Chương 611: Núi Lưỡi Hái, Bùi Thị Xuân ngăn sông Diềm
Sau hai ngày đêm hành quân lòng vòng dưới chân những ngọn núi đá vôi, tránh các thung lũng và bản mường nơi chân đồi, Phan Vỹ cho quân tản ra nghỉ chân ở sườn đồi, phái quân thám thính vượt lên trước dò đường.
Đích đến của Trung đoàn Vĩnh Yên là Ngọn núi cao theo cách gọi của tù binh người Mường. Ngọn núi cao trung tâm của xứ Mường Động, nơi có nhà lang. Chương không gọi kinh đô xứ Mường Động là Ngọn núi cao, anh gắn trên hoạ đồ địa danh Cao Sơn. Cao Sơn cách núi Yên Mông khoảng bốn mươi dặm đường chim bay về phía Đông. Phan Vỹ đã dẫn quân vòng xuống mé Đông Nam, sau lại ngoặt lên Đông Bắc, hành quân theo hình bán nguyệt, chừng bảy, tám chục dặm đường rừng, nhiều đoạn phải đi qua sườn núi đá vôi cheo leo, trông được dòng Hắc Giang mênh mông ở mạn phía Nam.
- Từ đây đến Cao Sơn không còn xa, lối duy nhất có thể đi qua là con đường xuyên qua hẻm Mó Hén. - Phan Vỹ nói. - Hẳn bọn Sơn Lâm sẽ đặt phục binh ở hẻm núi này. Qua được hẻm núi thì đường đi rất thuận vì toàn thung lũng nằm giữa các quả đồi thấp.
Mạc Sa Cảnh nhận định:
- Mó Hén như cửa thành phía Tây vào kinh đô mường, lực lượng xứ mường còn rất đông, lại thông thạo địa hình hơn ta. Bùi Sơn Lâm sau trận thua chóng vánh, nhất định sẽ tăng thêm quân tử thủ. Nếu ta đi qua Mó Hén chẳng khác nào nạp mạng. Theo thiển ý của tại hạ, tướng quân cứ đem binh áp sát để theo dõi động tĩnh của địch. Chờ cánh Lý tướng quân có hành động, địch ở Mó Hén dao động chẳng biết ta có qua ngả này hay không.
Trương Ma Nị ngồi xếp bằng, hai mắt lim dim như đang ngủ gật lúc này mới lên tiếng:
- Trung đoàn 3 Sơn cước và tượng binh Bùi Thị Xuân tử núi Nhất Mã xuất phát sớm ngày 21, có nhanh cũng mất năm ngày đường để áp sát mé Tây Bắc đất Cao Sơn. Vạn Thắng vương có chỉ, dùng mưu trí khuất phục sơn man thay vì sức mạnh. Tôi thấy Mạc tiên sinh nói có lý. Chúng ta đã đi rừng hai ngày đêm, gối mỏn chân mòn, giờ nằm phục thi gan, bên ấy có động thì ta qua sẽ lợi hơn.
Phan Vỹ cắn môi trầm ngâm, lát sau hỏi Trương Ma Nị:
- Chú nghĩ Trung đoàn 8 Thiết kị chỗ anh Hòa liệu khi nào sẽ đến điểm tập kết?
Trương Ma Nị đã ngoài ba mươi, lớn hơn Phan Vỹ dư một con giáp nên Vỹ gọi là chú.
Trương Ma Nị chép miệng, phàn nàn:
- Thiết kị hành quân trong địa hình núi non hiểm trở, rừng rậm rạp, nhiều chỗ chẳng có lối mòn, lại phải đánh một vòng tròn lớn để t·ấn c·ông Cao Sơn từ hướng Đông nên tao nghĩ… có nhanh cũng phải mươi hôm. Mày đừng có nôn, quân Vĩnh Yên có được trận vô tiền khoáng hậu, lấy núi Yên Mông chỉ mất chục binh sĩ, phải để phần anh em kị binh chứ.
Phan Vỹ cười mà rằng:
- Nào cháu có muốn c·ướp công, nhưng nhấp nhổm quả thật là có. Nếu chú với Mạc tiên sinh đã nói vậy, ta cứ cho anh em nghỉ dưỡng sức, chờ thời cơ thẳng tiến vào kinh đô mường.
Mạc Sa Cảnh lại nói:
- Nghỉ dưỡng sức là phải, nhưng tướng quân nhớ đôn đốc nghiêm quân lệnh. Nơi này nước độc rừng thiêng, thông thổ ta không thuộc dễ ngã bệnh trong thời tiết giá lạnh. Vả lại, cũng phải chuẩn bị dụng cụ vượt hẻm Mó Hén mới được.
Trương Ma Nị và Phan Vỹ chưa hiểu, Mạc Sa Cảnh nói thêm:
- Cổ nhân người Hán dạy rằng “Tri khả dĩ chiến dữ bất khả dĩ chiến giả, thắng” ý nói người làm tướng mà biết lúc nào có thể đánh và không thể đánh thì có thể thắng trận. Cổ nhân cũng lại dạy “Thiện dụng binh giả, tị kỳ nhuệ khí, kích kỳ đọa quy” nghĩa là tướng giỏi chỉ huy phải biết tránh nhuệ khí của địch, đợi đến khi kẻ địch sa sút, mệt mỏi thì mới t·ấn c·ông. Sau mấy năm tìm hiểu các trận chiến lớn nhỏ mà Vạn Thắng vương đã từng bước trải qua, tại hạ ngộ ra, Vạn Thắng vương hơn người ở chỗ vận dụng lời cổ nhân dạy rất linh hoạt và ảo diệu. Nay tướng quân thống lĩnh binh mã, trạc tuổi Vạn Thắng vương lúc dựng nghiệp. Ngoài cái đung của tướng trận, cần phải nhìn cho xa, phòng những biến hoá xảy ta khi nhập trận. Chúng ta chờ nhưng phải chuẩn bị cho trường hợp Bùi Sơn Lâm và chúng tướng bị dồn đến đường cùng tử thủ.
Phan Vỹ vòng tay cung kính:
- Xin tiên sinh nói rõ hơn để vãn bối hiểu cặn kẽ.
Mạc Sa Cảnh ngoảnh mặt trông rừng chiều ảm đạm, nói rằng:
- Mó Hén có hai vách núi án ngữ hai bên lối mòn, dài đến hơn hai dặm. Thổ binh đứng trên cao lăn gỗ đá xuống cũng đủ g·iết chúng ta. Ta chẳng thể trèo lên cao hơn đánh xuống vì thành công một lần, lần thứ hai áp dụng dễ phản tác dụng. Tại hạ nghĩ tướng quân sai quân đan phên che đầu cũng là một cách, khi tiến quân qua hẻm, nhất thiết phải bá·m s·át chân núi. Tại hạ không loại trừ khả năng Bùi Sơn Lâm dùng hoả công chặn đầu khoá đuôi, đổ quân xuống sinh tử một phen.
Phan Vỹ và Trương Ma Nị cùng gật gù cho là phải. Lúc sau Phan Vỹ nói:
- Để quân thám thính dò xét động tĩnh, có thêm tin tức, ta sẽ nghị bàn thêm vậy. Lời tiên sinh dạy thật chí lý, vãn bối sẽ lập tức dặn anh em đan phên che đầu.
- Ban đêm có sương giá, đan phên che chỗ ngủ. - Mạc Sa Cảnh tủm tỉm cười. - Hành quân đem che đầu, chẳng đâu mà thiệt.
Qua ngày hôm sau, thám thính quân về trình, tại Mỏ Hén xuất hiện nhiều toán thổ binh, không rõ số lượng bao nhiêu. Thổ binh đốn cây rừng, khả năng làm Cự thạch pháo, còn đạn, họ lấy đá núi, thêm cả bùi nhùi. Phan Vỹ đứng chống nạnh trông về dãy núi án ngữ trước mặt hệt như một con trăn đang nằm ngủ, bỗng thấy bản thân nhỏ bé trước thiên nhiên hùng vỹ. Nhưng dẫu cho khó khăn thế nào cũng phải đưa quân qua núi tiến vào xứ mường trước ngày 10 tháng Chạp theo lệnh trên đưa xuống.
Nhắc đến cánh quân Lý Quang Minh rời nơi đóng quân ở chân núi Nhất Mã vào sớm ngày 21, trực chỉ hướng Đông Nam thẳng tiến. Do có lực lượng tượng binh của Bùi Thị Xuân mở đường, Trung đoàn 3 Sơn cước gồm hai tiểu đoàn bộ binh 980, 981 đầy đủ quân số không phải phạt cây mở lối.
Biết cánh quân của Lý Quang Minh mạnh, Đinh Sơn cử trưởng tử Đinh Công cùng bọn Trương Bồ, Bạch Gia Mô, Quách Cư Dĩ đem hơn ba nghìn quân thuỷ bộ và hàng trăm thớt voi, chọn dãy núi Lưỡi Hái lập phòng tuyến chặn đánh Lý Quang Minh. Đinh Công đặt bản doanh tại bản Lung, lưng tựa vách núi, mặt hướng ra sông Diềm. Trại thủy quân ven sông có dăm mươi thuyền nhỏ với năm, sáu trăm quân do Quách Cư Dĩ chỉ huy được xem là đạo tiền quân. Bên cánh tả, Bạch Gia Mô thống lĩnh một nghìn binh, dựa vào chân núi sắp đặt phòng thủ. Bên cánh hữu, Phác Thiên Điêu Trương Bồ nắm trong tay ba trăm cung thủ và dăm trăm khinh kị. Đinh Công nắm trung quân, có tượng binh, Cự thạch pháo, bộ binh, khinh kị và xạ tiễn, tổng cộng khoảng một nghìn năm trăm quân.
Lý Quang Minh lệnh Tiểu đoàn 980 dựng trại lộ liễu bên bờ sông Diềm, dùng mươi thớt voi kéo đổ cây cối, sau quân kết thành bè làm như thể sẽ vượt sông t·ấn c·ông Quách Cư Dĩ. Đồng thời, để lại một đại đội thuộc Tiểu đoàn 981 làm hậu bị cho 980. Hai đại đội bộ binh còn lại cùng hai mươi thớt voi, dưới sự chỉ huy của Bùi Thị Xuân ngược lên thượng nguồn sông Diềm khoảng hơn mười dặm.
Tại đây, Bùi Thị Xuân dùng tượng binh kéo đổ nhiều cây lớn nhỏ, trong khi một đại đội bộ binh gấp rút đốn tre, luồng, mây đan thành rọ bắt lợn, sọt đựng ngũ cốc… đựng nhiều đá, sỏi. Đại đội còn lại dùng xẻng, cuốc chim, xà beng… khơi một dòng nhỏ bên bờ tả ngạn để nước từ thượng nguồn chảy tràn ra. Sau hai ngày, Bùi Thị Xuân chờ màn đêm buông xuống, lệnh ba quân âm thầm đắp đập ngăn dòng sông Diềm ở thượng lưu. Mấy trăm rọ, sọt đựng đá sỏi, lá tươi, lẫn với cành mục cùng hàng trăm thân cây lớn nhỏ nguyên cành lá được hai mươi thớt voi kéo xuống sông. Diềm không phải sông lớn, dòng chảy không mạnh, lòng sông nhiều đá ngầm. Sau một đêm Gần năm trăm người và hai mươi con voi đã hoàn thành việc ngăn sông. Làm xong đập ngăn, một đại đội bộ binh ém bên bờ hữu ngạn, một đại đội ém bên bờ tả ngạn sông Diềm. Bùi Thị Xuân để lại năm thớt voi, đưa số còn lại nhập vào đội hình Tiểu đoàn 980 đóng trại đối diện với Quách Cư Dĩ.
Sông Diềm sau một đêm bỗng mực nước thấp đến đáng ngờ khiến Quách Cư Dĩ giật mình. Đến cuối ngày, khúc sông bên trái doanh của Quách Cư Dĩ cạn nước, tượng binh hay kị binh đều có thể lội qua. Quách Cư Dĩ lấy làm lạ, tin rằng Thiên Đức chặn dòng chảy thượng nguồn. Dĩ vào trung quân trình với Đinh Công. Đinh Công gọi bọn Bạch Gia Mô, Trương Bồ cùng ra tận bờ sông Diềm xem sự thể. Trở lại trung quân, Đinh Công bàn rằng:
- Sông cạn nước như vậy, ta có quân tượng và quân kị, chi bằng dùng pháo đá yểm trợ cho quân tượng kị vượt sang đánh bọn Thiên Đức trước? Chúng chỉ có vài mươi thớt voi, quân kị không có mống nào. Thật trời giúp chúng ta.
Đinh Công chưa từng thống lĩnh binh mã, kinh nghiệm chiến trường sạch như trang giấy trắng.
Quách Cư Dĩ nói:
- Sông Diềm không bao giờ cạn nước mùa này, nhất định do bọn Thiên Đức nhúng tay. Đây có thể là kế của chúng, xin ngài cho quân ngược dòng dò sự tình rồi định liệu sau cũng chưa muộn.
Bạch Gia Mô vẫn còn mang mối hận trong lòng, nói rằng:
- Ta không đánh thì nước cạn chúng cũng kéo sang. Tiên hạ thủ vi cường. Ta có hơn trăm thớt voi rừng trong khi chúng chỉ có độ hai, ba mươi con. Voi sang được sông thì quân bộ của chúng tất thất kinh mả vứt giáo chạy. Khinh kị của ta lúc ấy thừa cơ truy đuổi mà chém g·iết.
Trương Bồ cũng thuận theo ý của Bạch Gia Mô, bàn vào:
- Binh mã hai bên ngang nhau, nay ta chia làm ba đạo, đạo bộ tiến bên hữu, quân tượng đi giữa, quân khinh kị và cung thủ đi bên hữu vượt sông cùng lúc. Pháo đá sẽ giao cho Cư Dĩ chở qua sông.
Quách Cư Dĩ bèn lên tiếng can ngăn:
- Chẳng thể hành động hấp tấp như vậy khi chưa rõ nguyên do nước cạn. Mấy ngày nay binh Thiên Đức đóng bè nhưng chẳng biết quân chúng thực bao nhiêu. E đây là cái bẫy chúng giăng ra chờ ta. Xin Lang Cun cử quân lên thượng nguồn rồi xuất binh cũng chẳng muộn.
Quách Cư Dĩ vốn chẳng được xem trọng, song để tránh bất hoà, Đinh Công gọi một tiểu tướng, sai kẻ này điểm dăm mươi thổ binh lên thượng nguồn. Đồng thời hạ lệnh cho thuộc tướng về doanh điểm quân, sắp xếp binh chờ lệnh.
Đêm hôm ấy, bên kia sông Diềm vọng đến tiếng trống trận kèm tiếng rú của đàn voi. Quách Cư Dĩ đứng trông sang, thấy cả trăm ánh đuốc dọc bờ sông vội sai quân cấp báo trung quân.
Cuối giờ Sửu, trống trận giục giã bỗng im bặt, đuốc cũng tắt ngúm, cánh rừng lại khoác lên mình màu đen sẫm, tĩnh lặng nhưng đầy hiểm nguy. Quách Cư Dĩ chẳng biết quân Thiên Đức định làm gì, chỉ đành sai quân cảnh giác.
Gà chưa gáy sáng, khúc sông bên tả thủy doanh của Quách Cư Dĩ, hướng thượng nguồn có t·iếng n·ổ đì đùng không ngớt. Một chốc sau, quân vội trình với Cư Dĩ:
- Tượng binh Thiên Đức đang vượt sông, chúng dùng hoả khí bắn lên bờ. Chỗ chúng vượt sông là khoảng giữa tả doanh với trung quân đấy ạ.
Quách Cư Dĩ gấp gáp hỏi lại:
- Bao nhiêu thớt voi? Đã cấp báo Lang Cun chưa?
Tên quân thưa:
- Chừng ba chục hoặc hơn, chúng dùng tượng binh chuyển hoả khí, vừa lội sông vừa bắn loạn. Lang Cun đã biết tin và xua đàn voi ra đối chiến rồi ạ.
Quách Cư Dĩ băn khoăn:
- Trời còn tối, binh lực chúng ra sao chưa tỏ, phải hết sức đề phòng. Bọn nó vì sao không t·ấn c·ông thủy trại của ho mà lại chọn mé trên ấy?
Mưu sĩ La thành phò tá Quách Cư Dĩ liền đáp:
- Thiên Đức thường chọn t·ấn c·ông vào lúc tảng sáng nhằm che giấu binh lực, binh sĩ cũng sung sức. Một trong những cách chúng thường dùng khi đối trận là tung lực lượng mạnh khoét vào điểm yếu của trận thế với mong muốn chia cắt các cánh quân. Thiên Đức cũng hay đánh tạt sườn hoặc tập hậu, song địa thế lúc này không cho phép nên chúng buộc phải đánh trực diện. Và vì thế, chúng chọn vị trí đột kích giữa trung quân và tả doanh.
Quách Cư Dĩ liền hỏi:
- Tiên sinh có kế sách nào đối phó với chúng không?
Mưu sĩ tự tin nói:
- Lang Cun đã được mách nước từ trước nên Quách thống lĩnh cứ yên lòng. Ngay khi bọn Thiên Đức lên bờ, Lang Cun và Bạch thống lĩnh sẽ đổ ra đánh, nhất định chiếm lợi.
Quách Cư Dĩ khẽ thở phào, hỏi thêm:
- Còn thuỷ quân sẽ phải làm sao?
Mưu sĩ La thành chậm rãi đáp:
- Lúc nào Lang Cun đổ ra sẽ có hiệu lệnh, Quách thống lĩnh cho thuyền ngược dòng một quãng t·ấn c·ông vào giữa đội hình của Thiên Đức là được thôi. Thuyền của thống lĩnh nhỏ nhẹ, nước cạn vẫn di chuyển bình thường. Trận này Thiên Đức tất bại.
Quách Cư Dĩ khẽ gật đầu, tạm yên lòng, gọi quân vào truyền lệnh. Thấy nét mặt Quách Cư Dĩ còn lo ra, mưu sĩ La thành tò mò hỏi, Dĩ bày tỏ nỗi băn khoăn:
- Nước sông cạn là sự lạ, quân thám thính phái đi chiều qua chưa có tin về nên ho hãy còn canh cánh trong lòng. Ho biết tài trí bản thân hạn hẹp nên nói chẳng ai nghe.
Mưu sĩ La thành lựa lời an ủi, bảo Quách Cư Dĩ rằng:
- Có thể Thiên Đức chặn dòng để dễ bề vượt sông vì chúng không có thuyền. Bằng chứng là nước cạn, chúng đang qua đó thôi, Quách Thống Lĩnh còn lo nỗi gì? Lúc này cứ chuyên tâm chờ lệnh trung quân, nhập trận dốc sức mà đánh mới là hơn.
Quách Cư Dĩ chắp tay nói lời cảm tạ.
Cư Dĩ là người biết nghĩ, có chút bản lĩnh nhưng xứ mường coi trọng săn bắn hơn nghề chài lưới. Quách Cư Dĩ không thạo đi rừng, ngày ngày lặn ngụp dưới sông Hắc, đến vụ thu hoạch thì đem thuyền đi thu sản vật, ngũ cốc của dân nộp quan lang nên kinh nghiệm chiến trận chẳng có, rất khó nhận định tình hình để đưa ra những quyết định mang tính sống còn.
Trời dần sáng rõ, âm thanh đì đùng vẫn vang vọng núi rừng và đội tượng binh của Bùi Thị Xuân sắp lên được bờ. Theo sau các thớt voi là mươi khẩu Hoả pháo liên hoàn đặt trên hơn mai mươi bè tre cỡ lớn, bên trên chất đầy nệm rơm trét bùn và sỏi do binh sĩ Tiểu đoàn 980 kẻ kéo người đẩy.
Hai mươi lăm thớt voi lên bờ an toàn, chân chưa ráo nước, bộ binh còn lóp ngóp dưới dòng sông cạn thì Đinh Công và Bạch Gia Mô đổ quân t·ấn c·ông.