Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Bí Ẩn Làng Bưởi Cuốc

Chương 15: Gặp lại chị Ma




Chương 15: Gặp lại chị Ma

Chớp giật giúp tôi có thể thấy rõ hơn khi bóng người bước đến gần, vẫn dáng người dong dỏng cao với cái váy nhiều họa tiết sặc sỡ y chang trong giấc mơ của tôi hơn một năm trước, có lẽ đó là bộ váy áo mà lão chồng người Tàu kia đã mặc cho chị Ma trước khi chôn sống chị vào lòng đất tối tăm, chả lẽ lão ấy không để thêm vài bộ khác cho chị ấy thay hay sao? Tôi từng thấy người đ·ã c·hết nằm trong quan tài, đấy là chú B. ngoài bộ quần áo đẹp mặc trên người còn có thêm mấy bộ bên cạnh để chú mặc thay đổi khi về bên kia thế giới.

Tôi chợt nhớ, bà tôi nói người Tàu rất là thâm hiểm, giờ tôi lại thấy lão người Tàu giàu có chị Ma từng kể không những độc ác mà còn keo kiệt nữa! Phụ nữ chả phải luôn muốn có nhiều thay quần áo để thay đổi hay sao? Phụ nữ đẹp họ lại càng quan tâm đến quần áo, như mẹ tôi đây thậm chí có đến cả một tủ đầy ắp, mỗi khi mở cánh tủ kiểu gì cũng rơi vài cái ra ngoài.

Tôi vẫn không nhìn rõ được khuôn mặt của chị Ma, tôi muốn so sánh thử xem khuôn mặt ấy liệu có giống như trong giấc mơ, điều này khiến tôi rất tò mò. Bước vào khoảnh sân xi măng rồi chị đứng ở đấy, một tay giữ lấy cái nón mê như sợ bay mất.

Tôi đứng lên và bước tới, nép vào cột ngoài mái hiên và căng mắt để có thể nhìn rõ khuôn mặt đang bị cái nón lá đội trên đầu che mất, người đứng trên mái hiên, ma đứng dưới sân nhà, âm dương cách biệt bởi bốn bậc thềm xi măng.

- Này em trai, sợ hả?

Tôi gật gật, mắt vẫn mở to.

Chị Ma cười, tôi nghe rất rõ, dường như tiếng mưa đổ xuống ào ào đã không còn, giọng nói trong trong veo như tiếng cô phát thanh viên trên đài tôi vẫn hay nghe, rất trong và không có chút tạp âm của mưa xen lẫn.

- Bà bán bánh đúc vừa mới c·hết!

- Bà... bà... bà nào?

Mãi rồi tôi cũng bật ra được câu hỏi.

- Bà bán bánh đúc đầu làng.

- À, à...Vâng!

Tôi nuốt nước bọt đánh ực, ai rồi cũng phải c·hết, già thì sẽ c·hết, bà bán bánh đúc c·hết thì liên quan gì đến tôi nhỉ? Tôi cố nhớ, nhưng tôi chắc rằng nhà tôi không có họ hàng gì với bà ấy.

- Con trai mà nhát thế, chị có làm gì đâu?

- À không, không sợ gì...

Tôi không nép vào cột nữa, đứng giữa hiên nhà ưỡn ngực hiên ngang, đám bạn chê nhát thì không sao nhưng để con gái chê thì nó lại chạm vào lòng tự ái.

- Bà ấy không có họ với nhà em đâu.

- Ừ! Nhưng bà ấy bán bánh đúc.

Chị Ma thở dài, cái giọng như kiểu trách móc:

- Bà ấy c·hết rồi thì làng này sẽ không có bánh đúc vào những phiên chợ nữa đâu.

Tôi đã đỡ sợ hơn nhưng sự hoạt bát vẫn chưa trở lại và sự thông minh cũng tạm đi vắng, khả năng suy nghĩ cũng gặp vấn đề.

- Bà ấy c·hết làm chị buồn quá, chị ăn bánh đúc của bà ấy mấy chục năm nên quen rồi, bây giờ biết ăn cái gì đây? – Giọng của chị Ma tỏ ra buồn bã.

Tôi không biết nên khóc hay nên cười, người đ·ã c·hết thì chỉ ngửi hương hít khói chứ tôi chưa bao giờ nghe ai kể ma lại thèm ăn bánh đúc rồi lại buồn vì người bán bánh đúc. Mà đ·ã c·hết rồi thì ăn cũng biết ngon cơ à? Có phải vậy không? Đúng là chuyện hoang đường.

- Em sẽ mua bánh cuốn, mua cháo, mua bún riêu... dù sao ở ngoài chợ cũng có nhiều hàng quán. Ăn mãi một thứ cũng sẽ chán.

Tôi đưa ra gợi ý, cũng kiểu như một lời an ủi.

Chị Ma bước lên từng bậc thềm nhà, ngồi lên trên cái bồn hoa, nơi cũng có vài cây hoa bỏng loe hoe, chị ta tiến lên thì tôi lại lùi trong vô thức, như một phản xạ tự nhiên.



- Chị... Chị đứng vào đây cho đỡ mưa!

- Mưa không sao, không vào hiên nhà được đâu em trai, bốn cái gương chiếu yêu em thấy không?

Gương chiếu yêu?!

Căn nhà xây ba gian một chái thì bốn cái cửa đều có gắn một cái gương bé tí ở phía trên và đã cũ mèm, tôi chưa bao giờ thắc mắc về chúng nhưng bây giờ đã biết tác dụng, tôi đỡ sợ hẳn. Nỗi sợ qua đi, con người sẽ trở nên hoạt bát và sự thông minh tạm đi vắng đã trở về.

Bây giờ, âm dương không còn cách biệt bởi bốn bậc thềm kẻ đứng trên người đứng dưới nữa mà chỉ cách nhau chừng hai sải tay, tôi thấy mưa rơi nhưng có thể khẳng định chắc nịch rằng chị ma kia không dính một giọt mưa nào khi ngồi, hạt mưa rơi xuyên qua người chị ấy và nước mưa theo giọt gianh đổ xuống bồn hoa cũng không ảnh hưởng gì. Chị Ma giống như ảo ảnh, cứ hư hư thực thực.

- Chị thích bánh đúc của bà ấy, mẹ chị cũng có gánh bánh đúc bán rong lúc trước, chị lớn lên nhờ gánh bánh đúc rong ấy.

Chị Ma khẽ gỡ cái nón ra, úp nó xuống đầu gối, mặt quay ra hướng cây ổi trước nhà.

Y chang như khuôn mặt đã thấy trong mơ! Tôi đứng đó nhìn không chớp mắt, trước mặt tôi bây giờ là chị Ma, một ma nữ xinh đẹp mười bảy tuổi đang nhớ mẹ ư?

- Em cảm ơn nhé chị!

- Sao lại cảm ơn?

- Vì chị đã giúp em tìm thấy bạn em đợt tuần trước.

Tôi chủ động đổi chủ đề, cách làm người khác bớt buồn là đánh lạc hướng của họ sang một sự việc khác.

- A! Thằng bé chăn trâu đầu trọc đó à?

- Vâng, vâng!

- Dọa nó đủ rồi nên tiện tay thả ra thôi.

- Là sao ạ?

- Trông em còi còi mà leo trèo tốt đấy, lại còn biết vẩy cả nước tiểu lên mặt nó.

Chị Ma không quan tâm đến câu hỏi của tôi, nhìn tôi cười hì hì, đã sáu trăm năm trôi qua nhưng có vẻ tính tình thay đổi thất thường sớm nắng chiều mưa, trưa sương mù rải rác thì không thay đổi. Vừa tỏ ra buồn giờ lại tỏ ra hí hửng.

- Nước tiểu trẻ con có thể làm mất phép che mắt nhưng chị thấy tội nghiệp em vì leo cây nên mới thả nó.

- Chị dọa nó như vậy nó sợ nên nghỉ học từ hôm đấy tới giờ.

Đầu đuôi câu chuyện cũng không có gì, thằng X. rong trâu với nghé về nhà theo con đường đất nhỏ ở rìa làng, đến đoạn rẽ vào ngõ nhà tôi thì con nghé bỗng nhiên chạy vào nên nó đuổi theo. Lúc dắt con nghé quay trở lại, đi qua cổng nhà tôi thì nó vô tình thấy cái xe đồ chơi đất sét đang phơi trên bồn hoa trông khá hấp dẫn nên nó chạy ù vào ngó nghiêng, thấy khô và có thể chơi được nên cầm mang đi luôn. Nó dắt trâu với nghé về đến cái ao gần chùa thì thò chân xuống rửa dép đang dính bùn đất, tiện thể ngắm nghía món đồ chơi trên tay.

Trời tháng Mười một Âm lịch sập tối mau hơn, vừa lúc bước qua giờ Dậu, chị Ma dễ dàng che được mắt nó, làm cho nó á khẩu rồi dắt nó quay trở lại trả xe đồ chơi cho tôi. Người và ma thì đi theo những lối đi khác nhau, chị Ma dắt nó định băng qua lũy tre gai nhưng lúc ấy bà Già đang lùa gà lên chuồng, lại vừa lúc tôi đi chơi về nên chị bắt thằng X. đứng ở trong bụi tre chờ, mãi đến giờ Hợi chị mới dắt nó vào đặt đồ chơi của tôi lên chỗ cũ trong khi tôi ngồi ăn cơm trong nhà sau đó quay trở ra, bởi vậy chiếc dép của thằng X. mới bị rơi trong phần đất của nhà tôi và bị giam trong lũy tre với khuôn mặt hướng ra phía cánh đồng. Đúng ra nó đã không bị giam trong lũy tre mà sẽ bị dẫn ra con mương thủy lợi cạnh đường Quốc lộ, dẫn ra mương nước có kết quả như thế nào tôi dĩ nhiên sẽ tưởng tượng được.

- Số nó chưa tận nên chị có rủ nó ra mương nước cũng sẽ có người cứu nó.

- Hử? Chị biết được sao?

Hỏi xong tôi thấy hơi thừa, nhiều người kể với tôi rằng ma cỏ làm được rất nhiều thứ kì lạ, tôi không biết hư thực tới đâu nhưng tôi cho là họ nói đúng.

- Người tận số đều có dấu hiệu cả, nếu số đã tận thì không c·hết cách này sẽ c·hết cách khác thôi, tránh không được. Còn số thằng bé chưa tới thì chỉ trêu đùa hay dọa được thôi em trai ạ!



Cũng đúng! Nếu ma thích ai c·hết thì người đó c·hết e là quá thần thông mất rồi, như vậy sẽ loạn mất.

Nhưng số kiếp thằng X. trọc cũng không dài. Hết lớp 9 nó nghỉ rồi đi bán hàng trong cái chợ Nam Đồng nơi bà Trẻ tôi cũng có sạp hàng. Khi tôi ở Hà Nội, chiều nào nó cũng vào nhà tôi xin nước để rửa đồ đạc, người cùng làng lại trạc tuổi nhau, từng chơi với nhau nên cũng hay nói chuyện hỏi thăm. Nó không bao giờ nhắc lại chuyện ở lũy tre và tôi cũng coi đó như một kỉ niệm thơ ấu. Nó là một thằng nhát gan từ nhỏ như chúng bạn nhận xét, chưa tham gia đánh nhau trận nào nhưng dịp hè 2007, một tối nó đi ăn cháo đêm với mấy đứa cùng quê ở khu vực làng Cót, Cầu Giấy, Hà Nội thì mâu thuẫn với chủ quán, con trai chủ quán đã dùng dao thái thịt đâm một nhát đứt cuống tim, nó đã về với đất như thế. Nhà h·ung t·hủ có họ hàng cơ to nên vụ án được xem như tự vệ, chỉ tù ba năm là về. Nó c·hết lúc hai mươi ba tuổi, hôm sau gần như cả làng tôi trúng lô hai mươi bốn, chính xác là như vậy, trừ tôi không chơi vì tôi chơi theo tính toán chứ không theo may rủi, hơn nữa, tôi cũng xem nó như bạn và tôi không muốn kiếm tiền từ c·ái c·hết của bạn mình. Nhiều c·ái c·hết sau này cũng vậy.

- Bà nội em nhiều tuổi rồi, bao giờ bà em c·hết?

- Chị là ma canh giữ của, chị không thể biết được điều đấy, sao mà biết được chứ, nhưng c·hết nhiều năm rồi, chị ở làng này từ khi chỉ có mấy nóc nhà lợp rơm rạ thì chị thấy sống lâu được sẽ phụ thuộc vào nhiều điều lắm. Người sống lâu nhất ở làng này được chín mươi tám tuổi đấy!

- Như thế thì còn lâu, bà em mới bảy mươi, bà sẽ sống đến một trăm tuổi luôn!

- Mảnh đất này là đất tốt, rất vượng khí, ở đây chắc chắn sẽ sống lâu nhưng nhà em là chủ đầu tiên nên cũng chưa biết thế nào.

- Bà em bảo người tốt tích phúc sẽ sống được lâu, bà em là người rất tốt, rất thương em.

- Bà nào chả thế, trước đây bà ngoại chị cũng thương chị nhưng bà c·hết sau chị mấy năm, mới có 53.

Tôi ngồi trầm ngâm nhìn mưa, ừ, chị Ma nói đúng, bà nào cũng thương cháu cả. Tôi lại chuyển một chủ đề khác.

- Đất nhà em tốt là như nào chị?

- Nếu không tốt thì việc gì lão người Tàu phải cất công đưa chị từ Nam Sách đến tận đây chôn? Em biết Nam Sách không?

Tôi lắc đầu.

- Cách đây rất xa, chị nghe nói đi bộ phải cả ngày trời, không biết bây giờ vùng ấy như thế nào...

Đến đây thì tôi ngạc nhiên thật sự.

- Ơ! Sao chị không bay? Ma là đi mây về gió được mà.

- Ma ở đâu thì biết ở đó, ma cũng có dăm bảy loại, chị c·hết đã lâu mà không đi đầu thai được, lại c·hết oan ức nên được phép đi lại trong cái địa phận tỉnh Hà Bắc này, sang nơi khác quan binh bắt được thì đánh cho hồn siêu phách lạc đấy, không có cơ hội làm người.

- Hả? Quan nào?

- Trần sao âm vậy, như bà bán bánh đúc mới c·hết khi nãy bà ấy chỉ luẩn quẩn trong làng này đến khi được quan trên gọi đi mà thôi. Chỉ có vài con ma số kiếp đã được định trước là sống tạm kiếp người rồi lại làm ma để sắp xếp nhiệm vụ khác mới được đi mây về gió khắp nơi, rất có uy quyền.

- Chị thì sao?

- Chị bị bùa chú nên nhiệm vụ là thần giữ của, chỉ có khi nào được giải trừ mới hóa kiếp thành người.

Ma mười bảy tuổi, tồn tại đến ngót sáu trăm năm giữa một vùng đất lạ, không được về nhà kể ra cũng tội, vậy mà tôi cứ nghĩ ma sẽ giống như yêu tinh trong phim Tây Du Ký cơ đấy. Tôi cũng xa bố mẹ, tôi không biết những đứa trẻ khác nghĩ như thế nào nhưng tôi phải cố tỏ ra mạnh mẽ, tôi không muốn bà Già buồn nhưng tình thương yêu của bà dành cho tôi không bao giờ thay thế được tình mẫu tử mà chỉ khỏa lấp, làm vơi đi nỗi cô đơn trong lòng tôi, tình thương yêu nào cũng phải cần có sự gần gũi mới bền chặt, tình cảm gia đình cũng phải như vậy. Từ lúc về đây, tôi chưa gặp lại bố mẹ, tôi đoán họ bận rộn với nơi ở mới nhưng không có cách nào liên lạc cả.

Trước mặt tôi bây giờ, trong cơn mưa đã nhẹ hạt là một con ma sáu trăm năm tuổi cứ luôn miệng gọi tôi là em trai, một chị ma biết buồn, thèm ăn bánh đúc và thích hoa màu đỏ, thật sự là kỳ khôi trăm năm mới gặp, không, phải là nghìn năm khó gặp.

- Bên xã có cái chợ to, bánh đúc chắc là có, nếu chị thích em sẽ mua về cúng thử, biết đâu lại ngon hơn thì sao.

- Chợ to hơn à? Nếu có nhiều người bán thì nên mua cho mỗi người một cái, em mua họ sẽ đắt hàng.

- Sao lại mỗi hàng một cái?

- Thì phải thử xem hàng nào ngon hơn, bánh đúc không phải ai làm cũng giống ai, nước vôi có người pha ẩu nên thành ra không ngon.



Ra vậy, tôi thoáng tưởng rằng chị ta là một con ma tốt bụng, thương người bán bánh đúc vì mẹ chị ta cũng đã từng bán, hóa ra chị ta cũng là một con ma tham ăn và tinh ranh. Mà cũng phải, tôi mới hơn mười tuổi và tự nhận mình thông minh thì chị ấy c·hết lâu như vậy rồi, hẳn sẽ thông minh hơn tôi.

- Này em trai, đi lại nhớ cẩn thận chỗ đoạn rẽ xuống bãi Mã Đình nhá!

- Chỗ đấy làm sao ạ?

- Trước đây cái sân đình làng trải dài qua cả đường cái, dạo trước dân trồng dâu bên cạnh che mất cái ban thờ thiên, sau làm đường cái người ta ủi đi không xây lại nên mất dấu ban thờ, rồi lại làm cái mương nước phân chia ranh giới nên sân đình mới hẹp như bây giờ, chỗ đoạn rẽ đấy chính là nơi đặt ban thờ, dạo gần đây có mấy đứa lạ mặt ở đâu về hay tụ tập, sớm muộn gì cũng có chuyện không hay.

Tôi gật gật.

- Cùng là ma với nhau sao chị lại dặn em làm gì?

- Ma cũng có nhiều loại chứ, chị là thần giữ của không phải ma da hay mấy con quỷ, đám đấy kết hợp là kiểu gì cũng có họa. Chị thấy em hay đi qua đấy lại do người khác chở, em thì không sao nhưng người đi cùng thì chả biết.

- Hử? Sao em thì không sao?

- Sau này khắc biết thôi em ạ, chị cũng chỉ là ma giữ vàng thôi.

- À, chuyện vàng ấy mà...

- Sao? Sao?

Giọng chị Ma tỏ ra hồ hởi, chị ta đứng lên.

- Quyết định lấy hả? Em quyết định đúng đấy. Lấy đi, ba mạng người dù sao cũng không phải con cháu ruột của em. Ôiiii, cuối cùng mình cũng sắp thoát khỏi đây rồi!!!

- À, em muốn hỏi là có thể đào lên lấy một ít đủ mua cái xe đạp rồi lấp lại được không? Em đang cần tiền mua cái xe đạp để đi học.

- Hả? Phải lấy hết nếu đào lên, đã mở phong ấn thì vẫn phải trả mạng đấy!

Chị ta thất vọng ngồi xuống. Ở trần đời này chỉ có ma giữ của ngăn người ta lấy vàng chứ tôi không hiểu sao chị ma này lại rất muốn cho đi hết, lại còn giúp tôi tránh nạn. Hay do chị ta đã chán làm ma?

- Dạ, nếu vậy thì thôi ạ!

- Cái xe đạp chắc không nhiều tiền, xin bố mẹ hoặc đi đ·ánh b·ạc chị giúp cho xem như trả tiền bánh nhưng xe thì phải màu đỏ nhé?

- Màu đỏ giống con gái!

- Tùy em nhé, chị thích màu đỏ!

- Nhưng...

- Dậy, vào nhà ngủ! Mày ngồi đây để cho muỗi nó khiêng đấy hử?

Hóa ra tôi ngồi ngủ gật và lại nằm mơ ư, mơ kỳ này còn thật hơn kỳ trước.

Mưa đã ngưng hẳn, điện cũng đã có nên bà Già thức giấc. Tôi uể oải đứng dậy đi vào giường của mình nằm, đặt mình xuống, kéo tấm chăn mỏng đắp lên người, trước khi chìm tiếp vào giấc ngủ tôi vẫn không quên nhắc bà Già.

- Mai bà có đi chợ Cầu Đình thì mua bánh đúc cho cháu với bà nhá!

- Mày cứ ăn lắm bánh đúc vào rồi đi ỉa ra cả vôi đấy, rồi nó bục ruột mày ra!

Bà Già càu nhàu, nhưng mà tôi mua để cúng chứ có ăn đâu.

---

***