Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Bí Ẩn Làng Bưởi Cuốc

Chương 41: Tôi Đi Ăn Trộm




Chương 41: Tôi Đi Ăn Trộm

Tôi rất tò mò xem hiệu quả của việc treo mắm tôm trong bụi cây ấy ra sao, chiều nào cũng ra cầu Đình chơi để hóng xem có ai bị ngã xe hay không, hóng được hai, ba buổi chiều thì chán vì chả thấy có gì đặc biệt, tôi cũng tò mò mùi mắm tôm có đủ nặng để đuổi đám ma da chỗ đấy đi chỗ khác hay không. Gần Tết ai cũng hối hả kiếm thêm ít tiền cho cái Tết thêm sung túc, ai cũng có vẻ vội vã hơn, không còn dáng vẻ chậm chạp như thường thấy. Theo lệ, cứ gần đến ngày Hai mươi tháng Chạp là làng tôi đông dần lên theo cấp số cộng, một số căn nhà bỏ hoang cả năm, cửa đóng then cài nay đã có bóng dáng người quét dọn.

Có thể nói rằng Tết ở miền Bắc những năm ấy rất có không khí, thời tiết thì lạnh, ai cũng mặc cho mình những cái áo khoác dày, trẻ con sang hơn thì có mấy loại áo len cổ lọ, kiểu dáng đẹp, tôi đồ rằng đây là đồ người ta cắp nách từ bên Tàu về rồi bày bán ở chợ quần áo sida Kim Liên. Bố mẹ tôi cũng mua cho tôi vài cái áo mới từ cái chợ ấy, nhìn là biết chả phải đồ cũ, có thêm một đôi giày nếu tôi nhớ không nhầm thì ở phần đế giày mỗi khi bước đi là lại nhấp nháy đèn, cái mũi giày hơi hếch lên như mũi con lợn, hai đứa em tôi đều có nên tôi cũng có, giày này đi vào buổi tối thì rất nổi bật. Nhưng tôi đi được hai buổi tối thì lại thôi vì nhiều đứa hỏi quá, trả lời chúng nó mỏi miệng. Với đám bạn sáng đi học chiều cắt cỏ chăn trâu, hơn nửa ngày đi chân đất thì giày nhấp nháy đúng là thứ lạ, chúng nó hỏi thì cũng thích nhưng hỏi nhiều quá tôi lại thấy không thích đôi giày nữa nên tôi mang cất, đi dép xăng - đan đã là lịch sự rồi. Bạn bè tôi cùng lớp đi học có đứa còn đi dép tổ ong rách, được buộc bằng những sợi dây thép nhỏ đến lớp. Bố mẹ chúng nó làm nông, kinh tế không dư dả, lại còn đông con, vậy nên tôi cũng không muốn khác biệt quá, khác biệt quá sẽ không đứa nào muốn chơi với mình.

Hôm cúng ông Công – ông Táo thì bố tôi chở một ít đồ Tết về trước, có cả mấy gói mứt Tết màu đỏ chói bọc trong túi bóng, rồi cả mấy hộp bánh kẹo Kotobuki gì đó, hình như của Công ty Hải Hà, hoặc tôi nhớ nhầm. Sở dĩ bố tôi mang đồ Tết về trước một ít là để bà Già mang đi gửi những nơi cần phải gửi, cũng phải cả chục nơi, chủ yếu là những nơi bà nội Cả và bà Trẻ xuất thân, còn riêng việc đi gửi Tết gia đình nhà bà Già thì bố tôi phải tự đi, nơi đó nằm ở huyện khác, tôi chỉ mới nghe đến. Bà Già là con gái lớn của trưởng tộc nhưng theo chồng về làng này, từ hồi về quê tôi chưa bao giờ thấy bà về quê của bà, bà chỉ nói nơi ấy xa, sau tôi mới biết do tôi còn nhỏ, bà cũng không muốn để tôi ở một mình nên giỗ chạp gì bà cũng không về, khi tôi biết được việc ấy do một người cháu của bà nói cho nghe, tôi chỉ biết im lặng.

Nhà tôi cũng có mấy bà cụ đến gửi đồ Tết, là cặp bưởi, hộp bánh hay những thứ khác, những thứ dân dã có thể mua được ở đầu làng hoặc hái trong vườn nhà. Không hiểu sao tôi lại rất thích những thứ ấy mặc dù tôi ít khi ăn, bà Già nói tôi là đứa khôn mồm, tôi nghĩ rằng người ta quý mình người ta mới tặng hoặc gửi như thế. Khi tôi lớn lên hơn một chút, việc gửi quà Tết tôi thường làm thay cho bà, đến nhà nào tôi cũng sẽ ngồi lại hỏi thêm dăm ba câu chuyện, tôi rất thích kiểu giao tiếp như vậy, cảm giác món quà là phương tiện kết nối tình cảm giữa những gia đình với nhau, hiểu nhau hơn quả thật là đáng quý.

Có lẽ vì thói quen như thế, có đợt Tết mấy năm trước tôi mang biếu một thùng nước ngọt cho cô chú chủ bãi xe gần công ty đang làm, tôi nói rất chân tình nên cô chú ấy nhận, đầu năm mới đi làm sớm còn lì xì cho mấy đứa nhỏ cho nên tôi gửi xe được ưu tiên khá nhiều. Tiền không mua được tình cảm nhưng nếu biết cách biến tiền thành thứ khác, thể hiện tình cảm, thì luôn có những lợi ích không ngờ. Cô chú chủ bãi xe đó là dân gốc Hà Tây cũ vào định cư ở Tp.HCM cũng ngót 30 năm. Ông chú thì không bao giờ tin có ma quỷ hay thần thánh, tôi không thấy chú ấy kiêng dè cái gì, từ lúc ở quê đi chăn trâu, bắt cá xuyên đêm, ngủ ở bãi tha ma... đều vô sự, khi đi bộ đội làm lính liên lạc ở Hoàng Liên Sơn bị chỉ huy sai vặt băng rừng trong đêm cũng chả gặp cái gì lạ, tôi cho rằng chú ấy là một người khá "cứng cựa" tôi rất nể. Cũng phải thế, chứ cái bãi xe trước là cái ao được san lấp, trước đó nữa còn nghe đồn có nhiều mồ mả, cũng chả rõ, nhưng hàng đêm khoảng một giờ sáng là mấy anh giúp việc trong đó bị đè ra b·óp c·ổ đuổi đi, tuyển người được mấy bữa là lại phải tuyển tiếp. Tôi thì rất là hào hứng nhưng tuyệt nhiên chú ấy không kể gì, hơi tiếc là tôi lại không gửi xe ban đêm, tôi cũng muốn xem đám ma ở đó trông như thế nào.

Bà Già đi chợ mang về những bó lá dong, vậy là năm nay sẽ gói bánh chưng, năm trước cũng có gói nhưng hai bà toàn gói cái bánh tròn tròn, kiểu như bánh tét vậy, gói nhiều ăn phải mãi qua ngày rằm mới hết. Tôi thì lúc nhỏ chỉ giỏi làm chân sai vặt, chắc do nhanh nhẹn, và chân sai vặt thì dĩ nhiên khó tránh việc phải chạy đi chạy lại như con thoi nên tôi cũng quên béng luôn vụ chai mắm tôm.

Tôi quên nhưng người khác sẽ không quên.

Gia đình tôi về đông đủ vào tối Hai mươi sáu Tết, có mỗi cái xe máy nên bố tôi đi về như con thoi, tự nhiên tôi cũng muốn sớm biết đi xe máy.

Chiều Hai mươi bảy Tết thì bố tôi dẫn hai anh em đi ra mộ ông nội dọn dẹp, chỗ này tôi mới dọn hơn một tháng trước nên cũng quang đãng rồi, không phải dọn gì nhiều, chỉ chủ yếu là thắp hương rồi chờ hương tàn thì hạ lễ mang về. Ngoài bãi tha ma lúc này cũng có nhiều người từ xa về ăn Tết nên cũng tương đối nhộn nhịp, tôi thấy bố tôi đứng nói chuyện hỏi thăm lẫn nhau với mấy người, còn tôi và em trai thì ngồi cạnh mộ ông, kể cho nhau nghe vài thứ chuyện trên trời dưới biển. Kể ra thì cũng lạ, nhưng sự thật là bãi tha ma những ngày cuối năm lại đông vui, có lẽ những người nằm dưới đất cũng vui lây với con cháu.

Chiều muộn, hương tàn, mọi người cũng bắt đầu ra về, nhưng bố tôi đi đến gần cây đa thì tôi lại nhớ ra để quên cái dao rựa của bà.

- Thôi bố với em cứ về trước đi, con lấy dao rồi về sau.

Tôi chân sáo quay lại lấy con dao, cũng không xa gì, từ chỗ xuống xe máy đến cổng cầu Cầu Khoai chừng hai trăm mét. Khi quay trở ra tôi lại gặp Chắc Gạo đi cùng với bố nó và mấy người khác nên có đứng lại tán chuyện. Thằng này kể ra bố nó cũng chiều chuộng hơn mấy anh chị em khác của nó, mua cả truyện tranh về cho con trai đọc thì nhất rồi, nhưng hiện tại tôi không hứng thú với mấy quyển nó kể vì hai em tôi đang ăn Tết ở nhà, tôi có người chơi cùng nên tạm gác các thú vui lại.

Mùa đông trời luôn tối nhanh, tôi chào Chắc Gạo rồi lững thững đi bộ về dọc theo vệ đường Quốc lộ, vừa đi vừa lẩm nhẩm hát một bài, không nhớ là bài gì, nhưng có đoạn là "Bé yêu chim câu trắng, mắt nâu tròn long lanh..." hồi lớp 5 hát được mười điểm, chả biết có hay thật không nhưng tôi đoán là lạ, lớp tôi không đứa nào biết bài đó, chắc thế nên được mười điểm. Đi qua cây đa một quãng, ngang cái nhà t·ang l·ễ để cái xe tang bằng sắt thì tôi nghe thấy tiếng lộp bộp, loạt soạt. Dừng lại ngó quanh không thấy gì, đi thêm vài bước thì nghe thấy tiếng "bụp" tôi nhìn xuống ven đường thì thấy miếng gạch vụn.

- Bụp, bụp!

Hai, ba tiếng động nữa, kèm theo là cả một cục đất cứng, nên tôi nhìn quanh.

- Ai đấy?

- Ném c·hết nó đi!

Âm thanh từ đâu văng vẳng đến, nghe ồm ồm khàn khàn, liên tiếp sau tiếng hô đấy là vài cục gạch nữa, tôi lui lại giơ tay ôm lấy đầu đề phòng bị gạch bay trúng.



- Ai đấy ra đi, nghịch kiểu gì đấy?

Tôi hét lên.

- Ném c·hết nó!

Lại cái giọng ồm ồm, khàn khàn vang lên, lần này thì xác định được âm thanh từ hướng cái nhà t·ang l·ễ cũ kỹ kia, tôi rất nhanh đã hiểu ra vấn đề.

- Ai? Sao lại nghịch kiểu này?

- Thằng ranh, mày dám phá bọn ông!

Tôi thấy thấp thoáng bóng người ẩn hiện trong cái nhà cũ thấp lè tè ấy, chỉ là thấp thoáng thôi, đèn đóm chả có, trời thì tối.

- Các ông là ai, sao lại đứng đấy ném trẻ con?

- Mày chính là thằng ranh con, chính mày đã để mắm tôm ở chỗ bọn tao có đúng không?

Thì ra là bọn này, làm sao chúng nó lại biết được nhỉ, tôi nhớ là mình đã làm cẩn thận lắm rồi mà.

- Cháu không biết các ông là ai, cũng không biết các ông đang nói gì ạ!

- Mày đừng có chối, tao đã nghe đến việc đổ mắm tôm này rồi, có người nói với tao rằng chỉ có thằng ôn con là mày mới làm như thế!

- Cháu không biết các ông là ai, tại sao lại vu oan cho cháu như thế?

Khả năng là con Mẹ Chẽ nó vu cho mình rồi, tuy là không oan nhưng chúng nó không thể biết được.

- Oan à! Ném c·hết mẹ nó đi, kéo nó xuống!

Tiếng gạch, ngói ào ào phi tới, tôi nhanh chân chạy ngược lại gốc cây đa, không nhanh thì vỡ đầu. Chạy lại gốc đa tôi cho là an toàn, nhìn cũng đủ xa tầm ném, lại có gốc đa có thể tránh, mà gốc đa hẳn là ma quỷ không dám bén mảng.

- Chắc chắn là con ma Mẹ Chẽ rồi, ngày mai tao sẽ đổ mắm tôm xuống chỗ mày ở cho chừa, cho mày mất ăn Tết luôn.

Tôi nói một mình trong tiếng thở đứt quãng, hay là dùng khẩu quyết gọi người tới giúp, nhưng cũng không nguy cấp lắm, việc này nhỏ, thoát khỏi đây rồi tính.



- À, còn thằng H. chưa về!

Tôi nhớ ra thằng H. vẫn chưa về, chắc cũng sắp rồi, trời tối rồi mà, nghĩ vậy thấy vững bụng hẳn nên tôi ló đầu ra khỏi thân cây và nói lớn.

- Này mấy ông kia, các ông mà làm bậy là cháu gọi người đấy nhá!

Không có tiếng người trả lời, tôi xoay người dựa vào gốc đa chờ đợi, sớm muộn cũng phải nghĩ cách phá đám này.

- Tao sẽ đổ thêm mắm tôm hoặc mang vải đỏ ra cho chúng mày cút đi. Còn con ma Mẹ Chẽ lắm mồm kia nhất định không cho nó ăn Tết.

Tôi quyết định như thế.

Từ xa thấy thấp thoáng mấy bóng đèn xe máy từ bãi tha ma Cầu Khoai đi ra, tôi đứng ra ven đường vẫy vẫy, xe máy dừng lại, tôi lên tiếng chào bố của Chắc Gạo.

- Mày chưa về à?

- Bác cho cháu đi nhờ về với ạ!

Tôi leo lên sau xe máy ôm lấy thằng bạn tôi.

- Đi bộ mỏi chân nên chờ mày về luôn.

***

Tối hôm ấy, sau khi ăn cơm xong, ba anh em ngồi chơi ngoài hiên dưới ánh điện, đang nói chuyện tự nhiên con bé Út muốn ăn táo chấm bột canh, nó nói hồi chiều ở nhà bà ngoại mót được mấy quả ngoài vườn nên thèm.

- Thế hai đứa mày đi lấy bột canh, tao đi xin cho.

- Ở đâu anh?

- Gần đây, tao đi xin một ít rồi về ngay, nhanh ý mà.

Nhìn mặt con em hớn hở nên tôi thấy vui, con em Út này cho đến bây giờ vẫn chả thay đổi, vẫn ham ăn và sợ béo, sợ béo nhưng không ăn thì không chịu được.

Táo thì tôi biết nhà ai có, thậm chí là ngon, cái loại táo chua chua, giòn giòn hình bầu dục này tôi cũng hay ăn nhưng giờ đêm hôm mua ở đâu, xin thì cũng ngại, con cháu nhà người ta về mà vác mặt vào xin thấy không nên, chỉ còn cách ă·n t·rộm. Tôi chưa ă·n t·rộm của ai cái gì bao giờ, sau này cũng thế nhưng vì đứa em gái yêu quý của mình tôi sẽ đi ă·n t·rộm, cũng hơi hồi hộp một chút, làm gì cũng cần phải có kinh nghiệm mới được, khoản ă·n t·rộm này thì chưa nhưng đã trót nói với các em rồi, mấy khi gặp chúng nó.



Vẫn thói quen như cũ khi ra khỏi nhà, dép xăng - đan cài quai, quần dài áo dài đều màu tối, như thể sẽ đi xin táo thật vậy, dù ă·n t·rộm cũng phải đàng hoàng.

- Chờ tao một tí!

Tôi đi bộ ra khỏi nhà, lẫn vào trong bóng tối, làng bây giờ đông người nên điện đóm cũng sáng sủa nhưng trời lạnh. Tôi đứng cạnh một bức tường gạch, cao khoảng một mét tám, ngó trước ngó sau rồi lui lại lấy đà chạy tới, chân phải đạp vào tường rồi nhún lên, hai tay bám vào bờ tường rồi leo lên, khi tụt xuống bên kia thì nhẹ nhàng hơn nhiều.

Trong bóng tối, tôi lặng lẽ sờ từng quả táo thấy to thì mới vặt, tuy trời tối nhưng tôi bò nhẹ nhàng dưới đất và ngó đầu lên nhìn, dùng bầu trời làm nền để xác định vị trí các quả táo sau đó hái nhẹ nhàng rồi cho vào cái túi bóng mang theo từ nhà. Công việc nhìn chung là suôn sẻ, quá êm đẹp, tôi còn nhẹ nhàng trèo hẳn lên cây giữa những gai và gai để hái, bọc táo lúc này đã được nhiều nên tôi để luôn vào trong người, sơ vin cũng có cái lợi là thế, cái này học được từ việc đã từng nhìn thấy cái ông anh Cường con bác Nhơn ở trên Thái Nguyên buộc ống quần và đổ đỗ tương vào cạp quần, tôi sáng tạo hơn, tôi dùng áo, chứ đồ ăn cho vào miệng cơ mà.

- Cạch!

Một tiếng động vang lên, cành táo nơi tôi đang đặt chân chuẩn bị xuống đã gãy, tôi mất thăng bằng ngã xuống, tôi không kịp nhận ra là mình ngã nhưng chỉ một giây sau thì đã thấy bản thân mình nằm dưới gốc cây. Tiếng động đủ để con chó của chủ nhà sủa vang ầm ĩ, kéo theo những con khác trong xóm sủa vang một góc trời. Tôi ngồi bật dậy, nhanh chóng và nhẹ nhàng bò tới sát chân tường ngồi im, cố gắng thở khẽ mặc dù lúc này đang sợ, giờ mà bị tóm thì thanh danh khó mà gột rửa được, chắc phải bỏ xứ mà đi... tôi đã nghĩ tới rất nhiều các viễn cảnh có thể xảy ra nhưng cũng cố giữ bình tĩnh quan sát, nhìn về phía sân nhà nơi có ánh điện cách tôi khoảng gần bảy mươi mét xem con chó có chạy ra không, nếu nó chạy ra thì bật tường ra ngoài, phải chạy một vòng tròn mới được về nhà, nếu không sẽ lộ.

Đám chó sủa một hồi thì chủ nhà quát nó im nên tiếng sủa thưa dần, tôi không lấy đà để bật lên tường nữa mà thật nhẹ từng bước lần mò đến góc tiếp giáp giữa hai bức tường rồi leo lên, ngó đầu quan sát không thấy ai ngoài đường thì rướn người thật mạnh leo qua, thế là thoát.

Hú hồn!

Tôi nhanh chóng trở về nhà, đến gần cổng phải đứng lại mở cúc áo, lấy túi đựng táo ra, cũng nhiều quả rơi lung tung ra trong áo nên tốn chút thời gian gom lại bỏ vào túi.

- Mang rửa đi!

Tôi đưa túi táo mới ă·n t·rộm về cho em gái, nhìn cái mặt nó mới hớn hở làm sao, khi nó chạy đi rồi thì em trai tôi hỏi:

- Anh ă·n t·rộm ở nhà ai mà chó sủa kinh thế ?

- Suỵt! Cành táo bị gãy nên chó nó sủa.

- Anh có sao không?

- Không!

Nhờ có ánh đèn, bố tôi mới lắp thêm cái bóng nhỏ ngoài sân, mà tôi thấy bị xước tay, có mấy cái gai táo nhỏ đâm vào lòng bàn tay, giờ mới thấy hơi đau một tí.

- Mày đừng có nói cho ai biết nghe chưa.

Chuyện ă·n t·rộm táo này mãi sau thì em gái tôi cũng biết, nó cũng vờ như không và chả bao giờ nhắc lại nhưng đấy có thể xem là kỉ niệm vui của mấy anh em trong cái Tết ấy. Thời gian sau tôi có tìm cách xem lại cây táo mình từng ă·n t·rộm thì ước chừng mình ngã cũng phải từ độ cao hai mét, nhưng tuyệt nhiên không biết mình đã ngã như thế nào, tôi chỉ nhớ là bản thân mất thăng bằng sau đó đã nằm dưới đất chỉ trong một cái chớp mắt.

---

***