Chương 567: “报仇; 复仇”
Tin Nguyễn Ninh vương cùng sứ tướng t·ử t·rận bay đến Sơn Tây, vùng đất đang nóng dần lên từng ngày. Trong khi ba quân Thiên Đức trấn thủ tại phủ Sơn Tây vui mừng reo hò thì những Đoàn Kính Chí, Tôn Toàn Hưng, Trầm Khâm Tộ, Dương Trường Huệ, Đỗ Thạc, Trần Quyền và Lý Mẫn lại có những tâm tư khác nhau.
Tôn Toàn Hưng không đủ binh lực để công phá Cao Quang Chương, càng không thể tiến quân sâu xuống hướng Nam phối hợp với binh mã Đỗ Động Giang. Tôn Toàn Hưng cấp báo, xin lệnh của Đoàn Kính Chí.
Dương Trường Huệ nhận thấy không thể kéo dài thêm thời gian bèn di chuyển thuỷ quân về phía hạ lưu, lập thuỷ trại phong toả khu vực ngã ba thượng nguồn Hát Giang.
Tại kinh sư, trước tình hình mặt Nam ngày một nguy cấp, Tô Trung Từ vẫn tăng viện 2000 cấm quân lên mặt Bắc cho Lý Mẫn. Tô Trung Từ muốn dốc toàn lực phối hợp, tiêu diệt hoặc bắt sống lực lượng thủy quân Thiên Đức, chiếm vùng phía Nam phủ Sơn Tây. Tổng cộng Tô Trung Từ đã huy động khoảng 3 vạn rưỡi binh mã và hơn 1 sung quân thêm hơn 1 vạn dân binh ở hai mặt trận khiến bách tính kinh sư một phen khốn đốn. Có thể nói, hầu hết bách tính La thành đều có con em phục vụ tự nguyện hoặc bắt buộc trong binh mã binh triều.
Lý Mẫn bố trí một bộ phận binh mã, Cự thạch pháo đóng ở ngã ba sông Hát và phụ lưu Tích Lịch Giang thuộc đất La thành. Đồng thời, Lý Mẫn dùng đại quân đang ở Hát huyện vượt Tích Lịch Giang đánh mạnh sang huyện Tích Lịch. Trước đó, hàng nghìn bách tính huyện Hát b·ị b·ắt quân dịch, chặt tre, đốn cây đóng bè, làm cầu phao tạm và lấp đất ngăn một khúc sông hẹp, nối liền Hát huyện là huyện Tích Lịch. Một dòng phụ lưu cấp nước cho sông Tích Lịch từ sông Hát bị ngăn kể từ thời điểm thượng tuần tháng 5.
Do đã nắm được ý đồ của đối phương, Phùng Hiền vừa chống cự vừa lui quân có trật tự về đóng tại làng Phúc Thọ. Lý Mẫn đạt được mục đích ngăn sông, bày binh bố trận dày đặc tại huyện Hát đón lõng thuỷ quân Yết Kiêu. Yết Kiêu lúc này có thể đánh đắm tất cả chiến thuyền, đưa quân lên bộ, về thành Sơn Tây, song với bản lĩnh và danh dự dày công gầy dựng của một thuỷ tướng, Yết Kiêu không thể chưa đụng trận đã lui binh.
Về lực lượng, thủy quân dưới quyền Yết Kiêu còn Phạm Chiêm với Trung đoàn Long Vũ, Cao Mộc Viễn với Trung đoàn Cao Mộc Viễn. Hai trung đoàn sau nhiều trận thủy chiến đã hao hụt cả về trang bị lẫn quân số nhất thời chưa thể bổ sung, mỗi trung đoàn còn khoảng một nghìn quân và bốn mươi chiến thuyền các loại. Trung đoàn thủy Siêu Loại của Đinh Công Tráng trước đây thuộc Đại đoàn Thiên Đức, trấn ở ngã ba sông Dâu và sông Văn Giang nay thuộc quân bản bộ Yết Kiêu, quân số khoảng 1100 người với 50 chiến thuyền lớn nhỏ. Chỉ huy lực lượng thủy pháo có Dương Cát Lợi và 1200 binh sĩ Trung đoàn 341 lấy từ quân Thánh Dực của Bàn Phù Sếnh, Trung đoàn 341 trang bị 60 thần công, 120 Hoả pháo liên hoàn. Ngoài ra, Yết Kiêu cũng có sự phục vụ của 500 thủy binh mới điều từ Đằng Châu đến. Tổng cộng lực lượng thủy quân Yết Kiêu đóng tại sông Hát có từ 4500 đến 5000 binh sĩ.
Thời điểm trước khi Dương Trường Huệ tiến đánh, Phạm Chiêm, Cao Mộc Viễn có hơn ba nghìn quân, sau đó Yết Kiêu đem 4000 thủy binh đến trợ chiến. Như vậy, sau khoảng 2 tháng giao tranh, lực lượng thủy quân của Yết Kiêu đã thiệt hại khoảng 2500 đến 3000 quân, một con số không hề nhỏ.
Dương Trường Huệ, Lý Mẫn nắm được sơ bộ binh lực của Yết Kiêu, vì thế càng tin tưởng vào chiến thắng trong tầm tay.
Trong kế hoạch vây bắt lực lượng của Yết Kiêu, Phàn Tiếp có sự chi viện của khoảng 1000 cấm quân La thành nhằm ngăn cản Phùng Hiền ứng cứu Yết Kiêu.
So sánh tương quan lực lượng, Dương Trường Huệ còn khoảng gần 7000 thủy quân cộng với Phàn Tiếp. Lý Mẫn chỉ huy khoảng 1 vạn rưỡi cấm quân và chừng đó dân binh trang bị v·ũ k·hí thô sơ. Để đảm bảo kế hoạch thành công, Tôn Toàn Hưng đề nghị Đỗ Thạc chuyển quân về huyện Tích Lịch t·ấn c·ông Phùng Hiền. Đỗ Thạc mừng húm, lập tức đồng ý bởi vừa mới mất hai tướng Đàm Quán và Đinh Dương cùng 1000 quân và Bố Giáp lại án ngữ đường về. Từ huyện Tích Lịch, Đỗ Thạc có thể theo đường sông về lại thành Quyền, không lo bị tập hậu.
Đỗ Thạc rục rịch chuyển quân, muốn chắc cú. Đỗ Thạc đem theo hơn ba nghìn dân đã bắt trước đó làm phu vận chuyển lương thảo ở tiền quân và một số ở hậu quân phòng trường hợp Bố Giáp hoặc binh mã từ thành Sơn Tây đuổi đánh.
Thành Sơn Tây không còn binh mã vây lỏng ở mặt phía Đông và phía Tây chỉ có lực lượng hậu quân của Dương Trường Huệ để lại. Đến lúc này Triệu Trung mới thi hành mật lệnh của Chương, đem toàn bộ 2000 quân Tam Hưng (còn gọi là quân Thuỷ Nguyên) trang bị nhẹ lần lượt rời thành theo cổng Nam. Nửa đường, Triệu Trung lệnh binh sĩ đổi sang chiến phục nhà họ Triệu. Quân Tam Hưng có đến tám phần mười là tráng đinh Tống quốc, số ít ỏi còn lại là tướng sĩ Thiên Đức đảm trách lực lượng pháo binh, trinh sát, dẫn đường, thông tin liên lạc và hỗ trợ chỉ huy từ cấp trung đội. Triệu Trung được phép sử dụng đại kì nhà họ Triệu, đó là một đặc ân đầy ẩn ý của Vạn Thắng vương.
Binh sĩ Tam Hưng không được trang bị súng hoả mai. Bù lại, mỗi binh sĩ Tam Hưng được cấp 6 quả lựu đạn tre, tương đương 2 cơ số lựu đạn bộ binh. Bên cạnh đó, mỗi trung đội được trang bị hoả lực bộ binh là 6 khẩu ĐB32M1. Cấp đại đội được trang bị 3 Hoả pháo liên hoàn bằng kim loại tháo rời. Đao kiếm, khiên chắn, hộ tâm phiến trang bị cho binh sĩ đều là loại tốt nhất. Quân Tam Hưng không đội mũ trụ khi tham chiến, thay vào đó họ buộc một dải khăn trắng trên đầu với dòng Hán tự “报仇; 复仇” nghĩa là “báo thù, rửa hận”.
Triệu Trung và binh sĩ Tam Hưng rất trân trọng cơ hội này. Triệu Trung vừa tròn ngũ tuần, đã lên chức ông nội, muốn tận dụng cơ hội đã chờ đợi suốt mấy năm trời nhằm báo đáp Vạn Thắng vương. Thứ nữa, Triệu Nhã Lâm sắp hạ sinh vương tử hoặc vương nữ cho Vạn Thắng vương, dẫu Triệu Nhã Lâm chưa có danh phận nhưng với Triệu Trung như thế đã là quá đủ.
Ban đầu, Chương giao nhiệm vụ cho Triệu Trung phối hợp với Phùng Hiền đánh Dương Trường Huệ hoặc giúp Cao Quang Chương chống Tôn Toàn Hưng. Do thế trận chưa rõ ràng nên quân Tam Hưng phải thủ trong thành chờ đợi. Mục tiêu hiện tại của Triệu Trung đã thay đổi, nhắm đến đạo binh chưa rõ danh tính và binh lực đang ẩn náu đâu đó tại huyện Hát hoặc Tích Lịch. Trước giờ xung trận, Triệu Trung biết được đối thủ của quân Tam Hưng là Phàn Tiếp, bộ tướng của Dương Trường Huệ và khoảng 1000 tinh binh. Triệu Trung quán triệt ba quân dốc toàn lực đánh phủ đầu Phàn Tiếp, lực lượng pháo binh hỗ trợ sẽ đảm trách nhiệm vụ t·ấn c·ông đội quân La thành phối hợp với Phàn Tiếp.
Nhằm phối hợp với các mặt trận, Phùng Thanh Hòa để lại Tiểu đoàn Thiết kị 325 ở lại giữ thành, đem binh sĩ 323 và 324 ra ngoài thành đóng bên sườn trái trận địa pháo phòng thủ của Cao Quang Chương, đề phòng Tôn Toàn Hưng đem binh vòng qua thành Sơn Tây.
Tại thời điểm tin tức Tả phó sứ Nguyễn Từ Minh sẽ xin hàng quân Thánh Dực sau khi an táng Nguyễn Ninh vương đã lan ra khắp Vạn Xuân. Ngô Thiên Sách tại Trường Châu chẳng thể ngồi yên chờ Thiên Đức quân đến cửa bèn phái một đạo thủy quân hơn 2000 tinh binh do Lê Cát Bảo, nguyên Sứ quân Sơn Nam Hạ, đốc suất thận trọng đến thành Tích Lịch gặp Đỗ Thục. Đạo quân của Lê Cát Bảo không kịp tham chiến.
Chương một lần nữa rời khỏi chỉ huy sở Yên Bình đến tiền tuyến. Do chiến thắng sớm hơn dự kiến của Bàn Phù Sếnh và Lý Trí Thắng, Chương cấp tốc rút Trung đoàn Vĩnh Yên của Phan Vỹ về huyện Siêu Loại, dùng ngựa dự phòng chuyển quân lên phủ Vĩnh Yên. Đồng thời, Chương điều Tiểu đoàn 31 của Linh Thông Thuận đầy đủ quân số trở lại vị trí đóng quân trước đó, dùng các khinh thuyền cũ, sẵn sàng chờ lệnh vượt sông sang đất La thành.
Ngay khi Dương Trường Huệ có động tĩnh phong toả sông Hát, Vương Chí Lính nhận lệnh đem Trung đoàn 3 Sơn cước đến gần thủy trại cũ của Yết Kiêu. Phan Vỹ nhập với Vương Chí Linh tạo thành đạo bộ binh tương đối mạnh. Nhiệm vụ đầu tiên của Vương Chí Linh sẽ là t·ấn c·ông toán hậu quân Dương Trường Huệ ở bờ hữu ngạn, phong toả Xích Giang, đề phòng Đoàn Kính Chí điều binh trợ chiến cho Dương Trường Huệ.
Lực lượng pháo binh Phạm Bạch Hổ âm thầm chuyển quân với sự yểm trợ của Trung đoàn Kinh Môn. Gần một nghìn thuyền, bè nhỏ các loại đã được chuẩn bị sẵn, cất giấu trong các làng mạc gần sông Xích chỉ chờ thời điểm đem ra sử dụng.
Các bên tham chiến đã điều binh đâu vào đấy, Dương Trường Huệ định t·ấn c·ông vào sáng ngày 24 tháng 5 nhưng trời mưa đành tạm hoãn. Yết Kiêu một lần nữa tận dụng thời tiết sử dụng Th·iếp giáp đĩnh đánh phá tiền quân của Dương Trường Huệ rồi rút lui. Mưa lâm râm mãi đến chiều mới ngớt, Dương Trường Huệ quyết định t·ấn c·ông vào lúc trời sẩm tối nhằm giấu đội hình. Hạ tuần trăng muộn, trời nhiều mây. Hơn hai trăm chiến thuyền lớn nhỏ của Đại Vũ lặng lẽ theo dòng Hát Giang, chưa được bao xa đụng thuyền cảnh giới của thủy quân Thiên Đức. Thuyền cảnh giới bắn liền mấy quả pháo hoa rồi mất dạng vào màn đêm không trăng.