Anh Có Thích Nước Mỹ Không

Chương 3: Lâm Tĩnh, tạm biệt




Trong giấc mơ, Lâm Tĩnh cầm tayTrịnh Vi, lang thang khắp mọi hang cùng ngỏ hẻm của thành phố G, ăn đủcác món ăn vặt mà cô thèm từ lâu. Mặt trời chuẩn bị xuống núi, Lâm Tĩnhnói: “Muộn quá rồi, em cũng đã mệt rồi, mình quay về nhé”.

Trịnh Vi lắc tay anh: “Em không muốn về đâu, không mệt chút nào cả”.

Lâm Tĩnh vẫn chưa trả lời, Trịnh Vi liền cụt hứng vì nghe thấy tiếng TiểuBắc: “Đương nhiên là cậu không mệt tí nào rồi, còn tớ gọi mệt quá rồiđấy, mau dậy đi, cậu quên là hôm nay có hai tiết đầu à? Nguyễn Nguyễnđợi cậu lâu lắm rồi đấy”.

Có tiết! Gay rồi. Trịnh Vi ngồi bậtdậy như cái lò xo, hất chăn định xuống giường ngay, nhưng lại nghe thấy“Binh” một tiếng, vội quá không để ý đâm ngay vào tường, đầu óc quaycuồng, mắt nổ đom đóm.

May mà có một đôi tay kịp thời đỡ cô,Nguyễn Nguyễn dở khóc dở cười hỏi: “Sai hướng rồi, bên đó là tường, bênnày mới là chỗ xuống giường cơ mà, va có đau không?”

Trịnh Vi kêu lên một tiếng thảm thiết, gắng sức xoa xoa góc trán, không biết là docơn say tối qua chưa hết, hay vừa bị va mạnh quá mà cô thấy choáng vángkinh khủng. Mãi mới xỏ được đôi dép thì thấy Tiểu Bắc vuốt ve bức tườngvới vẻ xót xa: “Bức tường đáng thương này, mi có tội tình gì chứ?”

“Cậu thật không có tình người!” Trịnh Vi trợn mắt, lườm Tiểu Bắc một cái rồi lê dép đi đánh răng.

Nguyễn Nguyễn đã ăn mặc chỉnh tề giục Trịnh Vi, “Sách tớ cầm cho cậu rồi nhé, mau lên không muộn đấy!”

“Xong rồi, xong rồi, xong ngay đây”. Trịnh Vi đứng ở bồn rửa mặt thò đầu ratrả lời, đúng lúc nghe thấy chuông điện thoại réo “reng reng” giườngTrác Mĩ gần máy điện thoại nhất nhưng cô vẫn đang ngủ một cách ngonlành, Tiểu Bắc không có tiết, mồm lẩm bẩm: “Ai gọi điện sớm tinh mơ thếnày nhỉ?” Tiện tay Tiểu Bắc nhấc lên, hỏi được hai câu liền gọi lớn,“Trịnh Vi tìm cậu!”

Trịnh Vi chưa đánh răng xong, thấy gọi mình vội xông ngay vào: “Đưa tớ đưa tớ, chắc chắn là Lâm Tĩnh”.

“Giọng con gái, mẹ cậu”. Tiểu Bắc lườm Trịnh Vi một cái rồi đưa ống nghe cho cô.

“Mẹ, sớm thế này mẹ gọi con làm gì?” Trịnh Vi miệng dính đầy bọt, nói không rõ tiếng.

Mẹ cô ở đầu bên kia điện thoại nói: “Vi Vi, con về nhà ngay có được không?”

“Sao ạ, con mới nhập trường chưa được bao lâu mà”. Trịnh Vi thắc mắc, nghĩmột lát cô liền cười nói: “Mẹ, không phải là mẹ nhớ con quá đó chứ? Concòn phải đi học đây”.

Mẹ cô chần chừ một lát rồi nói: “Về đi, nhà có chút việc”.

“Sao vậy ạ?” Trịnh Vi hơi sững người.

“Mẹ và bố con ly hôn rồi”.

“…”

Bàn tay cầm bàn chải của Trịnh Vi thẫn thờ đặt trên môi hồi lâu rồi mới từ từ buông xuống

Nguyễn Nguyễn bước đến hỏi cô: “Sao vậy? Sao lại đần người ra thế?”

Trịnh Vi dụi dụi mắt nói với Nguyễn Nguyễn: “Hôm nay tớ không đi học được nữa đâu, tớ phải về nhà ngay lập tức”.

_ © _

Trịnh Vi mặt mày bơ phờ ngồi trên chiếc ghế sofa quen thuộc trong nhà, bố mẹmỗi người một bên ngồi cạnh cô, bà nội thì ngồi ghế đối diện lau nướcmắt. Cả hai đều đang nói, nhưng rốt cuộc cô không nhớ nổi họ đã nói gì.Đi tàu mất hơn 20 tiếng đồng hồ để về đến nhà, phải đối mặt với chuyệnnhư thế này, cô cảm thấy vô cùng mệt mỏi, không muốn nói gì hết.

Bố thì xoa đầu cô, còn mẹ thì nắm chặtt tay cô, không ai bảo ai, gương mặt họ đều tỏ rõ vẻ hổ thẹn, rõ ràng là cuộc hôn nhân của họ, giờ đây đãđến lúc “Cạn tàu ráo máng” với nhau, họ đều không tỏ ra buồn mà chỉ cảmthấy có lỗi với cô, cuộc sống của người lớn thật kỳ lạ!

Cô nghĩ cuối cùng thì họ cũng vẫn ly hôn.

_ © _Ngay từ khi còn rất nhỏ Trịnh Vi đã biết cuộc sống của cha mẹ côkhông hạnh phúc. Cô có một người mẹ xinh đẹp và một người cha hiền lành, thật thà, nhưng họ không bao giờ tay trong tay, vai kề vai ra phố nhưcha mẹ của những đứa trẻ khác, họ thường xuyên cãi nhau, cãi không biếtchán. Dĩ nhiên, họ đều cố gắng tránh để Trịnh Vi không nhìn thấy nhữngcuộc tranh cãi đó. Rất nhiều lần, Trịnh Vi nằm trên giường và nghe rõthấy họ nén chặt tiếng quát tháo nhau, thỉnh thoảng còn nghe thấy cảtiếng kính vỡ, những lúc đó, cô thường cố gắng nhắm chặt mắt lại, khôngnghe thấy gì hết, cô phải cố gắng ngủ cho thật say. Những lúc cãi nhauthậm tệ, cha mẹ liền đưa cô đến nhà bà nội, cô đeo cặp sách của mình,cầm theo cuốn truyện cổ tích mà cô yêu thích và vui vẻ đi, vì họ cườinên cô cũng cười theo.

Lớn hơn chút nữa, Trịnh Vi phát hiện thấycác cô giáo trong lớp rất thương cô, họ thường xoa đầu cô và nói: “Conbé đáng yêu như thế này, thật đáng thương”. Cô học trường dành cho conem công nhân viên chức, trường lớp đều nằm trong sân cơ quan, nhà ai cóđộng tĩnh gì, cả khu tập thể đều biết hai năm rõ mười, huống hồ nhà côlại xảy ra những chuyện lớn như vậy.

Hóa ra ai cũng biết cha mẹcô cãi nhau thường xuyên, mọi người không nói nên cô cũng chẳng bao giờbiết Ngoc diện Tiểu Phi Long lại đáng thương trong mắt mọi người.

Thực ra cô không đến mức thảm hại như mọi người tưởng tượng, không phải conem của gia đình có cha mẹ bất hòa đều lớn trước tuổi, trầm cảm hoặc trởthành tội phạm ở tuổi vị thành niên, ít nhất là cô - Trịnh Vi - khôngphải như thế. Cô không cảm thấy mình có gì bất hạnh, mặc dù cha mẹ côkhông hạnh phúc, nhưng họ đều yêu thương cô, họ luôn cố gắng không đểcho cô nhìn thấy vết nứt tình cảm giữa họ, không để cho cô bị tổnthương, cô yêu họ, cô cảm thấy họ đáng thương hơn cô.

Điều duynhất khiến cô cảm thấy cuộc sống vô cùng buồn chán là có những lần chamẹ cãi nhau, mẹ cô giận quá bỏ đi, mỗi lần đi là mất tăm luôn mấy ngàyliền, cha cô thì thường phải làm thêm giờ, hay la cà uống rượu giải sầu. Có lúc mấy ngày liền không thấy bóng dáng hai người đâu, cô phải đihọc, không thể thường xuyên đến nhà bà nội ở được vì bà sống ở thành phố khác, tự mình phải tính toán chi ly những khoản tiền tiêu vặt hằngngày. Tiền chi tiêu mà bố mẹ để lại cho, cô không dám tiêu sài hoangphí, sợ tiêu hết tiền mà họ vẫn chưa về nhà, như thế sẽ gay to. Nhữnglúc như vậy, các cô chú hàng xóm đưa cô về nhà cho cô ăn cơm chực, côthích nhất là đến nhà bác Lâm, cũng chính là nhà Lâm Tĩnh. Mọi người đều nói, bác Lâm làm lãnh đạo to trong cơ quan, nhưng Trịnh Vi thấy khônggiống chút nào, vì cả nhà bác Lâm đều rất yêu quý cô, mỗi lần cô ngồibên cạnh Lâm Tĩnh ăn cơm với vẻ ngon lành, thức ăn trong bát đều là bácLâm và cô Tôn gắp cho, nhìn Lâm Tĩnh cười tủm tỉm, cô càng ăn ngon miệng hơn.

Sau khi ăn xong cơm tới, bác Lâm sai Lâm Tĩnh ngồi xem côlàm bài tập, chiếc đèn bàn trong phòng Lâm Tĩnh có màu da cam dịu mắt,ấm áp. Thậm chí có lúc cô đã nghĩ, giả dụ suốt đời cha mẹ không quay về, cô sẽ mãi mãi ở nhà bác Lâm, mãi mãi ỏ bên cạnh Lâm Tĩnh thì hay biếtbao. Bây giờ nghĩ lại, Trịnh Vi cảm thấy ngay từ nhỏ mình đã là một côbé vô tâm vô tính.

Trịnh Vi còn nhớ sau khi vào cấp ba, cha mẹ cô lại nổ ra một cuộc “đại chiến thế giới”. Lần này, họ ném bát đĩa trướcmặt cô, xong chuyện họ vừa thu dọn chiến trường ngổn ngang vừa an ủi cô: “Vi Vi, bố mẹ có lỗi với con, bố mẹ không tốt, để con phải sợ hãi”. Lúc đó cô chỉ nói với họ một câu: “Bố mẹ, tại sao bố mẹ không ly hôn?” Nghe vậy họ sợ quá liền xúm lại quanh cô và nói: “Con bé này sợ quá hóa quẩn rồi, bố mẹ không ly hôn; vì con, bố mẹ không thể ly hôn”.

Trịnh Vi rất muốn nói thực lòng rằng, cô không hề thấy sợ, cũng không hề lẩnthẩn. Thật nực cười biết bao, rõ ràng là cuộc hôn nhân của họ đã tan nát đổ bể, nhưng vì cô mà cố giữ hơi thở thoi thóp, lý do là không muốn đểcô bị tổn thương, lẽ nào họ cho rằng một gia đình hữu danh vô thực lạicó thể đem cho cô hạnh phúc và cảm giác an toàn ư? Nhưng cô không nóinhững điều đó ra, bởi cô biết, việc cô sống một cách vô tư sẽ là niềm an ủi duy nhất với cha mẹ cô.

Vì thế, khi cô bé Trịnh Vi 18 tuổi bị gọi gấp về nhà để đón chờ phán quyết ly hôn của cha mẹ, cô cảm thấy như trút được gánh nặng. Bao năm qua, cô đã chán ngấy những cuộc chiếntranh giữa họ, cô cảm thấy mệt thay cho họ! Nhưng tại sao trong lòngkhông hề cảm thấy nhẹ nhõm hơn chút nào, cứ định mở miệng nói, nước mắtlại chảy vòng quanh.

Bố nói mệt rồi, ông khuyên bà nội nên đi nghỉ, trước khi đi ông nói với vợ cũ: “Cô nói chuyện riêng với con một lát có thể sẽ tốt hơn”.

Hiện giờ chỉ còn lại cô và mẹ, Trịnh Vi lại cảm thấy càng buồn hơn. Bà mẹnhìn thấy con gái đỏ hoe, liền nói: “Vi Vi, mẹ biết chuyện này làm contổn thương rất lớn, nhưng mẹ và bố cũng không có cách nào khác…”

Cuối cùng Trịnh Vi không thể chịu được nữa, cô vừa khóc vừa nói với mẹ:“Chuyện bố mẹ không hợp nhau không phải là chuyện mới xảy ra ngày mộtngày hai, ly hôn thì ly hôn, con cũng chẳng can thiệp, nhưng thế gian có thiếu đàn ông đâu, tại sao mẹ lại cứ lằng nhằng mãi với bác Lâm.?”

Sau khi về nhà, cô cũng mới biết chuyện này qua lời chửi rủa của bà nội,nguyên nhân chủ yếu khiến cha mẹ ly hôn không phải vì con gái đã lớn,không có gì phải lo lắng nữa, mà là quan hệ lén lút giữa mẹ cô và bácLâm bị bại lộ. Vì chuyện đó mà bác Lâm đòi ly hôn với cô Tôn, vì quá uất ức cô Tôn liền tố cáo với lãnh đạo và yêu cầu cơ quan phải đứng ra giải quyết, và cô Tôn cũng tuyên bố nhất quyết không chịu ly hôn, cho dù làkéo dài trong đau khổ thì cũng không thể cho đôi tình nhân này đến vớinhau. Và dường như mẹ cô đã quyết tâm về với bác Lâm, tự mình xin ly hôn trước.

Mẹ cô hôm nay không trang điểm nhưng trông bà vẫn rấtđẹp, không thể nhận được ra đây là bà mẹ của một cô gái 18 tuổi, bà nhìn con gái, ánh mắt lộ rõ vẻ u buồn nhưng không có nước mắt.

Bànói: “Vi Vi, con có thể coi thường mẹ, mẹ không phải là một người phụ nữ tốt, nhưng mẹ đã quen bác Lâm từ khi về nông thôn lao động…”

“Lẽ nào bác ấy chính là mối tình đầu của mẹ dưới cây hòe già?” Trịnh Vi bất ngờ đến mức quên cả khóc.

Bà gật đầu “Hồi đó mẹ và bác ấy đều rất trẻ, thời gian về lao động ở nôngthôn mặc dù kham khổ, nhưng cũng may là có bác ấy. Sau đó bác ấy có được chỉ tiêu thi đại học và đã thi đỗ, dần dần rồi mất liên lạc với mẹ. Sau khi tốt nghiệp đại học, bác ấy được phân công công tác về đây và lấy cô Tôn làm sự nghiệp rất thuận buồm xuôi gió. Còn mẹ sau khi trở về thànhphố đã được phân công công tác đến một xưởng dệt may, nhờ có người giớithiệu mẹ đã lấy bố con - tính cách của bố con không hợp với mẹ, nhưngông ấy vẫn là một người tốt. Con chào đời không được bao lâu, công việclàm ăn của xưởng dệt may ngày càng đi xuống, bác Lâm liền giúp ngầm đểmẹ được chuyển đến đây. Bất kể con tin hay không, những năm tháng quađúng là giữa mẹ và bố không có tình cảm, nhưng tình cảm của mẹ với bácLâm vẫn luôn trong sáng, mẹ và bác đã bảo nhau rằng phải quên hẳn mốitình đó, không kể với ai hết…”

“Thế tại sao hiện nay mẹ và bácvẫn qua lại?” Trịnh Vi nhớ đến Lâm Tĩnh, cảm thấy vô cùng đau khổ, chamẹ cô không hạnh phúc không còn là chuyện của ngày một ngày hai nữa,nhưng cuộc sống hôn nhân của bác Lâm và cô Tôn nhìn từ ngoài vào thấyhạnh phúc, êm đềm biết bao, nếu Lâm Tĩnh biết được những chuyện đang xảy ra sẽ buồn biết nhường nào, đặc biệt là người thứ ba xen vào cuộc hônnhân của cha mẹ anh lại là mẹ cô… Đột nhiên Trịnh Vi cảm thấy lạnhngười, dường như lý do Lâm Tĩnh ra đi đã có được đáp án - cô đã biếtnhững chuyện này, làm sao Lâm Tĩnh lại không biết? Cô cảm thấy trái timcủa mình như chiếc lá bị gió thổi tung, bay lạc giữa không trung, khôngbiết đâu là bến bờ.

Mẹ cô nói: “Cách đây một thời gian, cô quantổ chức đi du lịch ở Vụ Nguyên, không hiểu ma xui quỷ khiến thế nào màmẹ một mình đi đến làng Lý, cây hòe già vẫn còn ở đó. Mẹ nằm mơ cũngkhông thể ngờ rằng lại gặp bác Lâm ở đó, hồi trẻ thì nghĩ rằng chuyệnchỉ trôi qua như gió thoảng, ai ngờ lại đi theo suốt cuộc đời. Hôm đó,mẹ và bác đều khóc, dưới gốc cây hòe, bác Lâm đã quỳ trước mặt mẹ nóikiếp sau nhất định sẽ đem lại hạnh phúc cho mẹ."

Trịnh Vi lắng nghe một cách say sưa, một cảm giác thật khó tả xâm chiếm hồn cô.

“Vi Vi, mẹ là một người phụ nữ thất bại trong chuyện tình cảm, mẹ cũngkhông trách việc người khác coi thường mẹ, nhưng con phải hiểu cho mẹ,mẹ không còn trẻ nữa, có thể đây là cơ hội cuối cùng để mẹ được làm theo ý mình, cũng là cơ hội cuối cùng đem lại hạnh phúc cho mẹ, vì thế, chodù người khác nói như thế nào, mẹ cũng sẽ không thay đổi ý định”.

“Bao nhiêu năm qua vẫn sống được yên ổn, tại sao lại rơi đúng vào thời điểm này?” Cơ hồ như cô nói với chính mình.

“Đã từng có một lần, bác Lâm có cơ hội được chuyển công tác đi nơi khác,lúc đó mẹ và bố con cãi nhau một trận rất căng thẳng, mẹ đã từng nghĩ sẽ đi theo bác và không quay lại nữa. Nhưng mẹ vừa ra đến cửa thì thấy con mới lên năm, lúc con kéo mẹ, mẹ biết mẹ không thể ra đi được, mẹ khôngxa được con. Nhưng bây giờ con đã lớn rồi, con sẽ có tình yêu và cuộcsống riêng của mình, còn mẹ sẽ chỉ ngày một già đi mà thôi, mẹ không thể đợi đến lúc đi không vững nữa mới hối hận”.

Trịnh Vi cố gắngnhớ lại, nhưng không thể nhớ chuyện xảy ra khi cô năm tuổi, nhưng cô tin những lời mẹ cô nói là đúng. Cô nhớ lại nỗi ấm ức và bực tức vừa nãycủa mình, đó chỉ là vì chuyện cha mẹ cô ly dị thôi ư? Con cái mới làngười ích kỷ nhất thế gian. Cô tựa đầu vào lòng mẹ, từ nhỏ mẹ cô làngười gần gũi với cô nhất, mọi người đều nói trông họ như hai chị em.

“Mẹ, nếu bác Lâm không ly hôn thì sao?” Chuyện đã ra nông nỗi này, cô bắt đầu thấy lo cho mẹ.

“Thế nào cũng được, lúc mẹ ly hôn với bố, mẹ không hề cảm thấy hối hận”.

Cha mẹ cô đưa cô ra ga, trước khi lên tàu, Trịnh Vi ôm chặt từng người rồighé sát vào tai họ, cười và nói: “Nếu con còn có em trai hoặc em gái thì nhất định chúng không được đáng yêu hơn Ngọc diện Tiểu Phi Long!”

Tàu bắt đầu rời ga, Trịnh Vi nhìn thấy cha mẹ cô đứng trên sân ga mãi không chịu quay về, bóng họ mỗi lúc một nhỏ dần, cuối cùng chẳng còn nhìnthấy gì nữa. Cô tự nói với lòng mình, họ đều cần có hạnh phúc, mình cũng cần có hạnh phúc.

Tạm biệt, Lâm Tĩnh!

Trịnh Vi và Nguyễn Nguyễn bước vào giảng đường trước khi chuông réo vào họcmột phút, thầy giáo chưa đến, trong phòng sinh viên ngồi kín, có khôngít là bạn bè cùng lớp. Sinh viên năm thứ nhất rất tích cực, đi học chămchỉ. Các sinh viên đến trước đều chọn hàng ghế gần bục giảng để ngồi, sợ không nhìn thấy dáng vẻ chuyên tâm của các giảng viên, từng cuốn vở mới được đặt rất chỉnh tề, từng đôi mắt rạng ngời vẻ ham học hỏi.

Từ trước đến nay, Trịnh Vi luôn thích nghịch ngợm trong giờ học, vì thếkhi nhìn thấy ở góc phía sau còn có ghế trống, cô thầy rất mừng liền kéo Nguyễn Quản đi tới đó, ánh mắt của đám sinh viên nam đều giả vờ vô tình lướt qua họ. Người ta đều nói các cô gái xinh đẹp cùng dấu thì đẩynhau, nhưng hai cô này lại dính nhau như hình với bóng.

Đây làbuổi lên lớp đầu tiên của Trịnh Vi sau khi từ nhà trở lại trường, cả hai tiết đều là môn công nghệ đồ họa. Lúc đầu cô còn tự dặn mình, phải chăm chỉ, thật chăm chỉ, không thể để thua ở điểm xuất phát mới, nhưng ngồinghiêm chỉnh được một lát là bắt đầu tâm hồn treo ngược cành cây. Cônhìn sang Nguyễn Nguyễn, Nguyễn Nguyễn đang cúi đầu, chăm chú đọc sách.Mấy lần Trịnh Vi định gợi chuyện, thấy cô bạn chăm chú như vậy nên cũngngại làm phiền, một lúc lâu sau phát hiện ra vẻ chuyên tâm của NguyễnNguyễn đã có phần bất thường, bèn thò tay lật cuốn sách của cô bạn vớivẻ nghi ngờ. “Lạ nhỉ, quyển Công nghệ đồ họa hay đến thế sao?” Không lật thì thôi, lật ra cô bất giác kêu lên: “Trời đất, Kiếp trước và kiếp này của Phan Kim Liên, vừa nãy tớ còn tự cảm thấy xấu hổ vì không chăm chúhọc hành như cậu, thật đúng là sự ngây thơ của tớ bị xỏ mũi rồi”.

Nguyễn Nguyễn “Suỵt” một tiếng, không thèm ngẩng đầu lên, “Yên nào, đừng ồn ào nữa, đọc xong sẽ cho cậu mượn”.

“Tớ thèm vào, tớ cứ nhìn thấy chữ là đau đầu”. Trịnh Vi cảm thấy lòng nhẹnhõm hơn đôi chút, học sinh ngoan cũng chỉ như vậy thôi.

NguyễnNguyễn là một cô gái rất thú vị, nghe nói cô thi đỗ khoa Xây dựng trường G với số điểm cao thứ hai của khoa. Bình thường cô cũng thích lên thưviện, nhưng sau mấy lần theo cô lên thư viện, thấy lần nào cô cũng đọctạp chí hoặc sách giải trí, thậm chí có lần còn đọc tờ Bát quái cả buổitối một cách say sưa, Trịnh Vi nhận xét: “Thực sự không ngờ” NguyễnNguyễn thường nói: “Bài vở chỉ cần qua là được, tớ sợ nhất là đứng thứnhất, tội gì phải làm tình làm tội mình như vậy”. Trịnh Vi thấy hơi ấmức, người như Nguyễn Nguyễn lại dễ qua mắt mọi người đến vậy, ngay cảkhi đọc những cuốn sách nhạy cảm cũng khiến người ta cảm thấy cô chuyêntâm, đoan trang làm sao.

“Đừng đọc nữa, nói chuyện với tớ đi”.Trịnh Vi chọc chọc cùi tay vào Nguyễn Nguyễn, Nguyễn Nguyễn ngẩng đầunhìn lên bục giảng, thầy giáo tầm tuổi trung niên có cặp kính dày hơn cả kính chống đạn vẫn đang thao thao bất tuyệt, vẻ mặt không hề biểu lộcảm xúc, nhanh tay gập cuốn sách lại, hỏi: “Nói gì nào?”

Trịnh Vi chống tay lên cằm, “Nói cái gì cũng được, nếu thực sự không còn gì đểnói, cậu có thể đặt câu hỏi với tớ - đứa trẻ mà cha mẹ ly hôn vừa gặpphải hai cú sốc lớn này cũng được, được trả lời câu hỏi cũng có thể giúp tâm hồn lạc lối của tớ tìm thấy hướng đi mới”.

Thực ra, TrịnhVi đã kể rạch ròi mọi chuyện với Nguyễn Nguyễn ngay từ chiều hôm qua, từ dáng vẻ của nhân vật đến những suy nghĩ trong nội tâm, không bỏ sót chi tiết nhỏ nào.

Nhưng Nguyễn Nguyễn rất tâm lý, cô cúi đầu hỏi: “Cậu thực sự sẽ không tìm cách để liên lạc với Lâm Tĩnh nữa à?”

Bàn tay Trịnh Vi vẽ nhằng nhịt trên cuốn vở, “Lâm Tĩnh ở xa như thế, liênlạc kiểu gì? Huống hồ anh ấy cũng biết như vậy, anh ấy không chịu ngheđiện thoại của tớ, sách tớ tặng anh ấy cũng vứt đi, anh ấy chẳng thèmđếm xỉa gì đến tớ nữa đâu”.

Nguyễn Nguyễn cảm thấy hơi hối hận vì gợi ra chủ đề này, đang định lảng sang chuyện khác, Trịnh Vi liền cườitủm tỉm nói: “ Nhưng không sao cả, chút trắc trở nhỏ thế nảy làm sao cóthể đánh bại được Tiểu Phi Long bất tử như tớ. Một anh Lâm Tĩnh đi rồi,sẽ có hàng trăm hàng nghìn anh Lâm Tĩnh khác xông tới, trường bọn mìnhchẳng nhiều cái gì cả, chỉ nhiều mỗi con trai thôi, có một, hai anh cũng không đến nỗi, tương lai còn dài lắm, hoa dại đầy đường thế này, tớ tha hồ mà chọn mà ngắt…”

Nguyễn Nguyễn cười mỉm, nói: “Chứ sao, cậu nghĩ được như thế thì tốt quá”.

“Tại sao tớ lại không nghĩ được như thế chứ? Môi trường tuyệt như thế này,tớ nói cho cậu biết nhé, hôm qua Trư Bắc kể với tớ một chuyện rất thúvị, cậu ấy bảo lớp cậu áy có một cô bạn đêm ngủ tự nhiên bật khóc, mọingười hỏi xảy ra chuyện gì, cô bạn nói, từ nhỏ tới giờ chưa bao giờ côthấy một ngôi trường nào lắm anh đẹp trai, mà lại không có nhiều cô xinh đẹp như trường mình, mải nghĩ tự nhiên thấy mừng phát khóc”.

Nguyễn Nguyễn bất giác mỉm cười.

Buổi chiều tan học, trên đường về ký túc xá, hai bên vỉa hè của các trụcđường chính trong như họp chợ. Tò mò, Trịnh Vi cũng chen vào một đámngười ngó nghiêng, phía sau chiếc bàn có mấy người đứng, bên cạnh còndựng một tấm biển tuyên truyền. Lập tức cô hiểu ngay vấn đề, miệng lẩmbẩm: “Hóa ra đây chính là các câu lạc bộ trong trường đại học được nhắctới từ lâu”.

Một anh chàng sinh viên tinh mắt phát hiện ngay racô bé Trịnh Vi xinh xắn đáng yêu, mặt lộ rõ vẻ tò mò, lập tức hồ hởi bắt chuyện: “Em gái, em có muốn tham gia vào câu lạc bộ văn học của bọn anh không?”

Trịnh Vi liền lùi mấy bước, quay đầu đi luôn, bụng thầmnghĩ, cái kiểu làm văn như mình, câu cú lủng tủng, tham gia câu lạc bộvăn học làm gì chứ. Cô quay về chỗ cũ, thấy Nguyễn Nguyễn đang đứng đợicô và trở thành đối tượng bị mấy câu lạc bộ xung quanh mời chào nhiệttình.

“Nguyễn Nguyễn, cậu có tham gia không?”

Nguyễn Nguyễn lắc đầu, “Phiền hà lắm, bọn mình đi thôi”.

Sắp đi qua hết các câu lạc bộ, đột nhiên nghe thấy không xa vang lên tiếng ai đó gọi: “Vi Vi, Vi Vi…”

Trịnh Vi quay đầu nhìn xung quanh theo phản xạ, xác định không phải gọi mình, vừa định đi tiếp, lại nghe thấy tiếng gọi càng dồn dập hơn: “Vi Vi,phía này, phía này cơ mà!” Lần này thì cô đã nhìn thấy một gương mặt cóvẻ quen quen đang đứng ở góc đường kín đáo nhất, chủ nhân của gương mặtđó đang ra sức vẫy tay về phía cô.

“Cậu quen à?” Nguyễn Nguyễn hỏi với vẻ kinh ngạc.

“Hình như thế, trông rất quen, bọn mình qua đó xem sao”.

Hai người vừa bước tới, anh chàng vừa gọi cô đó liền nói với giọng thânthiện: “Vi Vi, cuối cùng đã tìm được em, vào học bao lâu rồi mà em vẫnkhông gọi điện thoại cho anh, thế là không được đâu nhé”.

Nghethấy hai tiếng “Vi Vi” mà anh chàng đó gọi, Trịnh Vi bất giác rùng mình, thầm hỏi mình quen anh chàng này từ bao giờ nhỉ, cô nhìn gương mặt mọcđầy trứng cá trước mắt mấy giây mới ồ lên vỡ lẽ, đây chẳng phải LãoTrương nhiệt tình hôm cô đến nhập trường đó sao?

“Hê hê, mấy hôm trước em có việc phải về nhà, anh Trương anh ở đây làm gì vậy?” Vì đã quen nên cô cũng không phải cảnh giác nữa.

“Còn làm gì nữa, câu lạc bộ thu hút nhân tài, cũng phải hấp thu ít dinh dưỡng mới chứ”.

Trong trường đại học hình như sinh viên nào cũng phải tham gia vào câu lạc bộ nào đó thì phải, Trịnh Vi liếc quanh vị trí của Lão Trương, đây là gócnhỏ kín đáo nhất so với vị trí của tất cả các câu lạc bộ khác, sau lưnganh ta là hai, ba anh chàng cũng lôi thôi luộm thuộm như anh ta, trênbàn không có những tấm biển tuyên truyền bắt mắt như các câu lạc bộkhác, ngay cả các sinh viên mới xếp hàng dăng ký trước bàn cũng khôngnhiều như chỗ khác.

“Câu lạc bộ của anh là câu lạc bộ gì vậy, ít ra cũng phải có tấm biển ghi chứ?”

“Ở đây này”. Lão Trương cầm một tờ giấy trên bàn lên, nhìn là biết đó làmột tờ giấy được xé nham nhở trong quyển vở ghi chép, trên đó viết dòngchữ “Câu lạc bộ cờ vây” bằng bút bi.

Trịnh Vi cười ngặt nghẽo,“Anh Trương, câu lạc bộ của các anh cũng giản dị, đơn sơ quá nhỉ? Đi từnãy đến giờ, chưa thấy câu lạc bộ nào lại nghèo nàn như các anh”.

Lão Trương không hề tỏ ra phật ý, phẩy phẩy tờ giấy, nói: “Bọn anh đây gọilà hát bè trầm! Nước chẳng kể sâu, có rồng tất thiêng, hình thức khôngquan trọng, cái mà bọn anh coi trọng chính là nội hàm”.

“Thế anh cứ tiếp tục giữ nội hàm đó đi, em phải về đây”. Trịnh Vi vừa cười vừa nói.

“Thế đâu có được, đã đến đây thì phải tham gia vào câu lạc bộ của các anh chứ”. Lão Trương nói với vẻ thản nhiên.

Trịnh Vi bật cười, “Em đâu có biết trò chơi có nội hàm lớn lao như vậy của các anh, em chỉ biết chơi cờ bay thôi”.

“Không sao cả, chỉ cần em tham gia, bọn anh đông người thế này không dạy đượcem hay sao? Trông em thông minh như thế, chắc chắn sẽ học nhanh thôi”.

“Thôi thôi, các anh đi tìm cao nhân khác đi”. Trịnh Vi đang định bỏ đi thì bị tay Lão Trương chặn lại: “Em gái, em phải nể mặt anh chứ, hay là, bọnanh không thu tiền gia nhập câu lạc bộ của em nữa… thế cũng không chịuhả? Thôi thì thế này nhé, em tham gia, chức hội phó câu lạc bộ sẽ để emlàm…”

Trịnh Vi giật nảy người, càng cảm thấy trước mặt là đầmrồng hang cọp. Thấy cô vẫn chưa chịu, Lão Trương lại một lần nữa dùngchiêu bài dụ dỗ ngon ngọt: “Thôi em hãy nể mặt anh vì hôm nhập học anhđã giúp em, cũng coi như đó là cái duyên, em tham gia đi nhé. Yên tâm,sau khi gia nhập câu lạc bộ, em không có nghĩa vụ gì hết mà chỉ có quyền lợi thôi… Đừng để đến mức anh phải cầu xin em, ít nhiều gì thì anh cũng là đàn anh khóa trên mà."

Thấy Trịnh Vi tỏ vẻ nghi hoặc khôngnói gì, Lão Trương không để lỡ thời cơ dúi ngay chiếc bút bi vào tay cô, nửa vật nài nửa ép bắt cô phải ký tên, Trịnh Vi chưa kịp hoàn hồn thìnghe thấy Lão Trương quay đầu tươi cười hoan hỉ với mấy anh bạn đằngsau: “Cuối cùng thì câu lạc bộ cờ vây của chúng ta đã có sinh viên nữrồi, lại còn là cô bé xinh đẹp nữa chứ, thế nào hiệp hội máy vi tính vàcâu lạc bộ ghi ta cũng tức nổ đom đóm mắt cho coi”.

Trịnh Vikhông nói gì nữa, cô có cảm giác như mình bị bán đứng trong chốc lát.Nhưng nhìn thấy vẻ hoan hỉ của bọn họ, thầm nghĩ, mấy anh chàng này cũng đáng thương thật, bình thường chắc là hay bị các câu lạc bộ khác bắtnạt, đằng nào cô cũng chẳng có việc gì, tham gia thì tham gia chứ sao.

Lúc này đây ánh mắt Lão Trương bắt đầu nhìn chằm chằm vào phía sau TrịnhVi, Trịnh Vi quay đầu nhìn lại, đúng là vị trí Nguyễn Nguyễn đang đứng,cô đang lơ đãng nhìn mọi người qua lại.

Trịnh Vi đặt tay lên vaiNguyễn Nguyễn, nhướn mày lên hỏi anh chàng Trương: “Anh nhìn NguyễnNguyễn nhà em say sưa như thế làm gì?” Cô không hề có ý ghen tuông. Tính Trịnh Vi là thế, cô đã chấp nhận Nguyễn Nguyễn nên cảm thấy NguyễnNguyễn là của mình, người khác ca ngợi, thích Nguyễn Nguyễn, cô cảm thấy mình cũng vinh dự lây, chỉ có điều trong mắ Lão Trương lộ rõ bốn chữ“Thèm thuồng từ lâu” khiến cô không thể không cảnh giác.

LãoTrương rút phắt trong túi ra một vật, cầm bằng hai tay đưa ra trước mặtNguyễn Nguyễn, “Em là Nguyễn Quản đúng không, anh đã nghe tiếng em từlâu, anh là Trương Thiên Nhiên học khoa Công nghệ Môi trường, đồng thờicũng là bạn thân của Trịnh Vi ”.

Trịnh Vi lườm môt cái, con người này không biết lạ là gì, hóa ra anh ta vẫn đem theo bên người tấm cardtự làm đó, hễ gặp con gái xinh lại phân phát.

Nguyễn Nguyễn mỉmcười nhận lấy và cũng không nói gì. Lại vẫn là Lão Trương tấn công tiếp: “Hay là em cũng tham gia vào câu lạc bộ cờ vây của bọn anh nhé?”

Trịnh Vi thấy Nguyễn Nguyễn có phần khó xử, bèn nói với Lão Trương: “Đây khác gì được voi đòi tiên, bắt ép bản cô nương còn chưa đủ, lại còn định báchiếm cả hoa khoa Nguyễn Nguyễn nhà chúng tôi nữa đây, anh không sợ câulạc bộ cờ vây của anh bị người khác cho một chưởng à?”

Lão Trương cũng là người rất biết nắm bắt thời cờ, biết dừng lại đúng lúc nên cũng không nài ép thêm.

Tối đến, khi đã về phòng đông đủ, mọi người liền kể cho nhau nghe chuyệnbuổi chiều đi thăm các câu lạc bộ. Tiểu bắc nói bằng giọng chắc nịch:“Cái gọi là câu lạc bộ chỉ là nơi các anh giai khóa trên đói khát tántỉnh các em khóa dưới mà thôi?”

Lục Nha hưởng ứng: “Đúng đấy, tớ cũng cảm thấy như thế, Tiểu Bắc, thế thì cậu không tham gia vào câu lạc bộ nào à?”

Tiểu Bắc nói: “Đâu có, tớ tham gia câu lạc bộ nhiếp ảnh, câu lạc bộ nấu ăn, câu lạc bộ tình thương, hiệp hội điện ảnh…”

Trịnh Vi cười phì: “ Thế những lời cậu nói lúc đầu không phải mâu thuẫn hay sao?”

Tiểu Bắc hùng hổ: “Tớ chỉ nói câu lạc bộ là nơi các anh giao khóa trên đóikhát tán tỉnh các em khóa dưới mà thôi, tớ đâu có nói như thế có gì làkhông ổn đâu, tán thì cứ việc tán, dù thế nào thì cũng không không chohọ cơ hội, như thế thì phi nhân nhân đạo quá. Trịnh Vi, cậu tham gia vào câu lạc bộ nào, hôm nay tớ lang thang mãi ở đó nhưng không thấy câu lạc bộ Phi Long”.

“Tớ tham gia câu lạc bộ cờ vây”. Trịnh Vi buột miệng.

“Ấy, cậu nghĩ gì mà lại tham gia câu lạc bộ cờ vây, tớ nghe mấy người khóatrước nói, trong số các câu lạc bộ của trường, câu lạc bộ cờ vây là vôtích sự nhất, nghe nói ở đó mấy người là sinh viên bị đúp, điển hình lànhững kẻ ham chơi bời, ban chấp hành Đoàn trường mấy lần đã có ý địnhgiải tán câu lạc bộ này, không hiểu sao đến giờ nó vẫn tồn tại”. DuyQuyên nói.

Nghe thấy vậy Trịnh Vi liền nổi cáu: “Tớ lại thíchchơi bời đấy, chỉ có điều câu lạc bộ cờ vây tuy là kém cỏi thật nhưngnghe nói câu lạc bộ cũng có một quy định, tất cả mọi người đều có thểtham gia, trừ sinh viên khoa Xã hội."

Tiểu Bắc cười ha ha: “Hay đấy, hay đấy”.

Duy Quyên không nói gì thêm, chắc là nằm trên giường tức nổ đom đóm mắt.Cuối cùng vẫn là Nguyễn Nguyễn giảng hòa, “Tồn tại tức là hợp lý, mỗingười một ý thích thôi mà”.

Duy Quyên cũng không muốn làm mấtlòng Trịnh Vi, được đà hạ giọng: “Nhưng nói đi lại nói lại, nghe nóitrong câu lạc bộ cờ vây cũng có mấy anh không đến nỗi, nghe nói chàngcông tử họ Hứa khoa Vật lý Điện tử cũng ở câu lạc bộ đó."

Trịnh Vi vẫn chưa hả giận, “Hứ” một tiếng rồi không nói gì thêm.

Lục Nha hỏi: “Chàng công tử họ Hứa nào?”

“Công tử họ Hứa mà cậu không biết à?” Duy Quyên nói” “Hứa Khai Dương - nămthứ hai khoa Vật lý Điện tử, nhà rất giàu, lại đẹp trai, mấy nàng tronglớp tớ thường xuyên nhắc tới anh ta, nghe nói vẫn chưa có người yêu”.

“Xem ra cậu đã điều tra kỹ rồi phải không? Chưa có người yêu, thế không phải là cậu có cơ hội hay sao?” Tiểu Bắc nói.

Duy Quyên nói với vẻ ngượng ngùng: “Làm sao người ta thích tớ được”.

“Đừng nói như vậy, bạn Duy Quyên của chúng ta tuyệt vời làm sao, còn ai bonsevich hơn bạn ấy nào? Tiểu Bắc nói.

Sau một hồi thảo luận, trừ Trịnh Vi và Tiểu Bắc ra, Trác Mĩ tham gia câulạc bộ nấu ăn, Duy Quyên và Lục Nha tham gia câu lạc bộ văn học, chỉ cóNguyễn Nguyễn không tham gia câu lạc bộ nào, lý do của cô là sợ phiềnhà, có thời gian tham gia vào mấy việc đó không bằng lên thư viện đọcsách.

Trong trường đại học, muốn nhận biết sinh viên mới và sinhviên cũ không có gì là khó, những người hào hứng đi theo tốp mấy sinhviên nam hoặc sinh viên nữ là sinh viên mới, hai người dắt tay nhau đilang thang trên đường là sinh viên cũ; trước giờ vào học vẫn còn nămphút đã chạy thục mạng vào giảng đường là sinh viên mới, chuông báo vàohọc réo đã lâu mà vẫn dụi mắt lê từng bước vào lớp là sinh viên cũ; ánhmắt hồ hởi, mong chờ, tràn trề hy vọng trước bốn năm đại học là sinhviên mới, hai mắt vô hồn, nụ cười mờ ám là sinh viên cũ… Đương nhiênrồi, có người lại thích phân biệt theo kiểu này hơn, trong nhà ăn, ănphải một con sâu kêu lên thất thanh là sinh viên mới, thấy trong bátkhông có sâu liền ngạc nhiên đến mức không dám nuốt là sinh viên cũ.

Cho dù thế nào, so với cực hình của ba năm cấp ba, cuộc sống trong trườngđại học chẳng khác gì thiên đường, đứng trước môi trường sống, môitrường học tập thoải mái và tự do tự tại vì không có người giám sát, rất nhiều người có cảm giác như con chim được sổ lồng, hào hứng vỗ cánhnhưng không biết nên bay về phương nào. Lục Nha kể rằng, học kỳ một củanăm thứ nhất đại học sắp kết thúc nhưng cô vẫn thường xuyên mơ thấy cảnh mình quay về với thời trước khi thi đại học mà toát cả mồ hôi hột.

_ © _

Lần trốn học đầu tiên của Trịnh Vi bắt đầu từ những lời gợi ý của Lão Trương - người được mệnh danh là giang hồ Bạch Hiểu Sinh. Xuất phát từ tâm lý đối phó, sau khi gia nhập câu lạc bộ cờ vây, cô cũng mấy lần đến trung tâm hoạt động của câu lạc bộ. Lần thì đi vào sau khi tan học, lần thì đi lúc không có giờ, bất kể lần nào đến địa điểm tồi tàn đó, cô cũng đều nhìn thấy bóng dáng Lão Trương. Cuối cùng có một lần, không nén nổi tò mò, Trịnh Vi liền nói ra thắc mắc của mình: “Anh Trương, sao lúc nào anh cũng có mặt, anh không đi học à?” Lão Trương cười, điềm nhiên nói: “Cô bé ngốc ngếch thế, em tưởng rằng tất cả mọi người đều như các em tiết nào cũng cắp cặp đi học ư, thà đi làm những việc mình thích còn hơn là để tuổi xuân quý báu trôi qua một cách vô bổ trong những môn học vô vị”. Lúc đó Trịnh Vi thầm nghĩ, thảo nào mọi người đều nói trong câu lạc bộ cờ vây toàn là sinh viên bị đúp mình không thể như thế được.

Cho dù là năm thứ nhất nhưng chương trình học của sinh viên các nhóm ngành tự nhiên đều đươc xếp khá nặng, ngoài bốn môn chuyên ngành, còn có các môn chung bắt buộc như ngoại ngữ và triết học Mác-Lênin, cơ sở pháp luật. Về cơ bản thời khóa biểu ngày nào cũng được bố trí kín mít, thỉnh thoảng những buổi không có giờ lại phải đối phó với các bài tập vi phân, tích phân dài lê thê.

Một buổi sáng trời mưa, Trịnh Vi tự cho phép mình được ngủ nướng với lý do đau đầu để biểu tình việc rời khởi chăn ấm lên lớp đi học. Thấp thỏm một hồi, thấy hậu quả không những không nghiêm trọng như mình tưởng tượng - thậm chí có thể nói sau khi không để lại hậu quả gì, cô bắt đầu có những hành động liều lĩnh hơn, ngoài môn chuyên ngành không dám bỏ học, sợ bỏ sẽ không theo kịp, các môn học chung bắt buộc, bỏ được đều bỏ. Thời gian đầu cô còn nhờ Nguyễn Nguyễn làm đơn xin phép nhét cho cán bộ lớp, nhưng sau khi mọi lý do ốm vặt đã sử dụng hết, ngay cả giấy phép cũng không buồn viết nữa. Sau khi cha mẹ cô mỗi người bỏ ra nửa tiền mua cho cô một chiếc máy tính, tình trạng này ngày càng nghiêm trọng hơn, vua trốn học trong phòng chính là cô và Trác Mĩ - người nổi tiếng vì đức tính ham ngủ lười học, thỉnh thoảng còn có Tiểu Bắc - người cũng dị ứng với môn triết học Mác-Lênin tham gia, cứ rỗi rãi là mấy người lại thuê về mấy bộ phim truyền hình mà nghiền ngẫm. Phim Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Mỹ, Đài Loan rồi phim trong nước, phim nào cũng không chê, có lúc xem quên cả mình là ai, ngay cả cơm cũng phải nhờ Nguyễn Nguyễn sau khi tan học mua về cho.

Mặc dù Nguyễn Nguyễn không phải tiết học nào cũng chăm chú nghe giảng, nhưng nguyên tắc của cô là không có chuyện đặc biệt thì không trốn học, cho dù tâm hồn có treo ngược cành cây, cũng phải tự mình đến tận hiện trường. Như lời cô nói thì, Trịnh Vi đã bỏ học nhiều như vậy, nếu cô cũng làm như thế thì phòng ký túc xá của cô vốn là phòng có các sinh viên học ở các khoa khác nhau, khi lớp có chuyện gì cần thông báo sẽ chẳng ai biết, nếu chẳng may gặp phải hôm điểm danh, kiểu gì cũng phải có người để đối phó.

Bình thường trên lớp đều do lớp phó phụ trách kỷ luật điểm danh, mặc dù giấy xin phép mà Nguyễn Nguyễn đưa ra trông lem nhem, tệ hại, nhưng trước ánh mắt khẩn cầu của nàng hoa khôi, hơn nữa Trịnh Vi cũng được bạn bè trong lớp quý mến vì tính tình xởi lởi, vô tư nên lớp phó phụ trách kỷ luật cũng nhắm mắt cho qua, chỉ có điều nếu gặp phải vị giáo sư nào mạnh tay, sự việc sẽ không đơn giản như thế. Một lần, Trịnh Vi liều mạng bỏ giờ môn xây dựng công trình đại cương. Thầy giáo dạy môn này là giáo sư Lý - người được mệnh danh là một trong tam đại sát thủ của khoa Xây dựng; trước khi vào lớp mà vị giáo sư này phát hiện số chỗ ngồi còn trống vượt quá lim chịu đựng của ông thì sẽ điểm danh rất cẩn thận, lúc hết tiết ông còn đứng trên bục giảng đập bảng với vẻ đằng đằng sát khí, “Giờ của tôi mà cũng dám bỏ hả, không biết ông Lý này là ai hả, học kỳ này nếu hai lần điểm danh không có mặt thì điểm thi cuối kỳ nhất loạt là 0 điểm”.

Những lúc như thế, Trịnh Vi đang ngồi ở ký túc xá xem phim mà nước mắt lưng tròng; Nguyễn Nguyễn tranh thủ giờ giải lao giữa hai tiết học, hổn hển chạy về ký túc xá báo tin cho Trịnh Vi. Trịnh Vi lập tức thay ngay quần áo, rồi cùng Nguyễn Nguyễn lên lớp trước khi và tiết hai. Từ trước đến nay, các môn đều học liền hai tiết một lần, vừa nhìn thấy giáo sư Lý mặt đằng đàng sát khí, vẻ yếu ớt của Trịnh Vi lại càng lộ rõ, cô nói: “Em xin lỗi thầy, em bị đau bụng đã hai ngày nay rồi, vừa nãy em phải nghỉ một tiết của thầy”.

Vẻ ngây thơ, trong sáng đó có lợi như vậy đấy, nhìn ánh mắt ngơ ngác như nai tơ của Trịnh Vi và vẻ thành khẩn không thể chê vào đâu của Nguyễn Nguyễn đứng bên cạnh, ngay cả giáo sư Lý đã sống nửa đời người và nổi tiếng vì sự cứng rắn cũng không khỏi động lòng trắc ẩn, ông xua xua tay và nói một câu: “Các cô đừng có ăn vặt linh tinh không tốt cho sức khỏe, ảnh hưởng đến học tập, quay về chỗ ngồi đi, lần này tôi cho qua”. Nghe nói, cách này đã có lần được một sinh viên nam trong lớp bắt chước, kết quả không những vẫn bị đánh dấu bỏ học, mà còn bị giáo sư Lý cho một bài ca không quên. Vì thế sinh viên nam đều thầm than thở rằng tại sao mình không được sinh ra làm kiếp má hồng duyên dáng. Trịnh Vi nghe thấy liền nói: “Từ trong trứng nước người ta đã được cha mẹ phú cho nét tươi xinh, biết làm thế nào? Hơn nữa, người đầu tiên áp dụng chiêu bài này là thiên tài, mà người nào học lỏm đều là ngu tài”.

Điều khiến mọi người ấm ức hơn cả là sau khi biết điểm thi học kỳ, Nguyễn Nguyễn đứng trong top ba người có điểm cao nhất lớp chẳng nói làm gì, riêng Trịnh Vi đi học bữa đực bữa cái nhưng môn nào cũng qua. Hôm thi môn triết học Mác-Lênin, do được ngồi sau Nguyễn Nguyễn nên TV không phải thi lại.

Sống trong môi trường như vậy, Trịnh Vi như cá gặp phải nước, cô cảm thấy tương lai tựa như một bức tranh sơn thủy theo phương pháp vẩy mực đang từ từ mở ra trước mắt cô. Tuổi trẻ tuyệt vời biết bao, phía trước vẫn còn rất nhiều điều lý thú đợi chờ cô khám phá, vẫn còn rất nhiều thời gian để có thể thỏa thích phung phí, mặc dù đôi lúc nhớ đến Lâm Tĩnh, trong lòng cũng rầu rĩ, nhưng không có gì có thể ngăn nổi nhịp chân vui vẻ tiến bước của Tiểu Phi Long.