Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 510: Ong hút mật




Chương 510: Ong hút mật

Vi Thọ Kỳ sai quân áp giải Vân Hạ về khách điếm khi trăng khuya đã treo trên đỉnh đầu. Lý Nhân Nghĩa thuật lại cho Chương nghe những gì ông khai thác được từ Vân Hạ.

Vân Hạ kể, sau khi Chưởng môn Vân Tòng Thâm tiếp quản võ đường ở thôn Vân Trì đã tiến hành nhiều thay đổi. Nếu như cố Chưởng môn Vân Xuân sinh thời chú tâm dạy võ thuật, bào chế các loại thảo dược trị nội ngoại thương hoặc một số loại độc dược cung cấp cho binh triều thì Vân Tòng Thâm, trước khi nhận chức Chưởng môn từng lập một đội bảo tiêu, muốn phát triển Hắc Điểu bang trở thành tiêu cục lớn. Bên cạnh đó, Vân Tòng Thâm nhận công việc ám toán với mức thù lao hậu hĩnh từ chức sắc trong triều. Cụ thể là ai thuê Vân Tòng Thâm thì rất ít người biết.

Mấy tháng trước Trần Văn Lộng thất trận ở thành Sơn Tây rút chạy qua làng Vân Trì có nghỉ lại vài ngày trước khi về kinh sư. Lộng cắt đặt hơn hai mươi người ở lại làng Vân Trì giúp Vân Tòng Thâm. Vân Hạ cho biết nữ nhân phải học cách trị thương, phân biệt các loại độc dược, phụ trách ăn uống… có cả thảy 13 nữ nhân trong Hắc Điểu bang.

Một chi tiết Chương để tâm, ấy là ba ngày trước Vân Hạ cùng một số cô gái khác tham gia chuẩn bị yến tiệc để Vân Tòng Thâm thết đãi khách quý. Khách quý buổi tối hôm ấy có ba người, Vân Hạ hầu rượu mãi đến khuya, chỉ nghe Vân Tòng Thâm gọi ba người đó lần lượt là Liễu tiên sinh, Mã lão gia và Chu đại quan nhân. Trong ba người ấy có Liễu tiên sinh không phải người Vạn Xuân vì giọng lơ lớ đặc trưng của người phương Bắc nói tiếng Vạn Xuân.

Lý Nhân Nghĩa kết luận:

- Liễu tiên sinh đó rất có thể là Liễu Môn Nhân, kẻ đã kịp thoát thân trước khi ông Hiểu ập vào trướng bắt Lộng. Đó là một kẻ không tầm thường, việc hắn lánh mặt hẳn là hắn đã đánh hơi được gì đó.

Chương bứt lá mấy cọng cỏ may tím lịm ném vào khoảng không ngập ánh trăng khuya. Chương nói với Nhân Nghĩa:

- Mã lão gia và Chu đại quan nhân là ai? Cứ cho Liễu tiên sinh chính là Liễu Môn Nhân, hắn bày kế hại ta chẳng lấy làm lạ nhưng trên hết vẫn là thông tin hắn có được từ đâu? Bằng cách nào? Ông thừa biết ta rời thành với danh tính Trịnh Thiên An. Hãy rà soát lại một lượt, nhất định tìm ra sơ hở.

Lý Nhân Nghĩa không có lời giải đáp. Chương lại nói:

- Nếu đã suy luận theo hướng ấy, ông nghĩ xem Chu đại quan nhân kia có liên quan gì đến dòng họ Chu ở vùng này không? Hôm trước chính ông đã kể lai lịch hang Mã Tế cho ta cơ mà.

Lý Nhân Nghĩa dường như đã hiểu ra liền nói:

- Chu đại quan nhân là Chu thổ hào hoặc hậu duệ của Chu thổ hào. Bởi vậy bọn chúng chọn thị tư này làm nơi phục kích vì đoán chúng ta sẽ dừng chân tại đây. Ý của Đại Vương có phải là như vậy không ạ?

Chương búng tay “tách” một cái bảo rằng:



- Lộ trình từ thành Sơn Tây đến Sài Sơn phải dừng chân ở thị tứ này. Liễu Môn Nhân nếu như cáo già, ông ta có thể đoán định được. Sở dĩ chúng bày binh bố trận chưa vẹn toàn chắc do vấn đề thông tin qua lại còn chậm. Ở Vạn Xuân, gian tế qua lại giữa các vùng dưới vỏ bọc thương nhân, thuỷ thủ, ngư phủ… Sau này về thành, ông bí mật điều tra những thương nhân, ta đồ Mã lão gia kia là kẻ truyền đạt thông tin. Nhìn chung bức tranh dần hiện rõ đến từng nét vẽ rồi.

Lý Nhân Nghĩa ngồi lặng im suy tư, sắp xếp lại sự việc và các dấu mốc thời gian. Một lát sau, ông nói:

- Thân Vệ quân ở bên huyện Hát đã trở lại thị tứ lúc chiều rồi ạ. Mọi việc Đại Vương sắp xếp đã hòm hòm, Đại Vương tính khi nào cất vó?

Chương gãi cằm và hỏi:

- Ngô Phù Khê quay lại với bao nhiêu người?

Lý Nhân Nghĩa thưa:

- Dạ bẩm, 18 người tất cả.

Chương quay sang bên kéo nhẹ tấm chăn mỏng đắp trên người Lam Khuê và Nhã Lâm. Hai mỹ nhân lót rơm nằm ngủ ngon lành sau một ngày đầy mệt nhọc.

Chương chỉ xuống khu thị tứ với những mái tranh im lìm dưới ánh trăng bảo rằng:

- Dưới đó hơn trăm nóc nhà, hẳn chúng đã dò ra nơi Phạm Ngũ Lão tá túc. Ông đã nắm được số nhân khẩu trong thị tứ chưa?

Lý Nhân Nghĩa đáp:

- Thưa, già trẻ lớn bé cả thảy gần sáu trăm người có ghi trong sổ bộ. Khách thương qua lại, nếu nghỉ ở khách điếm sẽ có ghi chép rõ ràng, ở dưới thuyền thì không ạ.

Chương đứng dậy, Lý Nhân Nghĩa khom người đứng kế bên. Chương nói:



- Nếu bọn chúng có đến ba trăm người, giả sử nhé, chừng ấy người ở đâu trong cái thị tứ kia?

Lý Nhân Nghĩa lẩm nhẩm bấm đốt ngón tay:

- Nói vậy… chúng nương náu trong nhà dân vì ba khách điếm kia chỉ đủ chỗ ở cho trăm người là nhiều ạ.

Chương gật đầu đồng tình:

- Khách điếm, dưới thuyền ghe, tửu quán và nhà dân. Chúng ở nhà dân! Nhà dân…

Chương cười không thành tiến bỏ lửng câu nói. Lý Nhân Nghĩa hiểu ý của Chương, cúi đầu vâng dạ. Chương lại chỉ xuống thị tứ và nói:

- Dân ở ven sông nhộn nhịp thuyền bè qua lại neo đậu, tuy không phải lớn nhưng chẳng tính là nhỏ. Ông hẳn cũng thấy, dân trong thị tứ ngoài làm bốc vác, bày hàng quán nhỏ lẻ bán nông sản thành phẩm cho khách qua lại thì bao giờ mới khấm khá cho được. Cần phải quy hoạch thị tứ này, biến thành nơi trung chuyển hàng hoá, trạm nghỉ chân của khách thương và…

Chương mím môi thở dài:

- Nói chung, phải dạy dân làm ăn buôn bán!

- Đại Vương dạy chí phải ạ.

Chương vẫy Vi Thọ Kỳ lại gần, nói cho cả Lý Nhân Nghĩa cùng nghe:

- Tát nước bắt cá, xoá bỏ toàn bộ cái cũ làm ra một cái mới theo mô hình Thiên Đức thường làm. Anh về báo cho Ngũ Lão và Thu Cúc cùng biết. Theo lệnh ta, hàng sống chống c·hết bất kể là ai, hạn định chiều mai phải dọn dẹp sạch sẽ!

Vi Thọ Kỳ lo lắng:



- Đại Vương ở lại đây sẽ nguy lắm ạ!

- Anh đi mau về mau, việc hệ trọng không thể chậm trễ.

Vi Thọ Kỳ vội xuống núi. Còn lại Lý Nhân Nghĩa, Chương căn dặn thêm vài điều nữa. Cuộc nói chuyện chỉ ngưng khi Lam Khuê trở mình thức giấc. Nhã Lâm bật dậy theo. Hai cô hối thúc Chương ngả lưng, Chương bảo Lý Nhân Nghĩa cùng nằm chợp mắt chờ Vi Thọ Kỳ quay lại. Đặt mình xuống chưa được bao lâu thì Chương đã chìm vào giấc ngủ. Lý Nhân Nghĩa nằm bên cạnh hai mắt mở to thao thức, Lam Khuê thấy vậy liền chủ động bắt chuyện nên Lý Nhân Nghĩa ngồi dậy. Đối với văn quan từng phục vụ trong triều đình và Sơn Tây vương và nay là Vạn Thắng vườn, dẫu biết Vạn Thắng vương vô cùng yêu mến nhưng Lý Nhân Nghĩa vẫn giữ kẽ của kẻ bề tôi. Trong khoảng thời gian kề cận Vạn Thắng vương vừa qua, Lý Nhân Nghĩa càng ngày càng thêm tin vào lựa chọn của bản thân.

Trong đêm khuya bên cửa hang Mã Tế, Lam Khuê kể cho Lý Nhân Nghĩa và Triệu Nhã Lâm câu chuyện của nàng kể từ ngày gặp Chương ngồi đan lát nơi gốc đa cổ thụ. Đã lâu Lam Khuê chưa kể cho ai, đêm nay thanh vắng, nàng muốn thông qua câu chuyện cuộc đời nhằm giúp Lý Nhân Nghĩa và Triệu Nhã Lâm thêm hiểu hơn về Chương, từ đó ra sức phò tá đại nghiệp. Nàng không quên nhắn nhủ hai người rằng, đảm bảo an toàn cho Chương chính là dựng xây cho con cháu ngày sau có một cuộc sống thanh bình, đủ đầy hơn.

Vi Thọ Kỳ trở lại cùng một tiểu đội Thân Vệ quân trang bị tận răng lúc gà còn chưa gáy sáng. Chương đang say ngủ, Lam Khuê bảo mọi người thay phiên nhau cảnh giới rồi trở vào trong hang bắc bếp thổi cơm chuẩn bị bữa sáng là cháo, trứng luộc và bát canh rau rừng cho Chương. Sở dĩ Lam Khuê muốn tự tay lo cơm nước bởi Chương quen với bữa ăn do nàng chuẩn bị và không để kẻ khác có cơ hội hạ độc. Nếu các cô vợ không có trong quân thì việc chuẩn bị bữa ăn sẽ do chính tay Thị vệ trưởng làm từ đầu đến cuối. Thị vệ trưởng bận việc, Phạm Thu Cúc sẽ đảm nhiệm. Trường hợp yến tiệc, Phạm Thu Cúc sẽ phải chọn ra một vài người giá·m s·át chặt chẽ quá trình mọi người làm phần ăn của Chương và mỗi món ăn phải qua ba người thử. Người chuẩn bị nguyên liệu, người nấu và người giá·m s·át trực tiếp. Có thể nói, muốn hạ độc vào thức ăn dâng lên Vạn Thắng vương là điều vô cùng khó khăn nếu không nói là không thể.

D321 và D324 Thiết kị Vũ Ninh dưới quyền Lê Phụng Hiểu ngay khi nhận mật lệnh liền tức tốc xuất binh, chia quân thành các đại đội kị binh lập trại dã chiến vây bọc toàn bộ mặt phía Bắc và Tây Bắc, cách thị tứ khoảng 6 dặm chờ hiệu lệnh.

Mặt trời chưa chạm ngọn tre, trên đỉnh Mã Tế xuất hiện đại kỳ màu đỏ chói phấp tới tung bay trong nắng sớm. Quân trinh sát trông thấy vội báo về phía sau cho Lê Phụng Hiểu. Một nghìn quân Thiết kị, khinh kị đồng loạt hướng về khu thị tứ ven sông Chu tung vó.

Bách tính trong thị tứ mau trông thấy đại kỳ, chẳng mấy chốc già trẻ gái trai đổ xô về phía Tây khu thị tứ thi nhau chỉ trỏ đoán già đoán non, bàn luận vô cùng sôi nổi.

Nhận thấy dấu hiệu lạ ngay khi đại kỳ vừa xuất hiện, Vân Tòng Thâm trong vỏ bọc thương nhân vừa đặt chân đến thị tứ lúc trời tờ mờ sáng vội cho lệnh thủ hạ mau chóng hành động. Chỉ một loáng sau, hàng trăm người vận hắc y, trên đầu buộc khăn đen, tay lăm lăm các loại xuất hiện trên những con đường đất, rảo bước đất về phía ngôi nhà tranh gần bờ sông. Dưới bến sông có gần hai mươi thuyền bè lớn nhỏ đang neo đậu, bỗng đâu hàng trăm thuỷ thủ lẫn trảo phu nhất tề nhảy lên bờ, người nào người nấy đều buộc một dải khăn đen, mặt đằng đằng sát khí, người cầm đao, kẻ cầm thương đạp đất bằng chạy băng băng.

Bách tính thị tứ đoán có chuyện chẳng lành hò hét gọi nhau nháo nhác chạy về nhà cài then đóng cửa.

Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Địa Lô, Phạm Thu Cúc và Ngô Phù Khê dàn quân trong khu vườn quanh nhà, dùng dãy dường đắp đất cao độ 4 thước làm vật che chắn bắt đầu khai hoả ngăn chặn đám người đang vây bọc tứ phía như đàn ong nay vào hút mật hoa. Chỉ với sáu mươi người, bọn Phạm Ngũ Lão vô cùng tự tin trụ vững trước đao kiếm, cung nỏ.

Ngôi nhà mái tranh b·ốc c·háy khi Vân Tòng Thâm sai thuộc hạ phóng hoả tiễn. Tuy nhiên, Vân Tòng Thâm chưa thể tiếp cận được bức tường đất thấp lè tè lẫn với hàng râm bụt. Bên trong bắn ra, bên ngoài phóng tiễn vào đương hồi gay cấn, Vân Tòng Thâm hay tin quân kị đang kéo đến. Ngay lập tức, Vân Tòng Thâm sai quân phóng hoả hàng chục ngôi nhà gần đó hòng cản bước quân kị. Đồng thời đốc thúc thuộc hạ bất chấp khói lửa, đạn bay vèo vèo tiếp cận dãy tường bao bọc quanh ngôi nhà. Phạm Ngũ Lão hạ lệnh dùng lựu đạn, đánh bật hai đợt xung phong của Vân Tòng Thâm. Đến lượt thứ ba, hàng chục kẻ buộc khăn đen trên đầu vào được khu vườn và cuộc hỗn chiến bắt đầu.

Phạm Ngũ Lão với y phục màu vàng nhạt trở thành mục tiêu bị nhắm đến. Phạm Ngũ Lão có thể thay y phục nhưng anh muốn mặc như vậy. Bản thân Phạm Ngũ Lão sau khi tung ra ba quả lựu đạn liền cầm gươm nhảy vọt qua bức tường tả đột hữu xung. Hai bên hỗn chiến đang hồi gay cấn bỗng Lê Phụng Hiểu dẫn quân nhập trận khiến tình thế thay đổi chóng vánh.

Vân Tòng Thâm huy động được hơn ba trăm người nhằm thực hiện chủ đích nhưng thiệt hại một số lúc tiếp cận ngôi nhà, vỡ trận lúc Lê Phụng Hiểu xuất hiện, thuộc hạ tan tác cả. Quân Thiết kị và khinh kị không bắt giữ tù binh, mệnh lệnh họ nhận được là không để kẻ nào trong trận sống sót trừ nữ nhân. Nhiều kẻ vứt kiếm giáo quy hàng hay đang b·ị t·hương nằm la liệt đều t·hiệt m·ạng.

Thuộc hạ của Vân Tòng Thâm tháo khăn đen buộc đầu bỏ chạy thục mạng. Vân Tòng Thâm bấy giờ núng thế bèn tìm đường thoát thân, lui về hướng bến sông nhưng bị Phạm Ngũ Lão và Ngô Phù Khê đuổi sát. Bị truy đến tận bến sông, Vân Tòng Thâm tuy võ nghệ tính là cao thủ nhưng cùng lúc phải đánh với Phạm Ngũ Lão và Ngô Phù Khê và Lê Phụng Hiểu đang đuổi đến chẳng mấy mà rơi vào thế yếu. Vân Tòng Thâm phóng ra liền một lúc mấy ám tiễn tẩm độc cản địa nhưng giáp thân giúp Phạm Ngũ Lão và Ngô Phù Khê vô sự. Cả hai bất chấp xông đến, Vân Tòng Thâm phóng thêm hai ám tiễn nhảy vội xuống sông vì lối lên thuyền đã bị chặn. Phạm Ngũ Lão và Ngô Phù Khê chẳng ai bảo ai cùng lao ùm xuống sông, sau một hồi vật lộn cũng lôi được Vân Tòng Thâm lên bờ.