Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 439: Kéo co




Chương 439: Kéo co

Chỉ huy quân Tam Đái sau hai lần rút chạy về tuyến sau là Phùng Văn Lâm, Lâm là người tộc Dao. Giống như một số tướng lĩnh khác, dòng họ Phùng của Lâm chịu ơn mưa móc của Quảng Trí quân và Sứ tướng nên hết lòng trung thành. Phùng Văn Lâm được xem là tướng dày dạn trận mạc, bởi thế Lâm vừa đánh vừa lui cũng một phần phòng quân Thiết kỵ có thể đánh tập hậu hoặc luồn sâu hậu phương quấy phá kho tàng. Phùng Văn Lâm không thấy thám mã hồi báo, quân ở tiền tuyến cũng chẳng thấy đâu nên đồ rằng tin tức đã bị phong toả. Lui quân sâu về sau chính là thượng sách.

Sau hai trận đụng độ, Phùng Văn Lâm vẫn nắm trong tay hơn hai nghìn quân. Trên đường lui về sau, Phùng Văn Lâm lệnh trưng tập nam nhân tuổi từ 14 đến ngoài tứ tuần trong các làng mạc quanh đó, nâng tổng số quân lên gần ba nghìn người. Phùng Văn Lâm cảnh giác nên lui quân chậm, đồng thời cho thám mã phi báo. Lâm tính rằng trại quân nơi chân đồi, tạm gọi là trại Cỏ Lác, địa thế thuận lợi cho phòng thủ khi lưng dựa đồi, ba bề là cánh đồng tương đối bằng phẳng, phù hợp cho Cự thạch pháo phát huy tác dụng.

Nguyễn Lạc Thổ dẫn năm trăm quân tinh nhuệ mai phục đón lõng Phùng Văn Lâm. Lạc Thổ để cho tiền quân của đối phương đi qua hết lượt. Quãng hơn một khắc sau, trung quân do Phùng Văn Lâm thống lĩnh xuất hiện. Suy tính một hồi, Lạc Thổ quyết nằm phục để Phùng Văn Lâm đi qua và dự định t·ấn c·ông hậu quân đi sau cùng. Một khắc đồng hồ sau, quân sĩ báo, hậu quân đối phương phần đa là thiếu niên và đàn ông trung niên lo vận lương thảo mới trưng dụng cùng một số chiến cụ. Số lính có thể chiến đấu vận y phục Tam Đái khoảng hai trăm người.

Lạc Thổ giao nhiệm vụ cho một đại đội đuổi đánh hậu quân, không nhất thiết tiêu diệt, chỉ cần đối phương tan chạy. Hai đại đội còn lại cùng Lạc Thổ bám theo Phùng Văn Lâm.

Lê Phụng Hiểu trong trại Cỏ Lác sai quân sĩ vận y phục giả trang quân Tam Đái, cờ xí phấp phới, cổng trại mở toang chờ đón tiền quân hơn năm trăm binh sĩ của Phùng Văn Lâm. Bởi không thấy có gì khác lạ, đội quân tiên phong xếp thành ba thàng đi qua cổng trại. Đến khi quá nửa đội hình đã vào bên trong, chỉ huy trông thấy quân Thiết kỵ nhưng đã muộn. Ngay khi người này vung gươm, gò cương thét lớn cũng là lúc tứ phía quân Thiên Đức đồng loạt đổ ra đánh ngã một số, số khác ngơ ngác chưa kịp hiểu chuyện gì chỉ còn cách giơ tay xin hàng bảo toàn mạng sống. Chỉ huy toán quân cùng một số thuộc hạ thân tín quyết mở đường máu tháo chạy ngược trở về sau. Binh sĩ Thiên Đức giả trang ở ngoài doanh trại quăng dây chão bắt được mấy kẻ. Số còn lại điên cuồng chống trả gây t·hương v·ong cho sĩ tốt buộc Lê Phụng Hiểu phải dùng súng hoả mai tiêu diệt.

Hàng loạt tiếng súng nối nhau nổ, vang vọng khắp cánh đồng trống trải. Phùng Văn Lâm nghe được, đoán có sự chẳng lành bèn thúc quân tiến nhanh trợ chiến. Lê Phụng Hiểu đóng cổng trại, thay kỳ hiệu không giao chiến. Trông kỳ hiệu, Phùng Văn Lâm vừa tức vừa sợ bởi đã nghe danh Lê Phụng Hiểu từ lâu. Từ số ít quân sĩ tháo chạy, Phùng Văn Lâm đoán trong trại chỉ có chừng hơn một nghìn quân Thiên Đức. Nếu t·ấn c·ông ngay sẽ có nhiều lợi thế khi tù binh chưa khuất phục. Thứ nữa, nếu kéo dài thời gian, quân Thiên Đức đuổi đến, tự nhiên Phùng Văn Lâm ở vào thế lưỡng đầu thọ địch.

Phùng Văn Lâm treo thưởng cho kẻ nào lấy đầu được Lê Phụng Hiểu lập tức phong chức Đại Tướng quân, ban thưởng trâu bò, ruộng nương và con cái sẽ được kế tục. Tiếng thanh la vang dội, Phùng Văn Lâm đích thân cầm dùi gõ trống đốc quân xông lên, đạp đổ hàng rào bằng cọc tre tràn vào chém g·iết.

Quân Tam Đái hè nhau xông lên trong khi quân Thiên Đức đứng sau bờ rào cọc tre khai hoả và ném lựu đạn chùm. Hàng trăm t·iếng n·ổ đinh tai nhức óc nối tiếp nhau, quân t·ấn c·ông dạt từng mảng nhỏ nhưng vẫn liều c·hết xông lên. Bấy giờ ở đằng xa bỗng có hàng trăm t·iếng n·ổ đì đùng. Đứng trên tháp canh, Lê Phụng Hiểu trông thấy Nguyễn Lạc Thổ dẫn vài trăm quân sĩ vừa chạy vừa bắn.

Phùng Văn Lâm lúng túng, nhịp trống thúc quân rời rạc.

Nguyễn Lạc Thổ chia quân thành hai đại đội đánh tập hậu. Hàng chục quả nổ khiến đối phương nháo nhác vứt khí giới ôm đầu bỏ chạy tán loạn. Bấy giờ Lê Phụng Hiểu đã yên vị trên lưng ngựa, gươm tuốt khỏi vỏ chỉ lên trời thét lớn rồi thúc ngựa chạy ra khỏi trại. Hai tiểu đoàn Thiết kỵ theo đó mà nhập vào trận chiến trên cánh đồng lúa. Quân Thiết kỵ trang bị mạnh, tận dụng sức càn lướt đánh thẳng vào tung thâm, nhắm cờ soái của Phùng Văn Lâm mà đánh. Thế trận thay đổi chóng mặt. Phùng Văn Lâm thét lạc giọng nhưng mệnh lệnh bị lẫn trong tiếng súng rền, lựu đạn nổ vang. Biết chống đỡ không được, Phùng Văn Lâm dẫn quân mở đường máu. Lê Phụng Hiểu dẫn quân kỵ truy theo hàng chục dặm mới thôi. Phùng Văn Lâm thoát về đến Tam Đái trình diện Quảng Trí quân, kiểm đếm lại chỉ còn hơn trăm quân sĩ tả tơi.

Lê Phụng Hiểu và Nguyễn Lạc Thổ bắt giữ nhiều tù binh. Tất cả nam nhân dưới mười sáu tuổi và trên ba mươi đều được phóng thích tại chỗ cùng một ít lương thảo cho trở về làng. Hơn một nghìn quân khoẻ mạnh và những kẻ b·ị t·hương bị giam giữ trong trại Cỏ Lác chờ giao cho Trương Lôi, Cao Mộc Viễn.

Trận chiến chớp nhoáng trên cánh đồng Cỏ Lác thể hiện rõ ưu thế vượt trội của quân Thiết kỵ khi xung trận. Thiệt hại nhân mạng của quân Thiên Đức không đáng kể. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi chờ Trương Lôi đến, Nguyễn Lạc Thổ đốc thúc tù binh đào hào, đào thêm giếng, dựng nhiều chướng ngại vật, đắp hàng chục ụ đất quanh trại cũng như thiết lập hệ thống chòi canh gác bí mật trên đỉnh đồi.

Trương Lôi và Cao Mộc Viễn dẫn hơn hai nghìn quân đến trại Cỏ Lác hai ngày sau đó. Gặp Lạc Thổ, Trương Lôi ôm chầm lấy, đôi mắt hoe đỏ vì mấy năm chưa gặp, nay trùng phùng giữa đất lạ. Sau khi họp bàn, Trương Lôi ở lại gia cố và giữ trại Cỏ Lác. Cao Mộc Viễn dẫn theo một nghìn quân cùng với Lê Phụng Hiểu, Nguyễn Lạc Thổ tiến theo hướng Đông Bắc. Lê Phụng Hiểu dẫn quân Thiết kỵ đi trước, Lạc Thổ và Cao Mộc Viễn đi hai bên sườn. Suốt hai ngày đường hành quân đến bờ sông, ngày đi đêm nghỉ, đội quân gần ba nghìn sĩ tốt không gặp bất cứ sự kháng cự nào. Những làng mạc lớn nhỏ nghèo nàn mà đội quân đi qua, dân chúng đem thóc gạo, khoai sắn ra giao nộp hòng bảo toàn mạng sống. Bọn Lê Phụng Hiểu không nhận bất cứ thứ gì ngoài nước giếng khơi của dân mỗi khi dừng nghỉ chân. Binh sĩ Thiên Đức trước khi xung trận được giáo dục tốt về mặt tư tưởng và điều lệnh. Họ thường nhấn mạnh, đất Vạn Xuân vốn thuộc về người kế thừa là Vạn Thắng vương, thiên hạ là của họ Mạc. Bất cứ ai sinh sống trên đất Vạn Xuân đều là thần dân của Vạn Thắng vương, chỉ cần không cầm v·ũ k·hí chống lại quân Thiên Đức tự nhiên quân Thiên Đức có trách nhiệm bảo vệ.

Bọn Nguyễn Lạc Thổ dựng trại tạm gần bờ sông theo thế chân kiềng chờ thuỷ quân Long Vũ và bộ binh dưới quyền Dương Vũ Thư. Trong khi chờ đợi, mấy làng gần đó thấy quân sĩ không sách nhiễu bèn bảo nhau đem hoa quả, bánh trái ra cho. Quân lệnh đã ban nên quân sĩ phải mua, dù chỉ một đồng cắc, chứ không thể nhận. Nhiều bậc cao niên nhận thấy quân sĩ tác phong chỉnh tề, giao thiệp với dân đều một dạ hai thưa nên lấy làm bằng lòng. Họ bảo con cháu rằng, bậc quân vương phải anh minh mới rèn ba quân nghiêm lệnh như thế. Chí ít cũng chưa b·ị b·ắt lính, chưa bị vơ vét thóc gạo, đàn bà con gái chẳng ai bị làm nhục. Những lời lẽ truyền miệng ấy khiến giúp dân chúng có cái nhìn khác về quân Thiên Đức.

Nói về Dương Vũ Thư từ lúc trấn thủ ở thành Cổ Loa rất hăng hái xây dựng thành quách, chiêu an bách tính lân cận bằng nhiều cách khác nhau theo chủ trương của Vạn Thắng vương. Nhận lệnh điều động, Dương Vũ Thư gấp rút chỉnh đốn binh mã, thuyền bè. Trung đoàn bộ binh Thái Bình với quân số ba đại đội đã hợp cùng Trung đoàn thuỷ Long Vũ ngược dòng sông Cánh, dự định phối hợp với cánh quân của Lê Phụng Hiểu, Nguyễn Lạc Thổ tại vùng Tam Dương. Tổng quân số thuỷ bộ khoảng ba nghìn, trong đó Long Vũ là lực lượng thuỷ quân trang bị mạnh, với đầy đủ các loại v·ũ k·hí uy lực nhất của Thiên Đức như thần công, Hoả pháo, Cự thạch pháo cỡ nhỏ…

Phạm Chiêm, Trung đoàn trưởng Long Vũ được chỉ định thống lĩnh cánh quân Thiên Đức này. Đoàn chiến thuyền hàng trăm chiếc lớn nhỏ vừa xuất bến, Phạm Chiêm nhận tin cấp báo, Nguyễn Từ Minh mượn đường thuỷ dẫn năm nghìn quân Đông Phù Liệt theo lối Xích Giang vào sông Hoàng t·ấn c·ông thành Cổ Loa trong nay mai nhằm giải toả áp lực cho quân Tam Đái. Tại thành Cổ Loa có Trung đoàn Kiến Xương với nòng cốt là Tiểu đoàn Môn Thôn trấn giữ nên Phạm Chiêm không bận tâm. Tuy nhiên, Nguyễn Từ Minh được một đạo bộ binh hơn một nghìn người do Lý Mẫn phái đến trợ chiến cho quân Đông Phù Liệt. Trước tình hình thực tiễn, Phạm Chiêm tạm hoãn xuất quân, dàn trận ngay trên sông Hoàng đón đánh Nguyễn Từ Minh.

Phương Liệt, chỉ huy quân Kiến Xương, lập tức điều động quân rời thành Cổ Loa bày trận trên cánh đồng bằng phẳng chờ quân do Lý Mẫn phái đến. Lý Mẫn muốn lấy thành Cổ Loa, nhân cơ hội Nguyễn Từ Minh mượn đường bèn giúp sức. Quân của Lý Mẫn giao chiến vài trận nhỏ với quân Kiến Xương rồi hai bên lâm vào thế giằng co. Phương Liệt không có ý công mà chỉ thủ, mặc cho đối phương khiêu khích. Mục đích của Phương Liệt là ngăn chặn quân La thành hợp với Nguyễn Từ Minh.

Nguyễn Từ Minh với đạo quân năm nghìn người cùng trên hơn trăm chiến thuyền chậm rãi vào sông Hoàng. Biết thuỷ quân Long Vũ chỉ lực lượng bằng một phần ba, Nguyễn Từ Minh đốc quân t·ấn c·ông, quyết đánh nhanh thắng nhanh. Nguyễn Từ Minh có nhiều kinh nghiệm thuỷ chiến hơn so với Phạm Chiêm, Phạm Chiêm biết rất rõ điều ấy nên không sa vào quần chiến mà dùng hoả lực mạnh vừa bắn vừa lui. Tiếp cận đối phương mấy lần không được, thuyền bè hư hỏng hơn chục chiếc khiến Nguyễn Từ Minh buộc phải thay đổi kế sách. Trông thấy đối phương đổi cách t·ấn c·ông b·ằng nhiều chiến thuyền nhỏ, Phạm Chiêm cho thuyền lùi gần bờ, trong tầm tác xạ hiệu quả của thần công và Cự thạch pháo bộ binh đặt trên bờ.

Nguyễn Từ Minh cho một bộ phận hậu quân đổ bộ, t·ấn c·ông bọn Dương Vũ Thư. Dương Vũ Thư chỉ huy quân Thái Bình lập chiến tuyến, sử dụng Hoả pháo, hoả mai cản bước tiến của đối phương. Quân Đông Phù Liệt tiến không được mà Dương Vũ Thư cũng không chủ ý t·ấn c·ông. Hai bên giằng co suốt ba ngày trời, cảm thấy kéo dài sẽ bất lợi, Nguyễn Từ Minh hạ lệnh giả vờ thu quân với mong muốn Phạm Chiêm sẽ theo đó truy kích. Phạm Chiêm có truy, song luôn giữ khoảng cách nhất định khiến Nguyễn Từ Minh lưỡng lự chẳng biết nên tiến hay lui.

Xét về tốc độ và hoả lực trang bị cho chiến thuyền, Phạm Chiêm chiếm ưu thế và anh tận dụng triệt để. Nguyễn Từ Minh đành cho đại quân đóng trại tạm ven sông, đồng thời tìm cách bắt liên lạc với đội quân do Lý Mẫn phái đến. Bấy giờ Phạm Chiêm cũng thay đổi kế hoạch, anh để lại một tiểu đoàn thuỷ chừng hai mươi chiến thuyền canh chừng Nguyễn Từ Minh. Đại bộ phận thuỷ quân Long Vũ còn lại lui về sau đưa bộ binh Thái Bình lên thuyền Bắc tiến.

Nguyễn Từ Minh lấy làm lạ vì Phạm Chiêm chỉ để lại một đạo nhỏ. Từ Minh thử cho quân ra khiêu chiến, quân Long Vũ lại lùi và ngược lại. Ngờ rằng đối phương có mưu gian, Nguyễn Từ Minh đề cao cảnh giác. Ngay khi quân sĩ cấp báo, trông thấy dấu hiệu Thánh Dực quân của Bàn Phù Sếnh đang đóng quân huyện Siêu Loại xuất hiện ở tả ngạn sông Hoàng thì Nguyễn Từ Minh khẽ giật mình.

Phía trước không tiến được, quân hỗ trợ không thể tiếp ứng mà ở lâu sợ Bàn Phù Sếnh dàn quân chặn đường lui, Nguyễn Từ Minh quyết định rút lui. Đây là một quyết định đúng đắn của Nguyễn Từ Minh bởi Bàn Phù Sếnh thực sự dẫn quân bản bộ từ Siêu Loại đến đoạn hậu. Phải biết rằng Bàn Phù Sếnh từng quấy phá Nguyễn Từ Minh và như Từ Minh được biết, Bàn Phù Sếnh là một tay lì lợm.

Nguyễn Từ Minh lui dần, bị quân Long Vũ đeo bám quấy phá phía sau. Đại quân rút gần đến Xích Giang quả nhiên đụng với Thánh Dực quân đang bày binh bố trận ven bờ và vài gò nhỏ giữa sông. Nguyễn Từ Minh hối quân rút mau, bất chấp cơn mưa đá, mưa tiễn, mưa đạn các loại nhắm đến. May cho Nguyễn Từ Minh là Bàn Phù Sếnh dàn trận chưa xong, lại thiếu chiến thuyền. Thêm một lần nữa Nguyễn Từ Minh dẫn binh xuất chinh mà không thu được bất cứ thành quả nào. Điều này vô hình chung khiến quân sĩ Đông Phù Liệt có phần e ngại khi chạm trán với Thiên Đức.

Nguyễn Từ Minh rút, quân La thành cũng lui. Phương Liệt đốc quân đuổi theo đến tận bờ Xích Giang mới ngưng.

Bàn Phù Sếnh tuy bắt hụt Nguyễn Từ Minh nhưng cũng lập luôn đồn trại gần ngã ba sông Hoàng và Xích Giang. Trong khi đó, Phương Liệt cũng đóng ba trại quân gần đó tạo thế răng môi phòng quân La thành vượt sông.