Việt Cơ

Chương 7




Một ngày này, từ rất sớm Vệ Lạc đã lên quan đạo, hiện tại nàng đã học được thuật dịch dung, thân thể yếu đuối này cũng đã hơi quen đi đường, do đó nàng muốn mỗi ngày đi nhiều thêm một ít, tận lực sớm vào trong thành Ngật.

Vệ Lạc đi một chút lại ngừng, rốt cuộc lúc đi được bốn mươi dặm đường, mặt trời đã dần dần lặn xuống, mà Vệ Lạc lại bị bao vây bởi một vùng rừng cây mênh mông, ngẩng đầu nhìn lại, hai bên quan đạo chỉ còn màu xanh biếc bao la vô hạn của cây cối, trông thế nào cũng không thấy ranh giới, ít nhất cũng phải hai mươi dặm.

Không hay rồi! Buổi tối hôm nay làm sao mà ăn ngủ đây? Chẳng lẽ lại ở trong rừng?

Trong lòng Vệ Lạc hốt hoảng, có điều nàng quá mức mệt mỏi, dưới chân cũng không còn lực. Liên tục mấy ngày chỉ ăn chút đậu nành, ăn không đủ no lại chẳng cơm gạo gì nên mới xuất hiện hậu quả như bây giờ, Vệ Lạc chỉ cảm thấy cả người đều yếu ớt đến hốt hoảng, trong bụng thiếu một luồng khí nóng, cho dù đã nghỉ ngơi, cả người cùng chân cũng không còn lực.

Vệ Lạc lấy tay xoa dạ dày, xoay người đi đến một tảng đá lớn ven đường: dục tốc bất đạt, tốt nhất là nên nghỉ ngơi cho tốt.

Nàng mới đi được hai ba bước, chợt nghe thấy tiếng bước chân dồn dập từ đằng sau khúc quanh bên phải truyền đến. Tiếng bước chân hỗn loạn ngày càng nhiều, càng ngày càng rõ, đảo mắt đã tới phía sau Vệ Lạc.

Có một đại đội kỵ sĩ đang đến đây!

Vệ Lạc cả kinh, vội vàng chạy sang bên. Lúc nàng khó khăn lắm mới chạy qua bên đường được, bóng dáng các kỵ sĩ đã gần thấy rõ.

Vệ Lạc quay đầu nhìn về hướng họ.

Vừa thấy, vẻ mặt nàng không khỏi ngưng trọng.

Hiện ra trong tầm mắt nàng là một đoàn kỵ sĩ cưỡi trâu. Gần ba mươi con trâu đen sì tráng kiện, ngồi thẳng ở trên là những kiếm khách người mặc áo gai, trường kiếm nắm trong tay.

Những người này còn cách Vệ Lạc một phần trăm dặm thì mùi khai thối của trâu cùng mùi mồ hôi và máu tươi trên người họ liền xộc vào mũi nàng, mùi này cực kỳ khó ngửi khiến Vệ Lạc không tự chủ mà lui vài bước về phía sau rừng cây.

Tuy trâu chạy không mau, thế nhưng khoảng cách chỉ có vài trăm mét đảo mắt đã tới. Mắt thấy nhóm người này sắp đi qua, đột nhiên một tiếng nói khàn đục của một người trung niên truyền đến: "Dừng lại!"

"Huuuah-" (nguyên văn: 叱- sất, thề là tớ cũng không biết thay thế nào cho phải ==!!!)

Mọi người đồng loạt dừng cương.

Vệ Lạc thấy bọn họ thế nhưng lại dừng trước mặt mình, trong lòng căng thẳng, dưới chân lại thối lui vài bước về rừng cây.

Trong đám, người hô to lúc đầu là một đại hán râu quai nón có vết sẹo kéo dài từ khoé mắt bên trái đến miệng xoay người, nhìn về phía Vệ Lạc.

Thấy gã chằm chằm đánh giá Vệ Lạc, một thanh niên sắc mặt xanh xao, râu lún phún quanh mép nói: "Đại ca, tiểu tử này vừa nghèo vừa yếu, dưới không ngựa cưỡi, sau không kẻ hầu, hoảng sợ như gà mắc mưa, việc gì huynh phải nhìn nó chăm chú thế?"

Không chỉ thanh niên này, tất cả đại hán đều tò mò đánh giá Vệ Lạc, chờ người râu quai nón trả lời.

Dường như trên mỗi người bọn họ đều có vết thương, tóc bị gió giật ra phía sau rối nùi, râu cũng không có dấu hiệu cắt tỉa qua, hễ ai mở miệng thì Vệ Lạc đều thấy những răng là răng vàng.

Tiếp theo chính là, trên người những người này đều toả ra hơi thở tàn ác đầy mùi máu tươi! Bọn chúng nhất định đã giết người! Hơn nữa, từ trong lời của thanh niên vừa rồi có thể nghe ra, bọn chúng là một nhóm cường đạo.

Hai mắt Vệ Lạc mới chỉ nhìn mà mặt đã tái nhợt, lại sợ hãi lui thêm hai bước.

Sau một lúc gã râu quai nón xuôi ngược đánh giá Vệ Lạc thì nở nụ cười: "Các huynh đệ mời xem, tiểu nhi này tuy yếu đuối, nhưng ánh mắt lại trong vắt không giống người thường." Dừng một chút, gã cười ha hả, cao giọng nói: "Quan trọng nhất là, vừa rồi nó mới thấy chúng ta cưỡi trâu mà đi, vẻ mặt không phải sợ hãi như người thường, mà là buồn cười! Có thể thấy xưa nay nó đã xem quý nhân cưỡi ngựa thành quen. Ta dám khẳng định, tiểu nhi này lai lịch bất phàm, hành trang phía sau nó tất có vật quý!"

Thì ra là thế!

Trong tiếng tán thưởng bừng tỉnh đại ngộ, sắc mặt Vệ Lạc lại trắng bệch, lần đầu tiên nàng phát hiện rằng mình cảnh giác còn chưa đủ, còn lâu mới đủ!

Lúc này Vệ Lạc lại không hề sợ hãi, mặt dù đã trắng bệch, dưới chân lại không lui về sau nữa, giương mắt nhìn về những hán tử, chắp tay trước ngực nói: "Vị đại ca này nhãn lực thật tốt!"

Giọng nàng trong sáng, không có tý run rẩy nào khiến các đại hán đều cả kinh, một đám quay đầu nhìn Vệ Lạc.

Vệ Lạc thán phục nhìn gã râu quai nón, cao giọng nói: "Đúng như lời đại ca, tiểu đệ quả thực là người Việt, gia cảnh cũng khá giả." Vệ Lạc biết, chính giọng nói của mình cũng mang khẩu âm người nước Việt, bởi vậy mặt này không thể nói dối.

Dừng một chút, Vệ Lạc tiếp tục: "Từ nhỏ tiểu đệ đã hâm mộ các du hiệp sĩ mang bội kiếm đi khắp ngàn dặm, bèn gạt người nhà, đi theo một đội nhân mã rời gia quốc, aiz! Nào biết đâu rằng vừa vào biên cảnh Sở quốc đã gặp đạo tặc, tài vật đều bị cướp, mọi người ngại tiểu đệ yếu ớt liên luỵ nên mới vứt tiểu đệ như thế này đây. Aiz!"

Vệ Lạc nặng nề thở dài một tiếng, trong lúc mọi người còn đang kinh ngạc, vô cùng sảng khoái cởi hành trang phía sau xuống, hai tay nâng lên cung kính đặt trên mặt đất phía trước các đại hán. Quẳng được gánh nặng này, nàng nhanh nhẹn cởi miệng hành trang, để lộ ra bên trong là giày rơm và hơn trăm miếng tiền.

Khi nhìn đến tiền trong hành trang cùng miếng ngọc nàng đã tháo từ đôi giày thêu xuống, các đại hán đều tỏ ra thất vọng.

Khoé mắt Vệ Lạc quét qua biểu tình thất vọng cùng bất mãn của họ, còn có sát khí giăng khắp mặt như cũ, tiếp tục cúi đầu, còn lấy thêm mười mấy miếng tiền trong hai túi áo ra, thành thật mà đặt toàn bộ lên hành trang đang mở, sau đó đứng thẳng dậy, hai tay vỗ vỗ ống tay áo để cho mọi người nghe thấy, trong đó đã không còn tiếng tiền vang lên nữa.

Làm xong mấy động tác này, Vệ Lạc lùi về phía sau vài bước, cung kính nói: "Các vị ca ca, những thứ này đều là ít của cải cuối cùng của tiếu đệ sau khi bỏ nhà xa quê ( nguyên văn là "khí quốc ly hương"), bây giờ đặc biệt dâng tặng các vị ca ca."

Nàng thốt ra lời này giọng nói trong thanh thuý có chút hơi khàn, vẻ mặt lại thật sự cung kính, khiến người ta có thiện cảm rất nhiều. Đặc biệt khi nói đến bốn chữ "bỏ nhà xa quê" còn hơi nghẹn ngào, thật sự làm người nghe khó có thể không thương hại.

Lúc này Vệ Lạc thật sự có chút may mắn, hiển nhiên những người này chướng mắt nàng ít tiền, cũng đồng cảm với nhau, không những buông tha nàng còn chẳng lấy đi số tiền nữa.

Gã râu quai nón nhìn chằm chằm hành trang một hồi, rồi lại nhìn xuôi ngược Vệ Lạc vài lần, thình lình quát lên: "Cầm lấy nó, chúng ta đi!"

"Dạ!"

Vào lúc một đại hán phóng người xuống cầm lấy hành trang, gã râu quai nón liếc Vệ Lạc một cái, nói: "Tiểu nhi ngươi cũng có tài ăn nói! Xem như ngươi thức thời, hôm nay gia chỉ thu tiền, tha cho cái mạng nhỏ của ngươi. Các huynh đệ, chúng ta đi -"

"Đi!"

Trâu chạy, tro bụi đập vào mặt, mãi đến khi bọn chúng đi xa, hai chân Vệ Lạc mới mềm nhũn, ngã bệt mông xuống đất.

Duỗi tay áo lau mồ hôi lạnh trên trán, Vệ Lạc thò tay sờ sờ mấy chục miếng tiền cuối cùng mình cột vào hai chân, thầm nghĩ: may là mình suy nghĩ chu đáo.

Nháy mắt nàng lại muốn nói: ngần này tiền, chỉ có thể đủ ăn dùng trong hơn mười ngày tới, hiện tại muốn làm ăn nhỏ cũng chẳng có vốn, làm sao mới tốt đây?