Bạch Đạo Sư

Chương 139: Học Buôn Bán.




Hai tuần, một thời gian ngắn cho việc may vải. Trần Viện có thể nhờ người giúp, nhưng nhờ ai bây giờ? Việc may cờ này cũng có thể hiểu là một điều kiện thử thách mà quản đền đưa ra cho người cha không biết dạy dỗ con mình. Nếu Trần Viện không may kịp thì quản đền chắc cũng chẳng trừng phạt gì đâu, nhưng làm người phải có trách nhiệm với những gì mình dám nhận. Một ngày, hai ngày rồi ba ngày trôi qua, Trần gia ba người còng lưng làm việc để cho kịp tiến độ giao phó. Thu nhi sáng phụ mẹ ra chợ, về nhà làm việc nhà, trưa lại lại chạy ra bán hàng cùng mẹ. Từng ngày trôi qua em thấy cha mẹ mình dần kiệt sức, bước chân của mẹ nặng nề hơn mà tiếng ho mệt mỏi của cha ngày một nhiều.

Sáng hôm nay Thu nhi lại cùng mẹ ra đồng mua củ quả, bước chân em bên cạnh dìu người mẹ đi đứng khó khăn của mình. Hai mẹ con thấy một người đang mò cua ở ruộng, họ liền bước tới gần hỏi thăm. Người mẹ cất tiếng hỏi thăm.

- " bác ba hôm nay mò được nhiều cua không? Bán cho tôi một ít nào"

Người nông dân này có vẻ là mối quen, liền chìa cái giỏ của mình ra mà nói.

- " sáng nay được nhiều cua và cá. Cua hai hào một cân, còn cá chuối ba hào. Thím Trần lấy hết chứ?"

Người mẹ gật đầu.

- " được rồi, tôi lấy cả. Bác lên cân cho tôi "

Người nông dân khẽ thở dài, sau đó bước lên cân cho đối tác. ở cái làng này ai cũng biết chuyện Trần Đú Cần ăn trộm khiến cho cha mẹ còng lưng trả nợ. Nhìn người phụ nữ đi đứng khó khăn này phải mua nhiều hàng hóa hơn bình thường để lo toan cuộc sống khiến cho người nông dân cảm thấy thương cảm trong lòng. Giao dịch xong xuôi, người nông dân nhìn người phụ nữ ấy đầu đội thúng củ quả, tay xách giỏ cua giỏ cá, và đứa trẻ bên cạnh ôm giỏ đồ bước đi ra chợ với những bước đi nặng nhọc, bất giác lại thở dài.

- " mẹ thì đi đứng khó khăn, con thì mới 12 tuổi còn nhỏ xíu. Hai mẹ con không biết có xách nổi từng đó hàng ra chợ không nữa?"

Vừa dứt lời thì một tiếng "uỵch" phát ra, Trần thị đi đứng không vững té ngã xuống đất, cua và cá văng tung tóe. Người nông dân giật mình tròn xoe mắt nhìn người phụ nữ nằm dài trên đất.

- " oa oa oa... mẹ ơi, ai cứu mẹ cháu với"

Bé gái 12 tuổi òa khóc nức nở chạy lại ôm mẹ, khuôn mặt đầy nước mắt và sự sợ hãi. Người nông dân vội vàng chạy lại đỡ lấy, tâm cảm cũng có sự sợ hãi mà nói.

- " thím Trần, bản thân là người có bệnh thì đừng có làm việc quá sức chứ. Để ta đỡ thím dậy"

Người phụ nữ té ngã choáng váng, nhìn thấy cua của mình bò lổm nhổm thì giật mình, tay với về phía mấy con cua mà rên rỉ.

- " a...cua của tôi, cá của tôi...thu nhập ngày hôm nay của gia đình tôi..."

Người mẹ dù té đau nhưng vẫn phải nghĩ đến cái ăn cho gia đình trước. Thu nhi nước mắt lã chã vội chạy ra lượm từng con cua con cá. Người nông dân cũng vội chạy lại lượm cùng . Sau khi gom lại đầy đủ, lúc này nhìn lại người phụ nữ ngồi bệt đó cùng đứa con gái nhỏ khóc hu hu, người nông dân thở dài.

- " thôi thì để tôi mang giúp thím vậy, chứ thím đi đứng không vững thế này..."

Chưa kịp dứt lời, Thu nhi nước mắt ướt đẫm quay sang cúi đầu.

- " cháu cầu xin bá bá giúp đỡ mẹ cháu, cháu xin cảm ơn ạ..."



Người nông dân thoáng mỉm cười, đúng là một bé gái hiếu thảo biết thương cha mẹ. Người mẹ lúc này cũng mở lời nhờ vả.

- " vậy... nhờ bác ba giúp đỡ, tôi thật ái ngại quá"

Người nông dân cười nhạt lắc đầu.

- " chỉ một chút chuyện nhỏ nhặt, có gì đâu phải ngại"

Thế là người nông dân ôm hết hàng hóa đi về phía chợ. Thu nhi lúc này dìu mẹ đi cùng bước theo sau. Em để ý chân mẹ có vết xước nhỏ hơi bầm, xem ra đi đứng khó khăn càng khó khăn hơn. Trong lòng em đau đớn lắm, thâm tâm muốn làm gì đó giúp mẹ. Khi cả ba người đến chợ và ngồi vào góc quen thuộc, người nông dân lúc này hỏi thăm.

- " thím Trần có ổn không, có cần giúp đỡ gì nữa không?"

Người phụ nữ khẽ lắc đầu.

- " thật cảm ơn bác ba đã giúp đỡ, tôi nào dám làm phiền thêm nữa, như vậy thật quá biết ơn bác rồi. Bác về nghỉ ngơi đi, tôi có thể tiếp tục buôn bán được rồi "

Người nông dân gật đầu định bỏ đi, bất ngờ lúc này Thu nhi lại níu tay lại khiến ông ta ngạc nhiên. Nhìn vẻ mặt ngại ngùng của Thu nhi thật khiến người khác tò mò, ông khẽ hỏi.

- " tiểu cô nương, có chuyện gì cần ta giúp sao?"

Thu nhi ấp úng một chút, quay sang mẹ mình mà lấy can đảm mạnh dạn nói.

- " mẹ ơi, hay là để con bán hàng thay cho mẹ. Mẹ giờ về nhà nghỉ ngơi đi, con bán xong sẽ về liền "

Một lời đề nghị bất ngờ khiến ai nấy ngạc nhiên. Người nông dân lúc này nhìn Thu nhi mà mỉm cười hiền từ.

- " cháu gái, cháu mới bao nhiêu tuổi chứ, có thể buôn bán được sao? Thôi đừng làm phiền mẹ cháu nữa "

Thu nhi nghe vậy thì lắc đầu, lại nhìn mẹ mình đang đau thì thương lắm mà níu tay mẹ cầu xin.

- " mẹ ơi, con đã 12 tuổi rồi, hoàn toàn có thể bán hàng thay mẹ. Xin mẹ hãy để con thử một lần, con nhất định không làm mẹ thất vọng "

Người phụ nữ nhìn con mình như vậy thì vui lắm. 12 tuổi thì đúng còn nhỏ thật, nhưng Thu nhi là con cả và đã tháo vát giúp đỡ gia đình rất nhiều rồi. Thời phong kiến có câu " gái thập tam, nam thập lục " , vấn nạn tảo hôn thời phong kiến thì con gái 13 tuổi là đến tuổi lấy chồng rồi. Trần phu nhân nghĩ rằng có thể đã đến lúc, liền hỏi một câu nghiêm túc.

- " con thật sự muốn thay mẹ bán hàng sáng nay sao? Có thật sự chắc chắn không?"

Thu nhi trước câu hỏi này thì lại nhìn vết bầm dưới chân mẹ một lần nữa, lập tức gật đầu chắc chắn.



- " con chắc chắn muốn nhận công việc này, xin mẹ hãy để con thử. Con xin mẹ hãy cho con cơ hội "

Đoạn quay sang nhìn người nông dân mà cúi đầu.

- " bá bá, xin bá bá giúp người thì giúp cho trót mà dìu mẹ cháu về nhà nghỉ ngơi, cháu đội ơn bác nhiều lắm "

Người nông dân bật cười, thì ra đứa bé này muốn mẹ nó được nghỉ ngơi mà liều lĩnh xin làm thay việc của mẹ nó. Nhìn đứa trẻ hiếu thảo này khiến ông ta vui vẻ trong lòng, ông liền mỉm cười gật đầu.

- " được chứ, ta sẽ dìu mẹ cháu về nhà nghỉ ngơi, không vấn đề gì cả "

Thu nhi nghe vậy thì mừng rỡ, liền quay sang nhìn mẹ mình với ánh mắt cầu xin. Người mẹ nhìn đôi mắt ngây thơ long lanh của con mình thì cảm thấy ấm áp. Bà nghĩ rằng con mình cũng sắp đến lúc gả chồng, vậy nên bây giờ tập cho con một cái nghề thì sau này con mình cũng sẽ bớt bỡ ngỡ. Nghĩ như vậy, bà gật đầu đồng ý.

- " được rồi, nhưng mà bây giờ con phải biết giá cả buôn bán mới được. Con sẳn sàng chưa?"

Thu nhi mừng rỡ vô cùng, nói như vậy tức mẹ đã đồng ý cho em làm thay, em liền lập tức cúi đầu.

- " con đã sẵn sàng, xin mẹ hãy chỉ cho con cách buôn bán "

Người mẹ mỉm cười gật đầu, bắt đầu chỉ vào đống hàng mà nói.

- " con phải ghi nhớ. Cá chuối thì bán giá này, cua thì là giá này, khoai lang thì giá này..."

Hướng dẫn tận tình, chỉ bảo cách cân đong, người mẹ sau một lúc truyền thụ liền hỏi lại.

- " được rồi, con hãy nói lại một lần cho mẹ nghe xem nào"

Thu nhi vốn trời sinh thông minh, liền một lần nói lại một lượt qua giá cả và cách cân từng món, xem ra đã nhớ hết. Người mẹ mỉm cười gật đầu, lúc này tập tễnh đứng dậy.

- " vậy mẹ về trước, bán xong thì nhớ về nhà và đừng la cà đi đâu đấy nhé"

Thu nhi hai tay đỡ mẹ đứng dậy, gật đầu lia lịa.

- " vâng thưa mẹ, con nhất định sẽ về sớm nhất có thể"

Người mẹ lúc này giao hết đồ cho đứa con gái 12 tuổi của mình, đoạn để người nông dân dìu mình trở về. Thu nhi nhìn theo bóng mẹ mình rời xa mà trong lòng đau xót, em quyết định sẽ thay mẹ buôn bán để cho mẹ được nghỉ ngơi vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Thật ra mọi chuyện cũng không phải là quá kinh khủng gì cho lắm. Trần Đú Cần có phá tiền khiến cho cha mẹ gánh khoản nợ nhưng không đến độ phải tán gia bại sản gì. Người quản đền cũng không phải khó khăn với Trần gia mà chỉ muốn một chút thử thách, cho dù có không kịp thời hạn cũng không đến độ tàn nhẫn xuống tay. Cha mẹ Thu nhi thật ra cũng chỉ là cố gắng cho xong khoản nợ con mình gây ra cho nên mới ráng làm nhiều hơn như vậy, cũng không phải là vào bước đường cùng gì. Vấn đề ở đây là Thu nhi còn bé nhỏ chưa hiểu chuyện, vì lòng hiếu thảo với cha mẹ mà em tưởng rằng gia đình đang lâm vào cảnh vô cùng khó khăn. Chính vì nhầm tưởng như vậy mà em vô cùng đau khổ, cố gắng tìm cách giúp đỡ cha mẹ " vượt qua giai đoạn khó khăn này" .