Chương 486: Vạn Thắng vương đến Sơn Tây
Thiên Bình trở về Vạn Xuân được vài hôm thì Chương âm thầm lên đường đến Sơn Tây mà thần không biết quỷ chẳng hay. Anh xác định cuộc chiến sắp tới có phần cam go khi thành Sơn Tây bị vây bốn mặt, đích thân anh phải có mặt để thống nhất chỉ huy. Quan trọng nhất, Chương sẽ tiếp nhận ấn tín do Sơn Tây vương giao lại. Lý An có mặt trong đoàn tuỳ tùng đến Sơn Tây trong vai trò tham mưu. Lâm Uyển Như cùng Nguyễn Gia Miêu, Vương Thông cũng có mặt trong đoàn.
Để đảm bảo an toàn cho Chương, dù anh không muốn, Phạm Tu một mực đề nghị và Thiên Bình tha thiết nên Chương buộc phải điều động XT1 dưới quyền Nguyễn Địa Lô với hai trăm tay thiện xạ xuất phát thành nhiều tổ nhóm đi tiền trạm cùng với Thân Vệ quân. Triệu Nhã Lâm dẫn theo một trung đội nữ thị vệ năm mươi người đảm bảo hậu cần cho Chương và Uyển Như và Tiểu đoàn Thần Vũ sẽ xuất phát ngay khi Chương đặt chân đến thành Sơn Tây. Sở dĩ Tiểu đoàn Thần Vũ phải xuất phát sau là bởi sự có mặt của các cô gái này đồng nghĩa với sự hiện diện của Vạn Thắng vương.
Chương quyết định sử dụng Đại đoàn Thần Dực đang trong quá trình huấn luyện, đóng quân ở vùng Tây Bắc tham gia vào Chiến dịch Sơn Tây. Theo đó, Trung đoàn Sơn cước số 1 của Trịnh Tú, tức đoàn Chi Lăng cùng Trung đoàn Sơn cước số 3, còn gọi là đoàn Lạng Giang do Lý Quang Minh làm Trung đoàn trưởng rời đại bản doanh, chuyển quân bằng đường thủy lần lượt đến Sơn Tây. Giáp Dĩnh Kế, Giáp Dĩnh Trì, Nùng Dân Chính và Vi Văn Đính dưới quyền Trịnh Tú hăm hở đợi lệnh. Sau một năm quy thuận Thiên Đức, những người này sẵn sàng báo đáp công ơn của Vạn Thắng vương. Với ba nghìn binh sĩ ít nhiều có kinh nghiệm tác chiến rừng núi, Chương tin sẽ đủ sức khống chế Ngô Tất Sắc vừa mới dựng cờ xưng bá ở vùng núi Sơn Vi.
Ngoài những đội quân vừa nói, Tiểu đoàn Long Ngô Động nhận lệnh rời đại bản doanh theo đường thuỷ đến thành Sơn Tây. Nghiêm Phúc Lý với cương vị Đại đoàn phó Thiên Đức có mặt trong đội binh này.
Do Sơn Tây là vùng đất bằng phẳng, thuận lợi cho kỵ binh tác chiến. Bởi vậy Lê Phụng Hiểu nhận lệnh đưa D321 với năm trăm quân Thiết kỵ đang trú quân ở cánh đồng Chó Ngáp đến thành Sơn Tây sau cùng. D323 Thiết kỵ từ Tế Giang sẽ thế chân D321.
Trong lúc binh mã các nơi âm thầm chuyển quân thì Bàn Phù Sếnh lo trấn giữ bờ tả ngạn Xích Giang, kéo dài từ ngã ba sông Hoàng đến sông Văn Giang đề phòng sứ quân La thành bất ngờ đánh sang.
Trước đó Nguyễn Từ Minh và Giang Hạo Điền buộc phải lui binh do quân Thiên Đức đồn trú tại Hiến Doanh vượt sông chiếm giữ một phần đất bên bờ hữu ngạn lập đồn trại uy h·iếp. Nguyễn Ninh vương sai sứ sang Thiên Đức đề nghị hoà hoãn nhưng Duệ thực hiện kế sách kéo dài thời gian chứ không phúc đáp cụ thể. Đối với Chương, một khi th·iếp lập được điểm đầu cầu làm chỗ đứng chân thì chẳng đời nào anh nhượng bộ. Hơn nữa, kẻ mạnh không nhất thiết phải nhượng bộ kẻ yếu hơn.
Tính đến những ngày cuối cùng của tháng 4 năm Thiên Đức 33, tổng quân số mà Chương điều động đến Sơn Tây lên đến gần 1 vạn quân gồm thủy, bộ và kỵ. Chương dự định giải quyết các vấn đề ở Sơn Tây trong vòng 1 tháng. Sau đó mới xoá sổ sứ quân Tam Đái.
Không nằm ngoài dự tính của Chương, Lý An hay Phùng Hiền. Ngô Tất Sắc tự xưng Châu Phong mục cai quản vùng rừng núi phía Bắc thành Sơn Tây. Ngô Tất Sắc thu thập thổ binh, hợp với quân bản bộ theo về được gần năm nghìn người. Tĩnh Mịch Thiền sư và Đỗ Duy Trung lần lượt được phong Tả, Hữu tướng quân. Trần Bá Tiên làm mưu sĩ. Ngay sau khi tự xưng, Ngô Tất Sắc tìm cách liên kết với Quảng Trí quân và cả Sứ tướng tự xưng Trần Văn Lộng.
Chương đến Sơn Tây vào hạ tuần tháng 4. Anh gặp Sơn Tây vương tại điện Trường Xuân và trước bá quan văn võ đất Sơn Tây, Chương tiếp nhận vương vị, tuyên bố Sơn Tây trở thành một phần không thể tách rời của Thiên Đức và tạm thời bách quan ai nấy vẫn giữ cương vị, bổng lộc trước đó.
Sơn Tây vương cùng vương hậu, vương tử… có quyền tự do lựa chọn ở lại phủ đệ trong thành hoặc về ở Vạn Xuân. Sơn Tây vương quyết định về Vạn Xuân theo lời mách của Lý Thái sư. Lý Thái sư cũng rời khỏi phủ đệ, tạm thời đến ở làng Nhất Vạn theo nguyện vọng. Trường Xuân điện đổi thành hành cung, một phần dùng làm nơi ở cho Vạn Thắng vương, Sơn Tây vương cùng gia quyến mỗi khi về thành. Phần còn lại sử dụng làm trụ sở làm việc của các cơ quan trong nay mai.
Cấm quân và Phùng quân biên chế thành Sư đoàn Sơn Tây với 3 trung đoàn bộ binh, giao Phùng Hiền làm Sư trưởng, Nguyễn Văn Giáp làm phó. Chế độ lương, thưởng áp dụng theo quy chế q·uân đ·ội Thiên Đức. Binh sĩ trên 25 tuổi trong quân chuyển sang làm công việc khác hoặc trở về làm nông, tham gia lực lượng dân binh địa phương nếu có nguyện vọng. Lực lượng thủy binh của Nguyễn Hoa Khê giải tán, chiêu mộ hơn bốn trăm người vào thuỷ quân Long Vũ. Lực lượng Thiết kỵ của Lê Phụng Hiểu dễ dàng chọn ra được năm trăm binh sĩ trong số cấm quân và Phùng quân để thành lập D324 Thiết kỵ.
Những Lý An, Nghiêm Phúc Lý, Lê Phụng Hiểu, Lý Quang Minh, Trịnh Tú, Yết Kiêu có 7 ngày để hoàn thiện bộ máy tổ chức từ cấp chỉ huy sư đoàn đến trung đội, thống nhất điều lệ, mệnh mệnh… trong quân. Trong khoảng thời gian này, toàn bộ binh sĩ gốc Sơn Tây đều phải tham gia học tập từ sáng đến tối.
Nhờ Lý Thái sư, Lý Nhân Nghĩa và một số thân tín khác mà Lâm Uyển Như, Nguyễn Gia Miêu hay Vương Thông không gặp khó khăn trong việc tiếp quản sổ sách, ngân khố. Từ số liệu Lâm Uyển Như cung cấp, Chương cho dán yết thị miễn tất cả các loại thuế 1 năm, tính từ trung tuần tháng 5 năm Thiên Đức 33.
Phùng Hiền và Nguyễn Văn Giáp thể hiện nỗi băn khoăn khi Chương chỉ giữ lại hơn năm nghìn quân Sơn Tây. Để bách quan thông suốt, Chương triệu tập hội nghị tại hành cung Trường Xuân, giải thích rõ mọi lẽ, đặc biệt chú trọng đến hai vấn đề. Một là, q·uân đ·ội Thiên Đức tập trung rèn luyện binh sĩ tinh nhuệ, cơ động và trung thành, đủ sức thực hiện các nhiệm vụ do cấp trên giao phó, nghĩa là cốt ở “tinh”. Hai là giải phóng lực lượng lao động, tập trung vào sản xuất phát triển kinh tế tại các địa phương. Đàn ông tuổi từ 18 đến 40 tại các làng xã sẽ tham gia lực lượng dân binh hoặc lực lượng q·uân đ·ội địa phương theo nghĩa vụ hoặc tự nguyện và lúc trưng tập đều sẽ có lương bổng tương xứng. Tôn chỉ “dân giàu nước mạnh mới sinh ra một đội quân tinh nhuệ”.
Sau cuộc họp này, văn võ bá quan bất cứ ai muốn đều có thể đăng ký đến Thiên Đức trong vòng 1 tháng để tận mắt thấy mọi thứ. 1 tháng sau, tuỳ vào thắc mắc thuộc lĩnh vực nào sẽ có những người đứng đầu lĩnh vực đó đứng ra giải đáp cặn kẽ. Theo đề nghị của Lý Thái sư, Chương đồng ý mời hơn một trăm vị trưởng tộc, trưởng họ trong và ngoài thành Sơn Tây đi cùng đoàn.
Trong cuộc họp này, Chương đồng thời công bố, Nguyễn Nhân Nghĩa một lòng vì nghiệp đế vương nhà Lý, Đại Thắng Lý Hoàng hậu muốn Nguyễn Nhân Nghĩa đổi họ. Lý Nhân Nghĩa tạ ơn và sau đó được bổ nhiệm chức danh Bộ trưởng ngoại giao, một chức vụ hiểu nôm na là chỉ ăn và… đi sứ!
Bên cạnh đó, mỗi văn quan võ tướng phải có trách nhiệm đề cử ít nhất ba người bất kể nam nữ tuổi dưới 20 nếu là văn nhân và không quá 25 nếu đang trong q·uân đ·ội. Những người được đề cử bất kể xuất thân, sau khi đề cử, những người có tên trong danh sách bắt buộc phải về Thiên Đức học tập tối thiểu 6 tháng. Người đề cử có trách nhiệm bảo lãnh về nhân thân cho những người này.
Vài ngày sau, Chương triệu tập các văn quan để trao đổi về việc mở trường dạy chữ rộng khắp. Có thể nói, với các văn quan Sơn Tây thì đây dường như là điều bất khả thi bởi học chữ không dành cho người nghèo. Để đả thông tư tưởng cho những người thủ cực, sau đó Chương phải gọi Thứ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Trung Ngạn cùng thuộc quyền đến làm việc.
Mặc dù đến thành Sơn Tây hơn nửa tháng nhưng Chương chưa động binh, chỉ chú trọng vào các việc nhằm tạm ổn định nội bộ. Thứ nữa vụ gặt đang đến gần, Chương sẽ để bách tính gặp hái xong xuôi sẽ lập tức động binh. Lúc bách tính quanh thành gặt lúa, gần như toàn bộ binh sĩ trong thành và các trại đều phải ra đồng giúp dân gặt cho nhanh. Đây là khoảng thời gian thích hợp cho công tác dân vận, binh sĩ vừa làm vừa phải tuyên truyền chủ trương đường lối Thiên Đức nhằm an lòng dân khi thành Sơn Tây vừa đổi chủ.
Với những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn thì ai làm vương cũng vậy cả thôi. Có vị vương tốt thì cuộc sống của họ dễ thở, không tốt thì cũng đành chịu. Chẳng ai biết Vạn Thắng vương là người thế nào nhưng nhất thời vương lấy lòng bách tính theo cách thiết thực nhất là miễn thuế và cho quân gặt lúa giúp cũng là một việc tốt đối với những người nông dân.
Phải nói rằng những kinh nghiệm an dân, ổn định tình hình có được từ Siêu Loại, Hải Đông, Tế Giang hay gần nhất là Đằng Châu giúp cho những người phục vụ trong bộ máy Thiên Đức tiếp nhận và giải quyết các vấn đề tương đối nhanh với tinh cần cầu thị. Một số vấn đề mang tính vùng miền đặc trưng chưa thể dung hoà ngay đều được ghi chép cẩn thận để Chương định liệu sau. Cải cách là điều chắc chắn phải làm nhưng không thể nóng vội! Ở tuổi 29, Chương già dặn và thực sự đã trở thành một người thâm trầm, già dặn song vẫn giữ vẻ bề ngoài thân thiện, dễ gần.
Họp cùng với sĩ quan, Chương đồng ý với Phùng Hiền cần phải đánh bại Trần Văn Lộng trước tiên bởi Đông Chinh vương phủ chỉ cách thành Sơn Tây chưa đầy 30 dặm đường chim bay về hướng Đông, địa hình tương đối bằng phẳng dễ công khó thủ. Chương đề ra mục tiêu phải quét sạch tàn dư của Trần Văn Lộng, kiểm soát toàn bộ vùng Sơn Tây, qua dãy núi Vua, mãi đến bờ tả ngạn sông Đen. Sông Đen bắt nguồn từ Vân Nam quốc, là phụ lưu lớn nhất của Xích Giang. Hầu hết những người trốn chạy khỏi Vân Nam quốc đều xuôi dòng sông Đen vào Vạn Xuân. Một phần lớn trong số lưu dân Vân Nam quốc xin làm bách tính Sơn Tây và họ sống tập trung ở gần con sông này. Chương chú ý đến số lưu dân này, anh muốn biết số lưu dân là bao nhiêu nhưng bọn Phùng Hiền, Nguyễn Văn Giáp không nắm rõ. Thư khố Sơn Tây cũng mới ghi chép sơ lược bởi lưu dân Vân Nam mới sinh sống ở vùng đó được đôi ba năm, Sơn Tây vương cũng chưa thu thuế những người ấy.
- Trần Văn Lộng nhất định thu dụng lưu dân vào trong quân của hắn! Tay Lộng này hữu dũng vô mưu nhưng sẽ trở nên nguy hiểm khi đằng sau có Tô Trung Từ, Lý Mẫn giật dây.
Nhận định này của Chương không mới, anh chỉ muốn tái khẳng định để có căn cứ tính toán binh lực trong tay của Trần Văn Lộng đang có là bao nhiêu.
- Lộng có thể có 1 vạn quân nhưng thực chiến chỉ bốn đến năm nghìn mà thôi. - Chương khẳng định. - Chỉ cần đánh tan đám ấy thì số còn lại thực không đáng ngại.
Chỉ lên hoạ đồ treo tường, Chương nói ngắn gọn:
- Đường đi lối lại từ La thành sang Đông Chinh vương phủ rất thuận lợi. Nhiệm vụ tiên quyết là phải ngăn chặn con đường tiếp vận của bọn họ. Các ông hãy tính sao xem thế nào cho thuận.
Chương để tướng sĩ bàn định thêm, có Lý An tham mưu nên Chương không phải bận tâm nhiều trong việc hoạch định. Chương, Lý An, Yết Kiêu và Phùng Hiền trước đó đã thảo luận về tình hình hiện tại khi thành Sơn Tây tứ bề thọ địch và nhận định ngay khi bọn Trần Văn Lộng, Ngô Tất Sắc ổn định xong tình hình sẽ t·ấn c·ông Sơn Tây từ hai mặt. Phan Văn Hầu trong thế yếu nhưng chắc chắn không đứng ngoài khi biết Vạn Thắng vương có mặt trong thành Sơn Tây. Duy có Lý Mẫn ở phía Nam vì Bàn Phù Sếnh cứ như hung thần canh cửa không thể điều động đại binh lên phía Bắc nên sẽ đứng sau hỗ trợ cho Trần Văn Lộng.
Xác định rõ được thế cục tất có đối sách phù hợp, thực tế điều này luôn đúng.