Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 591: Đi sứ kinh sư




Chương 591: Đi sứ kinh sư

Quyển 4 Luật Hình sự Thiên Đức tổng cộng có 136 điều với 3 chương mục. Trong đó điều 10 Mục Cường đạo viết về các tội h·iếp dâm.

Điều 10.1:

Gian dâm với vợ người khác xử tội lưu đày hay tội c·hết; kẻ phạm tội phải đền tiền tối thiểu 1 tháng lương cơ bản. Vợ cả, vợ lẽ phạm tội đều xử lưu đày, điền sản trả lại cho người chồng. Nếu là vợ chưa cưới thì đôi bên đều được giảm một bậc.

Điều 10.2:

Gian dâm con gái chưa chồng mà thông qua dắt mối, thì xử như tội gian dâm thường, và phải bồi thường, nhiều ít tính theo bậc sang hèn, trả cho cha mẹ người con gái; người con gái bị quyến rũ không phải tội; kẻ dắt mối bị xử tội đồ(*) hay lưu (**).

(*) Tội đồ là b·ị đ·ánh, nặng thì
thích chữ vào cổ, bắt làm việc công ích.

(**) Tội lưu là b·ị đ·ánh,
bị thích chữ vào mặt, lưu đày.

Điều 10.3:

Hiếp dâm thì xử tội lưu hay tội c·hết, phải bồi thường nhiều gấp đôi tội gian dâm thường một bậc; nếu làm người đàn bà b·ị t·hương thì bị xử tội nặng hơn tội đánh người b·ị t·hương một bậc. Nếu làm người đàn bà bị c·hết thì điền sản kẻ phạm tội phải trả cho nhà người bị c·hết.

Quan lại, tướng sĩ trong quân, con quan lại, con tướng sĩ, chức sắc đương nhiệm cậy quyền thế h·iếp dâm thì tội nặng hơn một bậc; tái phạm phải bị uống thuốc triệt đường sinh sản hoặc cắt bỏ bộ phận sinh dục.

Điều 10.4:

Gian dâm với con gái nhỏ 12 tuổi trở xuống, dù người con gái thuận tình, cũng xử tội như tội h·iếp dâm nhưng nặng hơn một bậc.

Điều 10.5:

Gian dâm trong cung cấm, hành cung hay cơ quan trực thuộc của Vạn Thắng vương thì xử tội chém. Đương có tang cha mẹ hay tang chồng mà gian dâm cũng xử tội chém.

Điều 10.6:

Ngục quan và ngục lại, ngục tốt gian dâm với những đàn bà, con gái có việc kiện thì xử tội nặng hơn tội gian dâm thường một bậc. Đàn bà con gái mà thuận tình thì giảm tội ba bậc; bị h·iếp thì không xử tội.

Nếu quan coi ngục cưỡng bức gái tân, b·ị đ·ánh 80 gậy, xử tội đồ, giáng một chức; nếu cưỡng dâm dân nữ, quả phụ, b·ị đ·ánh 100 gậy, thích 80 chữ vào mặt, xử tội đồ làm lính chăn voi, ngựa.

Điều 10.7:

Bắt gian phu trong đêm tối, đã bắt được rồi, mà còn đ·ánh c·hết, thì xử tội đồ làm chủng điền binh và phải trả một phần ba số tiền đền mạng cho vợ con người bị c·hết. Nếu được người khác thuê mà đ·ánh c·hết, thì phải tội nặng thêm hai bậc và trả một nửa số tiền đền mạng cho vợ con người bị c·hết. Nếu đánh trọng thương thì xử tội đồ làm khao đinh (phục vụ trong trại lính). Nếu chưa phân phải trái mà lỡ đ·ánh c·hết ngay tại chỗ, thì không phải tội.

Chương không sửa nhiều, anh chỉ thêm vào điều 10.3 h·ình p·hạt tăng nặng dành cho quan lại và gia quyến.

Yên Thư đứng hầu cạnh bên, chờ Chương gấp sách lại mới thẽ thọt:

- Hoàng hậu và phi tần đều muốn ban hành quy định một vợ một chồng. Sao Đại Vương không nhân dịp này sửa một lần ạ?

Chương lườm:

- Đương c·hiến t·ranh, nam nhân ít, nữ nhân nhiều, bắt một vợ một chồng thì bao nữ nhân ở vậy đến già hả? Em đừng đa sự. Những gì luật ban hành đã đề cao nữ nhân lắm rồi, thêm nữa có khi Vạn Xuân ngày sau trở thành nữ quốc đấy.

Tối ấy Chương gọi Bố Giáp, Lý Nhân Nghĩa đến nghị bàn. Vương Côn Sơn mới hồi phục, thần sắc hãy còn nhợt nhạt cũng có mặt.

- Ta đánh giá cao tầm nhìn của Trần Công Mẫn. - Chương hồ hởi nói. - Trấn Sơn Lãng là phên dậu mặt Đông của La thành. Tiếp đây Phòng Quân báo sẽ đẩy mạnh công tác nghiệp vụ quanh khu vực Sơn Lãng. Chúng ta phải tạo thêm và đẩy cao mối bất hoà giữa bách tính với quan quân nơi ấy, tạo thuận lợi cho Trần Công Mẫn, Trần Ứng Long đem binh sang giúp sức, lấy chỗ đứng chân.



Bố Giáp nghe Chương khen thuộc hạ thân tín thì mừng ra mặt. Đoạn rồi Chương bảo với Lý Nhân Nghĩa:

- Ông phải đến kinh sư một chuyến mới được.

Lý Nhân Nghĩa liền vòng tay cung kính đáp ngay:

- Hạ quan chờ vương thượng phân phó.

- Ông chọn ai đi cùng?

- Xin vương thượng cho thuộc hạ một tướng, thêm mươi quân thiết kị là đủ ạ.

Chương cúi đầu suy nghĩ, những ngón tay đan vào nhau, giọng trầm xuống:

- Kinh sư dễ đến khó về, ông phải lựa thế ăn nói sao cho khéo, mơn trớn những kẻ ngoại bang một chút, đừng để chúng cảm thấy cần phải trừ bỏ ông.

Lý Nhân Nghĩa tuân mệnh lui ra. Bố Giáp và Vương Côn Sơn chẳng hiểu đầu cua tai nheo ra làm sao, ngồi ngây như vịt nghe sấm.

- Tôi tính bảo Phạm Ngũ Lão cùng đi với ông Nghĩa sang kinh sư. - Chương nói. - Hai ông chọn giúp một tiểu đội thiết kị theo hầu nhé.

Bố Giáp lấy làm thắc mắc lắm, bèn hỏi:

- Mấy lần Tô Trung Từ sai sứ yết kiến mà vương thượng chẳng tiếp, nay binh mã dàn trận xong xuôi chỉ chờ lệnh nhập trận, cớ sao vương thượng lại sai sứ sang La thành lúc này ạ?

Chương vừa cười vừa nói mập mờ:

- Cho bọn họ một chút hi vọng trước khi tuyệt vọng.

Bố Giáp và Vương Côn Sơn chỉ biết nhìn nhau. Bàn định thêm vài việc liên quan đến bố trí binh lực, lương thảo, chiêu quân xong xuôi, Bố Giáp và Vương Côn Sơn về ở nhà dân bên cạnh. Ngả lưng rồi, Vương Côn Sơn hỏi Bố Giáp:

- Ông nghĩ Đại Vương cử ông Nghĩa sang La thành làm gì?

Bố Giáp nằm bên cạnh, hai tay gối sau đầu, đôi mắt lim dim nhìn mái tranh, đáp:

- Ông Nghĩa là người cơ trí, lại biết uốn ba tấc lưỡi, hẳn vương thượng sai ông ấy đi sứ nhằm lung lạc ý chí của quan quân La thành. Vương thượng nói phải, bách tính điêu linh đủ rồi, nếu có thể dùng miệng giúp vài người thoát nạn âu cũng là điều tốt.

Vương Côn Sơn tặc lưỡi:

- Cứ như tôi ăn no, uống say, Đại Vương bảo sao làm thế đỡ mệt đầu óc.

Đã thành lệ, mỗi khi hành quân chinh chiến, các tướng dưới quyền đang có chung nhiệm vụ thường ngủ chung giường trong khu vực gọi là đại bản doanh hoặc hành doanh. Có đôi khi họp bàn khuya, vương tướng trải nệm rơm hoặc chiếu cùng ngủ chung trong một ngôi nhà. Theo quan điểm của Chương, điều này có thể giúp các tướng gắn bó với nhau, hiểu nhau để lúc xung trận thêm phần thuận lợi.

Lý Nhân Nghĩa dẫn đầu đoàn sứ, có Phạm Ngũ Lão và 15 tráng sĩ hộ vệ đem them mấy mâm lễ vật phủ vải điều yết kiến Trữ quân Lý Long Xưởng. Trữ quân trên ngôi cao, thay vì ngồi lại nằm, nghe đâu Trữ quân vì hoang dâm quá độ mắc chứng bệnh khó nói. Tô Trung Từ đứng hầu cạnh bên Trữ quân, văn võ bách quan chia ngôi thứ, mũ áo chỉnh tể đứng hai bên. Lý Nhân Nghĩa lần lượt dâng từng mâm đồng lễ vật, một trong số các mâm gồm các loại thảo dược quý ở mạn ngược, theo lời trình của Viên ngoại lang tiền triều, đó là những nguyên liệu giúp thanh nhiệt, hạ hoả, tốt cho sức khoẻ dâng lên Trữ quân bồi bổ.

Trữ quân sau khi gửi lời vài cảm tạ xã giao đến Vạn Thắng vương liền có ý trách Lý Nhân Nghĩa:

- Nhớ khi xưa ông giữ chức Viên ngoại lang Lại bộ, hàm lục phẩm thượng, coi việc khảo thí, chỉnh đốn phép quan. Thiên hạ đại loạn, nghịch thần tặc tử, giặc c·ướp nổi khắp nơi, ông theo Thái sư về Sơn Tây phò tá hiền đệ của trẫm, cũng xem là người có lòng trung với nhà Lý. Vật đổi sao dời, giờ ông là thuộc hạ của phản tặc Mạc Thiên Chương, trẫm gọi ông thế nào cho phải?

Lý Nhân Nghĩa cung kính thưa:

- Hạ thần trước sau khuông phò dòng dõi tiên vương. Sơn Tây vương trao đất Sơn Tây cho Lý Công chúa, Công chúa xét hạ thần có lòng trung mà tin yêu, ban họ Lý. Với hạ quan, phò tá Sơn Tây vương hay Hoàng hậu Thiên Đức cũng đều vì họ Lý, vì giang sơn xã tắc ạ.

Tô Trung Từ chợt cười lớn, nói rằng:



- Hay cho câu vì họ Lý, vì giang san. Viên ngoại lang ơi, ông chỉ là hạng sớm đầu tối đánh, gió chiều nào theo chiều ấy mà thôi.

Lý Nhân Nghĩa nhướng mày nhìn lên không đáp. Dẫu gì nhiệm vụ Vạn Thắng vương giao phó chẳng phải hơn thua câu chữ với văn quan đại thần La thành.

Tô Trung Từ bước xuống đại sảnh, nói:

- Ta dăm lần bảy lượt sai sứ nghị hoà với Mạc tặc bởi thương lương dân trăm họ lầm thân trước cảnh binh đao. Mạc tặc chẳng thèm tiếp kiến sứ giả, nay lại sai ông đến hẳn muốn cầu cạnh điều gì chăng?

Lý Nhân Nghĩa vòng tay cúi người, cung kính thưa:

- Bẩm Thái uý, Vạn Thắng vương cũng vì thương lương dân trăm họ, muốn hai bên tìm được tiếng nói chung hòng bớt cảnh đầu rơi máu chảy, huynh đệ tương tàn đó ạ.

Tô Trung Từ lại cười vang:

- Mạc tặc khuất phục Tam Đái, Sơn Vi, Sơn Tây, Tế Giang, Đằng Châu, Sơn Nam Hạ, Thanh Hoa và gần đây thêm Tây Phù Liệt lấy làm tự đắc. Thực ra những nơi ấy bách tính ngu độn chẳng phân phải trái, dễ bị Mạc tặc mị. Đất La thành thì khác, chẳng dễ khuất phục nên Mạc tặc mới bảo ông đến uốn ba tấc lưỡi có phải không? Quân dân La thành sẽ chống Mạc tặc, chống lũ phản bạn lừa thầy đến người cuối cùng.

Lý Nhân Nghĩa từ tốn:

- Vạn Thắng vương biết La thành binh hùng tướng mạnh, lương thảo đầy kho, binh khí uy lực, quả thật muốn thương thảo đó ạ.

Tô Trung Từ lim dim đôi mắt, đặt lên người Lý Nhân Nghĩa cái nhìn đầy nghi hoặc. Đoạn rồi Tô Trung Từ hỏi:

- Mạc tặc muốn gì đây?

Lý Nhân Nghĩa chậm rãi thưa:

- Vạn Thắng vương muốn thực hiện di chiếu của tiên vương, giữ nguyên lề lối cũ, trăm quan ai ở chỗ đấy ạ.

Tô Trung Từ cười khẩy hỏi lại:

- Ồ! Văn võ bá quan hẳn bao gồm cả lão già này rồi. Vậy chủ của ông định đối đãi thế nào với Trữ quân?

Lý Nhân Nghĩa vòng tay, hướng về ngai vàng xá dài rồi mới thưa:

- Sơn Tây vương cùng gia quyến hiện ở làng Vạn Xuân vui vầy cùng Hoàng hậu. Anh em đoàn tụ, thương yêu, bảo ban nhau là phúc của muôn dân ạ.

Tô Trung Từ nhếch miệng cười nhạt:

- Mạc tặc định giam lỏng Trữ quân ở nơi quê kệch đó ư? Như vậy dễ cho các người quá. Vạn Xuân do tiên vương dựng lên mà có, Trữ quân là trưởng tử kế nghiệp, trăm họ nghe theo. Cơ nghiệp mấy mươi năm nhà Lý sao có thể dễ dàng trao nữ nhân nội gia ngoại tộc, càng không thể trao cho kẻ thân thế bất minh. Thiên Bình có phải Công chúa Thiên Bình hay không thì chẳng ai biết, chẳng loại trừ do Phạm Tu dựng lên làm lá bài phục vụ m·ưu đ·ồ của nhà họ Phạm.

Bấy giờ một đại thần bước ra nói:

- Giữa điện Càn Nguyên* mà Nguyễn Nhân Nghĩa dám buông lời ngạo mạn, coi thường phép vua. Hạ quan cúi xin thánh thượng đem Nhân Nghĩa ra cửa Tường Phù chém đầu thị chúng.

*Càn Nguyên (Càn: quẻ đứng đầu Bát quái; Nguyên: nguồn) có nghĩa là “Khởi đầu của muôn vật”.

Lý Nhân Nghĩa ngoảnh lại xem và nhận ra Lý Đạo Kỳ, hiện giữ chức Tả khu mật sứ là người vừa lên tiếng. Ngay sau đó Khu mật sứ Ngô Định cùng Hữu khu mật sứ Xung Tấn cùng đứng ra xin Trữ quân lập tức chém Lý Nhân Nghĩa làm gương vì lời lẽ phạm thượng.

Thời còn làm quan ở La thành, Lý Nhân Nghĩa có chút giao tình với mấy người này, song vì quan điểm khác nhau mà chia đôi ngả.



Trữ quân nằm trên ngai, hỏi xuống:

- Chư vị ái khanh ai còn ý kiến gì không?

Thêm vài đại quan đầu triều đứng ra đề đạt Trữ quân chém Lý Nhân Nghĩa.

Khu mật sứ Ngô Định lại nói:

- Nguyễn Nhân Nghĩa bụng dạ phản trắc, miệng lưỡi giảo hoạt, lại có chút cơ mưu, thánh thượng trừ bỏ ông ta là phế một cánh tay của Mạc tặc đó ạ.

Lý Nhân Nghĩa đứng giữa điện, mặt không biến sắc. Trữ quân hỏi Lý Nhân Nghĩa:

- Ông nghe rồi chứ?

Lý Nhân Nghĩa cúi người thưa:

- Bẩm thánh thượng, hạ quan đã nghe rõ cả.

Trữ quân nhổm người dậy, hỏi rằng:

- Ông từng làm quan trong triều, biết lễ biết nghĩa, biết phép tắc, nay đứng giữa điện bảo trẫm nhường ngôi về nơi quê kệch cuốc đất trồng khoai, thực hồ đồ. Trẫm nên xử trí ông ra sao?

Lý Nhân Nghĩa bình tĩnh đối đáp:

- Bẩm thánh thượng, xưa nay hai bên giao tranh không chém sứ. Bỉ nhân từng làm quan trong triều lúc bốn cõi đều của tiên vương. Tiên vương băng hà, di chiếu của người thất lạc. Biết di chiếu nằm trong tay Tả Đô đốc tiền triều nhưng hạ quan vẫn một lòng với Sơn Tây vương. Hạ quan về Thiên Đức sớm tối hầu hạ Hoàng hậu Thiên Bình theo lệnh của chủ. Bẩm thánh thượng, Vạn Xuân chia năm xẻ nảy, lòng người li tán, hạ quan vẫn một lòng với hậu nhân tiên vương.

Tô Trung Từ khích bác:

- Nói thế, nay mai thánh thượng đánh bại Mạc tặc chẳng phải ông sẽ theo hầu thánh thượng ư?

Lý Nhân Nghĩa tỉnh bơ nói:

- Nếu thánh thượng đoái tới, cảm thấy Nghĩa còn có ích cho nước, cho dân thì tại sao lại không? Thái uý có chủ kiến của Thái uý, phận con sâu cái kiến như Nghĩa đây miễn sao không thẹn với lòng là được.

Tô Trung Từ cười khinh bỉ:

- Một thằng phản trắc.

Nói rồi phẩy tay áo trở về bên cạnh Trữ quân. Trữ quân bấy giờ mới hỏi lại:

- Hai bên giao tranh không chém sứ, ấy là lệ, chẳng phải luật. Trẫm đem ngươi ra cửa Tường Phù chém thị chúng cũng chẳng trái luật, có phải không?

Lý Nhân Nghĩa khẳng khái đáp:

- Đất La thành thánh thượng là luật lệ, thánh thượng lấy đầu hạ quan nào khó gì, cũng chẳng nhất thiết phải để tâm đến lời bàn trong thiên hạ. Mai này sứ các nơi muốn giao thiệp cũng phải xác định một đi không về.

Trữ quân cười khinh mạn mà rằng:

- Sứ nào đến cũng về toàn mạng, duy có sứ Thiên Đức thì không.

Lý Nhân Nghĩa lại chắp tay xá dài, nét mặt bình thản thưa:

- Tội nhân trước khi xử tử đều có thỉnh cầu. Hạ quan muốn được thỉnh cầu trước khi bị bêu đầu ở Tường Phù môn.

- À phải! - Trữ quân gật gù. - Thỉnh cầu của ông là gì nào? Nói đi, nếu thuận tai trẫm sẽ chấp thuận rồi đem chém chẳng muộn.

- Hạ quan muốn đọc thánh chỉ của Vạn Thắng vương đã sắc phong cho hạ quan trước khi đi sứ.

Trữ quân chau mày ngoảnh nhìn Tô Trung Từ. Tô Trung Từ nhíu mày, khẽ gật đầu. Trữ quân bèn cho phép. Lý Nhân Nghĩa ra hiệu cho Phạm Ngũ Lão đưa tấm vải điều đọc giữa điện Càn Nguyên.