Bảo Bối Giá Trên Trời

Chương 64: Cái chết của mẹ




Trong đầu cô vẫn còn nhớ rõ mồn một cảnh tượng năm đó. Đây chính là nơi mà mẹ côđã trải qua những tháng ngày côđộc bất lực cuối cùng của cuộc đời.

Những lời nói và việc làm bẩn thỉu, bôi nhọ của giới giải trí hệt như một cơn hồng thủy vồ lấy bà, nuốt chửng, nhấn chìm bà.

Bà vốn có thể bước đi trên con đường âm nhạc rộng thênh thang, nhưng vì muốn giúp cho Hứa Tấn Sơn đạt được mơước, bàđã không do dự mà từ bỏâm nhạc để bước chân vào giới giải trí.

Tiền mà bà cực khổđóng phim kiếm vềđều đưa hết cho Hứa Tấn Sơn xây dựng đội ngũđạo diễn, xây dựng các mối quan hệ.

Vậy nhưng Hứa Tấn Sơn đãđối xử với bà như thế nào?

Cảnh Như Nguyệt không đưa tiền, Hứa Tấn Sơn sẽ dùng bạo lực gia đình.

Cảnh Như Nguyệt bị truyền tin đồn thất thiệt với đàn ông, Hứa Tấn Sơn cũng đánh bà.

Đến khi ông ta đạt được chút ít thành tựu thì lại ngoại tình, nuôi người đàn bà Tô Nhụy kia bên ngoài, lén lút sinh con sau lưng mẹ cô.

Ông ta không chừa bất kỳ một thủđoạn nào để bỏ Cảnh Như Nguyệt.

Lúc còn bé, Hứa Hi Ngôn từng chính mắt chứng kiến những đêm cuối cùng của cuộc đời mẹ mình. Bà bất lực đến nỗi ôm chặt lấy cơ thể, chui rúc vào một góc, âm thầm khóc một mình.

Mẹ cô bị trầm cảm, ngày nào cũng phải mượn rượu làm tê liệt tinh thần của mình. Mãi cho đến cuối cùng… bà vẫn không thể tránh được cái chết.

Hứa Hi Ngôn nhắm mắt lại, một giọt lệ lăn dài trên má. Đây là giọt lệ dành cho mẹ cô.

Nhìn lại cuộc đời ngắn ngủi của Cảnh Như Nguyệt, cuộc sống của bà chỉ vui vẻ hạnh phúc khi được cống hiến cho âm nhạc. Nhưng từ khi gặp Hứa Tấn Sơn, cuộc đời bà trở nên bất hạnh.

Hứa Hi Ngôn thật sự rất muốn biết, trước lúc mẹ gả cho Hứa Tấn Sơn, tình sử của bà như thế nào?

Rốt cuộc ai đã tặng mẹ chiếc ghim cài áo hình Thái Dương thảo* quý giá kia?

(*) Ở chương 7, tác giả viết Cảnh Như Nguyệt để lại hai di vật làđàn violon và một ghim cài áo hình bướm.

Hứa Hi Ngôn mang theo những nghi vấn này, lục tung tủđồ của bà. Thế nhưng trong tủđều làáo quần cũ, không có vật gì có giá trị.

Cô lại mở vali ra, trong đó toàn là nhạc phổ. Cóđiều, ở dưới đáy vali, cô bất ngờ phát hiện ra một khung ảnh.

Khung ảnh này rất kỳ lạ, ở giữa khung chỉđính duy nhất một chiếc khuy măng sét đính đá quý. Đúng là quá lạ thường!

Vì sao lại đựng một cái khuy măng sét?

Hứa Hi Ngôn muốn lấy khuy măng sét ra nghiên cứu tỉ mỉ một chút nên mở khung ảnh ra từ phía sau.

Sau khi cô mở hết phía sau khung hình ra, cô lại phát hiện một vật được kẹp ở trong đó.

Thứ này giống như làảnh siêu âm thai nhi, trên ảnh có một khu vực đen thui hình dẻ quạt, chắc là chụp bằng siêu âm B!

Lúc Hứa Hi Ngôn mang thai Anh Bảo từng làm xét nghiệm siêu âm B rồi, thế nên chỉ vừa nhìn côđã xác định được, đây làảnh của bào thai.

Hứa Hi Ngôn cẩn thận quan sát tấm ảnh, phát hiện ngày tháng trên đóđã rất lâu rồi. Theo như cô nhẩm tính thì dường nhưđã 23 năm về trước, sớm hơn vài tháng so với ngày sinh của Hứa Hi Ngôn.

Vậy… có thể hiểu đây chính là hình ảnh của Hứa Hi Ngôn không?

Lúc đó cô còn nằm trong bụng mẹ?

Cô lật ảnh ra mặt sau, lờ mờ thấy được một hàng chữ viết đãđổi màu, hình như là một câu thế này:

"F, you're the best I've ever met!"

"F" hình như là một biệt hiệu, có phải là tên viết tắt của một người nào đó không?

Câu nói tiếng Anh đó rất dễ hiểu, dịch ra thì có nghĩa là: Anh là người tốt nhất em từng gặp.

Vì sao mẹ lại viết câu này sau hình chụp siêu âm B?

F là ai?

Là người đàn ông mẹ yêu nhất sao?

...