Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 443: Dàn trận đánh quy ước




Chương 443: Dàn trận đánh quy ước

Cánh đồng rộng bao la nhưng cỏ dại mọc um tùm trở thành nơi cho quân sĩ hai bên dàn trận quyết một trận sống mái. Những vụ mùa trước, nông dân các làng mạc quanh đó vẫn trồng lúa trên các thửa ruộng song vụ đầu năm nay chẳng người dân nào dám bén mảng. Sống trong thời loạn lạc, sinh mệnh con người trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Dân đói vẫn đói mà đồng ruộng bỏ không. Mỗi lần can qua sẽ có những gò, những đống xuất hiện trên cánh đồng. Và chỉ sau một khoảng thời gian ngắn ngủi cỏ xanh mọc cao ngang ngực, chẳng ai còn nhớ, còn biết ai đang đang nằm dưới cỏ xanh vô tình.

Mỗi lần huy động binh lực chinh phạt, dẫu là Thiên Đức quân hay Tam Đái hoặc bất cứ sứ quân nào khác, ngoài thiệt hại nhân mạng thì đồng ruộng, nhà cửa, làng mạc đều tiêu điều cả. Chương nấn ná mãi và đến lúc chẳng thể nấn ná thêm được nữa khi hiểm hoạ phương Bắc đã phả hơi nóng vào lưng anh.

Phan Văn Hầu dàn quân tựa lưng vào những ngọn đồi. Trừ những quân bệnh tật chẳng thể cầm nổi khiên giáo thì Phan Sứ tướng quyết dốc tay một trận, tìm đường sinh trong hoàn cảnh nguy khốn. Hầu bố trí đội hình thành tiền, trung, tả và hữ, mỗi đội khoảng hơn một nghìn chiến binh. Riêng trung quân có quân số nhỉnh hơn, khoảng gần một nghìn năm trăm bao gồm cả tượng binh.

Trong tay Phan Sứ tướng có gần năm nghìn binh sĩ song chỉ có hơn ba trăm ngựa chiến. Số ngựa chiến được bố trí hàng đầu tiền quân, kỵ binh vận giáp trụ, trang bị giáo dài cùng đoản đao giắt lưng sẵn sàng dẫn đầu đoàn quân xung trận. Phan Văn Hầu xếp đội cung thủ với hơn năm trăm tay nỏ ngay sau kỵ binh. Đại bộ phận quân Tam Đái đều có một ngọn lao dài, họ sẽ phóng lao trước khi rút đao kiếm cận chiến.

Cách hơn trăm trượng về phía đối diện, Phạm Tu thống lĩnh gần bốn nghìn binh sĩ chia thành ba khối lớn dàn hàng ngang. Bên cánh tả có một nghìn quân kỵ dưới quyền chỉ huy thống nhất của Lý Kế Nguyên. Quân kỵ vận giáp trụ nhẹ, tay trái cầm đao, tay phải có khiên gỗ bọc sắt, trên lưng ngựa có thêm nỏ Liên Châu.

Phạm Tu chỉ huy đại quân gần hai nghìn chiến binh trang bị hộ tâm phiến trước ngực, đầu đội mũ Đâu mâu. Vũ khí gồm có giáo dài, đoản đao, trường kiếm, nỏ Liên châu. Trong đội hình có hơn ba trăm nữ chiến binh Thần Vũ quân, thống nhất dưới quyền chỉ huy của nữ tử Phạm Thu Vân.

Thiên Bình có mặt trong số nữ chiến binh dù Chương không bằng lòng. Chiều vợ, anh chỉ còn cách phái bọn Vi Thọ Kỳ, Ma Kê, Hùng Sơn theo sát bảo vệ cho nàng. Thiên Bình không được vận chiến y khác màu, không được đem kỳ hiệu xung trận để tránh việc nàng trở thành mục tiêu có giá trị cho đối phương nhắm đến lúc giao tranh.

Bên cánh hữu có một nghìn chiến binh dưới quyền Phạm Sĩ Sách. Toàn bộ đội hình trang bị nặng giáp trụ, khiên sắt, giáo dài, đoản đao giắt hông và nỏ đeo sau lưng.

Phạm Tu vận chiến bào màu đỏ đã theo ông từ lúc trai trẻ, dáng dấp oai phong. Ông cưỡi tuấn mã chậm rãi tiến về giữa khoảng trống giữa hai đội quân. Bên kia chiến tuyến, Phan Văn Hầu trong y phục Sứ tướng màu bạc cũng cưỡi chiến mã tiến lên, đến khi khoảng cách hai bên còn chừng năm trượng thì dừng. Sau khoảng thời gian ngắn ngủi nhìn nhau, Phan Văn Hầu hất hàm nói:

- Ông già! Chuyện đánh đám là của tráng niên, ông lưu danh thiên hạ nhưng nay sắp lục tuần sao không ở nhà vui vầy với con cháu lại ở nơi đầu giáo thế này?

- Để cho các anh biết ta già nhưng còn hữu dụng. - Phạm Tu vuốt râu. - Anh vẫn còn một cơ hội bảo toàn tính mạng cho quân dân Tam Đái, ấy là quy phục dưới trướng Vạn Thắng vương.



Phan Văn Hầu nhổ toẹt, nhếch miệng cười nhạt:

- Ta không cam tâm cúi đầu trước k·ẻ g·ian trá như thằng ranh họ Mạc. Ông cúc cung tận tuỵ làm tôi cho nó, đó là lựa chọn của ông. Ngày hôm nay ở nơi này, hoặc là ông hoặc là ta, chỉ có một trong hai người trở về toàn mạng mà thôi.

- Ta chỉ nói đôi lời như vậy, hãy để đao kiếm làm công việc chúng cần làm. Bách tính Tam Đái sẽ nhớ đến ông, Phan Sứ tướng, như một người cố chấp.

- Ông già đừng lắm lời, trước khi hai bên giao chiến, ông có gan tỉ thí với ta hay không?

- Lão chờ điều đó, nếu Phan Sứ tướng không giúp cho, e là ta khó đạt ý nguyện.

Phan Văn Hầu rút phăng thanh trường kiếm ra khỏi vỏ, một tay giữ chặt dây cương. Phạm Tu chậm rãi rút thanh gươm đang đeo bên hông ra ngắm nhìn với ánh mắt vui vẻ:

- Thứ này đã theo lão chinh chiến nhiều năm, ngày hôm nay được dịp phân cao thấp với người đứng đầu ba quân xứ Tam Đái, thật là vinh hạnh lắm thay.

Phan Văn Hầu thét lớn một tiếng lấy sĩ khí, thúc hai chân cho chiến mã phi thẳng về trước. Phạm Tu múa một đường kiếm và cũng thúc ngựa xông lên. Hai con chiến mã lướt qua nhau, trong khoảnh khắc mặt đối mặt, Phan Văn Hầu hướng mũi kiếm đầy uy lực nhắm vào phần cổ của đối thủ. Phạm Tu hơi ngả người ra sau dùng gươm hoá giải. Hai con chiến mã đánh một vòng hình bán nguyệt để chủ nhân của chúng tiếp tục tìm cách triệt hạ đối phương bằng những đường kiếm lạnh lùng đầy uy lực.

Đánh qua đánh lại một hồi, có lúc hai con ngựa đứng sát vào nhau, kẻ đâm người kém, kẻ né người đỡ, bên tiến bên lui bất phân thắng bại.

- Kiếm pháp nhà họ Phạm quả nhiên không tầm thường.

Phan Văn Hầu thở dốc đưa ra lời nhận xét. Phạm Tu thấm mệt quệt những giọt mồ hôi lấm tấm lăn trên vầng trán.



- Tuổi già chẳng tha cho ai. - Phạm Tu thừa nhận. - Nếu giao chiến tiếp, lão sẽ đuối sức mà nhận phần thua thiệt.

- Lão nhận thua đi!

- Chúng ta hoà! - Phạm Tu đáp gọn lỏn.

- Không đời nào, ta muốn tự tay hạ sát một công thần nhà Lý, một cựu danh tướng bại dưới tay Phan Văn Hầu này.

- Một kẻ ngu muội, cố chấp đến cùng cực! - Phạm Tu cười nhạt.

Phan Văn Hầu thúc ngựa giáp chiến thêm vài hiệp song không thể hạ thủ được Phạm Tu. Phạm Tu đã mệt nhoài vì sức của người ngót lục tuần chẳng thể được như kẻ trung niên. Ông quay ngựa, thấy vậy Phan Văn Hầu mắng:

- Lão già thua định chạy ư?

- Phan Sứ tướng, ông ở đó mà vỗ ngực xưng danh, lão phải về chăm cháu.

Dứt lời, Phạm Tu quất cương cho tuấn mã phi nước đại về bản trận, bỏ mặc tiếng la ó, dè bỉu của ba quân Tam Đái sau lưng. Ông thở phì phò, cầm lấy bát nước ngửa cổ uống cạn rồi cười tươi như hoa:

- Tay đó khoẻ thật, đánh nữa ta thua hắn mất. Ta hết hơi rồi, chán thật.

Bấy giờ ba quân Thiên Đức mới nhất loạt cười vang. Với những tráng niên tuổi đôi mươi trong quân Thiên Đức, Phạm Tu được xem như hình mẫu đại võ tướng mà họ vô cùng kính trọng. Việc ông thừa nhận bản thân đã già, sức lực có hạn trước ba quân một cách thật thà, vui vẻ thực là liều thuốc tinh thần cho đám trai trẻ chuẩn bị xuất trận.



Nhìn chung, thống lĩnh hai bên đều có cách lên dây cót tinh thần cho quân sĩ. Phan Văn Hầu cưỡi ngựa chạy trước hàng quân đến mấy lượt trong tiếng hò reo dậy đất.

- Anh em tiến lên! Hãy cho bọn Thiên Đức ẻo lả biết đánh trận thực thụ là như thế nào.

Tiếng trống trận vang lên từng nhịp, đội hình kỵ binh của Phan Văn Hầu bắt đầu chạy nước kiệu, đằng sau là cung thủ, kế đến là lực lượng bộ binh. Do đã giao chiến nhiều lần, trong đội hình của Hầu có một số tướng sĩ vốn là quân Vũ Ninh, Hầu vô cùng cảnh giác với cách đánh thọc sườn của đối phương. Bởi thế, cánh quân tả hữu lùi về sau chừng năm mươi trượng bảo vệ hai bên sườn đội hình chính. Nhịp trống rộn rã cũng là lúc vó ngựa phi nước đại kèm tiếng hò ba quân đầy khí thế.

Phạm Tu cho cánh quân bên hữu trang bị khiên sắt, giáo dài tiến lên trước đội hình. Phạm Sĩ Sách bắt nhịp cho quân hô lớn “một, hai” bước đều. Sau tiếng hô sẵn sàng được truyền đi, toàn bộ đội quân một nghìn người xếp khiên sắt thành đội hình Phương trận (phalanx hoặc vảy cá) sẵn sàng nghênh chiến. Những ngọn giáo dài thò qua các khe hở giữa những tấm khiên như thể gai nhọn của một chú nhím xù lông. Đội hình trung quân theo sát phía sau chuẩn bị tiếp ứng trong khi quân kỵ do Lý Kế Nguyên chỉ huy vẫn yên vị.

Cuộc chiến đẫm máu với v·ũ k·hí lạnh bắt đầu như thế!

Hàng trăm chiến mã Tam Đái lao vào đối phương như cơn gió lốc. Chiến binh trên lưng ngựa dùng hết sức phóng ngọn lao về phía mục tiêu ngay trước mặt và rút đao kiếm chuẩn b·ị đ·âm chém. Hàng trăm mũi tiễn bọc đồng trút xuống đầu đội hình của Phạm Sĩ Sách.

Phải biết rằng trình độ luyện thép của Thiên Đức đã vượt xa so với các sứ quân dẫu họ có cố sức cải tiến chất lượng binh khí. Hàng trăm mũi lao trúng mục tiêu là những tấm khiên sắt, ngoài thứ âm thanh kim loại v·a c·hạm, chẳng có gì khác lạ. Phạm Sĩ Sách hô lớn, binh sĩ hô theo, người sau dùng khuỷu tay giữ lưng người trước. Binh sĩ ở những hàng đầu tiên ngồi xuống, binh sĩ hàng sau cùng trụ vững. Trong giây lát, những tấm khiên đan với nhau tạo thành một con dốc bà những khoảng hở đều nhô lên mũi giáo nhọn. Khoảng cách quá gần, theo đà chạy, nhiều chiến mã phi thẳng lên những tấm khiên sắt đầy gai nhọn. Kỵ binh trên lưng bị hất ngã ra sau hoặc ngã về bất cứ hướng nào đều không có cơ hội vung gươm đao đoạt mạng đối thủ. Hàng trăm kỵ binh vội vàng hãm ngựa khiến đội hình dồn cục lại, bụi bay mù mịt. Trong giây phút đội hình kỵ binh đối phương r·ối l·oạn, Phạm Sĩ Sách ra lệnh cho hai hàng quân phía sau đội hình bỏ vị trí, dạt sang hai bên chạy lấy đà phóng ngọn giáo về hướng mục tiêu.

Theo tiếng trống lệnh, đội hình trung quân Thiên Đức bắt đầu tràn lên theo hai bên sườn của quân Phạm Sĩ Sách. Trên quãng đường chạy khoảng chừng năm mươi trượng, hầu như binh sĩ Thiên Đức đều giơ nỏ Liên châu bắn hết một hộp tiễn.

Hai bên lao vào nhau đánh giáp lá cà, chỉ trong ít phút đầu giao chiến, toàn bộ đội kỵ binh của Phan Văn Hầu bị tiêu diệt hoàn toàn. Trong những cuộc đấu tay đôi giữa binh sĩ với nhau, quân Tam Đái bất lợi khi đao kiếm đâm chém vào hộ tâm phiến của binh sĩ Thiên Đức đều vô tác dụng. Hộ tâm phiến không dày nhưng trơn nhẵn, bảo vệ phần ngực và bụng của chiến binh đã ít nhiều giúp ba quân Thiên Đức thêm phần tự tin.

Phan Văn Hầu nhận thấy bất lợi về v·ũ k·hí, kỵ binh không phát huy chút tác dụng nào bèn lệnh cho hơn ba mươi thớt voi xung trận. Tượng binh Tam Đái do Sùng Phán chỉ huy chia làm hai mũi, một mũi nhắm quân kỵ của Lý Kế Nguyên vẫn chưa xung trận hòng ngăn chặn đội này tiếp ứng. Mũi còn lại, Sùng Phán nhắm vào đội của Phạm Sĩ Sách do đội này trang bị tốt hơn cả và khá thiện chiến.

Thấy đối phương xuất tượng binh, Phạm Tu thuận cho Lý Kế Nguyên nhập trận. Kế Nguyên dẫn quân thẳng tiến được một quãng bỗng ngoặt sang trái chạy một mạch, không có ý đối đầu trực diện với hơn chục thớt voi. Chạy được một quãng, Lý Kế Nguyên dẫn năm trăm quân kỵ chạy song song với đội hình Tam Đái trước khi ngoặt phải đánh vào phía hậu quân. Năm trăm kỵ binh còn lại do Phạm Ngũ Lão chỉ huy nhắm vào sườn đối phương nhưng tượng binh ra cản, Phạm Ngũ Lão bèn chia quân thành các nhóm chừng hai chục người chạy loạn, vừa chạy vừa tìm cách bắn vào mắt voi bằng tiễn tẩm dầu.

Sùng Phán thống lĩnh hơn mười thớt voi chiến, ba cung thủ trên lưng voi khai tiễn không ngừng. Phạm Sĩ Sách thấy đàn voi chiến nhắm đến quân mình bèn đốc quân trộn lẫn vào quân địch khiến đàn voi chiến chỉ có thể lượn ở vòng ngoài mà không thể giẫm đạp.

Một khắc đồng hồ trôi qua chóng vánh, thắng bại chưa thể phân định song số người t·ử t·rận đã lên con số hàng trăm!