ta chống lại kẻ ngoại địch, Trương Đan Phong cuộn tấm bản đồ lại lòng thầm nhủ: “Mình phải ra cửa động nói rõ tấm lòng của mình đối với quốc gia, mong rằng Động Đình trang chủ hiểu cho tấm lòng của mình”, thế là chàng liền đứng đẩy cửa, không ngờ đẩy mạnh mà cánh cửa không hề di chuyển, té ra khi đóng cửa vào chàng thuận tay khóa luôn. Bên ngoài cánh cửa ấy có ổ khóa, Trương Đan Phong lại cầm chìa khóa, lại dùng chìa mở cửa nhưng lại không được, chìa bên trong, chìa bên ngoài không giống nhau. Trương Đan Phong thầm than khổ!

Động này nằm ở giữa núi mình dù có bản lĩnh to bằng trời cũng không thể phá núi mà ra. Cánh cửa ngọc lại cứng vô cùng cứng rắn dùng kiếm chém cũng chẳng hề di chuyển, bên trong chỉ có kim ngân châu báu chứ không hề có thức ăn, bên ngoài dù có ai muốn cứu viện, không có chiếc chìa khóa vàng của mình cũng khó mà mở ra, Trương Đan Phong thầm nhủ: “Xem ra mình sẽ chết đói nơi này!”

Chàng thử kêu mấy tiếng, âm thanh dội vào cành cửa ngọc rồi dội trở lại nghe muốn điếc tai. Trương Đan Phong định thần thầm nhủ: “Người thường bảy ngày không ăn sẽ chết, còn mình luyện võ công thì có thể chịu được muời ngày, trong mười ngày này mình có thể làm gì đây?”

Trong đầu lướt qua mối thù truyền kiếp Chu, Trương; mối hận giữa hai nhà Trương, Vân; bóng hình Vân Lối hiện ra trong đầu, Trương Đan Phong thở dài: “Tiểu huynh đệ chúng ta sẽ không bao giờ gặp lại nữa”.

Mặc dù Vân Lối đã nhiều lần toan giết chàng, nhưng chàng vẫn luôn nhớ đến Vân Lối trong lòng chợt nghĩ: “Vân lối dù có lúc muốn giết mình nhưng lòng dạ ïmềm yếu, nàng ta nhân từ, không đủ cương nghị, đó là một khuyết điểm rất lớn. Còn con gái cửa Trang chủ Động Đình trang mặc dù rất dịu dàng nhưng có anh khí của nam nhi, nếu nàng có sự mềm mỏng của Vân Lối chẳng lẽ toàn vẹn hay sao”.

Trương Đan Phong bị nhốt trong động buồn bã vô cùng, đi vòng quanh xem châu báu, đột nhiên chàng phát hiện ra một cái tráp ngọc khác, trên tráp có để hàng chữ: “Báu vật của tiên sư, Sĩ Thành kính giữ”.

Chàng mở ra xem trong đó toàn là những ghi chép và các mảnh địa đồ rời rạc, trong đó có những lời bàn luận về phong thổ nhân tình, cũng có những đánh giá về các núi sông ở các nơi. Trong đống sách vở có một cuốn sách nhỏ, Trương Đan Phong cầm lên nhìn và thấy có hàng chữ “Huyền công yếu quyết”. Toàn bộ quyển sách giải thích rõ ràng các nội công thường thừa. Trương Đan Phong thầm than: “Xem quyển sách này mới biết mình hiểu biết có hạn”. Trương Đan Phong càng đọc càng thấy thú vị, Bành hòa thượng là sư phụ của hai bậc Thiên tử, đương nhiên là rất tài giỏi! Quyển Huyền công yếu quyết này giảng những yếu quyết cơ bản, Trương Đan Phong có căn cơ võ học, lại cực kỳ thông minh sau khi đọc xong thì cảm thấy thông suốt, bao nhiêu thắc mắc về võ học đều được giải thích. Sư tổ của Trương Đan Phong truyền võ học lại cho bốn đệ tử, mỗi người được ông ta truyền cho một món, Trương Đan Phong đọc sách này lại nhớ Đại Lực Kim Cang chỉ của đại sư bá và Ngạnh công của Triều Âm sư bá thì lại thấy hai môn này có liên quan với nhau, không cần ai chỉ dạy chàng cũng hiểu, mừng rỡ nghĩ thầm: “Mình khổ công tu luyện theo quyển sách này này há chẳng phải học được võ công của tất cả các phái khác hay sao?”

Nhưng nghĩ lại mình chẳng bao giờ ra khỏi nơi này thì cho dù có học được tuyệt thế võ công cũng vô dụng, chàng càng đau buồn hơn.

Đó chính là:

Ngọc ngà sách quý đều lấy được, thân lâm tuyệt cảnh làm sao đây.

Muốn biết Trương Đan Phong có thoát hiểm được hay không, mời xem hồi sau sẽ rõ.