Chương 541: Mối nguy phương Bắc
Họ Kiều đã thu phục xong, từ khu vực mới kiểm soát, sau khi tạm ổn định tình hình, Nguyễn Lạc Thổ phái các đại đội sơn cước thu phục thêm thôn bản sống biệt lập trong vùng rừng núi rộng lớn nhưng thưa người bằng muối, gạo và bạc ở huyện Sơn Vi. Huyện Nghĩa Lĩnh là vùng đất cổ, dân cư sinh sống quần cư khá đông và tập trung ven các chân núi nên công cuộc thu phục được giao cho Bùi Thị Xuân.
Với huyện Hoa Khê, nơi Ngô Tất Sắc cát cứ, gần một tháng sau khi chiếm được thành Mật, Nguyễn Lạc Thổ bắt đầu xuất binh chinh phạt bằng hai đường thuỷ bộ. Trước sức mạnh của gần 1 vạn binh mã, binh sĩ trấn quanh khu vực thành Hoa Khê vứt khí giới bỏ chạy. Phùng Hiền đưa quân vây thành, chiêu hàng Ngô Tất Sắc. Sắc ngoan cố không chịu hàng nhưng binh sĩ thuộc quyền Phong Châu mục tự xưng có nhiều người gốc Sơn Tây, nay thấy Sứ tướng cũ đứng dưới thành nói lời hay lẽ phải nên bất tuân thượng lệnh, mở cổng thành Nam ra hàng Phùng Hiền. Ngô Tất Sắc sai quân trên mặt thành phóng tiễn, buộc Phùng Hiền phải dùng thần công đáp trả. Ngô Tất Sắc bị binh sĩ thuộc quyền bắt trói đem giao nộp, thành Hoa Khê thất thủ, làng Tướng ở huyện Thuận Thiên có thêm người nhập hộ khẩu.
Binh sĩ trấn thành Hoa Khê được cho về quê cũ, chỉ còn giữ lại những người bản địa được Nguyễn Lạc Thổ thu nạp làm quân địa phương, tiếp tục lấn dần lên phía Bắc, dọc theo hai bờ Xích Giang. Công cuộc chinh phạt, thu phục sắc dân bản địa của Nguyễn Lạc Thổ, Phùng Hiền, Trịnh Tú, Lý Quang Minh, Cao Mộc Viễn, Bùi Thị Xuân và Phạm Chiêm tạm kết thúc vào trung tuần tháng 12 để chỉnh đốn, sắp xếp lại binh mã sau khoảng thời gian chinh chiến.
Trong lúc đạo quân dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Lạc Thổ bận chinh chiến mở rộng lãnh thổ Thiên Đức ở phía Bắc, Đại đoàn Thánh Dực của Bàn Phù Sếnh lại thêm một lần nữa trở thành quân nghi binh, ngày đêm chỉ lo diễu võ dương oai chuẩn bị động binh với La thành như tin đồn đãi đang ngày một lan rộng trong dân.
Tại Sơn Nam Hạ, bọn Hoàng Ngưu, Vũ Bang Hộ, Phạm Sáng, Cao Mộc Lân cũng có những động tĩnh nhất định thể hiện ý định đánh sang châu Đại Hoàng cũ. Lý Trí Thắng bấy lâu nay được giao nhiệm vụ xây dựng căn cứ Dạ Trạch cũng sẵn sàng đợi lệnh vượt Xích Giang t·ấn c·ông sâu vào vùng kiểm soát của Nguyễn Ninh vương. Quân tế tác của các sứ quân cài cắm khắp các phủ lộ Thiên Đức đều lần lượt báo về, đâu đâu cũng thấy binh mã Thiên Đức chuyển quân.
Hạ tuần tháng 10 mưa nhiều, khí trời ẩm ướt, Lý Văn Ba đưa trung đoàn chủ lực Thần Sách mấy năm trấn giữ vùng Ninh Hải đến đóng ở Hiến Doanh sẵn sàng tiếp ứng Lý Trí Thắng hoặc cánh Hoàng Ngưu. Các đơn vị thuộc Đại đoàn Thiên Đức chinh chiến nhiều, nhận lệnh thu binh về phủ Tế Giang tái trang bị v·ũ k·hí và nhân sự, đóng vai trò dự bị. Những động tĩnh này của quan Thiên Đức đều được theo dõi sát sao và các sứ quân bên kia sông Xích chẳng thể ngồi yên.
Thượng tuần tháng 11, huyện Siêu Loại và huyện Kim Động xuất hiện bệnh t·iêu c·hảy, bệnh l·ây l·an nhanh. Tiêu chảy không khó chữa, chỉ cần gạo rang cháy đen cũng có thể trị bệnh nhưng cả quân và dân đều bị thì vấn đề lại lớn. Nghi nguồn nước bị đầu độc, quan binh khoanh vùng truy tìm nhưng không thấy dấu vết, chỉ nhận định việc này do gian tế của các sứ quân chủ mưu.
Nhận định trên càng được khẳng định khi tình hình trị an tại các huyện Siêu Loại thuộc phủ Thiên Đức, Kim Động thuộc phủ Tế Giang, huyện Vũ Thư thuộc phủ Đằng Châu, Châu Cầu thuộc Sơn Nam Hạ và thậm chí cả vùng Ninh Hải thuộc phủ Ứng Thiên… đều phức tạp. Dân làm đồng, gặt lúa ban đêm, chài lưới hoặc đốn củi… m·ất t·ích, đến khi tìm được thì thân xác đã lạnh ngắt, có người còn bị mổ bụng, đàn bà b·ị h·ãm h·iếp sau đó b·ị s·át h·ại.
An ninh tất cả các huyện giáp ranh với các sứ quân được thắt chặt nhưng chuyển biến không đáng kể, dân đi chợ sớm vẫn b·ị s·át h·ại một cách bí ẩn, vài ngày sau xác mới nổi trên sông. Thuyền bè của thương nhân xuôi ngược bị k·ẻ c·ướp s·át h·ại làm dấy lên nỗi bất an.
Áp lực dồn lên Phạm Bỉnh Di ngày một lớn nhưng dù huy động tất cả nhân lực hiện có điều tra, truy xét song kết quả thu được chẳng có gì.
Chương nắm được tình, còn đương suy tính thì lại phải đón tiếp một vị khách không mời. Lâm Đường Thần, sứ giả của Đại Vũ đế cùng đoàn sứ thần xin yết kiến. Lâm Đường Thần chuyển lời của vua Đại Vũ yêu cầu Vạn Thắng vương dừng ngay các cuộc chinh phạt, tự về Đại Vũ xưng thần sau cống nạp hàng năm. Khoản cống nạp ngoài tài vật là vàng bạc, thóc gạo còn thêm 100 mỹ nhân, 1.000 thợ đúc đồng, 1.000 thợ dệt, 3000 ngựa chiến, 500 con trâu mộng. Đại Vũ đế trách tội Vạn Thắng vương chứa chấp quân phản loạn họ Triệu, dung túng phường trộm c·ướp và bọn thất phu Vân Nam quốc, Quý Châu quốc.
Bởi Chương đã ít nhất một lần từ chối các yêu cầu do Tưởng Kính đưa ra. Lần này anh cũng không quỳ gối tiếp chỉ, không đưa ra lí do cụ thể. Lâm Đường Thần dường như đã dự liệu trước thái độ của Chương nên chẳng cật vấn, tuyên đọc xong, hỏi Chương có chịu thần phục hay là không?
Chương không trả lời, chỉ ngồi trên ngai trầm ngâm. Sứ thần cười nhạt, đứng giữa điện Hưng Quốc buông lời trách mắng và bảo Chương hãy ra bến sông Khoai xem một vật trước khi quyết định. Chương miễn cưỡng cùng tả hữu theo Lâm Đường Thần ra cổng làng Vạn Xuân. Anh nghe quân báo, Lâm Đường Thần có đem theo một vật lớn trùm kín bằng vải, luôn có 8 tráng sĩ túc trực bên cạnh.
Lâm Đường Thần thái độ cao ngạo, giọng tự tin nói với Chương:
- Vạn Xuân các ngài ương ngạnh, tưởng rằng mạnh nhất thiên hạ nhưng núi cao còn có núi cao hơn. Nếu không thần phục Đại Vũ chẳng khác nào rước hoạ diệt vong.
Chương vẫn không nói nửa lời, quần thần theo sau người nào người nấy đều để ý thái độ của anh để mà đối đáp sứ thần. Chương im lặng, quần thần nào ai dám hé răng.
Lâm Đường Thần phất tay ra hiệu, tráng sĩ đứng dưới thuyền nhận lệnh liền kéo tấm vải đỏ che phủ vật lạ. Quan quân tả hữu tháp tùng Chương ai nấy đều kinh ngạc, ồ lên một lượt. Vẻ mặt Lâm Đường Thần dương dương tự đắc, liếc bọn Chương như nhìn con sâu cái kiến. Chương thoáng biến sắc nhưng mau chóng lấy lại vẻ bình thản, lạnh lùng cần thiết của đế vương một cõi.
Lâm Đường Thần nói với giọng kẻ cả:
- Thiên Đức binh được mấy vạn? Gom cả đất Vạn Xuân binh chẳng quá ba mươi vạn, Thiên Đức xưng hùng xưng bá với thần khí trấn thiên liệu có 15 vạn tinh binh? Vạn Thắng vương, ngài nên biết quân Đại Vũ tinh binh trăm vạn, binh mã đến đâu cỏ không thể mọc.
Chương khịt mũi, đáp rằng:
- Dụng binh cốt ở tinh.
Đường Lâm Thần cười lớn:
- Trăm vạn tinh binh chứ không phải ô hợp như Vạn Xuân. Đại Vương, ngài dựa vào thần khí, lấy làm tự cao tự đại. Đại Vũ hoàng đế lệnh cho bỉ chức để Đại Vương trông thấy thánh khí mà biết uy vũ.
Chương mím môi gật gù, tấm tắc khen mấy câu, rồi mới hỏi:
- Thánh khí của người phương Bắc thật lạ kỳ, Lâm sứ giả, chẳng hay thứ này gọi là gì?
Lâm Đường Thần không trả lời thẳng, thay vào đó khoe rằng:
- Thánh khí này chỉ là đồ của cổ nhân mà thôi, Vạn Xuân có Cự thạch pháo, bỉ chức nghe nói rất lợi hại và học lóm từ binh lính Hoa quốc đồn trú. Tự cổ chí kim, phàm kẻ học lỏm chẳng thể rõ ngọn ngành. Thứ bỉ chức cho ngài xem gọi là Song thủ pháo cỡ nhỏ, có thể ném viên đá nặng 15 cân (1 cân bằng 16 lạng) bay xa 150 trượng (1 trượng bằng 0,34 mét).
Chương tròn mắt ngạc nhiên, hỏi thêm:
- Cục sắt kia gọi là gì? Sao lại gắn ở đó?
Lâm Đường Thần không trả lời trực tiếp câu hỏi của Chương mà muốn cho Chương thấy sự lợi hại của thánh khí. Binh sĩ khệ nệ bê 2 hòn đá, quết thêm dầu thông, châm lửa rồi bắn. 2 quả đạn đá thực sự bay rất xa, rơi xuống một ruộng lúa.
- “Quả nhiên bọn họ sở hữu máy bắn đá từ lâu, hẳn đã cải tiến rất nhiều nên mới tự tin đem thứ cổ lỗ khè mình. Loại máy bắn đá đối trọng này nhìn tinh xảo, có lẽ… ngoài thứ này, bọn họ còn nhiều thứ hay ho. Kỷ nguyên thành trì chấm dứt thật rồi. Nếu có những v·ũ k·hí như thế này, việc bọn họ chinh phục khắp nơi thực chẳng khó là bao.”
- Đại Vương thấy thánh khí thế nào?
- Nên gọi là thần khí! Một thứ tuyệt vời.
Lâm Đường Thần cười sảng khoái mà rằng:
- Mấy thứ Cự thạch pháo tre nứa của Vạn Xuân liệu so được với Song thủ pháo không, thưa Đại Vương? Thứ v·ũ k·hí này, gọi là thánh khí nhưng chỉ dùng cho đám lâu la tiễu trừ kẻ chống đối, giặc c·ướp mà thôi.
Chương không nói thêm, quay người vào điện Hưng Quốc, quần thần líu ríu chạy theo trong khi Lâm Đường Thần bước khoan thai kèm theo những tràng cười đắc chí. Vào điện, Lâm Đường Thần tiếp tục đe nẹt:
- Hạ quan có nghe nói Thiên Đức quân có thứ v·ũ k·hí gọi là thần sấm, ba quân Thiên Đức tự nhận binh nhà trời tiễu trừ phản loạn. Đại Vương, ngài nhất thiết phải cân nhắc cho thật kĩ, thái độ nên đúng mực. Thứ v·ũ k·hí thần sấm của ngài cũng chỉ là đồ chơi con trẻ mà thôi. Chỉ cần ngài thần phục Đại Vũ hoàng đế, vua của các vua, dân chúng Thiên Đức hưởng thái bình, vương vị của ngài được thừa nhận. Đại Vũ hoàng đế sẽ phong cho ngài là Vạn Xuân mục (chăn dắt dân Vạn Xuân).
Lâm Đường Thần thao thao bất tuyệt, điện Hưng Quốc nhiều người muốn nhảy ra tặng hắn một đao nhưng thái độ của Chương rất lạ. Anh ngồi trên ngai vàng giả bộ chăm chú lắng nghe nhưng với những người hậu cận anh nhiều năm, rõ là Chương chẳng để lời Lâm sứ giả vào tai.
Song thủ pháo ngoài sông Khoai là v·ũ k·hí có độ tinh xảo và uy lực nhưng so với Cự thạch pháo giản đơn của Vạn Xuân, chỉ hơn về độ lớn của đạn mà thôi. Chương đang theo đuổi những suy luận riêng của bản thân, anh nhớ khi mới dựng cờ, có nghe Phạm Tu nhắc đến loại v·ũ k·hí lợi hại mà quân Hoa quốc, số lượng không nhiều, đã đốt bỏ khi rút về phương Bắc. Hơn ba mươi năm trôi qua, nếu Đại Vũ đế làm chủ trung nguyên, thứ v·ũ k·hí ấy hẳn đã có những cải tiến rõ rệt. Ngoài máy bắn đá đối trọng hẳn còn thêm các loại máy bắn đá có cơ cấu phức tạp hơn để công thành, chẳng loại trừ khả năng quân Đại Vũ còn có pháo bắn đá liên hoàn, thậm chí cả thần công.
Thuốc súng đen, như những gì Chương từng biết, do người phương Bắc vô tình tìm ra vào khoảng thế kỷ thứ X. Nơi này… không phải quá khứ, có khi nào bọn họ đã tìm ra thuốc súng đen rồi không?
Chương cho Lâm Đường Thần lui về khách điếm nghỉ ngơi. Quần thần chờ Lâm Đường Thân đi khỏi mới xôn xao mỗi người một câu đòi vặn cổ kẻ ba hoa, xấc xược, bất kính.
Chương bảo với quần thần:
- Tưởng Kính không đến mà là Lâm Đường Thần, gã này có phần ngông cuồng. Hắn đem theo v·ũ k·hí dằn mặt ta, muốn ám chỉ Cự thạch pháo chỉ là đồ bỏ. Những năm qua, công nghệ quân sự của Thiên Đức bị sao chép, chẳng loại trừ đám phương Bắc đã mổ xẻ Cự thạch pháo, nỏ Liên châu, Hoả pháo của chúng ta.
Phạm Tu bước ra giữa điện, nói:
- Lâm Đường Thần khoe khéo chúng có thần công. Đại Vương, quân Đại Vũ đang bận chinh phạt các vùng đất phía Đông trung nguyên, nay sai sứ đến đòi chúng ta quy thuận. Thưa Đại Vương, cống phẩm không tính là nhiều, song so với tiềm lực của quân Đại Vũ sẽ như muối bỏ bể. Hạ thần cho Lâm Đường Thần đến có mục đích khác.
Chương cười nhạt, đứng dậy chắp tay sau lưng đi loanh quanh rồi lại ngồi vắt chân, thở dài rồi nói:
- La thành, nơi phồn hoa đô hội có nhiều người từ phương Bắc xuống trú ngụ. Ta chẳng loại trừ các bí mật quân sự của Thiên Đức theo đó mà về phương Bắc. Trong các cuộc giao tranh, súng hoả mai, nỏ Liên châu và Cự thạch pháo đều bị hao hụt. Duy có thần công và t·àu c·hiến chạy hơi nước đang phát triển chưa lọt ra mà thôi.
Phạm Tu bèn hỏi:
- Đại Vương nghĩ sao về những lời Lâm Đường Thần đã nói ạ?
Chương nhìn tả hữu một lượt, ánh mắt dừng ở Lý An. Anh hỏi:
- Ngài Hiệu trưởng, theo ngài thì quân Đại Vũ muốn động binh đánh ta cần bao nhiêu thời gian chuẩn bị và theo lối nào?
Lý An liền đứng dậy, khẳng khái đáp:
- Họ coi Vạn Xuân chỉ như đám giặc cỏ, hạ quan nghĩ… họ cần không quá 1 năm để động binh và chẳng dùng đến lực lượng thiện chiến. Còn như đánh Vạn Xuân thì… có ba con đường khả dĩ, một là xuôi theo Xích Giang, hai là qua vùng rừng núi Tây Bắc và thứ ba, theo đường thuỷ từ biển Tây vào ạ.
Chương hỏi Phạm Tu, Phạm Tu đáp:
- Nếu đánh chúng ta, quân Đại Vũ cần thời gian chuẩn bị lương thảo từ 6 đến 9 tháng. Về binh mã, họ đem theo chẳng thể ít hơn 20 vạn quân. Hạ quan có chung nhận định với ông An, nhanh thì 1 năm, chậm thì 2 năm bọn họ sẽ động thủ.
Chương lắng nghe thêm vài ý kiến, không khí bỗng trở nên sôi nổi. Trong buổi họp riêng với các lão tướng thân tín, Chương đưa ra nhận định:
- Bây giờ đã là tháng 11, binh mã Đại Vũ một khi động binh đánh ta thì nhanh nhất sẽ vào tháng 9 năm sau, chậm thì tháng 3 năm sau nữa. Nhiệm vụ đặt ra với chúng ta hiện tại là phải loại bỏ tất cả các sứ quân còn hiện diện trước tháng 6 năm sau.
Lý An thắc mắc, Chương giải thích:
- Các bác, các chú phải để ý đến thời tiết nữa. Quân Đại Vũ sẽ tránh đánh chúng ta vào mùa hè vì thời tiết khắc nghiệt, các cuộc chinh phạt của bọn họ nhất định sẽ diễn ra khi tiết trời chuyển sang lạnh, cuối thu đầu đông là phù hợp.
Không ai biết Chương dựa vào đâu để kết luận chắc như đinh đóng cột như vậy.
- Vậy chúng ta trả lời Lâm Đường Thần thế nào cho khéo? - Triệu Quang Phục đặt vấn đề.
- Cháu sẽ giao việc này cho Ngô Thì Nhậm và Lý Nhân Nghĩa. Khả năng Lý Nhân Nghĩa sẽ phải đi sứ một chuyến. Cái chúng ta cần là thời gian.
Phạm Tu ngẫm nghĩ rồi hỏi:
- Vậy là phải cống nạp cho chúng?
Chương nhếch miệng cười nhạt bảo rằng:
- Cháu còn chưa có 100 mỹ nhân sao phải đem con gái Vạn Xuân dâng cho lang sói? Hắn thích cứ cho hắn lời hứa hẹn, còn cống phẩm thì đợi đấy, để xem ai phải cống nộp cho ai.
Sau đó Lý Nhân Nghĩa và Ngô Thì Nhậm họp với Chương và mấy lão tướng trong hơn một ngày trời bàn định kế sách đối phó với kẻ thù thực sự ở ngoài xa.