Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Bí Ẩn Làng Bưởi Cuốc

Chương 36: Giết Người Giấu Xác




Chương 36: Giết Người Giấu Xác

Con chó Đốm màu vàng tự nhiên ngã bệnh, bỏ ăn mấy ngày, nó được hơn hai năm tuổi, là một con chó rất khôn. Mỗi khi bà tôi đi chợ hay loanh quanh trong xóm nó luôn đi theo nhưng nếu bà đi ăn cỗ nói nó ở nhà thì nó sẽ ở nhà, bà luôn mang phần về cho nó, đa phần là xương, đôi khi cũng có ít thịt và các thứ linh tinh khác. Mỗi bữa cơm, bà luôn để phần ăn của nó vào một cái bát sắt cũ tráng men để ở góc cửa ngoài hiên, thi thoảng nó cũng ăn kẹo bánh, tôi ăn nó ngồi nhìn nên tôi phải cho, mãi rồi nó thành quen. Nó không bao giờ ngủ trong nhà, luôn nằm ở giữa cửa chính trên hiên, nếu đêm tôi có dậy đi vệ sinh nó sẽ đi theo. Tôi rất thích đi vệ sinh ở trong vườn vì lúc nhỏ bà tôi bảo tè vào gốc cây sẽ giúp cây lớn mau, đến khi không còn trẻ nữa, tôi vẫn thích như thế.

Bố thằng L. thấy chó ốm, có dặn với bà tôi là nếu nó c·hết thì cho bác ấy, tôi biết được điều ấy nhưng không nói gì, tôi không muốn con Đốm c·hết.

Trưa hôm ấy đi học về, tôi thấy nó vẫn nằm bẹp ở góc hiên nhà, nó gầy rộc đi, thoi thóp thở từng cơn khó nhọc, bát cơm với nước tôi để từ sáng vẫn y nguyên. Nó rên ư ử một hồi, hai mắt nhìn tôi, tôi không biết có phải nó khóc từ biệt hay không nhưng tôi thấy rõ ở khóe mắt nó ướt, nó nhìn tôi một hồi rồi từ từ khép mắt lại, bụng nó không còn có động tĩnh gì nữa. Nó đ·ã c·hết!

Đây là lần đầu tiên trong đời tôi chứng kiến cảnh một con vật nuôi quấn quýt bên mình ngưng thở dần rồi c·hết đi, cảm giác bất lực khiến tôi trào nước mắt. Tôi ngồi đó, vẫn để nguyên cái cặp đeo chéo bên hông khóc hu hu ngon lành, giá như làng này có bác sĩ thú y hoặc tôi chú ý hơn, tôi đã tìm cách chở nó qua bên xã, có lẽ bác sĩ thú y người ta sẽ cứu được nó, tôi tự trách bản thân mình vô tâm. Ngồi khóc một hồi lâu, tôi sực nhớ ra việc bố thằng L. đã nói với bà.

- Cháu sẽ mang nó đi chôn, cháu không muốn người ta g·iết nó thêm một lần nữa...

Tôi nói trong nước mắt, bà Già tôi không nói gì, bà đi vào buồng lấy một cái thuổng và một cái xẻng rồi đưa cho tôi. Tôi đi ra phía sau nhà, nơi có hai cây bưởi nho nhỏ xem xét rồi quyết định sẽ chôn nó gần gốc cây bưởi ở hướng Đông, để nó có thể nhìn được mặt trời nếu muốn. Xác con Đốm lúc này đã bắt đầu cứng lại, thân không còn hơi ấm, tôi khệ nệ bê nó ra sau nhà rồi đặt xuống đất. Tôi bắt đầu dùng thuổng để đào thật nhanh, tôi sợ không nhanh tay vô tình bố thằng L. sang thì bà lại khó ăn nói vì bà đã đồng ý rồi.

Tôi đào khá sâu, cũng phải đến khoảng gần một mét, khi lấy xẻng xúc đất lên nghe có tiếng ma sát do v·a c·hạm với kim loại nên tôi tò mò dừng tay.

- Chả lẽ là vàng à?

Lấy tay bới bới đất lên, tôi thấy một vật hình trụ tròn đường kính nhỏ hơn hộp sữa bò nhưng cao hơn một chút, nó có vẻ được làm bằng sắt, lẫn với đất nên đã hoen gỉ, phía trên nhô lên một phần trụ nhỏ tròn.

- Chắc hồi xưa xây nhà mình thợ bỏ quên.

Tôi không chú tâm nữa, để cục sắt đó sang bên cạnh rồi nhanh chóng hoàn thành một cái huyệt. Tôi đi nhặt mấy viên gạch xếp xung quanh thành huyệt vì sợ chuột hay rắn có thể chui vào, cho con Đốm xuống sau đó dùng ngói và mấy cành cây đặt lên phía trên rồi lấp đất, sau đó chạy đi mua gói kẹo tôi hay ăn và thắp hương cho nó. Tôi nghĩ người lớn làm vậy, tôi cũng làm như vậy, dù sao nó cũng là thành viên trong nhà tôi, sống cùng tôi cả hơn hai năm trời chứ không ít, nó trở về với đất cũng phải có hương khói đủ đầy.

Xong xuôi, tôi đứng dậy mang thuổng với xẻng vào nhà thì mới nhớ ra cục sắt, giờ tôi mới quan sát kỹ hơn.

- Sao giống quả lựu đạn thế nhỉ?

Tôi lục lọi trí nhớ của mình nhưng trong sách lịch sử chả bao giờ thấy, trong phim thì có xem mấy phim c·hiến t·ranh thấy lựu đạn hình tròn như quả bóng nhỏ hay giống hình trứng vịt chứ hình trụ như này thì chưa thấy, tôi cẩn thận dùng tay xoa bớt đất đi thì thấy có những rãnh nhỏ bên ngoài.

- Giống lựu đạn lắm!



Tôi nhận định như vậy.

- Cái này nhỏ tí cũng chả đổi được kem hay kẹo kéo.

Nghĩ vậy tôi nhìn ra cái ao sau nhà, phía bên kia cái ao là lũy tre nhà ai tôi không biết, khoảng cách chừng năm mươi mét. Tôi lấy hết sức bình sinh ném mạnh tới giống như ném một cục đá.

- Uỳnh!!!

Một t·iếng n·ổ lớn đinh tai nhức óc vang lên khi cục sắt ấy chạm vào gốc bụi tre, nước dưới ao bắn tung tóe lên trời, mấy cây tre cạnh bờ ao nghiêng ngả, bùn đất văng tứ tung.

Tôi đứng như tượng gỗ!

Phải mất rất lâu tôi mới hồi phục tinh thần, loáng thoáng thấy từ xa có mấy bóng người từ ngoài cánh đồng chạy về phía này, tôi nhanh chân vọt ngay vào nhà, leo tót lên giường giả vờ nằm im. Thật ra thì tôi đang sợ phát run, tôi nghĩ mặt mình chắc là trắng bệch như cái xác treo cổ, cắt không ra giọt máu, người run run như lên cơn sốt. Tôi nằm trùm chăn lên đầu mà quên luôn việc mình đang bẩn như ma lem.

Một lúc sau nghe thấy ồn ào, tôi ngồi dậy bước tới nhìn hé qua khe cửa sổ hướng ra sau nhà - cửa này lúc nào bà tôi cũng đóng chặt - xem có chuyện gì, liệu có ai phát hiện ra tôi hay không.

Thật hú hồn, không ai biết tôi đã ném lựu đạn, mọi người đứng xem xét bàn tán hồi lâu, mãi mới đưa ra một nhận định sau cùng rồi giải tán:

"Trước đây khu này ở rìa làng, có nhiều hầm trú ẩn của du kích trong vùng, các hầm hay đào cạnh bờ ao ngay lũy tre để ẩn nấp, chắc đạn dược để quên p·hát n·ổ".

Thực sự tôi không biết có đúng vậy không, nhưng việc đào hầm là có thật, hầm luôn đào quanh làng để nếu có bị Pháp bố ráp thì kịp thoát và không liên lụy đến dân làng. Tôi đã thoát c·hết, may mắn thật sự.

Sau này tôi có thấy cái quả lựu đạn tương tự như vậy ở Bảo tàng Lịch sử, lựu đạn do Việt Nam tự sản xuất. Tôi nhìn xong cứ cười, người ta bảo đồ Việt Nam không tốt trong khi tôi vớ phải quả đã nằm dưới đất hơn nửa thế kỷ mà vẫn nổ.

***

Đêm hôm con Đốm c·hết tôi mơ một giấc mơ khá kỳ lạ, trong giấc mơ ấy tôi thấy mình có thể bay được, bay lơ lửng giữa không trung, cảm giác rất kì lạ, tôi nhìn xung quanh thấy khung cảnh đầy lạ lẫm phía dưới chân mình, không gian yên ắng, chỉ nghe thấy tiếng u u như gió thổi bên tai. Phía xa xa kia có một bóng người đi lầm lũi, đầu đội nón lá, tay cầm một cây gậy, chân đất lặng lẽ bước đi trong cơn mưa tầm tã trên con đường đất đang ướt nhẹp đầy bùn lầy và những dấu bánh xe, dấu chân ngựa, tôi muốn cất tiếng gọi nhưng lại không thành tiếng hoặc không có âm thanh nào được phát ra.

Người ấy đi rất lâu nữa, đến một vùng đất có nhiều tàu bè qua lại, nhìn qua dáng dấp hẳn là một tráng niên, quần áo anh ta mặc trên người giống như cái váy nhưng không hẳn là váy, có màu nâu tối, phần thắt lưng có buộc dây, nhìn giống như dây chuối đã phơi khô dùng làm dây buộc thay cho dây thắt lưng. Tôi rất khó để tiến lại gần, đúng hơn là không thể, như có một bức tường vô hình ngăn cản vì vậy tôi chỉ thấy được phía sau của người tráng niên đó, có lẽ tuổi cũng chỉ hai mươi.

Anh ta dừng chân ở một bến sông, nơi có nhiều tàu bè lớn nhỏ neo đậu, có nhiều người khác nữa, những người đàn bà chít khăn mỏ quạ màu đen trên đầu, áo màu nâu với váy đụp, chân họ cũng đi đất, hầu như ai cũng đi chân đất, trên tay những thúng, những mẹt, có người còn đội cả lên đầu, khung cảnh tấp nập nhưng tôi tuyệt nhiên không nghe thấy gì, chỉ có thể nhìn bằng đôi mắt đang cố mở to.



Anh tráng niên đó làm công việc bốc vác vận chuyển hàng hóa từ thuyền lên bờ, đi lại trên cái ván gỗ bắc làm cầu, có vẻ anh ta rất khỏe, những bao hàng nặng trĩu trên vai nhưng đôi chân vẫn thoăn thoắt không ngừng nghỉ. Sau đó có một cuộc tranh cãi gay gắt ở bến sông, người ở bến sông đó đánh nhau lộn xộn không biết ai vào ai, anh tráng niên đó cũng tham gia với một cái đòn gánh trên tay, tả đột hữu xung, rồi một số người đàn ông khác có vẻ như rủ anh ta nhập hội vì sau đó anh ta đi cùng họ.

Anh ta đến và làm ở một khu chợ đông người, ban đầu cũng là bốc vác rồi sau đó gia nhập nhóm đông người hơn, đánh nhau với những nhóm khác như kiểu tranh giành địa bàn, nhóm anh ta thắng, những hàng hóa được đưa lên từ bến sông đều phải đưa cho nhóm của anh ta thứ gì đó, hẳn là tiền rồi, tiền xu.

Tôi nằm mơ một giấc mơ trở về thời xa xưa hay sao? Nhưng hình như không phải xưa lắm vì nhóm của anh ta đánh nhau với vài người mang theo súng dài, trông rất giống súng CKC của anh thôn đội trưởng hay đeo bên người. Trận đánh nhau ấy có n·gười c·hết, anh tráng niên b·ị b·ắt cùng với vài người khác rồi bị đưa vào nhà giam, giam rất lâu.

Khi ra khỏi nơi tù giam, anh tráng niên quần áo rách nát lại ra bến sông, đi lên một con thuyền không lớn lắm, xuôi theo dòng sông phụ giúp buôn bán cho người chủ thuyền.

Ở một cảnh khác, anh tráng niên lúc này đã ăn vận nhìn tươm tất hơn, quần áo đều màu đen, cái quần ống rộng với đũng quần lùng thùng gần giống quần của đàn ông Mường tôi từng thấy trước đây. Anh ta không còn ở trên thuyền mà đã có một cái sạp hàng nhỏ nằm trong một cái chợ ven sông buôn bán đủ thứ, nhưng rồi lại có lộn xộn xảy ra, anh ta bỏ chạy một mạch không quay lại sạp hàng nữa. Anh ta lại lần nữa theo thuyền của một người khác lên mạn ngược, mua hàng hóa sau đó xuôi dòng ghé vào bán ở những bến ven sông.

Tôi cứ bay lơ lửng giống như xem một bộ phim câm đen trắng, tuy trong mơ nhưng rồi tôi bắt đầu biết mình đang theo dõi câu chuyện cuộc đời của ai đó, như những thước phim câm không màu. Tôi muốn tỉnh lại nhưng tò mò muốn xem anh tráng niên ấy muốn kể cho tôi điều gì nên lại thôi, lại theo dõi tiếp.

Anh ta lấy vợ, cô gái đó buôn bán ở một cái chợ ven sông nơi anh ta ghé giao hàng, rồi anh ta lên bờ không đi thuyền nữa, vợ anh ta buôn bán còn anh ta phụ giúp vợ. Họ có con, một bé gái mấy tuổi hay ngồi cùng mẹ bán hàng. Một ngày nọ, c·hiến t·ranh, chắc là c·hiến t·ranh lan tới, những người đàn ông cầm súng đi vào chợ rồi tên bay đạn lạc, vợ con anh ta b·ị b·ắn c·hết ngay trong chợ ven sông, anh ta mang xác vợ con chôn ở một khu đất, vái lạy rồi tay nải bỏ đi.

Trên con đường gần giống như tôi thấy lúc đầu giấc mơ, anh ta bước thấp bước cao đi ngược trở lại, quần áo đã khác khi đi, không có cây gậy nhưng có một vò rượu, tôi đoán anh ta đau khổ nên đã dùng rượu để quên, trước đó không thấy anh ta uống rượu trong đoạn nào. Qua đêm rồi sáng rồi lại đêm, anh ta về đến một ngôi làng, ngôi làng này có vẻ rất quen thuộc, giống làng tôi nhưng nhỏ hơn, cảnh vật hơi mơ hồ.

Ngôi làng vào một đêm tối đen như mực, có một nhóm người lạ bịt mặt, trên tay là gươm đao sáng loáng, đốt đuốc đi vào c·ướp phá, đốt nhà, đ·ánh đ·ập chủ nhà sau đó mang theo của cải c·ướp được bỏ đi, nhóm người c·ướp luôn mấy nhà một lúc.

Sau cùng tôi thấy cảnh một khu đất trống vào buổi tối, mấy cây khế mọc gần nhau, có cả những cây me cao và cây thị sum suê trong một khu vườn cạnh đấy. Mấy người đàn ông tìm đến, trên tay cầm đuốc đang cháy rực, tay kia thì cầm gậy gộc đứng trước mặt anh ta chỉ chỏ, họ đang cãi nhau, anh ta chắp tay xin nhưng vẫn b·ị đ·ánh, bị đ·ánh t·ới c·hết bởi người cầm đầu, b·ị đ·ánh bằng tay và chân, đạp, đá, đấm đủ kiểu. Nhóm người đàn ông chụm đầu vào với nhau một hồi rồi sau đó đào hố chôn anh tráng niên ở ngay vị trí anh ta nằm c·hết.

Tôi không biết điều gì đã xảy ra, chỉ thấy đất được lấp dần xuống một cái huyệt đào nông, đất lấp xong san phẳng không có nấm mộ nào, mấy người kia bỏ đi, trời tối trở lại, tối đen... Tôi tỉnh giấc lúc trời cũng đã tờ mờ sáng, sau một giấc mơ dài, trên trán vẫn lấm tấm mồ hôi.

- Không biết là ai muốn mình thấy điều gì nhỉ?

Cả một giấc mơ dài không âm thanh, không có một khuôn mặt nào được nhìn thấy rõ, chỉ là những khuôn mặt mờ mịt, trắng xóa cùng tiếng gió thổi vi vu bên tai.

Tôi rót nước vối uống ừng ực liền một lúc mấy chén, rồi như chưa đã khát, tôi đưa luôn cái tích nước lên miệng rồi tu một hơi cạn sạch, những nụ vối chui cả vào miệng.



- Mày làm gì mà chưa sáng bảnh mắt đã dậy thế này?

Bà Già đã thức giấc từ lúc nào, vén màn ra ngồi trên thành giường, hai chân đặt xuống nền nhà, vấn khăn rồi hỏi tôi.

- Cháu khát nước nên tỉnh ngủ.

- Mới tinh mơ gà gáy, hôm nay Chủ nhật có phiên chợ, mày có ăn bánh cuốn không tao mua?

- Vâng, cũng được ạ...

Bà Già đã vấn khăn xong, tay kéo màn vắt lên trên.

- Bà ơi, làng mình hồi xưa có c·ướp bao giờ không bà?

- Làng mình à? Từ hồi tao về thì không thấy, nhưng thời trước tao cũng có nghe nói là có c·ướp b·óc. Xưa bố tao cũng thi thoảng hay kể là có c·ướp vào làng, có nhà còn bị nó g·iết hết!

- Bị g·iết luôn cơ ạ?

- C·ướp mà, có nơi nó còn h·iếp cả đàn bà con gái.

- Vậy chúng nó có b·ị b·ắt không ạ?

- À thì cũng có nghe là bắt được ở chỗ nọ chỗ kia nhưng tao không thấy, nhưng lúc tao còn con gái cũng thấy dân người ta đ·ánh c·hết bọn ă·n t·rộm, chứ c·ướp thì chưa thấy.

- Đánh c·hết người?

- Ừ, đ·ánh c·hết giữa đường giữa chợ.

- Thế có ai b·ị b·ắt không bà?

- Không, ai cũng ghét cái đám trộm c·ướp ấy, biết ai đ·ánh c·hết mà bắt với chả bớ.

Tôi trầm ngâm ngồi thêm một lúc rồi lại leo lên giường cố vỗ về giấc ngủ của mình, văng vẳng tiếng gà gáy râm ran trong xóm.

---

***