Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 566: Cha làm thầy, con đốt sách




Chương 566: Cha làm thầy, con đốt sách

Trần Quyền đem binh bản bộ đánh Cao Quang Chương song vô cùng thận trọng vì biết quân Thiên Đức đang đeo bám Tôn Toàn Hưng. Quân tiền trạm báo đã trông thấy đại kì Thiên Đức kèm kì hiệu Kim Quan Cao thị, Trần Quyền cười nhạt:

- Cha con họ Cao sớm đầu tối đánh, thật không biết hổ thẹn. Thay vì phơi lưng cho cha con nhà đó đánh, chi bằng vòng qua phía sau dùng hoả công tập hậu.

Cao Quang Chương nhận ra sự hiện diện của toán binh nhà họ Đỗ nhưng không hề nao núng vì chiếm địa lợi và hoả lực mạnh. Không thấy Trần Quyền xua quân lên đánh, đoán Trần Quyền có thể dẫn binh tập hậu, Cao Quang Chương bèn điều động Tiểu đoàn nữ bộ binh Đường Vỹ từ trung quân có chiến mã phối hợp với mấy trăm quân trong tay Cao Tòng Chinh sẵn sàng ứng phó. Cao Quang Chương hay Trần Quyền đều là tướng già, thông thạo dụng binh trang bị đao kiếm. Tuy nhiên từ khi Cao Quang Chương đầu quân Thiên Đức, được tiếp xúc với binh khí mới nên mười phần tự tin đánh bại Trần Quyền.

Trần Quyền nương theo gió dùng hoả công, rủi thay lửa đang c·háy l·ớn thì trời đổ mưa. Thứ nữa, Cao Quang Chương trù liệu khả năng bị hoả công vây khốn nên đã sai quân phát quang bờ cây bụi cỏ, đào hào nông ngăn lửa cháy lan vào trận địa. Các dãy hào nông nhưng rộng, có đặt sẵn chông phòng kị binh đột kích, vừa là nơi ẩn náu trong trường hợp địch quân dùng Cự thạch pháo t·ấn c·ông. Trần Quyền than trời đổ mưa chẳng đúng lúc, nhất thời trù trừ không tiến đánh bởi đối phương im lặng đến đáng ngờ. Trần Quyền lui quân về sau, phái vài toán khinh kị đi do thám tình hình. Các toán khinh kị dò la chán chê, báo rằng không trông thấy bóng dáng quân Thiên Đức và công sự phòng thủ cũng vô cùng sơ sài.

- Lão già họ Cao tính giở trò gì? Lão bày ra như vậy chẳng lẽ muốn ta rơi vào cái bẫy giăng sẵn ư? Các người phải để ý theo dõi, tuyệt không lơ là.

Trần Quyền chỉ đem theo hơn hai mươi Cự thạch pháo, bây giờ không thể đánh nhanh, Trần Quyền tính làm thêm vài chục Cự thạch pháo bằng tre bắn hoả liệu dọn đường cho quân tiến đánh. Binh sĩ còn chưa bắt tay vào làm, thuộc hạ của Tôn Toàn Hưng đã tìm đến hối thúc Trần Quyền mau phối hợp tổng công kích. Trần Quyền bèn hẹn hừng đông ngày 16 tháng 5.

Thuộc hạ của Tôn Toàn Hưng chưa về được bao lâu, binh sĩ vừa mới ăn xong bữa tối thì trại quân dựng tạm bin Bố Giáp đem quân đến tập kích. Cao Quang Chương nghe t·iếng n·ổ đì đùng liên hồi, đoán là của quân Bố Giáp bèn dùng ngựa của đội nữ binh, dẫn theo vài trăm binh sĩ xông ra tiếp ứng. Tiểu đoàn nữ bộ binh Đường Vỹ nhập trận sau bọn Cao Quang Chương chưa đến một tuần trà.

Lúc này kẻ bị vây đánh hai mặt lại là Trần Quyền.

Cao Tòng Chinh dẫn đầu đội quân kị hò reo xông thẳng vào trại của Trần Quyền. Trần Quyền điều quân kị ngăn cản. Kị binh hai bên giao chiến chưa được bao lâu thì nữ binh Đường Vỹ dùng hoả mai yểm trợ. Cao Tòng Chinh mau chóng chiếm được lợi thế, quân kị của Trần Quyền vỡ trận.



Bên phía đối diện, Bố Giáp nghe tiếng súng nổ giòn liền đốc quân tràn vào trại của Trần Quyền, mặc đạn đá của đối phương bắn chặn. Quyền liệu thế chống không nổi bèn hạ lệnh bỏ trại. Bố Giáp dẫn binh truy theo vài dặm, bắt được một số. Tướng sĩ Trung đoàn 5 Sơn cước một lần nữa biến mất trong màn đêm mênh mông.

Cao Tòng Chinh thu Cự thạch pháo và lương thảo, gấp rút sai quân đưa lương thảo chiếm được về thành Sơn Tây ngay trong đêm.

Trần Quyền đem đội binh tơi tả hợp với Đỗ Thạc, trận chiến chớp nhoáng khiến Trần Quyền thiệt hại hơn năm trăm binh mã nhưng cơn ác mộng dường như chỉ mới bắt đầu với quân sĩ nhà họ Đỗ.

Trong nhiều năm, quân sĩ Đỗ Động Giang nhìn chung chưa từng giao chiến các trận đánh lớn, họ chủ trương phòng thủ bảo vệ vùng cát cứ dựa vào địa hình. Lão tướng Trần Quyền, thân tín của Đỗ Thục chưa từng cầm quá ba nghìn binh mã xung trận. Trưởng tử Đỗ Thạc xem như võ tướng trẻ, cũng coi là có tố chất di truyền từ người cha. Tuy nhiên, một đội quân thiên về phòng thủ nay phải đảm trách công thành kiên cố đã là thử thách, chưa kể binh mã chỉ vài nghìn quân bộ, khinh kị không đủ công thành. Vũ khí trang bị ba quân Đỗ Động Giang nhìn chung vẫn là v·ũ k·hí lạnh, một khoảng cách không thể lấp đầy với đối thủ trong một vài năm.

Đỗ Thạc, Trần Quyền không phải không biết những bất lợi đó. Hai vị chỉ huy quân Đỗ Động Giang thực lòng chỉ muốn ngư ông đắc lợi, thừa cơ mượn gió bẻ măng chiếm tiện ích hơn là bày trận đánh trực diện với quân Thiên Đức.

Đỗ Thạc và Trần Quyền biết Thiên Đức mạnh hơn, tránh giao chiến trực diện, có ý chờ Dương Trường Huệ, Lý Mẫn hay Tôn Toàn Hưng ba mặt giáp công mới đưa quân nhập trận. Và nếu phải bày trận giao chiến với Thiên Đức quân, Đỗ Thạc hay bản thân Trần Quyền thừa hiểu bảy phần thua thiệt. Ba quân Thiên Đức không chỉ đông dần lên, trang bị vượt trội về mọi mặt và kinh nghiệm tác chiến trên chiến trường thực địa thực sự rất quan trọng. Bên cạnh việc tôi luyện ý chí, sức chịu đựng thì từ tập luyện đến thực chiến luôn có một khoảng cách lớn và khoảng cách đó phải trả bằng xương máu.

Phần lớn đạo binh tinh nhuệ, thiện chiến nhất của Thiên Đức đều nằm trong đội hình Quân đoàn 1. Tuy thế, các chiến binh Trung đoàn 8 Thiết kị, Trung đoàn 3 Sơn cước hay Sư đoàn Sơn Tây trong một năm trở lại đây đều trải qua nhiều trận lớn nhỏ ở Vĩnh Yên, Tam Giang, Sơn Tây đã giúp họ trưởng thành về nhiều mặt, nhất là khả năng đánh trận.

Đỗ Thạc hạ trại cách thành Sơn Tây chỉ vài dặm, chẳng tiến cũng không lui, ngày đêm dò la động tĩnh khắp nơi để trù liệu. Trần Quyền dẫn bại binh về nhập hội, Đỗ Thạc lo Bố Giáp, nguyên Hữu Tướng quân Sơn Tây thông thạo địa hình ẩn hiện như ma sớm muộn sẽ tập hậu doanh trại. Bởi thế, Đỗ Thạc sai quân bắt gần ba nghìn dân quanh vùng sung quân Đỗ Động Giang. Đỗ Thạc bố trí cho số binh bị cưỡng ép này ở các trại nhỏ xung quanh trung quân. Nói đúng ra, Đỗ Thạc dùng dân Sơn Tây làm lá chắn, có vậy mới cảm thấy đỡ lạnh sống lưng. Đỗ Thạc nhận định Bố Giáp là tướng Sơn Tây, lại biết quân Thiên Đức đang lấy lòng dân nên nhất định không làm liều. Trần Quyền ủng hộ ý định của Đỗ Thạc vì đứng chân ở nơi đất khách quê người khiến Trần Quyền có cảm giác chông chênh.

Bố Giáp quả nhiên không dám t·ấn c·ông quấy phá trại quân của Đỗ Thạc. Lúc Bố Giáp dẫn binh đến nơi, trông thấy dân Sơn Tây bị quây trong các trại nhỏ, mỗi trại dăm bảy chục người thì lấy làm căm giận bèn lui quân tiến đánh Đông Chinh vương phủ.

Hơn hai trăm quân Đỗ Động Giang ở Đông Chinh vương phủ vừa nhìn thấy bóng dáng quân Thiên Đức hò nhau xung phong đã bỏ chạy thục mạng. Bố Giáp dễ dàng làm chủ Đông Chinh vương phủ, nơi này đổi chủ lần thứ tư chỉ trong vòng 1 năm.



Chiếm được Đông Chinh vương phủ, Bố Giáp phái Trần Ứng Long dẫn 500 binh mã băng rừng sang phía Đông huyện Sơn Lăng đuổi đánh các toán binh mã Đỗ Động Giang trấn giữ những làng mạc của người Hoa quốc. Trần Ứng Long không gặp mấy khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Dân chúng huyện Sơn Lăng đưa đường chỉ lối, Trần Ứng Long dẫn binh đi như chỗ không người. Các toán quân Đỗ Động nhỏ lẻ nghe tin quân Thiên Đức đang truy lùng gắt gao liền tự tìm đường thoát thân.

Để vài trăm binh mã cho Trần Công Mẫn giữ Đông Chinh vương phủ, Bố Giáp đem gần bảy trăm quân và hơn một trăm chiến mã tìm đánh bọn Đàm Quán, Đinh Dương đang quấy phá Phùng Hiền.

Dân vài xã ở huyện Tích Lịch giáp ranh với huyện Sơn Tây b·ị b·ắt lính, ép giao nộp lương thực cho Đỗ Thạc. Bọn Đàm Quán và Đinh Dương trong lúc thi hành nhiệm vụ có đôi khi thả cho quân hãm h·iếp đàn bà con gái. Bố Giáp sai quân vào các làng hỏi thăm tin tức, dân các làng biết Bố Giáp đến bèn cử người gặp, xin Bố Giáp đòi lại công bằng và họ tình nguyện đi dò la xem bọn Đinh Dương, Đàm Quán ẩn náu ở đâu. Chẳng bao lâu, Bố Giáp biết được Đinh Dương và Đàm Quán khả năng cao ẩn náu quanh khu vực thị trấn Mã Tế do nơi ấy cách huyện Hát chỉ một con sông Chu.

- Bọn nhát gan này không thể làm được đại sự! Chúng nó chọn Mã Tế trú quân phòng bị vây ráp phía sau thì trốn qua huyện Hát đây mà. - Bố Giáp lẩm bẩm. - Đã vậy ông phải vả mặt chúng mày một trận nhừ tử vì coi thường dân Sơn Tây của ông quá.

Vài ba chục người từng trong quân Sơn Tây trước đây nhưng quá tuổi nên về làm dân binh, trốn được các cuộc bắt bớ nay tìm đến xin theo, Bố Giáp tạm thời thu dụng bọn họ. Nhờ những người thông thạo đường sá, Bố Giáp dẫn vài trăm binh mã tiến về hướng Mã Tế trong đêm mà thần chẳng biết quỷ không hay.

Nhìn đội quân nối đuôi nhau âm thầm đi dưới ánh trăng khuya, Bố Giáp cảm khái:

- Hổ phụ sinh cẩu tử, cha làm thầy, con đốt sách! Đỗ Thục ơi là Đỗ Thục, ông dạy con và đám thuộc hạ không nên nết! Vào giữa đất địch mà lấy dân làm lá chắn, quân kỷ không nghiêm, c·ưỡng h·iếp đàn bà con gái thì đường về của con ông liệu còn không?

Thuộc tướng cưỡi ngựa đi bên cạnh nghe vậy hỏi lại, Bố Giáp giải thích:



- Binh pháp xưa nay nào ai dạy dùng dân làm lá chắn? Nếu dân theo tự nhiên họ đứng ra che chở, còn như bắt họ c·hết thay ư? Dân có đáng sợ không? Bình thường dân không đáng sợ vì họ chẳng có binh khí, gặp quan quân cứ cúi đầu sợ sệt đủ thứ nhưng… nếu họ đồng lòng thì ba quân chẳng là gì. Ta ở phủ Thiên Đức một thời gian rất hiểu điều này. Vương thượng bảo vệ cho dân và khi cần, tự nhiên bách tính sẽ đứng ra diệt trừ các mối nguy cho vương thượng bằng cách này hay cách khác. Bách tính là tai mắt, cậu xem đi. Những nông dân hiền lành chất phác dẫn đường kia kìa, cậu bảo họ cầm đao lấy mạng người chắc họ không dám nhưng…

Bố Giáp cười, đắc chí nói thêm:

- Tai mắt mà, có tai có mắt mới vung đao đúng chỗ được. Bọn oắt con Đỗ Thạc, Đàm Quán, Dinh Dương giờ đây nào khác kẻ đui mù.

Thuộc tướng bổ sung:

- Như thủ trưởng nói thì bọn chúng còn điếc nữa ạ.

Bố Giáp vỗ đùi, cười khà khà:

- Cậu nói phải, chúng nó điếc cả. Kì này phải cất một mẻ lớn cho chúng phách lạc hồn siêu mới được.

Quãng giữa canh Tư, Bố Giáp tiếp cận nơi toán binh Đỗ Động Giang ẩn náu, về sau mới biết là bọn Đinh Dương. Đinh Dương và mấy trăm binh sĩ chia nhau ẩn náu dọc bờ sông Chu. Đầu trống canh Năm, toán quân của Đinh Dương bắc bếp thổi cơm, dẫu binh sĩ che chắn bếp núc cẩn thận và cỏ cây cao quá đầu nhưng quân của Bố Giáp nhờ vào ánh sáng hắt lên ngọn lau mà biết được đội hình trú quân của đối phương.

Tiếng gà gáy sáng từ đâu đó vọng đến, Bố Giáp từ chỗ nấp đứng bật dậy dùng hết sức bình sinh ném một quả lựu đạn tre về phía mục tiêu.

Tiếng nổ đanh gọn khiến Đinh Dương đánh rơi bát nước chè hãy còn nóng hổi. Còn chưa kịp định thần, tràng âm thanh đinh tai nhức óc nối tiếp nhau rền vang khiến Đinh Dương thất kinh. Sau một loạt lựu đạn, tia lửa từ đầu nòng những khẩu hoả mai chớp liên liên hồi trong đám lau sậy, kế đó là tiếng hò xung phong. Tất cả binh sĩ dưới quyền Bố Giáp rút đoản đao nhất tề đạp lau sậy xông vào mặc sức chém g·iết. Đinh Dương và binh sĩ sau khoảng thời gian c·hết lặng, nhận ra bị tập kích bèn tìm đường tháo thân. Bản thân Đinh Dương cũng chạy về phía sông Chu và trúng đạn t·ử t·rận trong đám loạn quân. Bố Giáp bắt được hơn một trăm tù binh tại trận, hàng trăm kẻ khác b·ị t·hương và khoảng chừng đó nhảy xuống sông cố sống cố c·hết bơi sang bờ đối diện.

Đàm Quán nghe tin Đinh Dương t·ử t·rận vì bị Bố Giáp đánh úp thì hồn vía lên mây kéo quân chạy về huyện Sơn Tây. Bố Giáp dùng toán khinh kị truy đến cùng. Đàm Quán cho một toán quân chặn hậu nhưng toán quân này chẳng còn lòng dạ chiến đấu. Bố Giáp đuổi kịp, gọi hàng và toán quân này ra hàng ngay tắp lự sau loạt súng chỉ thiên.

Đàm Quán cũng chẳng gặp được Đỗ Thạc bởi trên đường tháo chạy vô tình chạm trán Phùng Nguyên Hoàn dẫn đại đội khinh kị địa phương tuần phòng. Phùng Nguyên Hoàn trông thấy chiến y quân Đỗ Động Giang mừng hơn bắt được vàng liền thúc quân đuổi đánh, bắt được Đàm Quán, một số ít binh sĩ chạy thoát.

Bố Giáp đuổi đến, gặp Phùng Nguyên Hoàn đang áp giải Đàm Quán về bản doanh. Hội ngộ chủ tướng cũ nơi sa trường, Phùng Nguyên Hoàn mừng mừng tủi tủi rơi nước mắt. Bố Giáp giao tất cả tù binh cho Phùng Nguyên Hoàn, tức tốc dẫn quân trở lại Đông Chinh vương phủ.