Chương 81: Vài câu chuyện cũ
Tung tăng về đến cổng nhà tôi đã nhìn thấy R9 vẫn đang mặc bộ quần áo cộc của tôi ngồi cạnh thềm nhà, dưới bóng mát của cây bưởi sinh đôi, tôi nghĩ kiểu nào thì tôi với thằng R9 cũng có nhiều thứ trái ngược khi mà tôi ra khỏi nhà lúc nào cũng nghiêm chỉnh, thậm chí đeo cả thắt lưng thì thằng này cho đến lúc thanh niên vẫn cứ quần đùi áo cộc khi đi chơi. Tôi là một đứa nói nhiều còn nó lại chả mấy khi nói, tôi nhanh nhẩu đoảng thì nó chậm chắc chắn, đôi khi tôi nghĩ nếu như ở vào thời xa xưa mà cầm quân đi đánh nhau thì thằng R9 này chắc hợp với việc ngồi nhà giữ thành, thiên hạ thích làm gì nó cũng thây kệ, nói xấu nó kể cả trước mặt hay sau lưng thì nó cũng như nhân vật AQ coi như người ta đang nói về ai đó có tên giống nó vậy thôi, tôi hay ví von nó thuộc dạng “quan tám cũng ừ, quan tư cũng gật”... nhưng có một điểm mà chúng tôi giống nhau đó là mỗi đứa đều gọi đứa còn lại là “thằng ngu” và tỏ ra mình thượng đẳng hơn. Hai chúng tôi cứ mãi như thế cho đến khi tôi lấy vợ, tôi có lợi thế nên xem chừng vượt lên hẳn, mỗi khi nói về cuộc đời tôi hay vỗ vai nó và bắt đầu bằng câu “mày ngu lắm, mày chưa lấy vợ nên không hiểu điều này, để tao nói cho mà nghe...” nó tức nhưng chẳng làm gì được, muốn hết tức thì cứ lấy vợ, tôi luôn thách thức như thế, lời nói của người đàn ông đã có gia đình luôn là chân lý đối với đứa độc thân.
- Mày đi lên chùa lấy thuổng à? – R9 cất tiếng hỏi khi tôi còn chưa vào đến sân.
- Á, c·hết, tao có nhớ đâu, - tôi chạy vội về chỗ nó ngồi – Đêm qua mình để đâu nhỉ?
- Tao có giấu trong bờ rào sau chùa, chắc không ai thấy, tí nữa tao chạy lên lấy về cho.
- Chậc, cũng quên thật – tôi chép miệng – Thế sáng nay mày đã hóng được những gì rồi, dậy sớm thế cơ mà.
- Tóm được ba thằng trộm cùng ba xe máy, đám còn lại chạy trốn bằng xe máy với chạy bộ băng đồng dân quân đuổi không kịp, lúc sáng tao ra thì đã bị giải đi rồi, nghe đâu cũng thảm lắm, bị mấy ông bà đánh cho một trận tơi bời khói lửa. Dân quân đã phải giải đi từ sớm vì sợ không ngăn được bà con biết tin kéo ra thì e là có án mạng.
- Tội ă·n t·rộm thì phải chịu thôi, còn gì nữa không?
- Dân quân thu được một cái đài cassette nhỏ còn mới tinh với một cuộn băng trắng chả có gì, người ta bảo là do bọn trộm mang theo để nghe đài. – R9 vừa nói vừa bật cười – rồi người ta bảo là bọn ấy ngu sao đi đào trộm lại mang theo cả pháo để đốt ăn mừng như mới sang giao thừa, c·hết cười.
- Thì cái đài đấy tao xác định chỉ dùng được một lần nên mua loại bèo nhất.
- Nhưng bọn nó khai lúc ở trong phòng hội trường thôn là bọn nó không đi ă·n t·rộm, bọn nó không đ·ốt p·háo mà do một thằng nhóc bé tí đốt, bọn nó chỉ vô tình đi qua đấy.
- Ai mà tin lũ ă·n t·rộm, mày chờ tao vào lấy gì ra rồi cùng ăn, hơi đói.
Tôi chạy vào nhà thấy còn gói xôi lạc bà để sẵn, lấy thêm ít ruốc trong lọ bỏ vào, mang thêm cả nước vối ra ngoài, đưa gói xôi lạc ra trước mặt R9 để nó nhéo một miếng.
-Dĩ nhiên là chả ai tin rồi, nhưng bọn đấy lại chả lí giải được vì sao vô tình đi qua mà xe máy thì bị hỏng, bị khóa van xăng, cắt dây dẫn rồi mất hết chụp bugi, thấy bảo sáng nay phải lấy ba xe khác đẩy đi đấy. Giờ mày mà ra ngoài đình thì nghe đầy chuyện, người ta kháo nhau là chùa làng mình thiêng nên đám ă·n t·rộm này bị phá, còn cái đứa trẻ mà bọn họ khai là do thần hóa thành t·rừng t·rị. Mẹ, tao nghe mà đéo dám cười luôn.
-Ờ thì có Thần, Phật giúp - tôi gật gù rồi cũng bật cười – Nhưng Thần, Phật làm sao mà rút chụp bugi được, trách đám ấy số đen. Sang bên xã thì ha hồ được tẩm quất, tao nghĩ kiểu gì cũng phải đi tù cho chừa, tao thấy bảo là nếu đi cùng nhau ă·n t·rộm thì tội nặng hơn đi một mình đấy.
-Hay tí mày lên nhà bác mày nghe ngóng xem, bác mày lúc sớm đi cùng dân quân giải mấy người ấy qua bên xã mà.
-Được, tí tao phi lên đấy xem sao, mày lấy hộ tao cái thuổng về nhá.
Tôi lên nhà bác N. để nghe lỏm chuyện chính sự từ người đứng đầu thôn, tôi biết được rằng bên chính quyền họ nhìn sự việc theo cách khác, họ nhận định rằng đám người đó có ý định sử dụng mê tín dị đoan nhưng vật chứng thấy tại chỗ là bức tượng Phật có giá trị tinh thần, x·âm p·hạm đến tài sản chung nên bên công an huyện sẽ thụ lý để truy tìm những người còn lại nhằm mục đích răn đe. Đối với cái đài hay pháo thì họ không truy cứu thêm vì chắc chắn có người biết được ý định của đám người này và muốn ngăn cản nhưng lại không muốn lộ mặt, với chi tiết những người b·ị b·ắt khai là đã thấy một đứa trẻ khoảng hơn mười tuổi thì nhất định bị gạt đi, chả ai tin một đứa trẻ đêm hôm lại ở ngoài đồng đi phá đám việc t·rộm c·ắp, sau cùng tội đ·ốt p·háo cũng bị quy cho đám ấy luôn vì có người nói đã nhìn thấy họ đốt. Các anh dân quân trong thôn thì được khen rất nhiệt tình vì đã đề cao tinh thần cảnh giác và xuất hiện kịp thời bắt trộm, người dân có lý do và cách nghĩ khác với chính quyền, họ tin rằng chính sự linh thiêng của ngôi chùa đã làm cho đám trộm b·ị b·ắt. Còn với tôi, tôi nghĩ đám trộm ấy sẽ tức đến c·hết vì bị gán cho những tội rất trời ơi mà không cãi được.
Sau sự việc ấy, các cụ cao niên treo một cái chiêng nhỏ (hay dùng để gõ khi có đám ma) để sư thầy sử dụng khi có sự việc nguy cấp, các cụ cao niên đã đưa ra quy định rằng khi dân làng nghe tiếng chiêng gõ liên hồi thì phải nhanh chóng đến chùa trợ giúp, việc này được phổ biến đến tất cả các nhà, trẻ con thì đứa nhớ đứa không nhưng người lớn thì chắc chắn nhớ, việc này cũng là để bảo vệ chùa làng cũng như để sư thầy không phải đêm hôm đi báo dân quân.
Cái chiêng nhỏ cũ kỹ ấy đã kêu vang liên hồi trong đêm rất nhiều lần trong hơn mười năm cho đến khi một thằng sư tên Huy (tôi xin phép gọi như thế vì nó xứng đáng, nếu nó mà bị dân làng tôi bắt được thì cả đời sẽ phải nằm xe lăn và ngồi ăn cơm phải có người đút ) xuất hiện, nhưng đấy là chuyện của tương lai, còn bây giờ tôi mới đang ở tháng 12/1996.
***
Sau sự việc sấm chớp nổi lên giữa đêm gần một tuần nhưng tôi vẫn chưa gặp lại được chị Ma, tôi rất lo lắng, mỗi tối cứ ra ngóng vào trông, người ta thì sợ ma ghé thăm còn tôi thì ngồi ngoài sân chờ ma xuất hiện, nhưng mấy buổi tối liền chỉ có gió lạnh thổi qua khu vườn làm cây cối xào xạc, nhiều lần tôi tưởng như chị ấy xuất hiện nên đứng bật dậy nhìn ra nhưng rồi lại thở dài thất vọng, chẳng có ai cả, trước mặt tôi chỉ có những bóng cây ngả nghiêng theo gió. Tôi rất hiểu và cảm nhận rõ cảm giác chờ đợi và mong ngóng người thân trong những buổi chiều buồn tẻ hay nhiều đêm lạnh lẽo, có lẽ bởi thế sau này khi tôi xem phim mà có cảnh trông chờ khắc khoải là tôi không chịu được, nhất là phim về những người lính, có thể vì đã trải qua sự trông ngóng như vậy nên tôi không muốn ai phải trông ngóng mình, tôi không muốn người thân của tôi phải trải qua những cảm giác như tôi.
Tôi chợt nghĩ ra, chờ mãi chưa gặp được chị Ma thì tôi có thể đi gặp chị đẹp Lý Ngọc Khuê để hỏi thăm xem sao, hai người này không có quan hệ gì nhưng cũng có một nhiệm vụ giữ của như nhau, hẳn là sẽ biết điều gì đó, tôi không muốn kéo dài sự bồn chồn lo lắng của bản thân thêm nữa. Tôi chỉ muốn biết rằng người bạn của tôi tại sao nửa tháng qua không xuất hiện mặc dù sự việc đã xảy đến và qua đi rồi, những lần trước thường thì chị ấy đều xuất hiện chỉ dẫn rồi sau đó giải thích một số điều cho tôi nhưng lần này lại cứ lặng im như vậy.
Chiều muộn một ngày Chủ Nhật, tôi đạp xe lên nhà bà ngoại thì gặp cả cậu và mợ Út của mình ở nhà, khi ngồi hỏi thăm cậu mợ đôi điều thì tôi được biết sau Tết cậu mợ dự định sẽ thoát ly, không làm ruộng nữa, đích đến có thể là Hà Nội. Tôi nghe tin ấy không buồn, không vui bởi vì phần lớn thanh niên ở làng này sẽ lựa chọn theo một trình tự: Lớn lên lấy vợ gả chồng, rời làng để lập một lò đậu phụ, gửi tiền về phụng dưỡng cha mẹ, xây nhà ở quê, gửi con về quê để chuẩn bị lại một quy trình mới. Khi con cái lớn khôn, những người thanh niên đã trở thành người lớn tuổi sẽ lựa chọn theo hai hướng hoặc là ở cùng con cái tại nơi đã định cư nhiều năm hoặc sẽ âm thầm trở về làng trông cháu và sống đến cuối đời.
Cậu Út lấy vợ không cùng làng, như tôi được biết thì tỉ lệ thanh niên trong làng lấy “vợ thiên hạ” là rất ít, chỉ khoảng mười phần trăm là nhiều bởi vì phụ nữ làng tôi hầu như chẳng bao giờ bị ế chồng, ngấp nghé tuổi mười sáu đã được các gia đình hứa hẹn với nhau rồi. Một số nam thanh niên vì người mình yêu lại có họ hàng và phải gọi bằng cô, bằng dì mà chán nên mới đi lấy vợ ở nơi khác, cậu Út thuộc diện đẹp trai và hát hay, thường đi giao lưu văn nghệ và gặp mợ tôi là người ở gần ngã tư Đông Côi, cách làng khoảng bốn ki-lô-mét.
Như có một luật bất thành văn trong làng từ khoảng những năm 1910, người làng có thể lấy vợ thiên hạ ở bất cứ nơi đâu trừ hai nơi: làng Trằm và làng Nghe, theo như tôi biết tới tận năm 2020 thì rất hiếm người trẻ lấy vợ ở hai làng này, có lần đám chúng tôi ngồi nhẩm tính xem thế hệ mình có thay đổi gì không, đếm mãi thì chắc không đến nổi mười đứa 8x, 9x lấy vợ ở hai làng này, đặc biệt là làng Nghe.
Có những thứ do lịch sử cha ông để lại, dạy cho con cháu nên những người biết thì chắc chắn chẳng bao giờ lấy vợ ở hai nơi đó, giống như tôi, tôi có nhiều bạn bè ở hai nơi đấy, có khi chúng nó cũng đứa biết đứa không nhưng khi học cấp III, chỉ cần là con gái ở hai làng này thì tôi tuyệt nhiên không bao giờ có nghĩ đến chuyện yêu đương, chơi chung thì vô tư nhưng chỉ như vậy thôi chứ tuyệt đối không có tình cảm trai gái.
Làng tôi – Bưởi Cuốc - xưa kia không lớn như bây giờ, làng dày đặc những lũy tre gai và chỉ có một lối đi duy nhất là lối đầu làng, gần như có ai ra vào là sẽ biết. Làng tuy nhỏ nhưng lại là một ngôi làng rất cứng đầu và hay chống đối giặc Tây, giặc Tây thời đó đi bình định nhưng không nắm được nhiều thói quen địa phương cũng như cách trị những người nông dân cứng đầu. Sau đó chính người làng Nghe đã bày cách cho Tây dùng nước đun sôi đổ vào lũy tre để tre c·hết sau đó có thêm nhiều lối vào làng nhằm phục kích, bắt bớ... những người chống đối. Từ đó dân làng tôi đặt tên gọi xách mé là làng Nghe, ý nói là nghe theo giặc Tây (Tên cũ của làng đó tôi không biết, còn hiện tại làng đó tên là Nghi An) . Ngôi làng đó ở phía Nam của làng tôi, cách nhau một cánh đồng lúa bát ngát mà cánh đồng lúa này vì để như trả thù thì dân làng Bưởi Cuốc thời đó đã tìm cách mua hết đến tận lũy tre của làng Nghe, cho đến thời tôi về làng học thì cái sự thù hận đó vẫn còn, ai mà lấy vợ làng Nghe thì cả làng đều đàm tiếu, bố mẹ và gia đình chú rể chịu rất nhiều lời nhiếc móc. Các cụ cao niên khi còn sống kể rằng chính bởi những lũy tre bị c·hết đi khiến giặc vào làng và đã gây ra những cuộc tàn sát như tôi đã từng kể: Treo ngược người lên cây và chọc tiết! Điều này bà Già cũng kể cho tôi rất nhiều lần mặc dù khi bà về làm dâu ở làng thì chuyện đó đã xảy ra trước đó đến hơn ba mươi năm, như là một cách răn dạy con cháu phải nhớ.
Tôi đến bây giờ vẫn luôn nhớ vì tôi ghét sự phản bội, tôi không biết trong số những người đã bị c·hết vì giặc Tây trong nấm mồ chung của làng có người thân của tôi hay không nhưng tôi nghĩ rằng ai cũng sẽ giống như tôi. Sự việc đã trôi qua hàng trăm năm nhưng tôi cũng có quyền lựa chọn thích hoặc không thích, chỉ vậy thôi, tôi không có quyền phán xét thế hệ cha ông của mình.
Còn đối với làng Trằm, một ngôi làng có bề dạy lịch sử từ năm 1028, khi vua Lý Công Uẩn mất, thì sự hiềm khích lại diễn ra theo một cách khá hài hước, đến con cháu hai làng mà ngồi kể lại sự thù hận thì cũng phải phì cười. Nhưng có một thực tế, cho đến hiện nay làng tôi vẫn chưa có đường đi chính thức tới làng Trằm hoặc làng Nghe, muốn đi chỉ có những lối nhỏ sau đồng và ô tô phải đi đường vòng.
Trước năm 1930 có một đợt nắng nóng, h·ạn h·án kéo dài ở vùng Thuận Thành quê tôi, nhiều tháng liền không mưa khiến mùa màng thất bát, dân làng không biết có ai đã bày cách nên đã tiến hành làm lễ rước Đức Phật Thích Ca từ ngôi chùa kỹ đi vòng quanh làng, thậm chí ra cả cánh đồng để cầu mưa, không biết có phải do Đức Phật Thích Ca hiển linh hay không mà ngay sau đó trời mưa như trút nước. Trời mưa liên tục ba ngày ba đêm, nước tràn ngập khắp làng trên xóm dưới khiến dân làng rất hả dạ, càng thêm tin tưởng vào sự linh thiêng của Đức Phật thờ trong chùa nên rất cung kính.
Nhưng thói đời, niềm vui của người này sẽ là nỗi buồn của người khác, làng Trằm hồi ấy nuôi rất nhiều cá, hầu như nhà nào cũng nuôi (trước năm 2000 tôi vẫn thấy nhiều) nhưng mưa to khiến nước dâng cao như lụt, cá con bơi mất hết ra đồng, mà nước thì chảy chỗ thấp nên nhiều cá con vì thế cũng tìm đến làng Bưởi Cuốc đang ngập nước. Của đau con xót, lại biết tin làng Bưởi Cuốc mấy hôm trước đã rước Phật cầu mưa nên giận cá chém chớt, một số người ở làng Trằm khi ấy đã đột nhập vào chùa bê tượng Thích Ca ra ngoài rồi ném xuống giếng trong chùa cho bõ tức, tượng bằng đồng nên rất nặng, những người đó tính rằng ném tượng xuống đấy thì dân làng sẽ không tìm được, với lại mưa là do ông ấy mang tới thì cũng cho ông ở dưới nước luôn.
Nhưng điều kỳ lạ nhất là tượng to và nặng như vậy ném xuống giếng lại không chìm mà nổi, cứ chễm chệ nổi trên mặt nước giếng cho nên những người ấy kinh sợ mà bỏ chạy, sau sự việc đó thì dân làng Bưởi Cuốc lại càng tin tưởng hơn vào chùa làng, nó gần như nơi cấm địa, cũng sau sự việc khuân tượng ném xuống giếng ấy thì làng Bưởi Cuốc của tôi đoạn tuyệt với làng Trằm và nghe đâu còn có thời gian quy định lấy gái làng Trằm thì rời khỏi làng.
Câu chuyện này rất nhiều người đã kể cho tôi nghe chứ không chỉ riêng bà Già, tôi không nhớ về hiềm khích hai làng nhưng tôi nhớ về bức tượng Thích Ca, dù bạn tin hay không thì nó được làm bằng thứ kim loại lạ người ta gọi là Đồng Đen. Tôi sẽ kể thêm nhiều về bức tượng này khi cần phải kể.
---
***